0
Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa tên thương mại và nhãn hiệu các tình huống thực tế xảy ra:

Một phần của tài liệu TÊN THƯƠNG MẠI TRONG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ (Trang 41 -41 )

III. Thực trạng về việc áp dụng những quy định pháp luật đối với bảo hộ Tên thương mại:

12 Khoản 21, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 13 Khoản 2, Điều 78, Luật Sở hữu trí tuệ

3.2. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa tên thương mại và nhãn hiệu các tình huống thực tế xảy ra:

huống thực tế xảy ra:

Như đã trình bày ở trên, tên thương mại là “tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”. Còn nhãn hiệu “là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. ở đây, có thể thấy ngay sự khác biệt cũng như sự trùng nhau giữa tên thương mại và nhãn hiệu.

Cụ thể, tên thương mại là tên gọi còn nhãn hiệu là dấu hiệu. Tuy nhiên, trên thực tế, sự phân biệt này hoàn toàn chỉ có tính tương đối. Trong trường hợp này thì tên thương mại thường được tiếp nhận là tên đầy đủ của công ty như ghi trong Giấy đăng ký kinh doanh, còn nhãn hiệu là tên của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó do doanh nghiệp đưa ra thị trường. Đó là sự khác biệt. Trong trường hợp khác thì tên thương mại và nhãn hiệu có thể là một, do doanh nghiệp dùng tên gọi của mình làm dấu hiệu chính để phân biệt hàng hoá, dịch vụ với chủ thể khác. Vậy lúc này, tên thương mại có còn được hiểu là tên doanh nghiệp như trong Giấy đăng ký kinh doanh không? Điều này chưa được làm rõ trong các

nghị định hướng dẫn thi hành và có thể, nó sẽ là nội dung tranh chấp trong thực tiễn. Trên thực tế, tên gọi của một doanh nghiệp thường được người tiêu dùng tiếp nhận một cách ngắn gọn, ví dụ “Đồng Tâm”, “Trung Nguyên”... mà ít ai biết được tên gọi đầy đủ của doanh nghiệp đó và đây chính là điểm sẽ gây tranh cãi trong tương lai, vì liệu các cơ quan chức năng có cách hiểu giống như vậy không? Đây là sự trùng nhau giữa tên thương mại và nhãn hiệu. Do vậy, các quy định của luật pháp cần phải tính đến một thực tế trong thương mại về cách hiểu và tiếp nhận của người tiêu dùng đối với tên gọi của tổ chức dùng trong kinh doanh. 16Một sự khác biệt nữa là bản thân tên thương mại có thể tự động được bảo hộ (nếu đáp ứng các tiêu chí đã được quy định) mà không cần làm thủ tục đăng ký còn nhãn hiệu thì bắt buộc phải trải qua thủ tục nộp đơn đăng ký (trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng) và thẩm định. Phạm vi bảo hộ của tên thương mại, xét theo từng khía cạnh là có thể hẹp hơn phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu (trên toàn lãnh thổ Việt Nam) nhưng trong một số trường hợp sẽ là tương đương như nhãn hiệu.

Cụ thể, tên thương mại sẽ chỉ được bảo hộ trong một khu vực kinh doanh và định nghĩa về khu vực kinh doanh đã được xác định là “khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng”. Việc xác định khu vực kinh doanh hạn chế hay rộng lớn sẽ là vấn đề tranh chấp trong tương lai và chính là vấn đề pháp lý sẽ phát sinh. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa tên thương mại và nhãn hiệu có thể thấy qua tiêu chí quy định về khả năng phân biệt của tên thương mại và nhãn hiệu.

Tên thương mại và nhãn hiệu muốn được bảo hộ thì phải có khả năng phân biệt. 17Theo Luật SHTT thì nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu có “dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của

16 Khoản 3, Điều 6, Nghị định 103/2006/NĐ-CP17 Khoản 2, Điều 74, Luật Sở hữu trí tuệ 17 Khoản 2, Điều 74, Luật Sở hữu trí tuệ

người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ”. 18Ngược lại thì tên thương mại chỉ được coi là có khả năng phân biệt nếu “không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác”. Chính sự phụ thuộc lẫn nhau này cũng sẽ là vấn đề pháp lý phát sinh có thể kể đến:

Quy định nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu “trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác” sẽ gây khó khăn cho việc bảo hộ nhãn hiệu vì như đã biết, tên thương mại có phạm vi bảo hộ theo khu vực kinh doanh (hẹp hơn nhiều so với phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu). Vậy thì cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào đâu để xác định khu vực kinh doanh của tên thương mại? Quy định này có thể được các bên sử dụng để làm phát sinh các tranh chấp trong tương lai. Chẳng hạn, có thể dùng để yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực của nhãn hiệu đang được bảo hộ. Việc này nếu xảy ra thì thực sự sẽ gây sự quá tải cho các cơ quan chức năng và nếu quá tải thì việc giải quyết tranh chấp sẽ bị đình trệ và từ đó, dẫn đến thực thi pháp luật không hiệu quả.

Giả sử tên thương mại chỉ có danh tiếng trong một khu vực địa lý nhất định thì liệu một nhãn hiệu đang được bảo hộ có bị đình chỉ hiệu lực tương ứng với khu vực đó không? Chưa có quy định nào nói về vấn đề này.

Xác định đâu là tên thương mại để làm cơ sở cho việc huỷ bỏ hiệu lực của một nhãn hiệu đang được bảo hộ còn là vấn đề hết sức mơ hồ. Như đã nói ở trên, thực trạng tên doanh nghiệp trong giấy đăng ký kinh doanh có thể chỉ khác nhau về loại hình sản xuất, kinh doanh, các bổ ngữ, còn vẫn trùng nhau về tên riêng.

Thực tế thẩm định các đơn nhãn hiệu tại cơ quan chức năng cũng chưa thể áp dụng quy định liên quan đến tên thương mại vì rõ ràng là thiếu quá

Một phần của tài liệu TÊN THƯƠNG MẠI TRONG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ (Trang 41 -41 )

×