Để thực hiện các công việc của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản chủ đầu tư có thể lựa chọn các phương thức: tự làm, giao thầu, đấu thầu. Mỗi phương thức có những đặc trưng và điều kiện ứng dụng riêng
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 MỤC LỤC Nguyễn Thị Hoa Quản lý Kinh tế 46B Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 DANH MỤC BẢNG BIỂU Nguyễn Thị Hoa Quản lý Kinh tế 46B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Bưu LỜI MỞ ĐẦU Xây dựng là một trong những ngành kinh tế lớn của nền kinh tế quốc dân. Là ngành mà quá trình mua bán lại xảy ra trước lúc bắt đầu giai đoạn thi công xây dựng công trình hay chính là trước giai đoạn sản xuất, thông qua việc đấu thầu, thương lượng và ký kết hợp đồng xây dựng. Quá trình này còn được tiếp diễn qua các đợt thanh toán trung gian đến khi bàn giao và quyết toán công trình xây dựng. Đấu thầu trong giai đoạn hiện nay đã trở thành phương thức phổ biến trong ngành xây dựng ở nước ta. Thông qua một quá trình xem xét, lựa chọn, cân nhắc kỹ lưỡng, trên cơ sở cạnh tranh công khai lành mạnh giữa các nhà thầu sẽ tìm ra một nhà thầu tối ưu nhất, mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động xây dựng. Điều này tạo ra môi trường cạnh tranh tốt cho các doanh nghiệp Xây dựng và trên thực tế đấu thầu là hình thức cạnh tranh giúp cho việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản một cách có hiệu quả nhất. Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội thuộc Tổng Công ty xây dựng Hà Nội là một doanh nghiệp vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý, duy trì, khai thác hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng, cũng như các công trình công nghiệp và dân dụng vừa đã thực hiện nhiều biện pháp để tăng khả năng thắng thầu trong nhiều năm nay. Công ty đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ và phần nào khẳng định được vị trí của mình trong Tổng Công ty cũng như trong thị trường xây lắp. Tuy nhiên trong quá trình hội nhập, phát triển và mở cửa thị trường hiện nay đã đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn. Vì vậy áp lực cạnh tranh không nhỏ đối với Công ty nên vấn đề làm sao để nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp là bài toán mà Công ty cần tìm lời giải đáp. Với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của năng lực đấu thầu đối với Công ty nên em đã lựa chọn đề tài: Nguyễn Thị Hoa Quản lý Kinh tế 46B 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Bưu “ Một số giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội”. Chuyên đề tốt nghiệp này gồm ba chương chính: Chương I: Lý luận chung về năng lực đấu thầu của các doanh nghiệp xây lắp. Chương II: Thực trạng hoạt động đấu thầu tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội. Chương III: Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội. Do kiến thức, thời gian và năng lực còn hạn chế nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được những nhận xét, đóng góp ý kiến của Thầy giáo, các cô chú phòng Tổ chức Lao động- Hành chính, anh chị phòng Kinh tế thị trường để đề tài này được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tế hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Mai Văn Bưu, các cô chú phòng Tổ chức Lao động- Hành chính, các anh chị phòng Kinh tế thị trường của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Nguyễn Thị Hoa Quản lý Kinh tế 46B 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Bưu Chương I Lý luận chung về năng lực đấu thầu của các doanh nghiệp xây lắp I. Tổng quan về đấu thầu đối với doanh nghiệp xây lắp. 1. Khái niệm chung về đấu thầu. Trong nền kinh tế thị trường hầu như không tồn tại sự độc quyền cung cấp bất kỳ một loại hàng hóa hay dịch vụ nào trừ một số loại hàng hóa đặc biệt như quốc phòng, điện…Có rất nhiều nhà sản xuất, nhà cung cấp một loại hàng hóa và dịch vụ. Trong nền kinh tế thị trường người tiêu dùng bao gồm các nhà đầu tư và gọi chung là người mua, luôn mong muốn có được hàng hóa tốt nhất với chí phí thấp nhất. Do đó mỗi khi người mua có nhu cầu mua sắm một loại hàng hóa dịch vụ náo đó họ thường tổ chức các cuộc đấu thầu cho các nhà thầu, gồm các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ cạnh tranh với nhau về giá cả, công nghệ, kỹ thuật và chất lượng. Trong cuộc đấu thầu ấy nhà thầu nào đưa ra được mẫu hàng hóa và dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu của người mua với giá cả hợp lý thì sẽ được chấp nhận trao hợp đồng. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người mua sẽ đưa ra các yêu cầu, các thông tin cơ bản về chất lượng hành hóa, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán và các yêu cầu khác của hợp đồng, yêu cầu của kỹ thuật. Như vậy không phải khi nào người mua cũng yêu cầu chất lượng hàng hóa và dịch vụ tốt nhất. Nhà thầu căn cứ vào những thông tin trong đề nghị chào hàng để gửi hồ sơ dự thầu đến cho chủ đầu tư hay người mua. Nếu trong trường hợp có nhiều đơn dự thầu cùng đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư hay người mua thì nhà thầu nào có giá chào hàng thấp nhất sẽ được chọn để trao hợp đồng. Như vậy: Đấu thầu là phạm trù kinh tế tồn tại trong nền kinh tế thị trường trong đó người mua đóng vai trò tổ chức để các nhà thâu( những người bán) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của người mua là có được hàng hóa và dịch vụ thõa mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất. Mục tiêu của Nhà thầu là giành quyền cung cấp hàng hóa và dịch vụ đó với giá cả bù đắp các chi phí đầu vào đồng thời đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể. Hay có Nguyễn Thị Hoa Quản lý Kinh tế 46B 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Bưu thể hiểu ngắn gọn: “ Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu.” Qua khái niệm trên thì chúng ta có thể thấy được bản chất của đấu thầu là qua trình mua bán đặc biệt , trong đó người mua( bên mời thầu) có quyền lựa chọn cho mình người bán( nhà thầu) tốt nhất một cách công khai. Một số người lại nhầm lẫn giữa “đấu thầu” và “đấu giá”. Đấu thầu xảy ra trong trường hợp cung người bán > cầu người mua trái ngược đấu giá là cung người bán< cầu người mua. 2. Một số khái niệm liên quan. Để hiểu rõ hơn khái niệm đấu thầu chúng ta làm rõ hơn một số khái niệm liên quan chặt chẽ với khái niệm đấu thầu. Theo quy chế đấu thầu: - “ Bên mời thầu” là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu. - “ Nhà thầu” là cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước có đủ điều kiện để tham gia và ký kết hợp đồng. Nhà thầu phải đảm bảo về sự độc lập về tài chính của mình. Trong đấu thầu xây lắp nhà thầu là nhà thầu xây dựng. Nhà thầu có thể tham gia độc lập hay liên doanh với các nhà thầu khác. - “ Nhà thầu phụ” là những đơn vị được thuê để thực hiện từng phần công việc hoặc hạng mục công trình vì nhiều lý do trong đó thường là những công việc đòi hỏi các nghành chuyên môn hóa khá riêng biệt, đôi khi còn là yêu cầu kiến trúc đòi hỏi những kỹ năng, kỹ xảo đặc biệt nào đó. Nhà thầu phụ có thể được chủ đầu tư hoặc nhà thầu chính chọn nhưng cần được sự nhất trí giữa chủ đầu tư và nhà thầu chính. - “ Gói thầu là toàn bộ dự án hay một phần công việc của dự án được chia theo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự được thực hiện dự án, có quy mô hợp lý và đảm bảo tính đồng bộ của dự án. Trong trường hợp mua sắm gói thầu cá thể là một hoặc một loại đồ dùng, trang thiết bị hoặc phương tiên. Gói thầu được thực Nguyễn Thị Hoa Quản lý Kinh tế 46B 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Bưu hiện theo một hoặc nhiều trường hợp( khi gói thầu được chia thành nhiều phần). - “ Hồ sơ mời thầu” là toàn bộ tài liệu do bên mời thầu lập bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu được dùng làm căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu. - “ Hồ sơ dự thầu” là các tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. - “ Giá gói thầu” là giá được xác định cho từng gói thầu trong kế hoạch dự thầu của dự án trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt. - “ Giá dự thầu” là giá do nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khi đã trừ đi phần giảm giá( nếu có) bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu. 3. Vai trò của đấu thầu đối với các doanh nghiệp xây lắp. Để thực hiện các công việc của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản chủ đầu tư có thể lựa chọn các phương thức: tự làm, giao thầu, đấu thầu. Mỗi phương thức có những đặc trưng và điều kiện ứng dụng riêng. Nhưng so với các phương thức tự làm và phương thức giao thầu, phương thức đấu thầu có những ưu điểm nổi trội, mang lại với lợi ích to lớn với cả chủ đầu tư và cả các nhà thầu. Mục tiêu của đấu thầu nhằm thực hiện tính cạnh tranh công bằng, minh bạch trong quá trình đấu thầu để lựa chọn được nhà thầu thích hợp đảm bảo cho lợi ích kinh tế của dự án. Đấu thầu có vai trò hết sức to lớn đối với doanh nghiệp xây lắp, chủ đầu tư và đối với Nhà nước. 3.1. Đối với chủ đầu tư. •Đấu thầu giúp chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu dự án của mình với chi phí hợp lý nhất và chất lượng cao nhất. •Đấu thầu giúp chủ đầu tư thực hiện có hiệu quả yêu cầu về xây dựng công trình: tiết kiệm vốn đầu tư cơ bản, thực hiện đúng tiến độ xây dựng công trình, bảo đảm đúng tiến độ xây dựng. •Đấu thầu giúp chủ đầu tư tăng cường quản lý vốn đầu tư, tránh thất thoát, Nguyễn Thị Hoa Quản lý Kinh tế 46B 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Bưu lãng phí vốn. •Bảo đảm quyền chủ động, tránh được tình trạng phụ thuộc vào một nhà xây dựng trong xây dựng công trình. •Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị xây dựng. •Thúc đẩy nâng cao trình độ và năng lực đội ngũ các bộ kinh tế và kỹ thuật của chính các chủ đầu tư. 3.2.Đối với các nhà thầu. •Đấu thầu giúp cho các nhà thầu phát huy đến mức tối đa tính chủ động trong việc tìm kiếm các cơ hội tham dự đấu thầu. •Đấu thầu giúp các nhà thầu hoàn thiện các mặt quản lý, nâng cao năng lực của của đội ngũ cán bộ quản lý trong tham dự đấu thầu và thực hiện công trình đã thắng thầu. •Đầu tư có trọng điểm nhằm nâng cao năng lực kỹ thuật và công nghệ. •Thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh tế khi giá bỏ thầu thấp nhưng vẫn thu được lợi nhuận… 3.3. Đối với Nhà Nước. •Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế mở, với nhiều công trình quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, đấu thầu là phương thức hiệu quả để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu của đất nước. •Đấu thầu còn được xem như một phương pháp quản lý dự án có hiệu quả nhất, được xem như là nguyên tắc trong quản lý dự án của Nhà Nước. •Đấu thầu là phương thức phù hợp với thông lệ quốc tế cho nên nó tạo ra môi trường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường xây dựng Việt Nam. •Công tác quản lý Nhà Nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện góp phần chống tham nhũng đồng thời tạo môi trường tốt cho các doanh nghiệp hoạt động. 4. Các loại hình đấu thầu. Dựa vào đặc điểm của đối tượng mà bên mời thầu muốn mua ta có thể chia làm 3 loại hình đấu thầu: Đấu thầu mua sắm hàng hóa,dịch vụ; đấu thầu xây lắp; đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án. Nguyễn Thị Hoa Quản lý Kinh tế 46B 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Bưu 4.1. Đấu thầu mua sắm hàng hóa. Khái niệm hàng hóa rất rộng, nó bao gồm máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu, vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, bản quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền sở hữu công nghệ…Còn các dịch vụ khác ở đây được hiểu là các dịch vụ ngoài những dịch vụ tư vấn đã nêu ở trên, các dịch vụ này có thể là dịch vụ vận chuyển, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ sữa chữa bảo hành…Đấu thầu mua sắm hàng hóa và các dịch vụ khác là quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ đạt yêu cầu về chất lượng và có giá hợp lý nhất. 4.2.Đấu thầu xây lắp. Đấu thầu xây lắp là quá trình lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công việc trong lĩnh vực xây lắp như xây dựng công trình, hạng mục công trình và lắp đặt thiết bị cho các công trình, hạng mục công trình. Đấu thầu xây lắp được tiến hành ở giai đoạn thực hiện dự án khi mà những ý tưởng đầu tư được thể hiện trong báo cáo nghiên cứu khả thi sẽ trở thành hiện thực. Tuyển chọn được nhà thầu xây lắp có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của dự án. Trên thực tế đã có những dự án do nhà thầu xây lắp không đủ năng lực thực hiện công việc khiến cho dự án bị đình trệ, công trình không được đưa vào sử dụng đúng tiến độ hoặc chất lượng công trình kém và ảnh hưởng lớn đến sự phát huy hiệu quả của chủ đầu tư sau này. Như vậy đấu thầu xây lắp có thể hiểu là quá trình mua bán đặc biệt, sản phẩm là các công trình xây dựng. Trong lĩnh vực xây lắp, các nhà thầu chủ yếu cạnh tranh nhau bằng giải pháp kỹ thuật, chất lượng công trình và giá cả, đặc biệt giải pháp thực hiện luôn là yếu tố quan trọng để giành thắng lợi. Tuy nhiên với các trường hợp yêu cầu kỹ thuật không cao thì giá lại là yếu tố quan trọng giúp nhà thầu thắng lợi. 4.3. Đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án. Khi chủ đầu tư có ý tưởng về một dự án đầu tư nhưng do một hạn chế nào đó( có thể do hạn chế về tài chính hoặc kỹ thuật) mà không thể tự tiến hành chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và thậm chí vận hành kết quả của đầu tư thì Nguyễn Thị Hoa Quản lý Kinh tế 46B 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Bưu chủ đầu tư có thể tổ chức đấu thầu để chọn một đối tác thực hiện ý tưởng của mình và sau đó có thể bàn giao lại dự án vào một thời điểm thỏa thuận giữa hai bên. Đó là các dự án có dạng chìa khóa trao tay, dự án BOT( build, operate and transfer- xây dựng, vận hành và chuyển giao), dự án BT( build and tranfer), … Đối với loại hình này, đối tượng mà bên mời thầu muốn “mua” là toàn bộ một dự án chứ không phải một phần công việc cụ thể nào. II. Đấu thầu xây lắp. 1. Các nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu xây lắp. 1.1. Nguyên tắc bảo đảm năng lực cần thiết. Nguyên tắc này đòi hỏi nhà thầu khi tham gia đấu thầu phải có đủ năng lực về mọi mặt: tài chính, nhân lực, máy móc thiết bị thi công,…Khi nhà thầu đảm bảo đủ năng lực thì sẽ hoàn thành tốt dự án trong trướng hợp trúng thầu tránh gây thiệt hại cho bản thân nhà thầu cũng như cho chủ đầu tư. 1.2. Nguyên tắc công bằng. Trong đấu thầu mọi nhà thầu được mời thầu đều có quyền bình đẳng như nhau về nội dung thông tin được cung cấp từ chủ đầu tư, trình bày một cách khách quan các ý kiến của mình trong quá trình chuẩn bị hồ sơ và trong buổi mời thầu…Tính công bằng này là điều kiện bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng. Nguyên tắc này chỉ mang tính tương đối vì trong các trường hợp đấu thầu thì nhà thầu địa phương và nhà thầu trong nước thường được hưởng một số ưu đãi nhất định. 1.3. Nguyên tắc bí mật. Mức giá dự kiến của chủ đầu tư, các ý kiến trao đổi của các nhà thầu với chủ đầu tư trong quá trình chuẩn bị, hồ sơ dự thầu…phải được bảo đảm bí mật tuyệt đối. Nếu ai vi phạm phải được xử lý nghiêm minh theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm vật chất với sự vi phạm đó.Nguyên tắc bí mật rất quan trọng bới nó đảm bảo tính minh bạch của đấu thầu. 1.4. Nguyên tắc trách nhiệm phân minh. Nguyễn Thị Hoa Quản lý Kinh tế 46B 10 [...]... hình thực tế của công ty, Công ty Xây dựng Số 1 lựa chọn hình thức cổ phần hóa theo mục 2 điều 3 Nghị định số 18 7/2004/nd-cp ngày 16 tháng 11 năm 2004 về việc chuyển công ty Nhà nước thành Công ty cổ phần, Công ty Xây dựng Số 1 được chuyển đổi thành Công ty cổ phần Xây dựng Số 1 theo Quyết định số 18 20/qd-bxd ngày 23/9/2005 và đổi thành Công ty cổ phần Xây dựng Số 1 Hà Nội theo Quyết định số 2270/qd-bxd... theo Quyết định số 11 7/Qd-bkt của Bộ Kiến trúc Năm 19 60 được Bộ Xây dựng đổi tên thành Công ty Kiến trúc Khu nam Hà Nội Năm 19 77 đổi thành Công ty Xây dựng Số 1 và năm 19 82 Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội được thành lập, Công ty Xây dựng Số 1 trở thành đơn vị thành viên của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội và được thành lập theo Quyết định số 14 1A/bxd- tcld ngày 13 /6 /19 93 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Năm 2005,... 10 2 33 17 1 7 CN104 12 6 1 5 CN 116 6 6 XN 10 1 71 1 45 2 21 XN Xe máy 71 24 3 XN 10 3 45 12 7 XN 1 23 1 14 2 XN 3 17 7 1 7 Đội 1 7 8 1 CN 11 8 17 11 1 6 BCN Ba Đình 19 11 2 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội Trong đội ngũ lao động của Công ty bao gồm hai loại lao động: lao động gián tiếp và lao động trực tiếp Lực lượng lao động gián tiếp của Công ty là những người có... phí thi công tức là có công ăn việc làm, không có lãi, lãi ít hay thậm chí có khi là lỗ Nguyễn Thị Hoa Quản lý Kinh tế 46B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 17 GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu Chương II Thực trạng năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội I Giới thiệu chung về Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội Tên... Quang Trung- Hà Nội Điện thoại: 943 214 7 Số tài khoản của Công ty: 73 01- 0239B Xác nhận khả năng ứng vốn của nhà thầu Bản sao đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề Phần này thường được lập sẵn và ở mọi hồ sơ dự thầu đều giống nhau 2.6.3 Hồ sơ năng lực nhà thầu Hồ sơ năng lực nhà thầu thể hiện năng lực hiện có của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội bao gồm: Tài liệu giới thiệu năng lực nhà thầu: Bản... chính - quản trị Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 21 GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu 4 .Năng lực của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 4 .1 Năng lực tài chính Năng lực tài chính của Công ty là chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá năng lực Công ty, là ưu thế của Công ty khi tham gia đấu thầu những gói thầu có quy mô lớn Chủ đầu tư sẽ sẵn sàng chấp nhận những nhà thầu có nguồn tài chính lớn mạnh, ổn định bởi điều... định thầu giá dự thầu của nhà thầu xây dựng được xác định trong miền giá sàn của nhà thầu xây dựng cùng với giá gói thầu và miền này tạo nên một miền xác định dự kiến lãi cho nhà thầu Như vậy: Giá sàn của nhà thầu xây dựng là giá thầu thấp nhất của một gói thầu mà nhà thầu xây dựng chấp nhận thi công và là một khái niệm tương đối và nó phụ thuộc vào chiến lược tranh thầu của từng nhà thầu Giá sàn có... chính thức : Công ty Cổ phần Xây dựng Số 1 Hà Nội Tên giao dịch tiếng anh : Hanoi Construction Joint Stock Company No 1 Tên viết tắt :HACC1 Địa chỉ trụ sở chính :59 Quang Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại :04.9.426.966 Fax :04.9.426 956 Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội là doanh nghiệp hạng I thuộc Tổng Công ty Xây dựng – tiền thân là Công ty Kiến Trúc Hà Nội được thành lập ngày 05/8 /19 58 theo... Công ty Nguyễn Thị Hoa 46B TỔNG SỐ TRÌNH ĐỘ Trên ĐH 60 1 Đại học 34 Trung cấp Cao đẳng 3 Quản lý Kinh tế Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 25 GVHD: PGS.TS Mai Văn Bưu Tổ dịch vụ 2 1 1 CN Miền Nam 3 1 2 BITEXCO 5 4 BQLDAPTN 12 7 3 XN 115 17 10 2 XN106 34 10 9 XN108 24 13 1 5 XN105 43 1 8 1 14 XNXL&SXVL 18 15 XN Mộc 33 14 5 XN Điên nước 43 20 2 3 XN 10 9 22 1 9 1 5 XN Hạ tầng 45 26 1 3 XN 10 2 33 17 1 7 CN104... Năng lực đấu thầu 2 .1. Khái niệm năng lực đấu thầu Năng lực đấu thầu là toàn bộ những năng lực về tài chính, máy móc thiết bị, công nghệ thi công công trình, tổ chức quản lý, trình độ lao động kết hợp với quá trình xử lý thông tin và chiến lược cạnh tranh trong công tác dự thầu của Công ty 2.2 Sự cần thiết nâng cao năng lực đấu thầu của các doanh nghiệp xây lắp Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của