Ngày 1112007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Điều này mở ra cơ hội to lớn trong việc phát triển kinh tế đất nước nhưng chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức đặc biệt là tuân thủ các cam kết quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ trước hết là do nhu cầu của sự phát triển và giao lưu quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá về kinh tế, thương mại diễn ra ngày càng sôi động. Bảo hộ quốc tế quyền sở hữu trí tuệ là một hoạt động có tính tất yếu, khách quan, không ngừng được phát triển, thể hiện trên hai hướng: mở rộng phạm vi các đối tượng được bảo hộ bằng các thiết chế quốc tế và không ngừng chi tiết hoá nội dung bảo hộ.
Trang 1Giải quyết tình huống trong Luật sở hữu trí tuệ
Chương 1: Lời mở đầu
Ngày 11-1-2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO Điều này mở ra cơ hội to lớn trong việc phát triển kinh tế đất nước nhưng chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức đặc biệt là tuân thủ các cam kết quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ trước hết là do nhu cầu của sự phát triển và giao lưu quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá về kinh tế, thương mại diễn ra ngày càng sôi động Bảo hộ quốc tế quyền sở hữu trí tuệ là một hoạt động có tính tất yếu, khách quan, không ngừng được phát triển, thể hiện trên hai hướng: mở rộng phạm vi các đối tượng được bảo hộ bằng các thiết chế quốc tế và không ngừng chi tiết hoá nội dung bảo hộ
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, đặc biệt là sự phát triển của nền kinh tế thị trường và thương mại quốc tế, các nhãn hiệu và tên thương mại (một tài sản kinh doanh có giá trị đặc biệt) ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của chủ thể kinh doanh Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh toàn cầu, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trở nên đặc biệt quan trọng và trở thành mối quan tâm hàng đầu trong quan hệ kinh tế quốc tế Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng được quan tâm hơn Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay vẫn khá phổ biến và ngày càng phức tạp, đòi hỏi phải tiếp tục có những giải
pháp mạnh mẽ và có hiệu quả hơn.Doanh nghiệp phải làm gì để bảo vệ và phát triển
thương hiệu Việt Nam khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO đang là vấn đề gây ra nhiều tranh luận trong thời gian gần đây
Trên cơ sở phân tích mặt lý luận về SHTT, nhóm 11 sẽ cố gắng giải quyết hợp lý các tình huống để các bạn hiểu rõ hơn về Luật SHTT Do thời gian có hạn, khả năng phân tích tổng hợp thông tin còn hạn chế nên bài viết của nhóm sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong cô giáo và các bạn thông cảm, đóng góp ý kiến cho bài thảo luận của nhóm 11 thêm hoàn chỉnh
Trang 2Chương 2: Giải quyết tình huống
Câu 1: Ông A là tác giả của tác phẩm kiến trúc “ Vườn nghệ thuật Việt Nam” tác
phẩm được gửi chọn tham dự triển lãm quốc tế tại Trung Quốc và đoạt huy chương vàng cùng tiền thưởng Sau khi trở về nước , tác phẩm trên đã được công ty B thi công tại khu vui chơi V với sự đồng ý của ông A Sau khi khu vui chơi đi vào hoạt động, công ty B cũng bỏ ra nhiều chi phí để quảng cáo cho khu vườn trở thành một điểm tham quan hấp dẫn của du khách thành phố Hồ Chí Minh Ông A yêu cầu công
ty B phải trả thù lao quyền tác giả cho ông là 15% doanh số bán vé Công ty B từ chối, vì cho rằng hai bên chưa có thỏa thuận về tiền thù lao Anh ( chị) giải quyết vướng mắc trên như thế nào?
Tr
ả l ờ i:
1 Ông A được pháp luật bảo hộ quyền tác giả:
1.1 Có thể chứng minh được một cách dễ dàng ông A là tác giả của tác phẩm kiến trúc Vườn nghệ thuật Việt Nam bởi ông đã đạt giải thưởng lớn với tác phẩm này
1.2 Tác phẩm Vườn nghệ thuật Việt Nam thuộc loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả:
Tác phẩm này thuộc diện tác phẩm kiến trúc và đã được thể hiện dưới dạng vật chất nên ông A được bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm này (theo khoản 1 Điều 6 luật
sở hữu trí tuệ và tiết i khoản 1 Điều 14 luật sở hữu trí tuệ được sửa đổi bổ sung bởi luật
số 36/2009/QH12 – Luật SHTT)
1.3 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Theo tiết b khoản 1 Điều 27 Luật SHTT thì tác phẩm kiến trúc của ông A có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời ông A và 50 năm tiếp theo năm ông A mất Như vậy quyền tài sản của ông A đối với tác phẩm này vẫn trong thời gian được bảo hộ
2 Ông A có quyền được hưởng thù lao quyền tác giả từ công ty B:
2.1 Theo khoản 3 điều 20 luật SHTT thì khi công ty B khai thác, sử dụng tác phẩm Vườn nghệ thuật Việt Nam của ông A, quảng cáo, thu lợi nhuận, phải xin phép và trả thù lao quyền tác giả cho chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đó
Mặt khác, việc công ty B sử dụng, khai thác tác phẩm Vườn nghệ thuật Việt Nam không nằm trong các trường hợp “sử dụng sản phẩm đã được công bố không phải xin
Trang 3phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao” (quy định tại Điều 25 luật SHTT) mà nhằm mục đích thương mại nên công ty B phải trả thù lao quyền tác giả cho ông A Công ty B nêu lý do chưa có thỏa thuận nào về tiền thù lao vì thế mà không trả thù lao cho ông A thì công ty B đã xâm phạm quyền tác giả và buộc phải trả một khoản thù lao cho tác giả của tác phẩm kiến trúc đó
2.2 Khoản thù lao mà tác giả được nhận theo luật SHTT quy định là tùy thuộc thỏa thuận giữa hai bên tác giả và công ty B chứ không nhất thiết là 15% doanh số vé Ông A đưa ra yêu cầu ông cho là phù hợp với mức thù lao ông xứng đáng nhận được
là 15% doanh số vé Công ty B buộc phải xem xét đề nghị đó và thỏa thuận với ông A mức thù lao công ty chấp nhận được, hai bên phải ra được kết quả làm hài lòng nhất chứ công ty B không có quyền từ chối trả thù lao
Nếu hai bên không thể thỏa thuận sẽ phải nhờ tới sự can thiệp của cơ quan chức năng
ấn định mức thù lao
Câu 2: Đài truyền hình Việt Nam (VTV) là chủ sở hữu tại Việt Nam của những nhãn
hiệu dịch vụ “ Đường lên đỉnh Olympia” ( nhóm 41- dịch vụ giải trí) Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức cuộc thi Olympic Mac-LeNin VTV yêu cầu Bộ giáo dục và Đào tạo phảo đổi tên cuộc thi để tránh nhầm lẫn với nhãn hiệu “Olympia” của mình Bộ GD&ĐT cho rằng tên gọi hai cuộc thi là khác nhau, vả lại Omlympic là tên gọi phổ biến nên không thể được bảo hộ dưới dạng NHHH Anh ( chị) đồng ý với ý kiến của ai?
Tr
ả l ờ i:
Trong tình huống trên nhóm đồng ý với ý kiến của Bộ GD- ĐT
1 Hai tên gọi hai cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” và “ Olympic Mac- Lenin” là khác nhau và không dễ gây nhầm lẫn.
Olympia là tên một thành phố của Hi Lạp ngày nay, Olympia trước đây là nơi diễn ra thế vận hội Olympic cổ đại Tên gọi Olympic là tên phiên âm tiếng việt của Olympiad (có từ cách đây gần 3000 năm) bắt nguồn từ cuộc tranh tài thể thao giữa các quốc gia toàn thế giới và dần dần phổ biến và mở rộng sang các cuộc thi về các môn khoa học ngoài thể thao mang tầm quốc tế (có sự tham gia của rất nhiều quốc gia trên thế giới) như: IMO (Olympic toán học quốc tế), IPhO (Olympic vật lý quốc tế), IChO (Olympic hóa học quốc tế),… Việc sử dụng từ Olympic trong tên cuộc thi của Bộ GD& ĐT nhẳm
Trang 4thể hiện tinh thần của thi đấu và cũng nhằm để công bố là đây là 1 cuộc thi về kiến thức triết học Mac- Lenin Còn chương trình truyền hình “ Đường lên đỉnh Olympia” thể hiện sự vinh quang khi vượt qua bao khó khăn để chiến thắng của người chơi, mượn ý nghĩa của đỉnh Olympia trong thần thoai Hy lạp trước để chỉ nơi đạt đến vinh quang => tính chất hai cuộc thi là khác nhau và tên gọi cũng khác biệt
2 Olympic là tên gọi phổ biến
Tên gọi Olympic đã có từ cách đây rất lâu (gần 3000 năm), được biết đến rộng rãi nên biểu tượng cũng như tên gọi Olympic thuộc về tất cả mọi người và được sử dụng rộng rãi, thương xuyên Hiện nay, mọi cuộc thi có tính mở rộng, người ta có thể sử dụng từ Olympic kèm tên lĩnh vực thi làm tên gọi cuộc thi
2.1 Theo tiết b khoản 2 điều 74 luật SHTT, tên Olympic do quá thông dụng nên được coi là nhãn hiệu không có khả năng phân biệt
2.2 Theo khoản 2 điều 72 luât SHTT, tên Olymic không được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu hàng hóa bởi không có khả năng phân biệt
2.3 Mặt khác, theo khoản 2 điều 73 luật SHTT, những dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu là “dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên viết tắt, tên đầy đủ của tổ chức quốc tế nếu không được tổ chức đó cho phép Từ Olympic trùng với tên Ủy ban quốc tế về thể thao nên sẽ không được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu
=> Tên gọi cuộc thi “Olympic Mac- Lê nin” sẽ không được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu hàng hóa mà bất kỳ cá nhân tổ chức nào cũng có thể sử dụng từ Olympic, hơn nữa tên gọi hai cuộc thi là khác nhau như trên đã giải thích nên việc VTV yêu cầu bộ GD&ĐT đổi tên cuộc thi để tránh nhầm lẫn với nhãn hiệu Olympia của mình là không hợp lý và không được pháp luật chấp nhận
Câu 3: Kỹ sư Thành đã nghĩ ra một loại đầu bút bi đặc biệt khiến bi trơn hơn và ra
mực đều hơn Anh đã đăng ký bảo hộ phát minh của mình Điểm mấu chốt của phát minh này là tạo một khoảng trống giữa viên bi và đầu bút bi Anh Mạnh cho rằng việc thông khí hai đầu của một chất lỏng ( mực) khiến chất lỏng chảy đều hơn là chuyện trong nghề ai cũng biết Hơn nữa, anh Thành đã thông báo về phát minh của mình
Trang 5trước khi đăng ký bảo hộ Vì vậy phát minh của anh Thành không còn tính mới đối với thế giới nữa và không còn khả năng được bảo hộ Anh Mạnh có lý không? Tại sao?
Tr
ả l ờ i:
1 Về tình huống
Theo nhóm, phát hiện của anh Thành là một giải pháp kỹ thuật, không nên gọi là phát minh như trong tình huống, bởi phát minh là từ chỉ việc tìm ra những sự vật, hiện tượng, quy luật có sẵn trong tự nhiên nhưng trước đó con người chưa biết tới Còn giải pháp kỹ thuật là sản phẩm sáng tạo của con người, không hề có sẵn trong tự nhiên Vì vậy mà loại đầu bút bi đặc biệt này- một thành quả lao động sáng tạo trí tuệ được coi là một giải pháp kỹ thuật Chúng ta đi xem xét xem giải pháp này có được coi là một sáng chế không và có được bảo hộ dưới dạng sáng chế hay không?
2 Sáng tạo về đầu bút bi đặc biệt của anh Thành NẰM NGOÀI các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế
Theo điều 59 luật SHTT về đối tượng không dược bảo hộ với danh nghĩa sáng chế
3.Giải pháp của anh Thành không đảm bảo có trình độ sáng tạo, không được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế
3.1 Anh Mạnh có lý khi cho rằng việc thông khí hai đầu của một chất lỏng khiến chất lỏng chảy đều hơn là chuyện trong nghề ai cũng biết Theo quy định của điều 61 luật SHTT có thể thấy do phát hiện của anh Thành dựa trên giải pháp kỹ thuật có sẵn trước đó mà cải tiến đi làm ưu việt hơn, hiệu quả hơn chứ chưa phải là một bước tiến sáng tạo vượt trội hơn hẳn so với trình độ kỹ thuật hiện tại và người trình độ trung bình trong nghề ai cũng có thể dễ dàng biết được nên giải pháp kỹ thuật của anh Thành về đầu bút bi đặc biệt không được coi là có trình độ sáng tạo
3.2 Điều này liên quan đến điều kiện bảo hộ đối với sáng chế (điều 58 luật SHTT) Trong đó, sáng chế phải đảm bảo có trình độ sáng tạo, có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp mới được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế
=> Giải pháp kỹ thuật về đầu bút bi đặc biệt của anh Thành không được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế do không đảm bảo có trình độ sáng tạo
4 Xem xét tính mới của giải pháp của anh Thành
Theo như lời anh Mạnh thì anh Thành đã thông báo về đầu bút bi đặc biệt này trước khi nộp đơn xin bảo hộ sáng chế
Trang 64.1 Trường hợp anh Thành thông báo cho một số người bạn có hạn được biết và họ có nghĩa vụ giữ bí mật
Theo khoản 2 điều 60 luật SHTT, giải pháp kỹ thuật này của anh Thành được coi là chưa bị bộc lộ công khai và vẫn đảm bảo tính mới Thêm vào đó, đầu bút bi đó có khả năng áp dụng công nghiệp (điều 62 luật SHTT) nên theo khoản 2 điều 58 luật SHTT thì giải pháp kỹ thuật này được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích
4.2 Trường hợp anh Thành công bố về giải pháp của mình dưới dạng báo cáo khoa học hoặc trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức đồng thời đơn đăng ký bảo hộ được nộp trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày công bố
Theo tiết b, c khoản 3 điều 60 luật SHTT thì trong trường hợp này đàu bút bi đặc biệt ,mà anh Thành sáng tạo ra vẫn đảm bảo tính mới đồng thời đảm bảo có khả năng
áp dụng công nghiệp (điều 62 luật SHTT) nên được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích (khoản 2 điều 58 luật SHTT)
4.3 Việc anh Thành thông báo về đầu bút bi đặc biệt của mình nằm ngoài 2 trường hợp nêu trên
Giải pháp kỹ thuật đó không đảm bảo tính mới nên sẽ không được bảo hộ sáng chế
5 Trường hợp anh Thành đã gửi đơn xin cấp bằng bảo hộ sáng chế cho giải pháp của mình tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Sau khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định và đánh giá thấy giải pháp đó không đủ điều kiện bảo hộ dưới hình thức sáng chế nhưng vẫn đủ điều kiện được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích (khoản 2 điều 58 luật SHTT), thì cơ quan
có thẩm quyền sẽ trả lại đơn yêu cầu cấp bằng sáng chế và kèm theo là bản hướng dẫn đăng kí cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho anh Thành
Câu 4: Xưa nay người ta vẫn dùng phương pháp trộn bê tông ướt giữa xi măng, sỏi và
cát Độ đông cứng của bê tông được tăng cường bởi chất phụ gia X theo tỷ lệ k% Một hôm do đãng trí anh Bình pha quá nhiều phụ gia X, đồng thời lại cho sỏi vào trước khi cho phụ gia và phát hiện ra rằng do sỏi tạo sẵn các kẽ hở trong hợp chất bê tông
Trang 7trước khi trộn, đồng thời tỷ lệ phụ gia thích hợp hơn, nên bê tông đông cứng nhanh hơn hẳn, rất thích hợp cho công trình hầm hay trụ cầu Anh Bình xin đăng ký bảo hộ phát minh sáng chế, song mọi người can rằng việc tạo kẽ hở làm hỗn hợp bê tông mau đông là chuyện hiển nhiên, trong nghề xây dựng ai cũng biết, vì thế anh sẽ không đủ tiêu chuẩn để được bảo hộ Họ có đúng không?
Tr
ả l ờ i:
1.Việc tạo kẽ hở làm hỗn hợp bê tông mau đông của anh Bình KHÔNG thuộc đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế
Theo điều 59 luật SHTT về đối tượng không dược bảo hộ với danh nghĩa sáng chế
2 Giải pháp của anh Bình có khả năng áp dụng công nghiệp
Theo điều 62 luật SHTT về khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế
3 Giải pháp tạo kẽ hở làm hỗn hợp bê tông mau đông của anh Bình không đáp ứng điều kiện có trình độ sáng tạo nên không đủ tiêu chuẩn được bảo hộ độc quyền sáng chế
3.1 Theo điều 61 luật SHTT quy định thì sáng chế có trình độ sáng tạo phải không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng Việc tạo kẽ hở làm hỗn hợp bê tông mau đông chuyện hiển nhiên, trong nghề xây dựng ai cũng biết cho nên giải pháp đó của anh Bình được cho là không đảm bảo trình độ sáng tạo
3.2 Những người đóng góp ý kiến cho anh Bình có lý khi nói rằng anh sẽ không đủ tiêu chuẩn để được bảo hộ sáng chế bởi giải pháp của anh không đảm bảo có trình độ sáng tạo (theo khoản 1 điều 58 luật SHTT)
4 Xét tính mới của giải pháp anh Bình đưa ra.
Trường hợp giải pháp kỹ thuật này chưa được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng,
mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên Giải pháp của anh Bình được coi là có tính mới (khoản 1 điều 60 luật SHTT) Mặc dù anh không được cấp bằng độc quyền sáng chế nhưng được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích (khoản 2 điều 58 luật SHTT)
4.1 Trường hợp có một số người có hạn đã biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về giải pháp này Theo khoản 1, 2 điều 60 luật SHTT thì việc tạo kẽ hở làm hỗn hợp bê tông mau
Trang 8đông vẫn được coi là có tính mới Tương tự như ý trên, anh Bình sẽ được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích
4.2 Trường hợp giải pháp anh Bình có được đã được công bố trước ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ
– Nếu đơn đăng ký được nộp trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày công bố và việc công
bố thuộc các hình thức nêu trong tiết a, b, c khoản 3 điều 60 luật SHTT thì giải pháp anh Bình đưa ra vẫn đảm bảo có tính mới và tương tự vẫn được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích
– Ngoài các trường hợp nêu trên, giải pháp tạo kẽ hở làm bê tông mau khổ của anh Bình sẽ không đảm bảo tính mới và không được bảo hộ độc quyền cả cho sáng chế lẫn giải pháp hữu ích
Chương 3: Kết luận
Nhìn chung, hầu hết các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về tiêu chuẩn bảo
hộ các đối tượng SHTT đều phù hợp với quy định của Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPS) Như vậy, khung pháp lý về SHTT của Việt Nam đã tương đồng với các quốc gia thành viên WTO, tuy nhiên, tính hiệu quả trong thực thi thì còn gặp nhiều hạn chế Từ những tình huống nêu trên, có thể thấy ngay là loại hình bảo hộ nào cũng sẽ có những bất cập đặc thù Vấn đề là chúng ta phải nắm vững và vận dụng linh hoạt những quy định để được đảm bảo vững chắc, ổn định quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cần chú trọng đến vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trước khi quá muộn