1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hãy phân tích những vấn đề lý luận về cơ sở hạ tầng công nghệ? Liên hệ với tình hình thực tiễn nước ta hiện nay để thấy rõ thực trạng về cơ sở hạ tầng của đất nước và có các giải pháp hoàn thiện nó nhằm thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hóa, hiệ

14 599 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 158,5 KB

Nội dung

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định vai trò to lớn của vệc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ đối với chiến lược CNH, HDH đất nước. Xem xét các yếu tố của cơ sở hạ tầng công nghệ ở các nước phát triển, người ta thấy rõ các nước này họ đã xây dựng được một nền tảng hết sức vững chắc. Các nước đang phát triển như Việt Nam đã nhận thức được đầy đủ những mặt yếu kém liên quan đến môi trường công nghệ ở quốc gia mình. Không một quốc gia nào muốn phát triển công nghệ lại không xây dựng cho mình một cơ sở hạ tầng công nghệ vững chắc. Đến nay đã là gần 26 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng gây dựng được một nền tảng cơ sở hạ tầng công nghệ tương đối toàn diện tuy nhiên vẫn yếu về chiều sâu. Nguy cơ tụt hậu là rất cao nếu như chúng ta không tiến hành những biện pháp thiết thực, những giải pháp đồng bộ triệt để ngay từ bây giờ để hoàn thiện hơn cả về lượng và chất cho các yếu tố của cơ sở hạ tầng công nghệ. Muốn vậy, Đảng, Nhà nước, các ngành các cấp, cùng nhân dân và toàn xã hội phải chung tay chung sức quyết tâm đưa Việt Nam phát triển tiến tới tự chủ về công nghệ.

Trang 1

Hãy phân tích những vấn đề lý luận về cơ

sở hạ tầng công nghệ? Liên hệ với tình

hình thực tiễn nước ta hiện nay để thấy rõ thực trạng về cơ sở hạ tầng của đất nước và

có các giải pháp hoàn thiện nó nhằm thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đặt ra

LỜI MỞ ĐẦU

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (KH&CN) trên thế giới tiếp tục phát triển có khả năng tạo ra những thành tựu mang tính đột phá ảnh hưởng to lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội Nhờ những thành tựu của KH&CN, đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, xã hội loài người đang trong quá trình chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang thời đại thông tin, từ nền kinh tế dựa vào các nguồn lực tự nhiên sang nền kinh tế dựa vào tri thức, mở ra cơ hội mới cho các nước đang phát triển có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HDH) KH&CN đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, hàng đầu Sức mạnh của mỗi quốc gia tuỳ thuộc phần lớn vào năng lực KH&CN Lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ ngày càng trở nên ít quan trọng Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, những yêu cầu

về tăng năng suất lao động, thường xuyên đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức tổ chức quản lý, đang đặt ra ngày càng gay gắt hơn Mặc dù nước ta còn nghèo, nhưng trong thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ KH&CN trong cả nước, cơ sở hạ tầng KH&CN đã được tăng cường, KH&CN đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Tuy nhiên,

Trang 2

trình độ KH&CN của nước ta hiện nay nhìn chung còn thấp so với các nước trên thế giới và trong khu vực, năng lực sáng tạo công nghệ mới còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Đối với các nước đang phát triển như nước ta nếu không chủ động chuẩn bị tốt về cơ sở hạ tầng công nghệ thì nguy cơ tụt hậu ngày càng xa và thua thiệt trong quan hệ trao đổi quốc tế là điều khó tránh khỏi

Để làm rõ hơn vấn đề này nhóm 6 xin được trình bày những ý kiến của mình trong đề

tài thảo luận: “ Hãy phân tích những vấn đề lý luận về cơ sở hạ tầng công nghệ?

Liên hệ với tình hình thực tiễn nước ta hiện nay để thấy rõ thực trạng về cơ sở

hạ tầng của đất nước và có các giải pháp hoàn thiện nó nhằm thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đặt ra” Đề tài gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận

Chương II: Thực trạng cơ sở hạ tầng công nghệ nước ta hiện nay

Chương III: Giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng quốc gia

Do khả năng phân tích, tổng hợp thông tin còn hạn chế nên bài viết của chúng em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong thầy giáo và các bạn thông cảm, đóng góp ý kiến cho bài thảo luận của chúng em thêm hoàn chỉnh

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái niệm công nghệ:

– Theo Uỷ ban kinh tế-xã hội Châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP): “Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và xử lý thông tin

Nó bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ

– Theo luật khoa học và công nghệ Việt Nam: “Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành các sản phẩm

-> “Công nghệ là tất cả những gì biến đổi đầu vào thành sản phẩm đầu ra”

Trang 3

1.2 Cơ sở hạ tầng công nghệ: bao gồm năm thành phần đó là: Nền tảng tri thức về

KH&CN; các cơ quan nghiên cứu và triển khai; nhân lực KH&CN; chính sách KH&CN, nền văn hóa KH&CN

a/ Nền tảng kiến thức KH&CN:

-Tri thức KH&CN là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học

-Một đất nước muốn xây dựng được nền tảng kiến thức KH&CN cần có chiến lược đúng đắn tích lũy và khai thác sử dụng hiệu quả tri thức KH&CN hiện có đồng thời có các biện pháp củng cố và tăng cường tri thức đó cho tương lai

b/Các cơ quan nghiên cứu triển khai (NC&TK):

-Bao gồm các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, trung tâm tư liệu thông tin và các trường đại học

-Được coi là những nhà máy đặc biệt sản xuất ra sản phẩm đặc biệt là các công nghệ mới Các ngành, địa phương hay trung ương đều có các cơ quan này

-Vai trò: + tạo ra công nghệ mới là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển

+ giúp giảm khoảng cách về trình độ công nghệ của quốc gia đó với mặt bằng trình độ công nghệ thế giới

+ tăng cường tích lũy kinh nghiệm nghiên cứu và kiến thức kỹ năng về KH&CN giúp nhận thức chính xác những công nghệ thích hợp khi chuyển giao

c/Nhân lực KH&CN:

-Về nghĩa rộng nhân lực KH&CN gồm: các nhà khoa học, kỹ sư, công nhân kỹ thuật tay nghề cao

-Để phát triển nền kinh tế, KH&CN cần một số lượng lớn các nhân lực KH&CN, vai trò của nhân lực KH&CN là rất cần thiết và quan trọng

d/Chính sách KH&CN:

-Khái niệm: là hệ thống các mục tiêu và biện pháp nhằm phát triển tiềm lực KH&CN quốc gia, nó bao gồm các văn bản luật lệ quy định thể chế từ định hướng chiến lược đến các khía cạnh của mọi lĩnh vực kinh tế- xã hội ở tầm vĩ mô cũng như vi mô

Trang 4

-Chính sách KH&CN có liên quan khăng khít tới mọi chính sách của nền kinh tế quốc gia, nó là phương thức để phân tích kết quả thúc đẩy và kiểm tra hiệu quả các chương trình, chính sách ở mọi lĩnh vực

-Chính sách KH&CN được xây dựng ở 3 cấp: cấp chiến lược (phạm vi quốc gia), cấp kế hoạch (phạm vi ngành), cấp thực hiện (phạm vi cơ sở)

e/Nền văn hóa công nghệ quốc gia:

-Khái niệm: là thái độ cộng đồng nhìn nhận vấn đề KH&CN một cách khoa học

-Một đất nước có nền công nghệ quốc gia cao có lợi ích: giúp mọi người tiếp xúc được những thành tựu mới của KH&CN, hiểu được vai trò của KH&CN từ đó ủng hộ chiến lược phát triển KH&CN và làm theo công nghệ mới; tạo điều kiện tốt hơn cho họ trong việc học hỏi sáng tạo đồng thời đây cũng là cơ sở để cung cấp những ý tưởng mới cho quá trình đổi mới công nghệ và đặc biệt là phát triển công nghệ nội sinh

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ NƯỚC TA HIỆN

NAY

2.1 Những thành tựu

2.1.1 Nền tảng kiến thức KH&CN được củng cố và phát triển

Tri thức khoa học công nghệ được tích lũy một cách hệ thống thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học

Sản phẩm của nghiên cứu khoa học có thể thể hiện qua ba hình thức: ấn phẩm khoa học, bằng sáng chế và đào tạo Nghiên cứu khoa học ngày nay đang chuyển dần đến những nghiên cứu có thể áp dụng trong thực tế hay thương mại hóa Do đó, bằng sáng chế là một thước đo quan trọng để đánh giá khả năng ứng dụng và thương mại hóa khoa học

Ở nước ta, trong vài năm gần đây Bộ Khoa học – công nghệ cũng bắt đầu xem xét các công trình công bố quốc tế như một thước đo để quyết định tài trợ cho nghiên cứu khoa học

Số lượng bài báo khoa học từ Việt Nam có phần tăng trong mười năm gần đây Trong năm 2011, các nhà khoa học Việt Nam công bố khoảng 1.120 bài báo khoa học trên

Trang 5

các tập san quốc tế Nhìn lại dữ liệu năm năm qua, xu hướng số ấn phẩm có gia tăng nhưng chưa thấy một sự “đột phá” Năm 1990 số bài báo khoa học từ Việt Nam trên các tập san quốc tế chỉ khoảng 250 bài Đến năm 2005 con số này tăng lên khoảng

600 bài và đến nay khoảng 1.000 bài Tính trung bình, trong vòng 20 năm qua số ấn phẩm khoa học tăng khoảng 13% mỗi năm

Nhìn chung, số bài báo khoa học trong ngành y sinh học vẫn đứng đầu bảng Sau y sinh học là toán, vật lý, hóa học

Do nguồn lực còn hạn chế, nhân lực tài lực cơ sở vật chất còn thấp nên các nước đang phát triển như Việt Nam chủ yếu tập trung vào nghiên cứu khoa học ứng dụng: thừa hưởng thành quả của nghiên cứu cơ bản ở các nước phát triển tạo công nghệ thúc đẩy kinh tế phát triển Thông qua hợp tác quốc tế, cán bộ khoa học Việt Nam đã có một

số kết quả nghiên cứu KH&CN Đó là những công bố khoa học trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế Các công trình nghiên cứu trọng điểm về công nghệ thông tin, công nghệ sinh hoc, công nghệ vật liệu mới, tự động hóa, công nghệ cơ khí- chế tạo máy, đã góp phần năng cao nặng lực nội sinh trong một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nhiều ngành kinh tế Theo

TS Mai Hà – Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ (KH&CN) – Bộ KH&CN, một số công nghệ như công nghệ thông tin – truyền thông (CNTT – TT), công nghệ sinh học (CNSH) đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế – xã hội của đất nước:

Trong lĩnh vực CNTT – TT, có thể kể đến việc hoàn toàn làm chủ công nghệ, thiết

kế chế tạo thành công và đưa vào ứng dụng hệ thống SPM Hệ thiết bị này bước đầu

đã đưa vào ứng dụng có kết quả cho hai lĩnh vực KH&CN rất hiện đại là công nghệ nano (chụp topograhy cho các vật liệu đến cỡ nanomet) và sinh học phân tử (chụp ảnh virus để nghiên cứu) Đặc biệt sự kiện phóng thành công vệ tinh VINASAT-1 (ngày 19/4/2008) lên quỹ đạo và khai thác, kinh doanh hiệu đã giúp hoàn thiện và hiện đại hoá mạng viễn thông quốc gia, đưa thông tin liên lạc đến mọi miền tổ quốc, hiện thực hoá giấc mơ làm chủ vệ tinh viễn thông riêng của Việt Nam

Trong lĩnh vực CNSH, nhiều thành tựu nghiên cứu gen, tế bào – mô phôi, enzim –

protein, vi sinh đã được sử dụng để phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững như: phục vụ tái sinh rừng (nhân giống quy mô lớn cây thân gỗ bằng nuôi cấy mô), sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh, hỗ trợ canh tác trên đất không thuận lợi (chọn giống

Trang 6

kháng hạn, úng, lạnh, phèn, mặn), nhân nhanh các giống cỏ có nguy cơ tuyệt diệt,… Các nhà CNSH cũng đã thành công trong việc sử dụng công nghệ và nguyên liệu trong nước để sản xuất ra một số loại vắc-xin, chế phẩm sinh học phục vụ chẩn đoán bệnh, đạt tiêu chuẩn quốc tế Chúng ta đã chủ động 9/10 loại vắc-xin cho tiêm chủng

mở rộng Thêm nữa, chúng ta cũng đã sản xuất thành công thuốc Artemisinin chống bệnh sốt rét và hàng năm thu được hàng triệu USD nhờ xuất khẩu; nghiên cứu dây chuyền công nghệ chiết xuất từ hoa Hồi tạo ra các chất có tính năng tương tự để sản xuất thuốc Taminflu chữa bệnh cúm gia cầm H5N1;…

Thiết bị cơ khí công nghệ cao: Chúng ta cũng đã nghiên cứu, sản xuất thành công

chip vi xử lý RISC 8, 16, 32 bit với công nghệ 0.25um, ứng dụng chip vi xử lý RISC VN8-01 trong các thiết bị điện tử dân dụng; làm chủ công nghệ chế tạo các loại thiết

bị cơ khí siêu trường, siêu trọng có độ chính xác cao như hệ thống xi lanh thủy lực trọng tải lớn đến 400 tấn dùng trong các hệ thống đóng mở các công trình thủy lợi, thủy điện (kể cả công trình lớn như thủy điện Sơn La), các loại cần cẩu trọng tải lớn (50 – 100 – 450 – 1.200 tấn) phục vụ cho công nghiệp đóng tàu, thủy điện,…

Công nghệ vật liệu: vật liệu nano, vật liệu chức năng có định hướng ứng dụng trong

nông nghiệp công nghệ cao, trong khoa học sự sống, sinh học và trong chẩn đoán sớm các bệnh hiểm nghèo cũng như điều trị hiệu quả cao trong y tế hoặc các vật liệu

có tính năng đặc biệt (chịu nhiệt độ cao, chịu mài mòn…) cho những ứng dụng đặc biệt

2.1.2 Xây dựng được mạng lưới các cơ quan nghiên cứu và triển khai trên toàn quốc

Thời gian qua, mạng lưới các tổ chức KH&CN đạt trên 2000 tổ chức nghiên cứu và triển khai thuộc mọi thành phần kinh tế đăng ký hoạt động Hoạt động của các tổ chức KH&CN đã mở rộng từ nghiên cứu – phát triển đến sản xuất và dịch vụ KH&CN Quyền tự chủ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động KH&CN bước đầu được tăng cường Quyền tự chủ về hợp tác quốc tế của tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN được

mở rộng Đến năm 2011 có khoảng 2.000 doanh nghiệp đủ điều kiện để được công nhận là doanh nghiệp KH&CN, với trên 300 doanh nghiệp được hình thành từ các viện nghiên cứu, trường đại học Tính đến năm 2011, đã có trên 220 doanh nghiệp thành lập viện hoặc trung tâm nghiên cứu chuyên ngành Các loại hình nhiệm vụ KH&CN được nâng tầm lên về trình độ, chất lượng, hiệu quả và mở rộng về quy mô với

sự hình thành các chương trình với các nhiệm vụ KH&CN lớn, dài hạn như: đổi mới công nghệ, phát triển công nghệ cao, sản phẩm quốc gia Ngoài các tổ chức KH&CN công lập, đã ra đời các tổ chức KH&CN ngoài công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ

Trang 7

hoàn toàn về tài chính, là mô hình cho việc đổi mới cơ chế hoạt động của các tổ chức công lập Đến nay, đã có gần 900 cơ quan nghiên cứu triển khai của tư nhân, của doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội nghề nghiệp ngoài công lập trong cả nước Có những doanh nghiệp tư nhân đã thành lập viện nghiên cứu như Công ty thủy sản Bình

An, những xí nghiệp tư nhân thành lập trung tâm nghiên cứu mạnh như Cơ khí Quang Trung Ninh Bình Bên cạnh đó, các trường đại học cũng là nhân tố đóng góp tích cực cho hoạt động nghiên cứu

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các viện, trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm, các trung tâm thông tin KH&CN, thư viện, cũng được tăng cường và nâng cấp Đã xuất hiện một số loại hình gắn kết tốt giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với sản xuất – kinh doanh

2.1.3 Việc phát triển nguồn nhân lực KH&CN được chú trọng hơn

Vấn đề đào tạo và phát triền nguồn nhân lực KH&CN Việt Nam được coi là động lực chính thúc đẩy CNH, HDH ở Việt Nam Phát triển nguồn nhân lực là nền móng để giải quyết triệt để đói nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, ổn định chính trị, xã hội để nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định: Phát triển KH&CN cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực cho CNH, HDH đất nước

Nhờ có sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, trong nhiều thập kỷ qua, chúng ta

đã đào tạo được trên 1,8 triệu cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng trở lên với trên

30000 người có trình độ trên đại học (trên 14000 tiến sĩ và 16000 thạc sĩ) và khoảng hơn 2 triệu công nhân kỹ thuật; trong đó, có khoảng 34000 người đang làm việc trực tiếp trong lĩnh vực KH&CN thuộc khu vực nhà nước Đây là nguồn nhân lực quan trọng cho hoạt động KH&CN của đất nước Thực tế cho thấy, đội ngũ này có khả năng tiếp thu tương đối nhanh và làm chủ được tri thức, công nghệ hiện đại trong một số ngành và lĩnh vực

Hiện nay, việc đào tạo nhân lực của nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh Số lượng các trường học tại các cấp học tăng nhanh, đặc biệt là các trường trung cấp, cao đẳng, đại học Đến cuối năm 2010, nước ta có 414 trường đại học và cao đẳng (không tính các trường thuộc khối quốc phòng, an ninh), trong đó có 188 trường đại học (50 trường ngoài công lập), hàng ngàn trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy

Trang 8

nghề Có 77.542 giảng viên cơ hữu trong các trường đại học, trong đó 12,7% là GS, PGS, TSKH, 38,9% thạc sĩ Nội dung, chất lượng đào tạo cũng có nhiều đổi mới, tiến

bộ so với trước Đây là một yếu tố quan trọng để nâng cao nguồn nhân lực Thời gian qua, việc đào tạo nhân lực công nghệ cao vẫn theo kênh gửi đi đào tạo ở nước ngoài

và đào tạo tại các cơ sở giáo dục trong nước Chương trình đào tạo bằng ngân sách Nhà nước (gọi tắt là Chương trình 322) đã đào tạo được 1.740 cán bộ từ đại học trở lên ở nhiều nước có nền KH&CN tiên tiến Thông qua hoạt động của Quỹ Giáo dục Việt Nam – Hoa Kỳ (VEF), Việt Nam đã gửi đào tạo được hơn 100 tiến sĩ, thạc sĩ, phần lớn ngành đào tạo liên quan đến CNTT-TT, CNSH, tự động hóa và cơ điện tử, công nghệ nanô

2.1.4 Các chính sách KH&CN từng bước tạo hiệu quả, cơ chế quản lý được đổi mới

Trong khoảng 10 năm đầu thế kỉ 21, nhà nước đã có rất nhiều chính sách về KH&CN Khởi đầu là luật KH&CN được quốc hội thông qua năm 2000 có hiệu lực năm 2001 Trong vòng 10 năm này đã có 8 đạo luật về KH&CN ra đời: khoa học và công nghệ,

sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật, chuyển giao công nghệ, chất lượng sản phẩm hàng hóa, năng lượng nguyên tử, công nghệ cao, đo lường Như vậy, về cơ bản ta đã hình thành nền tảng pháp lý cho hoạt động khoa học và công nghệ Đây là thành tựu lớn nhất trong thời gian qua Luật là nền tảng và gần 300 văn bản dưới luật

là hành lang pháp lý Như vậy, cả nền tảng và hành lang pháp lý cho hoạt động KH&CN ở nước ta đã tương đối hoàn chỉnh Cơ chế tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN đã bước đầu được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, công khai Đặc biệt nhà nước đã ban hành nghị định 115/2005/NĐ-CP, giao quyền cho các tổ chức KH&CN công lập để họ có thể phát triển tương đối tự do và nó đem lại hiệu quả, cái mà trong suốt thời kỳ bao cấp chúng ta không làm được

Việc phê duyệt dự án và đã tiến hành xây dựng bước đầu hai khu công nghệ cao tại Hòa Lạc và Tp HCM đã mở ra một hi vọng nền công nghệ cao của Việt Nam sẽ tươi sáng hơn

Qua 7 năm thực hiện đổi mới cơ chế quản lý KH&CN, có nhiều kết quả tích cực: gần

900 tổ chức KH&CN ngoài công lập ra đời, hàng trăm hợp đồng giao dịch thành công tại các hội chợ công nghệ, số lượng công bố quốc tế chỉ riêng trong 3 năm

(2008-2010) đã tương đương số lượng của 10 năm (1995-2004) Nhà nước khuyến

khích thực hiện các chương trình, đề án khoa học nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài

Trang 9

nguyên, năng lượng; đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại, chế tạo các thiết bị phục

vụ sản xuất, đáp ứng yêu cầu của sản xuất trong cơ chế thị trường… Kế hoạch KH&CN

5 năm và hàng năm của Bộ Công Thương đều được xây dựng và phê duyệt trên cơ sở góp phần thực hiện chiến lược, quy hoạch ngành; cung cấp luận cứ khoa học cho quá trình CNH, HDH đất nước

Việc ra mắt của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia 2008, Quỹ đổi mới Công nghệ quốc gia 2011 đã đánh dấu sự hình thành của một mô hình mới trong quản lý tài chính KH&CN góp phần đa dạng hóa các kênh đầu tư Đặc biệt, việc triển khai các chương trình tài trợ của Quỹ phát triển KH&CN quốc gia theo cơ chế mới như tài trợ nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên đã được cộng đồng khoa học đánh giá như một

“bước tiến thành công có tính cách mạng” trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở Việt Nam Mặc dù ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, nhưng với sự nỗ lực rất lớn của Nhà nước, từ năm 2000 tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho KH&CN đã đạt 2%, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách đầu tư phát triển KH&CN của Đảng và Nhà nước

2.1.5 Trình độ nhận thức và ứng dụng khoa học và công nghệ của nhân dân ngày càng được nâng cao

Nhờ có sự quan tâm của tổ chức Đảng, chính quyền các cấp, hoạt động tích cực của các tổ chức KH&CN và công tác phổ biến, tuyên truyền rộng rãi về tác động của KH&CN đến sản xuất và đời sống, nhận thức và khả năng tiếp thu, ứng dụng tri thức KH&CN của người dân trong thời gian qua đã tăng lên rõ rệt Hoạt động KH&CN ngày càng được xã hội hoá trên phạm vi cả nước Mật độ điện thoại đạt gần 50% (vượt chỉ tiêu 35% do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đề ra), 100% số xã có điện thoại, số người sử dụng Internet đạt trên 20%, bán kính phục vụ trung bình của một điểm bưu chính giảm xuống dưới 2,3 km Hầu hết các cơ quan nhà nước và trên 50% doanh nghiệp đã ứng dụng CNTT Tỷ lệ cán bộ công chức biết sử dụng thành thạo CNTT và khai thác Internet ở các cơ quan TW là 70%

KH&CN phát triển với tốc độ chóng mặt trên thế giới, tín hiệu đáng mừng là ở Việt Nam, người dân cập nhật công nghệ khá nhanh chóng, thức thời nhờ sự phát triển Internet và sự quan tâm đối với công nghệ cũng ngày một tăng Những công nghệ mới nhất, hiện đại nhất hiện nay, người dân có thể biết và còn có khả năng mua, sử dụng thành thạo, phục vụ cho lợi ích cá nhân hoặc tập thể

Trang 10

Chợ công nghệ và thiết bị Techmart tổ chức mỗi năm một lần góp phần thúc đẩy thị thường KH&CN ở Việt Nam Techmart là cầu nối thường xuyên cho các doanh nghiệp

và các nhà khoa học trao đổi, giao lưu, tìm hiểu nhu cầu thực tế và tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh; hội chợ còn tôn vinh những thành quả KH&CN có khả năng ứng dụng thực tế, gắn kết và thúc đẩy chuyển giao công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; Techmart giúp tìm ra con đường ngắn nhất hiệu quả nhất để đưa khoa học vào cuộc sống và đến gần hơn với người dân Lợi ích của tiến

bộ KH&CN dần được nhận thức một cách đầy đủ trong đời sống xã hội

2.2 Những yếu kém và nguyên nhân chủ yếu

Mặc dù đạt được những thành tựu nhất định tuy nhiên, cơ sở hạ tầng công nghệ của nước ta hiện nay nhìn chung còn thấp so với các nước trên thế giới và trong khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu là nền tảng và động lực giúp thực hiện thành công chiến lược CNH, HDH nền kinh tế mà đại hội Đảng XI đã đề ra

2.2.1 Những mặt hạn chế:

– “Sản lượng” và “chất lượng” của các công trình nghiên cứu KH&CN ở nước ta còn thấp so với khu vực và thế giới

(Số ấn phẩm khoa học trên các tập san quốc tế trong năm 2011 của một số quốc gia)

Nước Việt Nam Thái Lan Singapore

Trung

Số ấn

phẩm KH 1028 4244 7296 112829 54537 265159 32446

Con số sản lượng khoa học từ Việt Nam, khi so sánh với các nước trong vùng: chỉ bằng khoảng 1/4 số bài báo từ Thái Lan), 1/7 Singapore, chưa nói đến thấp hơn rất nhiều so với thế giới Có đến 75% các công trình khoa học từ Việt Nam do đứng tên chung hoặc hợp tác với nước ngoài, các công trình nội lực có chất lượng thấp hơn các công trình hợp tác So với các nước trong vùng, chất lượng nghiên cứu khoa học từ nước ta không thấp (chỉ số đánh giá chất lượng và ảnh hưởng của nghiên cứu khoa học RCI cao) tuy nhiên lại quá thấp so với trung bình thế giới ( thấp hơn khoảng 40%)

-Trang thiết bị của các viện nghiên cứu, trường đại học nhìn chung còn rất thiếu, không đồng bộ, lạc hậu so với những cơ sở sản xuất tiên tiến cùng ngành Lực lượng

Ngày đăng: 18/03/2016, 16:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w