Hợp đồng bán lẻ được điều chỉnh chủ yếu bởi các nguyên tắc truyền thống của luật dân sự và luật thương mại, ví dụ luật hợp đồng. Nhà sản xuất hoặc nhà phân phối thu về các khoản lợi nhuận bằng cách bán sản phẩn cho các nhà bán lẻ với giá cả phù hợp.
Hợp đồng bán lẻ chỉ liên quan tới các hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản và không cần đến hoạt động cấp li-xăng. Điều này khác biệt hẳn so với franchising khi cốt lõi của franchising là một li-xăng để bên cấp franchising cho phép bên nhận franchising sử dụng hệ thống franchising. Đây là điển chủ yếu để bên nhận franchising quản lý việc kinh doanh của mình theo phương thức mà bên cấp franchising đã phát triển.
8 Theo Cẩm nang Sở hữu trí tuệ của WIPO: Chính sách, Pháp luật và áp dụng, “ So sánh các loại hợp đồng” , Trang 111.
Trong quan hệ bán lẻ, bên thứ nhất sản xuất hàng hóa và cung cấp cho bên thứ hai ở một mức giá mà đã bao gồm lợi nhuận của chính bên thứ nhất và bên thứ hai bán lại hàng hóa đó ở một mức giá cao hơn để có thể thu được lợi nhuận cho riêng mình. Trong một quan hệ franchising giản đơn điểm hình thì bên cấp franchising sẽ giải thích cho mỗi bên nhận franchising cách thức sử dụng hệ thống franchising, đổi lại, có được thu nhập bằng cách thu phí trước hoặc hưởng phần trăm thu nhập trong thu nhập của bên nhận franchising.
Đối với hợp đồng bán lẻ thì người sản xuất và nhà phân phối thường độc lập với nhau. Trong khi đó, hợp đồng franchising thì giữ bên cấp franchising và bên nhận franchising có những mối quan hệ mang tính mật thiết hơn với những quy định liên quan tới việc li-xăng. Đồng thời, với một hợp đồng bán lẻ thì người bán không kiểm soát cách thức mà người mua bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng. Khác so với một hợp đồng franchising, khi các hoạt động kinh doanh của bên nhận franchising được thực hiện theo một hợp đồng li-xăng và có ảnh hưởng tới uy tín nhãn hiệu của bên cấp franchising.