Nâng cao năng lực đấu thầu của công ty cổ phần xây lắp điện 1

59 352 0
Nâng cao năng lực đấu thầu của công ty cổ phần xây lắp điện 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Lịch sử phát triển và quản lý dự án trong nước và quốc tế đã khẳng định, đấu thầu là phương pháp có hiệu quả nhất để lựa chọn được các tổ chức và cá nhân có khả năng thực hiện tốt các công việc trong chu trình của dự án như: xây dựng, phân tích, thẩm định, lựa chọn công nghệ, mua sắm thiết bị vật tư…đảm bảo cho sự thành công của chủ đầu tư. Đấu thầu được xem như một phương pháp quản lý dự án có hiệu quả nhất trên cơ sở chống độc quyền, tăng cường cạnh tranh giữa các nhà thầu. Ở Việt Nam, qui chế đấu thầu được ban hành ngày 16 tháng 7 năm 1996 , được bổ sung sửa đổi tại nghị định số 88/1999/NĐ – CP và đến nay ngày càng hoàn thiện, điều này buộc các doanh nghiệp phải tự hoàn thiện mình để nâng cao năng lực đấu thầu nhằm mục tiêu tồn tại và phát triển. Bằng cách nào ? Các nhà thầu muốn thắng thầu phải có khả năng đảm bảo toàn diện các tiêu chuẩn của một nhà thầu như: tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, yêu cầu về kinh nghiệm, tiêu chuẩn về tài chính, giá cả, tiêu chuẩn về tiến độ thi cụng… Là một công ty xây lắp với bề dày trên 50 năm hình thành và phát triển, cho tới nay công ty cổ phần xây lắp điện I (PCC1) đó cú một vị trí khá vững chắc trong ngành xây lắp các công trình đường dây tải điện và trạm biến áp, các công trình nguồn điện, các công trình công nghiệp, dân dụng, kỹ thuật hạ tầng, giao thông , thủy lợi, bưu chính viễn thông. Dần từng bước đạt được những thành công ở các lĩnh vực mới mẻ như: Kinh doanh bất động sản, khách sạn, du lịch và các dịch vụ khác. Trong thời cuộc hiện nay trên thị trường xây lắp cạnh tranh rất quyết liệt, do đó, làm thế nào để nâng cao khả năng thắng thầu trên thị trường xây lắp đang là bài toán cần lời giải đáp. Từ yêu cầu cấp thiết của tình hình thực tế, với mong muốn góp phần vào việc tìm ra những giải pháp tích cực nhằm tăng cường năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần xây lắp điện I trong thời gian tới,do đó em chọn đề tài cho SV: Mai Thị Thuý Lớp: QLKT 48A - 1 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp chuyên đề thực tập của mình là: “Nõng cao năng lực đấu thầu của công ty cổ phần xây lắp điện 1” Kết cấu của chuyên đề gốm 3 chương: Chương 1: Đấu thầu và năng lực đấu thầu của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng năng lực đấu thầu của công ty cổ phần xây lắp điện 1 Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu tại công ty cổ phần xây lắp điện 1 Do những hạn chế về thời gian và trình độ nên chuyên đề của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! SV: Mai Thị Thuý Lớp: QLKT 48A - 2 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I ĐẤU THẦU VÀ NĂNG LỰC ĐẤU THẦU CỦA DOANH NGHIỆP. 1.1 Đấu thầu. 1.1.1 Khái niệm : a. Khái niệm đấu thầu : Thuật ngữ “đấu thầu” đã xuất hiện trong thực tế xã hội từ xa xưa. Theo Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 1998) thì đấu thầu được giải thích là việc “đọ công khai, ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được giao cho làm hoặc được bán hàng (một phương thức giao làm công trình hoặc mua hàng)”. Như vậy bản chất của việc đấu thầu đã được xã hội thừa nhận như là một sự ganh đua (cạnh tranh) để được thực hiện một việc nào đó, một yêu cầu nào đó. Trên thực tế đã tồn tại một số định nghĩa về thuật ngữ đấu thầu trong các văn bản khác nhau. Tuy nhiên, bản chất của thuật ngữ về đấu thầu dù dưới dạng Quy chế hay Luật cũng đều sử dụng một thuật ngữ có xuất xứ từ tiếng Anh là “Procurement” (nghĩa là mua sắm). Như vậy qui chế đấu thầu, Luật Đấu thầu đồng nghĩa với Quy chế Mua sắm (Procurement Regulation) hoặc Luật Mua sắm (Law on Procurement). Từ khi đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế đã mở cửa với thế giới thì bắt đầu xuất hiện khái niệm “đấu thầu”. Theo định nghĩa về thuật ngữ “đấu thầu” trong Luật Đấu thầu của Việt Nam thì đó là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án sử dụng vốn nhà nước. Kết quả của sự lựa chọn là có hợp đồng được ký kết với các điều khoản quy định chi tiết trách nhiệm của hai bên. Một bên là nhà thầu phải thực hiện các nhiệm vụ như nêu trong hồ sơ mời thầu (có thể là dịch vụ tư vấn, cung cấp hàng hoá hoặc chịu trách nhiệm xây dựng một công trình ), một bên là chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, nghiệm thu và thanh toán SV: Mai Thị Thuý Lớp: QLKT 48A - 3 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp tiền. Một cách hiểu khác, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu, bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư có dự án cần đấu thầu; nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và có tư cách pháp nhân để tham gia đấu thầu (1) b. Các khái niệm liên quan : - Bên mời thầu : là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật về đấu thầu (2) - Nhà thầu : là tổ chức kinh tế, cá nhân có điều kiện và tư cách pháp nhân để tham gia đấu thầu (3) - Gói thầu : là một phần của dự án , trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là toàn bộ dự án , gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau gồm nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thường xuyên .(4) - Hồ sơ dự thầu : là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu . (5) - Giá gói thầu : là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán , dự toán được duyệt và các quy định hiện hành (6) - Giá dự thầu : là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu . Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau khi giảm (7) 1.1.2 Vai trò của đấu thầu Để triển khai công việc của dự án, chủ đầu tư có thể lựa chọn các phương thức: tự làm, giao thầu, đấu thầu…Mỗi phương thức có những ưu điểm, thuận lợi và điều kiện ứng dụng riêng. SV: Mai Thị Thuý Lớp: QLKT 48A - 4 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Với phương thức tự làm: chính tự bản than chủ đầu tư, đơn vị có nhu cầu phải thực hiện các công việc của dự án. Theo đặc trưng này, chủ đầu tư luôn quan tâm đến việc đảm bảo yêu cầu của quá trình thực hiện như tiết kiệm chi phí, đảm bảo tiến độ và chất lượng. Nhưng do hạn chế về mặt năng lực của đội ngũ lao động và cơ sở vật chất kỹ thuật, những quan tâm đó khó có khả năng thực hiện. Vì vậy, phương thức này chỉ giới hạn vào việc thực hiện các dự án nhỏ hoặc các hạng mục đơn giản. Với phương thức giao thầu: chủ đầu tư giao việc thực hiện dự án cho một đơn vị chuyên trách đảm nhận. hợp đồng giao thầu xác định rõ trách nhiệm cuả mỗi bên trong quá trình thực hiện dự án. Vì thế có khả năng thực hiện tốt các yêu cầu của chủ đầu tư đối với dự án. Tuy nhiên, khả năng ấy chỉ trở thành hiện thực khi cỏc bờn thực sự có trách nhiệm với dự án, công trình. Với phương thức đấu thầu lại khác một cách căn bản so với phương thứ giao thầu. Hoạt động đấu thầu được áp dụng vào Việt Nam trong khoảng thời gian trên 10 năm trở lại đây, kể từ khi hoạt động viện trợ của các định chế tài chính được nối lại. Công tác đấu thầu đóng góp những thành tựu to lớn cho sự phát triển kinh tế, thể hiện vai trò quan trọng trong các hoạt động của kinh tế thị trường, cụ thể vai trò của hoạt động đấu thầu thể hiện cơ bản qua các mặt sau: + Là một công cụ quan trọng của kinh tế thị trường, giúp người mua (BMT) và người bán (nhà thầu) gặp nhau thông qua cạnh tranh; + Phát triển các ngành sản xuất theo hướng chuyên môn hoỏ sõu và hợp tác hoá rộng đồng thời phát triển thị trường đấu thầu. Thông qua đấu thầu đã phát triển được thị trường người bán, nhiều doanh nghiệp nhà thầu lớn mạnh, nhiều doanh nghiệp được thành lập mới hoặc đặt chân vào thị trường đấu thầu, kích thích thị trường trong nước phát triển chống được sự độc quyền tự nhiên. Các CĐT, BMT cũng được tăng cường về năng lực, họ cú thờm kiến thức, thông tin và trở thành những người mua ngày một thông thái hơn. Bên cạnh đó, hoạt SV: Mai Thị Thuý Lớp: QLKT 48A - 5 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp động đấu thầu góp phần tạo động lực cho sự phát triển nhờ tăng cường sự công khai, minh bach, công bằng, hiệu quả và thúc đẩy cạnh tranh các hoạt động mua sắm bằng nguồn vốn của Nhà nước cho các công trình công cộng; + Là một công cụ quan trọng giỳp cỏc chính phủ quản lý chi tiêu, sử dụng các nguồn vốn của Nhà nước sao cho có hiệu quả và chống thất thoát, lãng phí. Đó là những khoản tiền được chi dùng cho đầu tư phát triển mà có sự tham gia của các tổ chức nhà nước, DNNN ở một mức độ nào đó, cũng như cho mục tiêu duy trì các hoạt động của bộ máy Nhà nước; + Cùng với pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, pháp luật về tham phòng- chống tham nhũng tạo thành công cụ hữu hiệu để chống lại các hành vi gian lận, tham nhũng và lãng phí trong việc chi tiờu cỏc nguồn tiền của Nhà nước, góp phần làm lành mạnh hóa cỏc quan hệ xã hội nhờ thực hiện các hoạt động mua sắm công theo đúng luật pháp của Nhà nước; + Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giữa các quốc gia, các tổ chức phát triển với các quốc gia đang phát triển. Hoạt động đấu thầu không chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp mà được diễn ra trên toàn thế giới. Các nhà thầu danh tiếng trên thế giới- họ là những người sẵn sàng và có khả năng tham gia vào tất cả các hoạt động của các quốc gia, thông qua đó họ sẵn sàng chuyển giao công nghệ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm; + Việc chi tiêu, sử dụng tiền của Nhà nước thông qua đấu thầu sẽ giỳp cỏc cơ quan quan lý có điều kiện xem xét, quản lý và đánh giá một cách minh bạch các khoản chi tiêu do quá trình đấu thầu phải tuân thủ các quy trình chặt chẽ với sự tham gia của nhiều bên; + Tạo điều kiện để thúc đẩy tiến trình đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp, cơ chế “xin”, “cho” sang cơ chế cạnh tranh; + Thực hiện dân chủ hóa nền kinh tế, khắc phục những nhược điểm của những thủ tục hành chính nặng nề cản trở sự năng động sáng tạo.(8) SV: Mai Thị Thuý Lớp: QLKT 48A - 6 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.1.3 Đặc diểm của đấu thầu Bản chất của hoạt động "đấu thầu mua sắm” là việc bỏ tiền để đạt được được mục tiêu nhất định trong một thời gian xác định. Theo đó, hoạt động đấu thầu mua sắm bằng tiền của Nhà nước được gọi là "Mua sắm cụng” hay ”Mua sắm chính phủ”. Các quy định để thực hiện các hành vi mua sắm thông qua đấu thầu được chi phối, điều tiết bởi người sở hữu nguồn tiền sử dụng cho việc mua sắm. Tuỳ thuộc vào nguồn tiền được sử dụng mà việc mua sắm có những đặc điểm khác nhau. Với việc sử dụng tiền của Nhà nước, hoạt động đấu thầu mua sắm có những đặc điểm riêng, khác với các nguồn tiền không phải của Nhà nước.(9) + Mua sắm từ nguồn vốn tư nhân (không phải vốn Nhà nước) Trong trường hợp mua sắm từ nguồn vốn không phải của Nhà nước công tác mua sắm có thể hiểu như công tác “đi chợ” hàng ngày, đi mua sắm đồ dùng trang thiết bị, xây dựng nhà cửa cho nhu cầu của bản thân, gia đình. Việc mua sắm này không tuân theo một quy định bắt buộc, tự cá nhân có tiền tuỳ ý thích mua sắm miễn là bảo đảm khụng trỏi cỏc quy định của pháp luật và khả năng tài chính của cá nhân. Một cách khái quát, đây là cách mua sắm theo cách ”mặc cả hay thương thảo” trực tiếp. Theo đó bên bán thường đưa ra giá bán có tính chất gợi ý để cùng người mua thảo luận theo cách nâng lên hạ xuống. Khi đó cú sự thống nhất thì việc mua bán được hoàn tất. Trong mua sắm theo hình thức này có nhiều nội dung được điều chỉnh tuỳ theo sự làm rõ giữa hai phía. Nguồn vốn ở đây thường là các khoản tiền thuộc sở hữu của người mua vì vậy quyết định mua sắm thường nhanh gọn tuỳ thuộc vào chủ quan của người mua. Nếu người mua có đủ thông tin, có kinh nghiệm mua sắm và có nghệ thuật trong thương thảo, nghĩa là đủ năng lực mua sắm thì sẽ dễ dàng thành công và ngược lại. + Mua sắm sử dụng nguồn vốn của Nhà nước (mua sắm công) SV: Mai Thị Thuý Lớp: QLKT 48A - 7 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Mua sắm sử dụng nguồn vốn của Nhà nước được coi là mua sắm cụng, vỡ nó sử dụng vốn thuộc sở hữu Nhà nước, sở hữu toàn dân để mua sắm phục vụ lợi ích cộng đồng. Nói chung, nguồn vốn của Nhà nước được hiểu là nguồn vốn thuộc sở hữu toàn dân hoặc có nguồn gốc sở hữu toàn dân do đó cần được nhà nước quản lý theo pháp luật. Đõy chính là đặc điểm cơ bản để hình thành các quy định đấu thầu mua sắm của Nhà nước nhằm làm cho việc sử dụng, chi tiêu các nguồn tiền của Nhà nước đảm bảo hiệu quả, tránh thất thoát, tiêu cực. Các đối tượng mua sắm để đáp ứng các nhu cầu trực tiếp hoặc gián tiếp của Chính phủ cũng như của nhân dân, được coi là các nhu cầu chung và vì vậy việc mua sắm sử dụng vốn Nhà nước thường được gọi là mua sắm công (Public Procurement). Với việc sử dụng tiền của Nhà nước để tiến hành mua sắm nên hoạt động này có những đặc điểm như sau: - Mục tiêu, nội dung đấu thầu mua sắm rõ ràng Hoạt động đấu thầu mua sắm nhằm thực hiện nội dung công việc thuộc các dự án được duyệt để đạt được các mục tiêu cơ bản về tăng trưởng kinh tế, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, tăng cường mức sống của dân cư theo các kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế hàng năm, 5 năm hoặc dài hạn. Do vậy, mục tiêu của đấu thầu gắn chặt và là một hoạt động không tách rời với mục tiêu của dự án. Đối với từng gói thầu cụ thể, mục tiêu thể hiện qua việc lựa chọn các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ tư vấn), dịch vụ xây dựng các công trình, hạng mục công trình, đào tạo, chuyển giao công nghệ. Việc phải mua sắm hàng hoá; xây dựng công trình bảo đảm công năng, tính năng và hiệu năng sử dụng; cung cấp các dịch vụ đều được thể hiện rõ trong quyết định đầu tư, KHĐT của dự án. SV: Mai Thị Thuý Lớp: QLKT 48A - 8 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Có nhiều chủ thể tham gia vào quá trình đấu thầu mua sắm Khi đấu thầu sử dụng tiền của Nhà nước thì hoạt động này được thực hiện bởi các cơ quan của Nhà nước, các DNNN hoặc các đơn vị có sử dụng nguồn tiền của Nhà nước nên có nhiều chủ thể tham gia vào quá trình đấu thầu để bảo đảm được các mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Các chủ thể tham gia có thể bao gồm: các đối tượng tham gia trực tiếp vào hoạt động đấu thầu ( bên mua chính là Nhà nước mà đại diện là các cơ quan của Nhà nước theo từng lĩnh vực, từng ngành kinh tế; bên bán là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu phù hợp với điều kiện năng lực của mình để dành được các hợp đồng); các đối tượng tham gia gián tiếp vào hoạt động đấu thầu ( cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát; tổ chức, công ty kiểm toán độc lập; công luận, cơ quan báo chí; sự tham gia của cộng đồng ) (10) 1.1.4 Các nguyên tắc đấu thầu Cũng giống như bất kỳ một hình thức kinh doanh nào đấu thầu cũng cú cỏc nguyên tắc nhất định và đòi hỏi được tuân thủ để đạt hiệu quả cao nhất . Các nguyên tắc sau đây chi phối cả bên mời thầu và bên dự thầu . - Nguyên tắc công bằng : Nguyên tắc này thể hiện mọi nhà thầu đều bình đẳng như nhau về nội dung thông tin được cung cấp từ chủ đầu tư , tất cả các nhà thầu được trình bầy một cách khách quan về ý kiến của mình trong quá trình chuẩn bị hồ sơ và trong buổi mở thầu . Tính công bằng này là điều kiện đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng (11) - Nguyên tắc bí mật : Nguyên tắc này đòi hỏi chủ đầu tư phải giữ bí mật mức giá dự kiến của mình cho công trình đấu thầu , cũng như các ý kiến trao đổi của nhà thầu với chủ đầu tư trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu . Mục đích của nguyên tắc này nhằm tránh thiệt hại cho chủ đầu tư trong trường hợp giá dự thầu thấp hơn giá dự kiến hay gây thiệt hại cho một bên dự thầu nào đó do thông tin bị lộ tới một bên khác . (12) SV: Mai Thị Thuý Lớp: QLKT 48A - 9 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Nguyên tắc công khai : Trừ những công trình đặc biệt thuộc bí mật quốc gia , nguyên tắc công khai phải được quán triệt trong cả giai đoạn gọi thầu và giai đoạn mở thầu . Nguyên tắc này nhằm thực hiện nguyên tắc công bằng và thu hút được nhiều hơn các nhà thầu , nâng cao được chất lượng công tác đấu thầu . - Nguyên tắc đảm bảo cơ sở pháp lý : Nội dung của nguyên tắc này là yêu cầu các bên tham gia đấu thầu phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về nội dung và trình tự đấu thầu cũng như những cam kết đã được quy định trong hợp đồng giao nhận thầu. Nếu không đảm bảo nguyên tắc này cơ quan đầu tư và cơ quan quản lý đầu tư có quyền kiến nghị , hủy bỏ dự thầu . (13) 1.2 Năng lực đấu thầu 1.2.1 Năng lực đấu thầu là gì? Khi nói đến năng lực của doanh nghiệp là nói đến nội lực bên trong của doanh nghiệp , trong đó cú cỏc năng lực về tài chính , kỹ thuật , công nghệ , đội ngũ lao động , marketing , tổ chức quản lý của doanh nghiệp . Có nội lực là có điều kiện cần còn điều kiện đủ là doanh nghiệp phải biết sử dụng , phát huy tất cả các nội lực đó để phục vụ cho các cuộc cạnh tranh khác nhau tạo ra lợi thế hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh . Như vậy năng lực của doanh nghiệp chính là nội lực của doanh nghiệp và việc sử dụng nội lực đó nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp . Cũng như cách hiểu về năng lực thì năng lực đấu thầu chính là khả năng thắng thầu trong công tác đấu thầu của doanh nghiệp . Nó bao gồm tất cả nội lực của doanh nghiệp và cách sử dụng các nội lực đó để tạo ra lợi thế trong việc tham gia đấu thầu , nâng khả năng thắng thầu cho doanh nghiệp . Tóm lại , năng lực đấu thầu của doanh nghiệp là toàn bộ nguồn lực về tài chính , máy móc thiết bị , công nghệ thi công công trình , cách thức tổ chức quản lý , trình độ đội ngũ lao động kết hợp với quá trình xử lý thông tin và chiến lược cạnh tranh trong công tác dự thầu của doanh nghiệp đó . (14) SV: Mai Thị Thuý Lớp: QLKT 48A - 10 - [...]... kinh doanh nhỏ lẻ nên công tác đấu thầu của công ty chỉ thực sự có hiệu quả khi công ty hợp nhất các xí nghiệp và mang tên công ty cổ phần xây lắp điện 1 Trước đây công ty là công ty nhà nước lờn cỏc công trình thi công chủ yếu do chỉ định thầu Do vậy trong những năm trước công tác đấu thầu tại công ty rất yếu Chỉ từ sau khi công ty cổ phần hóa công ty đã từng bước tham gia đấu thầu và đang dần hoàn... điểm yếu của mình SV: Mai Thị Thuý Lớp: QLKT 48A - 18 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I (PCC 1) 2 .1 Tổng quan về công ty 2 .1. 1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần xây lắp điện 1 – tên tiếng anh là “power construction joint stock company 1 ; tên viết tắt tiếng anh PCC1; tiền thân là xí nghiệp xây lắp đường... chung của thị trường công ty ý thức được cần phải nâng cao công tác đấu thầu của công ty lên kết quả trong công tác này trong 2 năm đó cú sự chuyển biến rõ rệt Năm 2008 tỷ lệ thắng thầu là 58,3% , năm 2009 tỷ lệ này tiếp tục tăng ở mức 66,7% 2.2.2 Thực trạng tham gia đấu thầu và trúng thầu của công ty Công ty cổ phần xây lắp điện là một doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp đường dây là trạm nguồn điện. .. án công trình thuộc điện lưới 11 0KV Bên cạnh những công trình công ty đã tham dự đấu thầu và thắng thầu trong những năm qua , có một số công trình công ty tham gia dự thầu nhưng không có kết quả 2.3 Thực trạng năng lực đấu thầu tại Công ty 2.3 .1 Thực trạng về giá dự thầu Công ty luôn coi giá dự thầu là một nhân tố quan trọng , trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu Những công trình bị trượt thầu. .. 58,3 2009 15 10 685.4 66,7 ( Nguồn Phòng dự án – Công ty cổ phần xây lắp điện 1) Qua bảng trên ta thấy , tình hình đấu thầu của công ty giai đoạn 2004 – 2009 có nhiều biến động : Năm 2004 tỷ lệ trúng thầu đạt 47,8% với tổng giá trị gói thầu trúng thầu là 472 tỷ đồng , nhưng sang năm 2005 thắng thầu 8 và trượt thầu 11 dự án – công trình mà công ty tham gia thầu, tỷ lệ trúng thầu chỉ đạt 42 ,1 % Năm 2006... ty xây lắp điện 1 và tại quyết định số 12 63/QĐ- TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Công ty cổ phần xây lắp điện 1 được phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển thành Công ty cổ phần xõp lắp điện 1, có Đăng ký kinh doanh số: 010 30086 51 do Sở Kế hoạch & Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20 tháng 7 năm 2005 Với trên 45 năm hình thành và phát triển các lớp lớp thế hệ nối tiếp của. .. quản lý của kiểm toán viên độc lập và ý kiến phản hồi của ban quản lý công ty; - Xem xét báo cáo của công ty về các hệ thống kiểm soát nội bộ trước khi Hội đồng quản trị chấp thuận; - Xem xét những kết quả điều tra nội bộ và ý kiến phản hồi của ban quản lý 2.2 Thực trạng và kết quả hoạt động đấu thầu tại PCC 1 2.2 .1 Kết quả hoạt động đấu thầu của công ty Công ty cổ phần xây lắp điện 1 là một công ty tham... phương châm của lãnh đạo Công ty luôn luôn cải tiến: “Chất lượng – Tiến độ - Giá thành – Thẩm mỹ công nghiệp’’ Công ty cổ phần xây lắp điện 1 – “PCC1’’ đã đang và sẽ là thương hiệu số 1 trong lĩnh vực xây lắp đường dây và trạm nguồn điện trên toàn quốc *Số liệu tài chính các năm và lực lượng lao động công ty + Lực lượng lao động Tống số cán bộ công nhân viên : 1. 354 người Trong đó: - 211 cán bộ quản... triển của công ty hiện nay là nỗ lực vươn lên thành doanh nghiệp số 1 trong ngành thỡ đõy chớnh là lợi thế giúp công ty thực hiện các mục tiêu của mình đặc biệt là làm tăng năng lực góp phần dành thắng lợi trong tham gia đấu thầu 2.3.3 Năng lực tài chính Năng lực tài chính của công ty là một chỉ tiêu hết sức quan trọng trong đấu thầu Điều này là do đặc thù của ngành xây dựng , giá trị sản phẩm xây. .. Chiều dài 18 ,9 41 điện Miền Nam Ban QLDA CT điện Miền Nam Công ty điện lực Đức Trọng 18 ,5km 2 ( Nguồn Phòng dự án – Công ty cổ phần xây lắp điện 1) Ngoài ra công ty còn nhận hàng loạt các dự án lớn nhỏ như dự án viễn thông Ericsson , các công trình thuộc mạng lưới 500KV như ĐZ 500KV Quảng Ninh – Thường Tín , TBA 500KV Đăk Nông … , các dự án công trình thuộc mạng lưới 200KV như nhánh rẽ 11 0kv, 210 kv đầu . năng lực đấu thầu của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng năng lực đấu thầu của công ty cổ phần xây lắp điện 1 Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu tại công ty cổ phần xây lắp điện 1 Do. và trạm, Công ty xây lắp đường dây và trạm 1. Công ty xây lắp điện 1 và tại quyết định số 12 63/QĐ- TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Công ty cổ phần xây lắp điện 1 được. 48A - 1 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp chuyên đề thực tập của mình là: “Nõng cao năng lực đấu thầu của công ty cổ phần xây lắp điện 1 Kết cấu của chuyên đề gốm 3 chương: Chương 1: Đấu thầu và năng

Ngày đăng: 09/08/2015, 17:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan