III. Thực trạng về việc áp dụng những quy định pháp luật đối với bảo hộ Tên thương mại:
19 Khoản 2, Điều 129, Luật Sở hữu trí tuệ
3.4. Kiến nghị một số giải pháp:
Các doanh nghiệp trùng tên hoặc gần giống tên là hiện tượng không hiếm trong nền kinh tế Việt Nam. Đây là hệ quả của việc trong một thời gian dài, các cơ quan đăng ký kinh doanh của các tỉnh thành “độc lập tác chiến” trong việc
đăng ký kinh doanh. Cho đến nay, việc xây dựng một cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp trên toàn quốc mới được thiết lập. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tình trạng trùng tên doanh nghiệp được giải quyết tận gốc mà chỉ là không để xảy ra tình trạng này đối với các doanh nghiệp mới thành lập. Còn đối với các doanh nghiệp trùng tên từ trước, cách giải quyết vẫn còn vướng mắc. Gần đây nhất, với việc nhập Hà Tây với Hà Nội, cơ quan quản lý nhà nước đã phát hiện có tới 600 doanh nghiệp ở hai địa phương này trùng tên với nhau.Để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tạo ra một môi trường lành mạnh cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo sự hấp dẫn, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quan trọng hơn là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, chúng tôi cho rằng, trong thời gian tới cần tiến hành một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ và
xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ cho phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu thực tế hiện nay. Hiện nay, các quy định về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn các điểm yếu, dẫn đến hiệu quả thực thi còn hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ. Đây là một trong những bất lợi của Việt Nam trong tiến trình hội nhập thương mại quốc tế.
Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên và phát
huy sức mạnh toàn dân tích cực tham gia phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm nhãn hiệu tên thương mại dưới mọi hình thức, đưa nội dung giáo dục vào nhà trường, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về sở hữu trí tuệ trong các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể, đồng thời kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền. Từ đó xây dựng ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm.
Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; phối hợp chặt chẽ giữa
phát hiện tội phạm, kiên quyết xử lý đúng pháp luật, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để toàn dân được biết. Nâng cao hơn nữa vai trò của tòa án trong việc xét xử nghiêm minh các hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền đối với tên thương mại. Đồng thời, tổ chức xây dựng lực lượng chuyên trách về sở hữu trí tuệ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường cơ sở vất chất kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Các doanh nghiệp bên cạnh việc trông chờ sự bảo hộ của luật pháp, để hạn chế ở mức thấp nhất tài sản trí tuệ bị xâm phạm, nên có một hệ thống nhân sự và kỹ thuật chuyên bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Những doanh nghiệp có uy tín trên thế giới đều rất coi trọng vấn đề thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, hàng hóa để bảo vệ quyền lợi của chính mình và quyền lợi của cộng đồng. Ngay tại Việt Nam, việc Công ty Unilever đã thành lập “đội ACF” với chức năng là chuyên bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ các nhãn hàng của Công ty trên cơ sở chủ động hợp tác với các cơ quan chức năng, là một kinh nghiệm tốt.
Thứ tư, tiếp tục tăng cường vai trò quản lý và điều hành của nhà nước, sửa
đổi cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích sản xuất hàng hoá trong nước đủ sức cạnh tranh đối với hàng hóa ngoại, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng; hạn chế lạm phát và giảm tỉ lệ thất nghiệp.
Thứ năm, mở rộng hợp tác quốc tế, tham gia xây dựng lực lượng cảnh sát
chuyên trách chống tội phạm đặt trụ sở tại một số quốc gia trong khu vực nhằm phát hiện kịp thời những hành vi xâm phạm, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về xâm phạm sở hữu trí tuệ.
Lời kết
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, đặc biệt là sự phát triển của nền kinh tế thị trường và thương mại quốc tế, tên thương mại (một tài sản kinh doanh có giá trị đặc biệt) ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của chủ thể kinh doanh. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tên thương mạilà để bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp, sự phát triển kinh tế.
Hầu hết các doanh nghiệp khi thành lập đều có tên thương mại để dùng trong sản xuất, kinh doanh. Chính vì thế, tầm quan trọng của việc xác lập và bảo hộ tên thương mại luôn được đề cao. Bên cạnh đó, việc phân biệt tên thương mại với tên doanh nghiệp và nhãn hiệu cũng quan trọng không kém. Đó là cơ sở của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo đúng các quy định của pháp luật.
Mong rằng, lợi ích từ bài luận mà chúng tôi mang lại đó là giúp các bạn có một cái nhìn tổng quát nhất về tên thương mại và việc xác lập, bảo hộ tên thương mại cùng các vấn đề liên quan cũng như thực trạng sử dụng tên thương mại hiện nay.
Trân trọng Nhóm thực hiện.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu offline:
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi và bổ sung năm 2009.
- Luật doanh nghiệp 2014
- Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 Về Đăng ký doanh nghiệp
- Nghị định 54/2000/NĐ-CP quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp
- Bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại - Bản án và bình luận bản án, Lê Thị Nam Giang, Nguyễn Khánh Trần Toàn.
- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
Tài liệu online:
- http://phapluat24h.com/home/50_102_news_ten-thuong-mai-va-nhan- hieu-tu-cach-dinh-nghia-den-tinh-huong-phap-ly-co-the-phat-sinh.html - https://quynhtrangduong.wordpress.com/2013/11/22/tinh-hinh-xam- pham-quyen-doi-voi-nhan-hieu-ten-thuong-mai-tren-the-gioi-va-viet- nam/ - http://dangkithuonghieu.org/bai-viet/diem-khac-biet-ten-thuong-mai-va- ten-doanh-nghiep.html - http://nhanhieu.vn/phan-biet-nhan-hieu-va-ten-thuong-mai/