III. Thực trạng về việc áp dụng những quy định pháp luật đối với bảo hộ Tên thương mại:
12 Khoản 21, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 13 Khoản 2, Điều 78, Luật Sở hữu trí tuệ
3.1.2. Sự thiếu liên kết giữa các quy định pháp luật trong Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Doanh nghiệp:
trí tuệ và Luật Doanh nghiệp:
Nhiều người cho rằng tên của doanh nghiệp là, hoặc ít ra được xem là, tên thương mại. Tuy nhiên, không có bất kỳ văn bản luật nào xác nhận điều này. Theo Luật DN, tên của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố: loại hình doanh nghiệp, như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, v.v…, và tên riêng của doanh nghiệp. Nghĩa là, ví dụ như, nếu X là tên riêng của doanh nghiệp, tên của doanh nghiệp sẽ là “Công ty TNHH X”. Ngoài ra, “doanh nghiệp có thể sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư hay yếu tố phụ trợ khác để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp …”. Ví dụ, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể chấp nhận tên “Công ty TNHH Nước mắm X” là tên doanh nghiệp.
Quyền đối với tên doanh nghiệp được xác lập khi doanh nghiệp đăng ký tên này trong quá trình đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính. Doanh nghiệp, sau đó, phải (và có quyền) viết hoặc gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp và in hoặc viết tên doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. Do đó, nếu căn cứ theo định nghĩa về tên thương mại (là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và “khu vực kinh doanh”), việc sử dụng tên doanh nghiệp theo những cách này có thể khiến tên doanh nghiệp trở thành tên thương mại. Tuy nhiên, tên doanh nghiệp không nhất thiết luôn luôn là tên thương mại. Vì hai lý do sau:
• Thứ nhất, khái niệm “khu vực kinh doanh” trong định nghĩa tên thương
mại là không rõ ràng và gần như không giúp xác định được “khu vực kinh doanh” là gì.
• Thứ hai, phạm vi bảo hộ của tên thương mại khác phạm vi bảo hộ của tên
doanh nghiệp.
Theo Luật DN, tên của một doanh nghiệp có thành phần tên riêng trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký sẽ không được cơ quan đăng ký kinh doanh chấp nhận.Nghĩa là, về mặt nguyên tắc, nếu tên “Công ty TNHH X” đã được đăng ký, các doanh nghiệp khác sẽ không thể sử dụng tên có thành phần tên riêng là “X” để tiến hành đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, cơ chế bảo hộ này chỉ giới hạn trong phạm vi tỉnh, thành phố, mà cụ thể là tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp liên quan tiến hành đăng ký kinh doanh. Do đó, nếu “Công ty TNHH X” được đăng ký tại tỉnh Y, Luật DN không cấm doanh nghiệp khác đăng ký tên “Công ty TNHH X” tại tỉnh Z. Quy định như vậy, Luật DN rõ ràng đã tạo ra nhiều khó khăn, phức tạp khi áp dụng Luật trong thực tế. Không những làm xuất hiện một số lượng lớn các doanh nghiệp trùng tên trên toàn quốc, quy định này còn gây khó khăn cho chế định bảo hộ tên thương mại theo Luật SHTT.
Rõ ràng rằng doanh nghiệp sẽ sử dụng tên doanh nghiệp trên bao bì hàng hoá, sản phẩm của mình, ví dụ như bao bì sản phẩm sẽ ghi “sản phẩm của Công ty TNHH X”. Bằng cách này, tên doanh nghiệp có thể được xem là tên thương mại theo Luật SHTT. Tuy nhiên, theo Luật DN, một doanh nghiệp khác (doanh nghiệp thứ hai) lại hoàn toàn có quyền đóng gói sản phẩm của mình với cùng một cách tương tự như doanh nghiệp kia (doanh nghiệp thứ nhất), do doanh nghiệp thứ hai này đã đăng ký kinh doanh với cùng tên doanh nghiệp tại một tỉnh, thành phố khác. Do đó, tên của doanh nghiệp thứ hai cũng có thể được xem
là tên thương mại. Câu hỏi đặt ra ở đây sẽ là, doanh nghiệp nào sẽ được bảo hộ theo Luật SHTT, và cơ chế bảo hộ sẽ như thế nào?
Thứ nhất, về phần doanh nghiệp nao sẽ được bảo hộ theo Luật SHTT
thì: Tên thương mại được bảo hộ trên cơ sở sử dụng trước. Do đó, về mặt nguyên tắc, trong trường hợp nêu ở trên về hai doanh nghiệp trùng tên, sử dụng tên doanh nghiệp của mình trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp nào sử dụng tên đó trước sẽ được công nhận là chủ sở hữu hợp pháp của tên thương mại đó.
Tuy nhiên, vấn đề thực tế không đơn giản chút nào. Như đã nói, thành tố để xác định một tên thương mại bao gồm “lĩnh vực kinh doanh” và “khu vực kinh doanh”. Trong khi “lĩnh vực kinh doanh” thì quá rõ ràng, “khu vực kinh doanh” gần như không thể xác định được. Lấy lại ví dụ vừa rồi về hai doanh nghiệp trùng tên – doanh nghiệp thứ nhất và doanh nghiệp thứ hai. Nếu doanh nghiệp thứ nhất đóng gói bao bì sản phẩm với tên của doanh nghiệp và phân phối sản phẩm tại tỉnh Y. Sau đó, doanh nghiệp thứ hai cũng đóng gói sản phẩm của mình với tên doanh nghiệp mình và phân phối sản phẩm tại tỉnh Z. Hai doanh nghiệp này không những trùng tên mà, giả sử, còn hoạt động trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Vậy, liệu hành vi đóng gói sản phẩm dưới tên doanh nghiệp của doanh nghiệp thứ nhất có được xem là “sử dụng trước” hay không? Nếu câu trả lời là “Có”, có nghĩa là “khu vực kinh doanh” trong trường hợp này phải được hiểu là toàn lãnh thổ Việt Nam do doanh nghiệp thứ nhất sử dụng tên doanh nghiệp (như là tên thương mại) trước nhưng lại chỉ trong giới hạn địa lý của tỉnh Y, và doanh nghiệp thứ hai sử dụng tên đó sau nhưng cũng chỉ trong giới hạn của tỉnh Z. Ngược lại nếu câu trả lời là “Không”, có nghĩa là “khu vực kinh doanh” phải được diễn giải riêng lẻ là tỉnh Y và tỉnh Z, tức là khu vực địa lý nơi doanh nghiệp phân phối sản phẩm và do đó “có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng”.
Thứ hai, Về cơ chế bảo hộ thì Luật DN quy định “trường hợp tên của
doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký đổi tên. Nếu áp dụng quy định này vào ví dụ vừa rồi, một trong hai doanh nghiệp, nếu bị cho là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, sẽ phải đổi tên doanh nghiệp của mình mặc dù cả hai doanh nghiệp đều đã hoàn toàn tuân thủ quy định của Luật DN trong quá trình các doanh nghiệp này tiến hành đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, vấn đề đổi tên doanh nghiệp bắt buộc - nói thì dễ như thực tế thực hiện được hay không là một vấn đề khác.