1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh của Công ty Traphaco.doc

79 3,8K 73
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 733 KB

Nội dung

Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh của Công ty Traphaco

Trang 1

Trong xu thế hội nhập hiện nay thì doanh nghiệp ngày càng phải đối diệnvới nhiều thách thức và có cả cơ hội trong đó, doanh nghiệp nào có sự chuẩn bị

kỹ lưỡng cho hoạt động của mình sẽ thành công, và không vượt qua được các tácđộng này doanh nghiệp sẽ bị đào thải khỏi thị trường theo quy luật chung Để có

sự chuẩn bị cho các hoạt động trong tương lai của mình, các doanh nghiệp lậpcho mình các kế hoạch kinh doanh thể hiện định hướng của doanh nghiệp trongtương lai Qua quá trình phát triển của mình lập kế hoạch cũng có nhiều thay đổisao cho thích ứng với đặc thù của doanh nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế.Với những gì đã được tìm hiểu trong khung lý thuyết, và trong giai đoạn thực tập

cừa qua trong bài viết này tôi xin phép được trình bày về vấn đề: “Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh của công ty Traphaco”.

Với đặc thù là kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm của mình thì trongcông tác lập kế hoạch của doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm riêng sẽ đượcphân tích Sau đây là những nội dung chính sẽ được trình bày trong bài:

Chương I: Quy trình lập kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp dược

phẩm

I Tổng quan về lập kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp

II Quy trình lập kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp

Trang 2

III Một số đặc trưng riêng của ngành dược có ảnh hưởng tới lập kế hoạchkinh doanh của doanh nghiệp

IV Quy trình lập kế hoạch kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệpdược phẩm

V Một số điều kiện đảm bảo chất lượng lập kế hoạch kinh doanh củadoanh nghiệp

Chương II: Thực trạng công tác lập kế hoạch kinh doanh của công ty

Traphaco

I Giới thiệu chung về công ty Traphaco

II Các bước tiến hành trong quy trình lập kế hoạch của công ty TraphacoIII Nội dung các kế hoạch chức năng của Traphaco

Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập kế hoạch

của công ty Traphaco

I Định hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới

II Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập kế hoạch kinh doanhcủa công ty Traphaco

Để có thể thực hiện bài viết này tôi đã dựa vào các tài liệu mà doanhnghiệp cung cấp Tôi xin cam đoan những gì mình viết là đúng sự thật với những

gì mà mình thu thập được trong quá trình thực tập tại công ty Traphaco

Trang 3

CHƯƠNG I: QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH TRONG

DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM

I Tổng quan về lập kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp

1 Khái niệm chung về kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp

Hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội vàtạo ra lợi nhuận cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh Bản chấtcủa hoạt động kinh doanh là tạo ra giá trị cho các loại sản phẩm hoặc dịch vụ Cónhiều cách làm tăng giá trị cho các sản phẩm thoả mãn nhu cầu của khách hàng,hoạt động kinh doanh làm tăng giá trị cho các sản phẩm và dịch vụ Giá trị giatăng này giúp doanh nghiệp bì đắp các chi phí và tạo ra của cải cho xã hội

Để thực hiện các mục tiêu chiến lược và quản lý thực hiện các mục tiêunày, kế hoạch đã ra đời Kế hoạch là hoạt động của con người trên cơ sở nhậnthức và vận dụng các quy luật của xã hội và tự nhiên, đặc biệt là các quy luậtkinh tế để tổ chức quản lý các đơn vị kinh tế - kỹ thuật, các ngành, các lĩnh vực.Theo đó, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là một tài liệu bằng văn bản củadoanh nghiệp xuất phát từ các điều kiện môi trường trong đó người ta đề ra cácmục tiêu tổng quát cho doanh nghiệp và các phương tiện cần thiết để thực hiệncác mục tiêu trên, xác định các hoạt động cần thiết và thiết lập kế hoạch cho cáchoạt động đó để có thể theo dõi và kiểm tra quá trình thực hiện

Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể hoá các mục tiêu tổng quátcủa doanh nghiệp trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp Sự cụ thể hoánày sẽ dễ dàng hơn cho quá trình quản lý và thực hiện các hoạt động trong doanhnghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp lạiđược cụ thể hoá thành các kế hoạch chức năng trong doanh nghiệp, sự chi tiết

Trang 4

này cho doanh nghiệp nhận thức rõ các hoạt động mà họ sẽ phải tiến hành Nhưthế kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp tổ chức vàphối hợp các hoạt động trong doanh nghiệp mình một cách có chủ định, đồngthời quản lý các hoạt động đó trong một khung giới hạn chung của doanh nghiệp(ví dụ như về khả năng tài chính cuả doanh nghiệp).

Mục tiêu của kế hoạch kinh doanh là đáp ứng các nhu cầu của thị trường,nâng cao hiệu quả kinh doanh, quản lý có hiệu quả các nguồn lực, đảm bảo thựchiện chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp đã lựa chọn bằng cách quản lý thựchiện các mục tiêu chiến lược, kiểm soát quá trình thực hiện chiến lược

Khác với các kế hoạch phát triển của tổng thể nền kinh tế quốc dân, kếhoạch phát triển vùng, kế hoạch phát triển ngành… kế hoạch kinh doanh cuảdoanh nghiệp có chủ thể quản lý nhỏ hơn Mặt khác các mục tiêu của doanhnghiệp, các mục tiêu, các hoạt động của doanh nghiệp trong bản kế hoạch sẽđược quản lý tốt hơn so với các kế hoạch khác do giới hạn của doanh nghiệp lànhỏ Chính vì đối tượng quản lý các kế hoạch này khác nhau cho nên phươngpháp lập kế hoạch và các bước triển khai của chúng cũng khác nhau Trong giớihạn bài viết, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về kế hoạch kinh doanh của doanhnghiệp và các kế hoạch tác nghiệp để thực hiện các mục tiêu kế hoạch tổng quátcủa doanh nghiệp đã đề ra

2 Vai trò của lập kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt vớinhững tác động bên ngoài, tác động các qui luật của thị trường Sự tồn tại của kếhoạch chính là để giúp doanh nghiệp quản lý các hoạt động của mình trong nềnkinh tế thị trường Vai trò của kế hoạch kinh doanh được thể hiện ở các mặt sau:

- Kế hoạch kinh doanh xác định cụ thể các mục tiêu cho doanh nghiệp vàcác hoạt động tiến hành nhằm đạt được mục tiêu đó Nó sẽ tập trung sự chú ý

Trang 5

của các hoạt động của doanh nghiệp vào các mục tiêu Mục tiêu cuối cùng của

kế hoạch là đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra, cho nên chính cáchoạt động của công tác kế hoạch là tập trung sự chú ý vào những mục tiêu này.Trong nền kinh tế thị trường luôn biến động thì quản lý bằng kế hoạch giúpdoanh nghiệp dự kiến được những cơ hội, thách thức có thể xảy ra để từ đó cóđưa ra quyết định nên làm những gì, làm như thế nào, làm vào lúc nào… Mặc dùcác diễn biến của thị trường là rất khó dự đoán tuy nhiên chúng ta không thể đểmặc chúng tự diễn ra, như thế là để mặc cho doanh nghiệp mình đối đầu vớinhững biến động của thị trường, như thế thì rủi ro sẽ càng lớn

- Kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp ứng phó với những sự thay đổicủa thị trường Lập kế hoạch là dự kiến những vần đề của tương lai, chính vì thế

nó ít khi chắc chắn Ngay cả khi tương lai có độ chắc chắn cao thì các nhà lãnhđạo vẫn cần có kế hoạch để phân công, phối hợp các hoạt động của các bộ phậntrong doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu và tháo gỡ, ứng phó với nhữngdiễn biến bất ngờ có thể xảy ra

- Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể các hoạt động của mìnhthành các kế hoạch chức năng, nó tạo khả năng tác nghiệp kinh tế trong doanhnghiệp Kế hoạch doanh nghiệp tạo cơ sở cho việc nhìn nhận logic các nội dunghoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình tiến tới mục tiêu sảnxuất sản phẩm và dịch vụ cuối cùng Trên nền tảng đó, các nhà quản lý thựchành phân công, tổ chức các hoạt động cụ thể, chi tiết theo đúng trình tự, bảođảm cho sản xuất sẽ không bị rối loạn và ít bị tốn kém

II Quy trình lập kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp

1 Quy trình lập kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp

Soạn lập kế hoạch là khâu quan trọng hàng đầu trong công tác kế hoạchdoanh nghiệp Kết quả của quá trình soạn thảo là một bản kế hoạch của doanh

Trang 6

nghiệp, nó là cơ sở cho việc thực hiện các công tác sau của kế hoạch Chính vìthế, một qui trình tiến hành lập kế hoạch hợp lý sẽ cho sản phẩm là một bản kếhoạch có chất lượng tốt Sau đây chúng ta sẽ xem xét các bước trong qui trìnhlập kế hoạch kinh doanh của một doanh nghiệp:

2.1 Phân tích môi trường

Qua quá trình đánh giá này doanh nghiệp nhận thức được cơ hội dựa trêncác hiểu biết về môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Doanh nghiệpxác định được các thành phần thật sự có ý nghĩa với mình, thu thập và phân tíchthông tin về các thành phần này Trong quá trình phân tích môi trường doanhnghiệp tìm hiểu các cơ hội có thể có trong tương lai và xem xét chúng một cáchtoàn diện, rõ ràng Biết được điểm đứng hiện tại của doanh nghiệp trên cơ sởđiểm yếu và điểm mạnh của mình Bước này là bước rất quan trọng vì nó ảnhhưởng tới các quyết định sau này của doanh nghiệp, vì các mục tiêu đưa ra làphụ thuộc vào các phân tích về môi trường đã được tiến hành

Trong phân tích môi trường doanh nghiệp tiến hành phân tích các yếu tốtác động bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

Môi trường bên ngoài là môi trường mà doanh nghiệp thực hiện các hoạtđộng kinh doanh của mình trong đó và chịu các tác động từ môi trường này Cácyếu tố của môi trường bên ngoài của doanh nghiệp như: môi trường luật pháp,môi trường tự nhiên, môi trường công nghệ, môi trường văn hoá xã hội…

Môi trường bên trong là các điều kiện sẵn có của doanh nghiệp về nhânlực, tài chính, các hệ thống thông tin… nó xác định các điểm mạnh, yếu củadoanh nghiệp qua đó xác định các lợi thế cạnh tranh cũng như các yếu kém cầntập trung giải quyết, kết quả phân tích là căn cứ quan trọng cho lập kế hoạchchiến lược cho doanh nghiệp

2.2 Xác định các nhiệm vụ, mục tiêu

Trang 7

Xác định nhiệm vụ, mục tiêu cho toàn doanh nghiệp và các phòng ban cấpdưới chính là xác định các kết quả cuối cùng cần thu được, nó chỉ ra được điểmmốc mà chúng ta đã hoàn thành hoặc là điểm kết thúc của các công việc cần làm.Qua quá trình xác định các mục tiêu cho từng phòng ban này, doanh nghiệp xácđịnh được các điểm, các công việc cần ưu tiên Từ đó có hệ thống chiến lược,các chính sách, các chương trình hỗ trợ cho việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra

có thể thành hiện thực

Để xác định các mục tiêu của doanh nghiệp trong tương lai, doanh nghiệpcăn cứ vào các đánh giá về môi trường ở trên Đồng thời phải căn cứ vào chứcnăng và nhiệm vụ của doanh nghiệp mình, bởi vì chức năng của doanh nghiệpthường liên quan tới làm rõ phương thức kinh doanh và trách nhiệm của doanhnghiệp Việc xác định các mục tiêu cho doanh nghiệp không chỉ thể hiện mongmuốn của doanh nghiệp mà còn phải thể hiện khả năng có thể thực hiện đượccủa mình

2.3 Lập kế hoạch chiến lược

Sau hai bước đã tiến hành trên, doanh nghiệp tiến hành so sánh các mụctiêu đề ra (yếu tố mong muốn chủ quan) với kết quả nghiên cứu về môi trườngbên trong và bên ngoài của doanh nghiệp (yếu tố tác động làm giới hạn mục tiêucủa doanh nghiệp) Qua sự so sánh giữa mục tiêu và các yếu tố giới hạn chúng,chúng ta thấy được sự chênh lệch giữa chúng và bằng việc sử dụng các phươngpháp phân tích để đưa ra các phương án kế hoạch chiến lược khác nhau Lập kếhoạch chiến lược xác định hình ảnh của doanh nghiệp trong tương lai trong cáclĩnh vực kinh doanh khác nhau Trong một bản kế hoạch chiến lược xác định cácmục tiêu dài hạn, chính sách thực hiện mục tiêu đó Trong bước quan trọng nàythì nó gồm những khâu và công việc cụ thể sau:

Trang 8

- Xác định các phương án kế hoạch chiến lược: Bước này xác định cácphương án kế hoạch hợp lý, và tìm ra các phương án có nhiều triển vọng thựchiện nhất Doanh nghiệp có thể sử dụng ma trận SWOT để đánh giá các tácđộng, điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp để xác định các phương án chiến lược.

- Đánh giá các phương án lựa chọn: sau khi tìm được các phương án cótriển vọng nhất, chúng ta sẽ bắt đầu tiến hành đánh giá và xem xét các điểmmạnh và yếu của từng phương án trên cơ sở định lượng của các chỉ tiêu Để sosánh các phương án này doanh nghiệp tiến hành so sánh về các chỉ tiêu tài chínhnhư khả năng thực hiện so với khả năng của doanh nghiệp, lợi ích đem lại…

- Lựa chọn phương án cho kế hoạch chiến lược: Sau khi đã tiến hành sosánh các phương án kế hoạch với nhau doanh nghiệp lựa chọn cho mình kếhoạch cụ thể để đưa vào thực hiện Trong quá trình lựa chọn phương án cần lưu

ý đến những phương án dự phòng và những phương án phụ để dự phòng trongnhững trường hợp cần thiết Đây là khâu quan trọng quyết định tới việc cho rađời một bản kế hoạch

2.4 Xác định các chương trình và dự án

Bước này thể hiện sự cụ thể của các kế hoạch thành các phân hệ nhỏ hơn.Các chương trình thường xác định sự phát triển của một trong các mặt hoạt độngquan trọng của doanh nghiệp: ví dụ như các chương trình hoàn thiện công nghệ,chương trình kiểm tra chất lượng sản phẩm… Thông thường các chương trình ítkhi được thực hiện một mình, nó thường là một hệ thống các chương trình, giữacác chương trình luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau Còn các dự án thì thườngđịnh hướng đến một mặt hoạt động cụ thể của doanh nghiệp: như dự án pháttriển thị trường, đổi mới thị trường… Các dự án thường được xác định một cáchchi tiết hơn chương trình, nó bao gồm các thông số về tài chính kỹ thuật, các tiến

độ thực hiện, tổ chức huy động và sử dụng nguồn lực, hiệu quả kinh tế tài chính

Trang 9

2.5 Lập các kế hoạch chức năng

Mục tiêu cuối cùng của các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp hướngtới là: Đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao hiệu quả của hoạt động kinhdoanh, quản lý một cách có hiệu quả hơn các nguồn lực… Để thực hiện đượcnhững mục tiêu nói trên thì kế hoạch chiến lược cần phải cụ thể hoá thành các kếhoạch chức năng, xem như đó là các kế hoạch tác nghiệp chỉ đạo và điều hànhsản xuất kinh doanh Hệ thống các nguồn kế hoạch chức năng bao gồm: kếhoạch sản xuất sản phẩm, kế hoạch phát triển sản phẩm mới, kế hoạch mua sắmnguyên vật liệu, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính, kế hoạch marketing

Sau khi các kế hoạch chức năng được xây dựng xong cần lượng hoá chúngdưới dạng tiền tệ các dự toán về mua sắm yếu tố sản xuất, phục vụ bán hàng…gọi là soạn lập ngân sách Các kế hoạch chức năng và ngân sách có liên quanmật thiết với nhau, ngân sách sẽ trở thành phương tiện để kết hợp các kế hoạchchức năng với nhau, đồng thời là tiêu chuẩn quan trọng để đo lường sự tăng tiếncủa kế hoạch

2.6 Điều chỉnh các bước của kế hoạch

Đây là bước thẩm định cuối cùng trước khi cho ra một văn bản kế hoạch.Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cùng với các nhà chuyên môn kế hoạch cũngnhư chức năng kế hoạch khác, có thể sử dụng thêm các nhà chuyên gia, các nhà

tư vấn kiểm tra lại các mục tiêu, chỉ tiêu, các kế hoạch chức năng… phân định kếhoạch theo các pha có liên quan đến tổ chức thực hiện kế hoạch, trên cơ sở đótiến hành các phê chuẩn cần thiết để chuẩn bị chuyển giao nội dung kế hoạch chocác cấp thực hiện

2 Nội dung kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp

Mục tiêu của các kế hoạch kinh doanh là đáp ứng nhu cầu của thị trường,các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng phải xuất phát từ nhu cầu của

Trang 10

thị trường Chính vì thế mà trong các kế hoạch chức năng cuả doanh nghiệp thì

kế hoạch Marketing nằm ở vị trí trung tâm gắn kết các kế hoạch khác theo mụctiêu thị trường của doanh nghiệp Chúng ta thấy được mối quan hệ đó qua sơ đồsau:

Hình 1.1 Mối quan hệ giữa các kế hoạch tác nghiệp trong doanh nghiệp

Qua sơ đồ trên chúng ta thấy rằng kế hoạch Marketing giữ vai trò cực kìquan trọng Đối với kế hoạch nghiên cứu và triển khai sản phẩm, thì dựa vàonghiên cứu về nhu cầu của khách hàng mà Marketing giúp cho kế hoạch nghiên

cứ triển khai đi đúng hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường, nó ảnh hưởng lớntới sự thành công của sản phẩm và của doanh nghiệp khi sản phẩm được tung rathị trường Ngược lại kế hoạch R&D sẽ cung cấp cho kế hoạch Marketing nhữngthông tin về sản phẩm mới để thực hiện cho các hoat động quảng cáo… từ đó tácđộng tới kế hoạch Marketing của doanh nghiệp Cũng qua nghiên cứu về thịtrường mà kế hoạch Marketing cung cấp các thông tin về khối lượng sản phẩm

mà thị trường cần, chất lượng, giá cả của các sản phẩm ấy để doanh nghiệp có kế

và dự trữ

Kế hoạch Marketing

Trang 11

hoạch sản xuất và dự trữ các sản phẩm của mình Ngược lại kế hoạch sản xuất và

dự trữ lại cung cấp các thông tin về khả năng sản xuất, các khoảng thời gian củagiai đoạn này để kế hoạch Marketing có sự chuẩn bị cho giới thiệu và bánhàng… Từ các nhu cầu sản xuất, đánh giá trong nội bộ doanh nghiệp và các tácđộng bên ngoài kế hoạch Marketing xác định nhu cầu nhân sự mà doanh nghiệpcần để có thể thực hiện các công việc trên Kế hoạch nhân sự của doanh nghiệpcũng có phản hồi lại là khả năng nhân sự sẵn có trong doanh nghiệp, từ đó Kếhoạch Marketing có những tính toán cho cầu nhân sự của doanh nghiệp Kếhoạch tài chính là yếu tố quyết định khả năng thực hiện của các hoạt động trongdoanh nghiệp, nó sẽ cung cấp cho kế hoạch Marketing những khả năng về ràngbuôc ngân sách để có thể thông báo cho các kế hoạch khác và có sự điều chỉnh

Kế hoạch Marketing dựa vào các tính toán cung cấp các sự toán của mình để kếhoạch tài chính có sự chuẩn bị cho các hoạt động của doanh nghiệp sẽ được diễn

ra trôi chảy

Qua đây chúng ta thấy sự gắn kết của kế hoạch Marketing với các kếhoạch chức năng khác trong doanh nghiệp Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu rõnội dung của các kế hoạch này

1.1 Kế hoạch Marketing của doanh nghiệp

a Khái niệm và nội dung

Cũng như những chức năng khác trong doanh nghiệp, chức năngMarketing có nhiệm vụ là tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp, giống như sảnxuất sản phẩm Chức năng Marketing giữ vai trò kết nối mọi hoạt động củadoanh nghiệp với thị trường, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp hướng theo thị trường, lấy thị trường làm cơ sở cho các quyết định kinhdoanh Xét về yếu tố cấu thành của nội dung quản lý thì Marketing là một chức

Trang 12

năng có mối liên hệ thống nhất với các chức năng khác, là đầu mối quan trọngcủa một cơ thể quản lý thống nhất trong điều kiện nền kinh tế thị trường

Kế hoạch Marketing là một tài liệu bằng văn bản xuất phát từ sự phân tíchthị trường và môi trường, trong đó người ta đề ra các chiến lược lớn cho công tyhoặc nhóm sản phẩm, sau đó xác định các biện pháp và các phương tiện cần thiết

để thực hiện kế hoạch đó Như vậy, chúng ta thấy rằng kế hoạch Marketing làmột chương trình hành động trong đó gồm có:

- Một bảng phân tích chi tiết về các khả năng của thị trường và của daonhnghiệp

- Một phần diễn giải về những giả thiết phát triển, các khả năng lựa chọn

b Vị trí của kế hoạch marketing trong doanh nghiệp

Về cấp quản lý, kế hoạch marketing phải phụ thuộc vào chính sách chungcủa doanh nghiệp, các kế hoạch marketing phải phù hợp với các chiến lược màlãnh đạo doanh nghiệp đã vạch ra Kế hoạch marketing nhất thiết phải đượcchuyển thành các quyết định, các mệnh lệnh cụ thể khi đưa vào thực hiện Đâychính là hoạt động quản lý hàng ngày trong marketing, giai đoạn này sẽ quyếtđịnh sự thành công trong thực hiện kế hoạch marketing của doanh nghiệp

c Phương pháp lập kế hoạch marketing

Trang 13

Marketing xác định nhu cầu thị trường, chính vì thế nó phải dự báo đượcnhu cầu của thị trường, tức là phải dự báo được khả năng bán hàng của doanhnghiệp Doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để tính toáncác nhu cầu này dựa vào đặc thù lĩnh vực mình kinh doanh và các biến độngchung trong thời gian qua Doanh nghiệp có thể dự báo nhu cầu của khách hàngbằng các phương pháp: giản đơn, trung bình dài hạn, phương pháp trung bìnhđộng, phương pháp trung bình động có trọng số… Tuỳ vào lĩnh vực mà doanhnghiệp kinh doanh, đặc thù của thị trường mà có thể lựa chọn các phương pháp

dự báo khác nhau sao cho phù hợp

1.2 Kế hoạch sản xuất và dự trữ

a Khái niệm và nội dung

Là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động quản lý sản xuất,

kế hoạch sản xuất nhằm tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn lực Trên thực tế luôn

có sự sai lệch giữa dự báo và thực tế thị trường nơi mà doanh nghiệp có mặt, vìvậy kế hoạch phải được xây dựng dựa trên năng lực sản xuất và các phân tích,đánh giá dự báo nhu cầu của sản phẩm trên thị trường Kế hoạch sản xuất đượcđiều chỉnh linh hoạt, sao cho thích ứng với mọi biến động của môi trường kinhdoanh, đặc biệt là sự biến động về nhu cầu Kế hoạch sản xuất sẽ phải xác địnhđược các nội dung sau đây:

- Khối lượng sản xuất cho mỗi sản phẩm

- Các sản phẩm khác nhau được sản xuất tại mỗi đơn vị sản xuất

- Lượng dự trữ cần thiết đối với thành phẩm và bán thành phẩm

- Sử dụng các yếu tố sản xuất

- Cung ứng nguyên vật liệu và bán thành phẩm

- Các kế hoạch thuê ngoài

Trang 14

Việc xác định các yếu tố này phải thoả mãn các ràng buộc chặt chẽ về kỹthuật, các mục tiêu của doanh nghiệp và các nguồn lực của các bộ phận khácnhau trong doanh nghiệp, đặc biệt là các ràng buộc về mục tiêu bán hàng, khảnăng cung ứng nhân sự và các mục tiêu hiệu quả.

b Vai trò của kế hoạch sản xuất và dự trữ

Doanh nghiệp tổ chức sản xuất nhằm thoả mãn các nhu cầu của kháchhàng, hoạt động này cần được tiến hành trôi chảy qua đó thực hiện chức năngcủa mình Kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp sẽ phối hợp các nguồn lực củadoanh nghiệp một cách hợp lý để tổ chức sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thịtrường theo các thời điểm đã dự tính trong kế hoạch Kế hoạch sản xuất và dự trữcho phép doanh nghiệp chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực chuẩn bị ứng phó vớibiến động nhu cầu của thị trường dựa trên khả năng của doanh nghiệp

Cùng với quá trình sản xuất sản phẩm thì do một số lý do về kỹ thuật như:thời hạn sản xuất của các đơn hàng, và tận dụng công suất của máy móc thiết bị

Và lý do thời vụ của việc tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ phải dự trữ sảnphẩm Việc dự trữ cũng mang đến nhiều phiền toái cho doanh nghiệp Ví dụ như:vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ bị đọng lại trong kho và doanh nghiệp sẽ tốnchi phí bảo quản chúng, ngoài ra có thể phải tính đến các sản phẩm bị hỏng trongquá trình lưu kho Cùng với dự trữ sản phẩm thì doanh nghiệp còn tiến hành dựtrữ, bảo quản nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất Mục đích của dựtrữ nguyên vật liệu để đáp ứng hai mục tiêu cơ bản, đó là đáp ứng nhu cầu đầuvào cho sản xuất với chi phí thấp nhất

c Phương pháp lập kế hoạch sản xuất và dự trữ

Với khả năng sản xuất của doanh nghiệp và dựa trên nhu cầu thị trường thìdoanh nghiệp có các phương pháp lập kế hoạch sản xuất tổng thể sau:

Trang 15

- Phương pháp đồ thị: Phương pháp này đơn giản và dễ áp dụng Nó sửdụng ít biến số và cho phép doanh nghiệp so sánh cầu dự báo và công suất củadoanh nghiệp Doanh nghiệp sẽ dựa vào tính toán bình quân để xác định côngsuất trung bình cho doanh nghiệp trong một giai đoạn.

- Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các phương pháp toán học ví dụ nhu

mô hình hệ số quản lý của Bowman Kỹ thuật này sử dụng phân tích hồi quy cácquyết định sản xuất trong quá khứ và sẽ chỉ ra mối quan hệ giữa các biến sốtrong quyết định tương lai

Qua dự tính này mà doanh nghiệp có những tính toán cho kế hoạch tiến độsản xuất, kế hoạch nhu cầu sản xuất… Cùng với quá trình sản xuất, doanhnghiệp thực hiện quá trình dự trữ sản phẩm và nguyên vật liệu cho quá trình sảnxuất và kinh doanh của mình Doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp sau

để xác định khối lượng dự trữ cho doanh nghiệp:

- Phương pháp hệ thống điểm đặt hàng: Khi khối lượng cung ứng đã đượcxác định, doanh nghiệp sẽ xác định thời điểm đặt hàng một lượng xác địng Q khiqui mô dự trữ giảm xuống nhất định gọi là điểm đặt hàng Mức dự trữ này đảmbảo cho phép thoả mãn yêu cầu của sản xuất cho đến khi nhận hàng từ nhà cungcấp

- Phương pháp hệ thống tái tạo định kỳ: với phương pháp này ở một thờiđiểm cố định người ta đánh giá mức trữ còn lại và đặt hàng một khối lượng xácđịnh sao cho mức dự trữ đạt được một qui mô xác định Chính vì thế, số lượngđặt hàng thường bằng lượng khối lượng nguyên vật liệu đã tiêu thụ trong khoảngthời gian từ lần đặt hàng trước

1.3 Kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu, máy móc

a Nội dung của kế hoạch mua sắm

Trang 16

Kế hoạch mua sắm xác định danh mục các mặt hàng cần mua sắm, khốilượng các mặt hàng đó và chi phí dự tính mà doanh nghiệp cần chuẩn bị để cóthể thực hiện kế hoạch này Kế hoạch mua sắm giúp doanh nghiệp có thể chuẩn

bị các nguyên vật liệu, các thiết bị cho quá trình chuẩn bị sản xuất có thể chuẩn

bị tiến hành

b Vai trò của kế hoạch mua sắm

Trong quá trình công nghiệp hoá, năng suất tạo nên sự khác biệt giữa cácdoanh nghiệp Chính vì thế các doanh nghiệp luôn rất quan tâm tới việc nâng caonăng suất, chất lượng sản phẩm cho dây truyền sản xuất của mình Việc mua sắmnày khá tốn kém, chính vì thế doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể cho việc muasắm của mình sao cho còn cân đối với các kế hoạch tác nghiệp khác trong khuônkhổ ngân sách

Như mục trên chúng ta đã nói, việc dự trữ nguyên liệu là rất cần thiết, và

để đảm bảo cho kho nguyên liệu đáp ứng được nhu cầu sản xuất chung củadoanh nghiệp thì mỗi doanh nghiệp cần có những kế hoạch mua sắm nguyên liệuvào những thời điểm thích hợp, đảm bảo cho nhu cầu sản xuất và tiêu chí tiếtkiệm chi phí cho doanh nghiệp

c Phương pháp lập kế hoạch mua sắm của doanh nghiệp

Doanh nghiệp xác định nhu cầu mua sắm dựa vào các nhu cầu sản xuất đã

dự tính và công suất xác định của doanh nghiệp Kế hoạch dự trữ các nguyên vậtliệu cũng được tính toán trong kế hoạch mua sắm, qua sự tổng hợp này doanhnghiệp xác định các chỉ tiêu cho bản kế hoạch của mình

1.4 Kế hoạch nhân sự

a Nội dung kế hoạch nhân sự

Quản lý nhân sự là một trong những chức năng cơ bản của quá trình quản

lý doanh nghiệp, bởi quản lý con người là thực hiện quản lý một trong những

Trang 17

nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp, và nó không thể thiếu với mọi loạihình doanh nghiệp Mục tiêu hàng đầu của quản lý nhân sự là giúp doanh nghiệpđảm bảo một số lượng thích hợp những người lao động với mức trình độ ký năngphù hợp và đúng vị trí và đúng thời điểm, nhằm hoàn thành các mục tiêu củadoanh nghiệp Chính vì thế chúng ta có thể nói, quản lý nhân sự là một công việckhó khăn và phức tạp, bởi vì nó liên quan đến những con người cụ thể, vớinhững hoàn cảnh và các đặc trưng riêng biệt Kế hoạch nhân sự cho phép cácnhà quản lý và bộ phận nhân sự dự báo các nhu cầu tương lai về nhân sự củadoanh nghiệp và khả năng cung ứng lao động

Việc lập kế hoạch nhân sự dựa trên các kế hoạch khác của doanh nghiệp,

dự báo nhu cầu nhân sự trong tương lai và khả năng cung ứng nhân sự trong vàngoài doanh nghiệp Trong một bản kế hoạch nhân sự của doanh nghiệp thườngxác định các nội dung sau đây:

- Doanh nghiệp cần những con người cho các vị trí như thế nào với sốlượng là bao nhiêu?

- Thời điểm mà doanh nghiệp có nhu cầu nhân sự đó

- Doanh nghiệp sẽ xác định xem trong nội bộ doanh nghiệp có những conngười như thế hay không? Từ đó, doanh nghiệp có sự chuẩn bị cho nhu cầu củamình từ nguồn cung bên ngoài

b Vai trò của kế hoạch nhân sự

Kế hoạch nhân sự là yếu tố cơ bản giúp cho doanh nghiệp tổ chức thựchiện thành công các mục tiêu của mình

Kế hoạch nhân sự là cơ sở chuẩn bị cho kế hoạch đào tạo của doanhnghiệp Nó đáp ứng cho định hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp, thíchứng với sự thay đổi của khoa học kỹ thuật

Trang 18

Kế hoạch nhân sự giúp doanh nghiệp nắm bắt được chất lượng của độingũ lao động trong doanh nghiệp, trình độ, chuyên môn, các tiềm năng trongdoanh nghiệp cần được khai thác để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh.

Kế hoạch nhân sự giúp doanh nghiệp sự kiến được lượng người bổ sung

do yêu cầu của việc mở rộng sản xuất kinh doanh và số lượng cần được thay thế

do các vấn đề xã hội để đảm bảo quá trình sản xuất có thể diễn ra liên tục

Kế hoạch nhân sự giúp doanh nghiệp bố trí, sắp xếp, sử dụng nguồn lựcmột cách hợp lý, và qua đó cũng xác định được lượng tiền lương mà doanhnghiệp cần chi trả cho người lao động

c Phương pháp lập kế hoạch nhân sự

Lập kế hoạch nhân sự của doanh nghiệp thường được trải qua các bướcsau:

Thứ nhất: Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp

để từ đó dự báo nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp Sau khi đã xác định mụcđích và các chỉ tiêu kinh doanh, doanh nghiệp phải xác định nguồn nhân lực cầnthiết cho thực hiện các mục tiêu chiến lược

Thứ hai: Phân tích tình hình nhân sự hiện tại để dự báo cung về nhân sự

nhằm thoả mãn các nhu cầu đã được xác định Để làm được điều này doanhnghiệp phải lập bản kiểm kê cập nhật thường xuyên về nguồn nhân lực, giúpdoanh nghiệp nắm rõ được doanh nghiệp đã có những cá nhân có những kỹ năng

gì, chuyên môn gì, ai có những kỹ năng và chuyên môn đó

Thứ ba: Phân tích những mất cân đối về nhân sự bằng cách do sánh dự

báo nhu cầu về nhân sự với nguồn nhân sự hiện có Thông qua việc so sánh nàydoanh nghiệp có thể xác định được đội ngũ nhân viên hiện tại đáp ứng nhu cầuđược đến đâu và ở đâu cần được đào tạo

Trang 19

Thứ tư: Lập kế hoạch điều chỉnh nội bộ thông qua các kế hoạch đề bạt, sơ

đồ thuyên chuyển…

Thứ năm: Lập kế hoạch điều chỉnh bên ngoài thông qua việc tuyển dụng

hoặc thuê thêm lao động…

Cuối cùng: Kiểm tra và đánh giá Đây la một trong những chức năng

quan trọng của quản trị nói chung và quản lý nhân sự nói riêng

1.5 Kế hoạch tài chính

a Khái niệm và nội dung của kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính là một thành phần quan trọng của hệ thống kế hoạchtrong doanh nghiệp Mục đích của kế hoạch tài chính là xây dựng hệ thống quản

lý tài chính hiệu quả để đạt được các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp

Kế hoạch tài chính là quá trình soạn thảo các kế hoạch và các chỉ tiêu quantrọng nhằm đảm bảo các nguồn lực cho sự phát triển của doanh nghiệp Sau đây

là các nội dung quan trọng của kế hoạch tài chính: kế hoạch tài chính xác địnhcác nhu cầu sử dụng nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, xác định các nguồnvốn cơ bản và cơ cấu của nguồn vốn, đưa ra các quyết định về thu hút nguồn tàichính từ bên ngoài, thiết lập cơ chế phân bổ nguồn lực tài chính một cách hợp lýcho các nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời xác định các mối quan

hệ tài chính giữa doanh nghiệp và các tổ chức tài chính khác

b Vai trò của kế hoạch tài chính

Vai trò của kế hoạch tài chính với môi trường nội tại của doanh nghiệpđược thể hiện qua các nội dung sau:

Kế hoạch tài chính thể hiện những mục tiêu chiến lược đã được lựa chọndưới dạng các chỉ tiêu tài chính cụ thể

Các kế hoạch của doanh nghiệp muốn thực hiện được cần có các nguồnlực, nhất là nguồn lực tài chính Kế hoạch tài chính xác định các giới hạn chi phí

Trang 20

để thực hiện tổng thể các kế hoạch khác của doanh nghiệp như: kế hoạchmarketing, kế hoạch nhân sự, kế hoạch sản xuất.

Kế hoạch tài chính còn là cơ sở quan trọng để soạn thảo và điều chỉnh cácchiến lược chung của doanh nghiệp

Kế hoạch tài chính là một trong các công cụ quan trọng để liên lạc với môitrường bên ngoài: nhà cung cấp, người tiêu dùng, nhà phân phối…

c Phương pháp lập kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính được soạn thảo dựa trên các mục tiêu chiến lược từđịnh hướng phát triển doanh nghiệp, kết quả phân tích tài chính, các chính sáchtài chính trong kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp, các chỉ tiêu kế hoạch pháttriển doanh nghiệp và hệ thống các mức thuế hiện hành, lãi suất trên thị trườngtài chính

Các bước lập kế hoạch tài chính:

Phân tích tài chính: phân tích tài chính được thực hiện dựa trên báo cáo tàichính cơ bản của doanh nghiệp như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinhdoanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Lập kế hoạch tài chính dài hạn bao gồm kế hoạch tìa trợ kế hoạch đầu tư,

dự báo kết quả hoạt động kinh doanh, dự báo bảng cân đối kế toán

Lập kế hoạch tài chính tác nghiệp: đó là lập các ngân sách tài chính nhưngân sách lưu chuyển tiền tệ, các ngân sách hoạt động khác như: ngân sách bánhàng, ngân sách chi phí nguyên vật liệu…

III Một số đặc trưng riêng của ngành dược có ảnh hưởng tới lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

1 Một số tiêu chuẩn chất lượng cần đảm bảo

Ngành sản xuất nào cũng cần đảm bảo chất lượng cho sản phẩm của mình,với đặc thù của ngành là tạo ra các sản phẩm chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ

Trang 21

cho khách hàng nên ngành dược càng đòi hỏi đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượngkhắt khe Đang trên con đường hội nhập với thế giới nên các doanh nghiệp củaViệt Nam cũng đã và đang cố gắng tiến hành các qui trình đảm bảo chất lượngtheo tiêu chuẩn chung của quốc tế.

1.1 Tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất (GMP)

Bản dự thảo đầu tiên của Tổ chức Y tế Thế giới WHO về thực hành tốtsản xuất thuốc được xây dựng theo yêu cầu của Hội đồng y tế Thế giới lần thứ

20 (Nghị quyết WHA 20.34) năm 1967 do một nhóm chuyên gia thực hiện Sau

đó bản dự thảo này được trình lên Hội đồng y tế Thế giới lần thứ 21 dưới tiêu đề

“ Dự thảo Quy định trong thực hành tốt trong sản xuất và kiểm tra chất lượngthuốc và tá dược” và được thông qua Thực hành tốt sản xuất thuốc là một phầncủa đảm bảo chất lượng, giúp đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất ra mộtcách đồng bộ và được kiểm soát theo các tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với mụcđích sử dụng của chúng cũng như theo các giấy phép lưu hành Các nguyên tắctrong GMP trước hết hướng tới loại bỏ những nguy cơ dễ xảy ra trong sản xuấtdược phẩm, đó là: nhiễm chéo và lẫn lộn Thực hiện GMP đòi hỏi:

- Tất cả các quy trình sản xuất phải được xác định rõ ràng, được rà soát

mộ cách có hệ thống theo kinh nghiệm, và chứng minh được rằng sản phẩm sảnxuất ra đảm bảo được các tiêu chuẩn chất lượng đã định

- Việc thẩm định phải được thực hiện

- Có tất cả các nguồn lực cần thiết: nhân viên có chuyên môn, nhà xưởngđảm bảo, nguyên vật liệu dán mác phù hợp, dây truyền sản xuất đảm bảo…

- Có ghi chép trong quá trình sản xuất theo đúng hướng dẫn trong quitrình, có bất kì sai lệch nào đáng kể cũng phải ghi lại đầy đủ và điều tra

1.2 Nguyên tắc thực hành tốt phân phối thuốc (GDP)

Trang 22

Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2007/QĐ-BYT ngày 24/01/2007.Thực hành tốt phân phối thuốc là một phần công tác đảm bảo chất lượng toàndiện để đảm bảo duy trì chất lượng thuốc được duy trì qua việc kiểm soát đầy đủtất cả các hoạt động liên quan tới phân phối thuốc: Cơ sở sản xuất phải có chínhsách chất lượng bằng văn bản mô tả những chính sách và mục đích của nhà phânphối về chất lượng; hệ thống chất lượng phải phù hợp, về nguồn lực, qui trình,nguồn lực; tất cả các bên liên quan phải cùng chịu trách nhiệm về chất lượng củasản phẩm; xây dựng hồ sơ sổ sách sao cho có thể truy tìm được người cung ứng;xây dựng qui trình cho tất cả các hoạt động hành chính và kỹ thuật; tất cả mọisản phẩm phải được lưu hành hợp pháp.

1.3 Nguyên tắc thực hành bảo quản thuốc (GSP)

Theo quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT ngày 29 tháng 6 năm 2001, đểđảm bảo cung cấp thuốc có chất lượng đến tay người tiêu dùng đòi hỏi phải thựchiện tốt tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ và lưu thông thuốc Để cóthể thực hiện tốt nguyên tắc này các cơ sở cần đảm bảo các tiêu chuẩn theo quyđịnh cho trang thiết bị, con người, nhất là các điều kiện trong kho bảo quản của

cơ sở kinh doanh, các tiêu chuẩn về nhãn mác, bao bì Trong quá trình vậnchuyển lưu hành thuốc cần có sự ghi chép cẩn thận để có sự kiểm tra đối chiếu

1.4 Nguyên tắc thực hành tốt nhà thuốc (GPP)

Theo quyết định số 11/2007/QĐ-BYT ngày 24/01/2007, đưa ra cácnguyên tắc, các tiêu chuẩn cơ bản trong thực hành nghề thuốc của các dược sĩ tưnhân và nhân sự trên cơ sở tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên môn Đểthực hiện được tiêu chuẩn này, các cơ sở cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau: Ngườiphụ trách chuyên môn của cơ sở phải có chứng chỉ hành nghề theo qui định; cơ

sở có nhân lực đáp ứng được các yêu cầu chung; nơi bán thuốc phải đảm bảo cáctiêu chuẩn chung về diện tích, về các dụng cụ chứa đựng sản phẩm, kho bảo

Trang 23

quản sản phẩm; trong quá trình kinh doanh các cơ sở phải ghi chép đầy đủ về sảnphẩm đã xuất ra, số lô; các sản phẩm phải có hướng dẫn sử dụng rõ ràng.

1.5 Nguyên tắc thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc (GLP)

Theo quyết định số 1570/200/QĐ-BYT ngày 22/05/2000, doanh nghiệpcần đảm bảo các điều kiện chung như sau: các doanh nghiệp hoạt động cần thựchiện theo các hướng dẫn về tổ chức nhân sự, số lượng, bằng cấp của nhân viên,

hồ sơ sức khoẻ của nhân viên ; về hệ thống chất lượng: chính sách chất lượng,

sổ tay chất lượng và nội dung của nó, đánh giá định kì kiểm tra chất lượng; về cơ

sở vật chất: danh mục các thiết bị kiểm nghiệm, diện tích và điều kiện của phòngkiểm nghiệm

*Ảnh hưởng của đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng tới kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp: Việc đảm bảo các tiêu chuẩn trên đã có ảnh hưởng

tới kế hoạch kinh doanh chung của doanh nghiệp Trong kế hoạch kinh doanhtổng thể của doanh nghiệp lúc này cần thêm kế hoạch đảm bảo chất lượng chocác sản phẩm, có thêm kế hoạch này cũng đã tác động tới các kế hoạch chứcnăng khác của doanh nghiệp Sự ảnh hưởng này sẽ được nói tới khi chúng ta xemxét quy trình lập kế hoạch kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp dược phẩm

2 Sự phân đoạn thị trường của ngành dược.

Việc xác định tập trung vào phân đoạn nào trong phân đoạn thị trường củangành dược tạo ra các tác động tới kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp Ví

dụ doanh nghiệp đã xác định khách hàng là những người yêu thích các sản phẩmtruyền thống của dân tộc, các sản phẩm có giá không quá đắt Chính thế nó đãảnh hưởng tới các phân tích thị trường của doanh nghiệp và kế hoạch Marketing,bởi vì với những đối tượng khách hàng đặc thù như thế công ty sẽ có những kếhoạch quảng cáo, PR riêng biệt… Xác định phân đoạn thị trường đặc thù sẽ ảnh

Trang 24

hưởng tới phân tích thị trường của doanh nghiệp và sẽ tác động tới kế hoạchchung của doanh nghiệp.

Cùng với kế hoạch phát triển thị phần trong nước, hiện tại các doanhnghiệp của nước ta cũng đang nỗ lực mở rộng thị trường sang các nước lân cận:Lào, Campuhia… và các nước ở Đông Âu Với định hướng phát triển mở rộngthị trường như trên đã ảnh hưởng tới những kế hoạch kinh doanh chung củadoanh nghiệp trong thời gian tới Các chính sách phải đảm bảo mục tiêu duy trìthị phần trong nước, đồng thời cũng phục vụ cho mục tiêu mở rộng thị trườngcủa doanh nghiệp Đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn của nước sở tại, thực hiệntheo luật pháp của họ sẽ bắt buộc doanh nghiệp phải chuẩn bị các điều kiện ứngphó và nó phải có trong nội dung kế hoạch chung của doanh nghiệp

3 Tác động cuả sự hội nhập với thị trường thế giới

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập với kinh tế thế giới nhữngnăm vừa qua, các doanh nghiệp cũng hoà mình theo dòng chảy đó, đồng thờicũng phải chấp nhận các tiêu chuẩn chung Trong vòng vài năm vừa qua cácdoanh nghiệp liên tiếp phải triển khai các công tác để đạt được các tiêu chuẩnchung về quản lý chất lượng trong ngành dược Thực sự là khó khăn khi mà đểđạt được các tiêu chuẩn này, các doanh nghiệp sẽ phải đầu tư khá nhiều vào dâychuyền, con người… Theo các chuyên gia thì để đạt được tiêu chuẩn GLP mộtdoanh nghiệp cũng sẽ phải tốn khoảng 30 tỷ, đó là không nhỏ Đồng thời trong

xu thế hội nhập các doanh nghiệp cón chịu tác động của giá cả thị trường thế giớibiến động liên tục

Khi tham gia vào thị trường chung, các doanh nghiệp xác định được cácđối thủ của doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường của quốc gia nào đó hoặcngay trên quốc gia mình Doanh nghiệp sẽ phải xác định những thuận lợi củamình để có những kế hoạch phù hợp để có hướng phát triển đúng đắn cho doanh

Trang 25

nghiệp Ví dụ các doanh nghiệp nước ngoài có dây chuyền sản xuất hiện đại thìdoanh nghiệp không nên cạnh tranh về các sản phẩm công nghệ cao, mà nênthiên về các sản phẩm thông dụng, giá rẻ… những định hướng này sẽ có ảnhhưởng tới các mục tiêu trong kế hoạch của doanh nghiệp.

Mặt khác khi gia nhập vào thị trường quốc gia khác, thì các yếu tố xã hội,kinh tế, luật pháp, các tiêu chuẩn của quốc gia đó sẽ tác động lớn tới doanhnghiệp Đánh giá các điều kiện này doanh nghiệp sẽ xác định các biện pháp cầnthực hiện để có thể chiếm lĩnh thị trường thành công

Chính do các tác động trên mà các doanh nghiệp cần có kế hoạch chuẩn bịcho sự gia nhập của mình với thế giới và khi có ý định xâm nhập vào thị trườngnào đó

IV Quy trình lập kế hoạch kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp dược phẩm.

Điểm khác biệt quan trọng trong qui trình lập kế hoạch kinh doanh của cácdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm là, ngoài các kế hoạch tácnghiệp như các doanh nghiệp khác thì do phải đảm bảo các tiêu chuẩn chấtlượng khắt khe nên trong qui trình chung của họ có thêm một kế hoạch tácnghiệp nữa là kế hoạch chất lượng

Từ đó chúng ta có thể thấy rằng các bước trong soạn lập kế hoạch kinhdoanh của họ như sau:

Trang 26

Hình 1.2 Quy trình lập kế hoạch kinh doanh

Dựa vào sơ đồ trên chúng ta nhận thấy sự khác biệt trong quy trình lập kếhoạch kinh doanh của doanh nghiệp dược phẩm có khác biệt so với các doanhnghiệp trong các lĩnh vực khác Đó là họ có thêm kế hoạch chất lượng trong hệthống các kế hoạch chức năng của mình Kế hoạch chất lượng này sẽ có tác độngtới các kế hoạch chức năng còn lại của doanh nghiệp Trong quy trình thực hiệnđảm bảo, và đăng kí chất lượng của mình với các cơ quan chức năng thì kếhoạch chất lượng này có ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch sản xuất của doanhnghiệp, tiến trình thực hiện tiêu chuẩn này có liên quan trực tiếp tới tiến độ thựchiện sản xuất của doanh nghiệp Sự đảm bảo các tiêu chuẩn này quyết định rằngcác sản phẩm của doanh nghiệp có được tung ra thị trường hay không?

Kế hoạch chất lượng này của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới kế hoạchmua nguyên vật liệu và dự trữ chúng của doanh nghiệp Để đảm bảo các tiêuchuẩn này thì doanh nghiệp phải định hướng rõ các khách hàng mà mình có thểtin tưởng, dựa vào khả năng của kho chứa mà tính toán nhu cầu mua sắm cho

Chương trình và

dự án

Kế hoạch tác nghiệp, chất lượng và ngân sách

Đánh giá

và hiệu chỉnh các pha của kế hoạch

Trang 27

doanh nghiệp Bởi vì, đây là các sản phẩm rất nhạy cảm không chịu được các tácđộng bất thường của thời tiết như các sản phẩm thông thường khác.

Kế hoạch chất lượng cung cấp thông tin cho kế hoạch marketing về sảnphẩm của mình, dựa vào các thông tin đó và đặc thù của phân đoạn mà doanhnghiệp kinh doanh mà xác định các phương thức quảng cáo cho phù hợp…

Cuối cùng để thực hiện được kế hoạch chất lượng thì đảm bảo về tài chính

là không thể thiếu khi mà để đạt được các tiêu chuẩn này, các doanh nghiệp đãphải đầu tư khá lớn vào dây truyền sản xuất và đảm bảo các tiêu chuẩn này trongquá trình sản xuất

Tác động qua lại giữa các kế hoạch chức năng của doanh nghiệp tạo nêntính hệ thống trong quản lý thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp Qua sự tácđộng với các kế hoạch khác trong doanh nghiệp khác trong doanh nghiệp, chúng

ta thấy được sự khác biệt cơ bản trong quy trình lập kế hoạch kinh doanh của cácdoanh nghiệp dược phẩm qua kế hoạch chất lượng của họ

V Một số điều kiện đảm bảo chất lượng lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

1 Năng lực cán bộ lập kế hoạch

Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cũng là một sản phẩm trí sáng tạocủa con người, chính vì thế yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất tác độngtới chất lượng bản kế hoạch Năng lực của cán bộ lập kế hoạch tác động trực tiếptới các bước trong quy trình lập kế hoạch qua đó tác động tới các mục tiêu củabản kế hoạch, qua đó ảnh hưởng tới việc thực hiện các mục tiêu đó Trong cácbước phân tích môi trường, cán bộ kế hoạch phải thể hiện được sự tinh tế trongđánh giá nhìn nhận vấn đề, khả năng tổng hợp của mình Xác định mục tiêu chodoanh nghiệp, người lập kế hoạch phải thể hiện được sự nhạy bén với thị trường

để có thể đưa ra các mục tiêu trong tầm khả năng mà vẫn thể hiện tính định

Trang 28

hướng của doanh nghiệp… Nói chung để có thể là một nhà kế hoạch cho doanhnghiệp thì người cán bộ cần có những tiêu chuẩn sau:

- Các nhà kế hoạch cần có lý luận tốt, có thói quen suy luận trừu tượng và

có khả năng giao tiếp, tính chất của nhà ngoại giao giỏi

- Cần có chuyên môn sâu rộng về kế hoạch, và biết sử dụng các kiến thức

đó vào việc soạn thảo kế hoạch, chính sách và tổ chức điều hành công tác kếhoạch hoá trong doanh nghiệp

- Nhà kế hoạch có khả năng giao tiếp ở mức độ chuyên nghiệp với cácchuyên viên, chuyên gia ở các chuyên môn chức năng khác nhau như: tài chính,hành chính, marketing, và các lĩnh vực khác trong hoạt động của doanh nghiệp

- Nhà kế hoạch cần có sự yêu nghề và đã từng có kinh nghiệm trong môitrường kinh doanh, có kinh nghiệm lãnh đạo, để dựa vào các hiểu biết của mình

có thể tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động đó

Sự chú ý cho nguồn lực con người trong các công tác của doanh nghiệpnói chung và công tác kế hoạch nói riêng sẽ có ảnh hưởng lớn tới khả năng thựchiện và thành công của công tác đó Sự đảm bảo nguồn lực con người có ý nghĩaquyết định sự đảm bảo cho chất lượng bản kế hoạch Để có thể có những cán bộđáp ứng cho các tiêu chuẩn trên, và thực hiện tốt các công tác kế hoạch trongdoanh nghiệp thì doanh nghiệp cần có chế độ tuyển mộ hợp lý, đồng thời cũng

có những kế hoạch đào tạo chuyên môn cho đội ngũ cán bộ của mình

2 Sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng.

Mối quan hệ giữa các phòng ban có ảnh hưởng không nhỏ tới các công tácdiễn ra trong doanh nghiệp Việc thu thập được các thông tin từ các phòng bantrong doanh nghiệp cho sự đánh giá chính xác về nội lực của doanh nghiệp Nóquyết định tới việc đưa ra các mục tiêu và thực hiện các mục tiêu đó của doanhnghiệp Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quyết định bởi các hoạt

Trang 29

động trong nội bộ doanh nghiệp có trôi chảy hay không? Chỉ cần vướng mắc ởđâu đó sẽ có ảnh hưởng tới các hoạt động khác của doanh nghiệp, qua đó tácđộng tới hoạt động tổng thể của cả doanh nghiệp Chính các hoạt động hỗ trợ lẫnnhau của các phòng ban sẽ tạo nên sức mạnh tinh thần trong hiện thực hoá cácmục tiêu của doanh nghiệp Mặt khác, sự hiểu biết về nội bộ doanh nghiệp sẽcho biết rằng các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra có khả thi hay không?

Để đảm bảo các phòng ban trong doanh nghiệp có sự phối hợp sao chophục vụ tốt nhất cho công tác lập kế hoạch của doanh nghiệp thì: các phòng bancần liên tục trao đổi các thông tin về nội bộ của phòng ban mình, các thông tin

về thị trường mà họ cập nhật, các thông tin về quản lý chung của doanh nghiệp

để phòng kế hoach có những cập nhật, có những thông tin cho lập kế hoạch vàđiều chỉnh thực hiện kế hoạch trong quá trình thực hiện các mục tiêu đó Doanhnghiệp nên trang bị hệ thống thông tin nội bộ để các phòng ban có thể liên tụctrao đổi với nhau trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch

3 Đảm bảo về tài chính cho công tác lập kế hoạch

Mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều cần có ngân sách để thực hiện,ngân sách như là dòng máu giúp các bộ phận của doanh nghiệp có thể được tiếnhành Đồng thời nó còn có ý nghĩa liên lạc giữa các hoạt động đó do tất cả chịu

sự chi phối của giới hạn ngân sách của doanh nghiệp

Sự đảm bảo về tài chính giúp cho các hoạt động của công tác kế hoạch cóthể được tiến hành, qua sự tác động tới các hoạt động như thu thập thông tin,tổng hợp số liệu, nghiên cứu thị trường… nó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng củabản kế hoạch, các mục tiêu của kế hoạch doanh nghiệp Không có các kinh phí

để tìm hiểu môi trường bên ngoài doanh nghiệp sẽ không xác định được các yếu

tố tác động tới doanh nghiệp mình như thế nào Không có nguồn kinh phí nàydoanh nghiệp cũng không thể tổ chức liên kết, trao đổi thông tin giữa các phòng

Trang 30

ban một cách kịp thời phục vụ cho xác định mục tiêu và lập kế hoạch… Nóichung nguồn tài chính rất quan trọng, nó đảm bảo các hoạt động trong quy trìnhlập kế hoạch có thể diễn ra và thể hiện sự ảnh hưởng tới chất lượng bản kếhoạch.

Doanh nghiệp cần chú ý tới nhu cầu tài chính của các hoạt động trongcông tác lập kế hoạch sao cho có thể đảm bảo nguồn lực này cho các hoạt động

có thể diễn ra theo đúng yêu cầu của nó

4 Thông tin và các thiết bị phục vụ cho lập kế hoạch

Các hoạt động thu thập thông tin đóng vai trò là các hoạt động tạo nguồncho công tác kế hoạch Khi có được thông tin đầy đủ về các yếu tố trong nội bộdoanh nghiệp và các yếu tố tác động từ bên ngoài thị trường, doanh nghiệp cóđược những đánh giá đúng đắn về môi trường mà doanh nghiệp đang chịu sự tácđộng Qua đánh giá tác động này mà doanh nghiệp có được sự so sánh với cácmục tiêu của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các kế hoạch cụ thể để với các mụctiêu cụ thể với tính khả thi cao hơn

Các điều kiện vật chất phục vụ cho công tác kế hoạch cũng có vai trò quantrọng Các máy móc, thiết bị, phần mềm phục vụ cho chuyên môn kế hoạch sẽgiúp cho các hoạt động diễn ra trôi chảy, chuyên nghiệp Đồng thời trang thiết bịcũng đảm bảo cho quá trình thực hiện kế hoạch được theo dõi liên tục để cónhững đánh giá, điều chỉnh kịp thời Sự đảm bảo này giúp các cán bộ thoải máithực hiện các nghiệp vụ của mình phục vụ cho công tác kế hoạch của doanhnghiệp

Doanh nghiệp cần có sự quan tâm thích đáng trang bị các thiết bị cần thiếtphục vụ cho công tác lập kế hoạch của doanh nghiệp: máy tính, fax, phầnmềm… có như thế thì các cán bộ lập kế hoạch mới có thể thể hiện các kỹ năngcủa mình, và như thế chất lượng của kế hoạch sẽ được đảm bảo hơn

Trang 31

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KINH

DOANH CỦA CÔNG TY TRAPHACO

I Giới thiệu chung về công ty Traphaco.

1 Chức năng và nhiệm vụ của công ty Traphaco.

Là một doanh nghiệp sản xuất và cung ứng các sản phẩm và thiết bị y tếkhá uy tín trong suốt hơn 30 năm qua, Traphaco ngày càng khẳng định được vịthế và vai trò của mình Hoàn thành tốt nhiệm vụ cung cấp vật tư và thiết bị y tếtrong công cuộc đổi mới công ty đã nhận được khá nhiều sự khen ngợi của NhàNước và công chúng, dù trong quá trình phát triển có nhiều sự biến động, thayđổi: Được thành lập từ ngày 28/11/1972 thuộc tổ sản xuất thuốc Ty y tế đườngsắt với nhiệm vụ chủ yếu là pha chế thuốc theo đơn phục vụ y tế ngành đườngsắt Sau đó vào ngày 28/05/1981 Traphaco được đổi tên thành Xưởng sản xuấtthuốc đường sắt với nhiệm vụ chủ yếu không có thay đổi cho với thời gian trước

là pha chế thuốc theo đơn phục vụ y tế ngành đường sắt Và vào ngày16/05/1994 Traphaco được đổi tên thành Công ty dược và thiết bị vật tư y tếGTVT, lúc này Traphaco mới bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, lúcnày chức năng của doanh nghiệp là sản xuất và mua bán dược phẩm, vật tư, thiết

bị y tế Tới ngày 27/09/1999 công ty được cổ phần hoá thành Công ty cổ phầndược và thiết bị vật tư y tế GTVT Lúc này công ty thực hiện các hoạt động củamình trên nhiều mặt cả sản xuất kinh doanh và cả tư vấn…chức năng của doanhnghiệp là: Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu: Dược phẩm, mỹ phẩm, nguyênliệu hoá dược, vật tư và thiết bị y tế, thực phẩm chức năng, rượu, bia, nước giảikhát Thu mua, nuôi trồng, chế biến dược liệu Tư vấn sản xuất, dịch vụ khoahọc kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y, dược Cho đến ngày05/07/2001 công ty được đổi tên thành tên gọi như hiện nay là Công ty cổ phần

Trang 32

Traphaco, với chức năng chủ yếu cũng không khác nhiều so với giai đoạn trước

đó là: Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu: dược phâmt, mỹ phẩm, nguyên liệuhoá dược, vật tư và thiết bị y tế, thực phẩm chức năng, rượu, bia, nước giải khát.Thu mua, nuôi trồng, chế biến dược liệu Tư vấn sản xuất, dịch vụ khoa học kỹthuật, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y dược

2 Tổng quan về tổ chức của công ty Traphaco.

Trong lịch sử phát triển của mình, tên gọi và tổ chức của Traphaco đã cónhiều thay đổi Từ khi chuyển sang là một doanh nghiệp cổ phần hoá, cơ cấu tổchức của Traphaco ngày càng được hoàn thiện và chặt chẽ Qua sơ đồ dưới đâychúng ta sẽ thấy được cơ cấu tổ chức của Traphaco hiện nay khi đã là một doanhnghiệp cổ phần

Trang 33

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty Traphaco

Công ty Cổ phần Traphaco

Công ty TNHH

TraphacoSapa

Công ty Cổ phần Traphaco CNCĐại hội đồng cổ đông

Ban giám sát Hội đồng quản trị

Trang 34

Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều nằm dưới sự điều hành củaHội đồng quản trị, khi các quyết định được thông qua sẽ được triển khai xuốngcác phòng ban trong doanh nghiệp để tổ chức thực hiện Trong doanh nghiệp thìcác phòng ban cũng có mối quan hệ khá mật thiết với nhau: Phòng kinh doanh sẽđánh giá các tác động cuả thị trường và trong nội bộ của doanh nghiệp thông quacác thông tin của các phòng ban khác, ví dụ lấy thông tin về nhân sự qua phòngtài chính tổng hợp, lấy thông tin về các sản phẩm cho công tác quảng cáo củamình qua thông tin từ phòng kiểm tra chất lượng và phòng nghiên cứ triển khaisản phẩm mới Các phòng ban tổng hợp ngân sách cho phòng tài vụ… Trong đóphòng kế hoạch tổng hợp thông tin chung của các phòng ban để thực hiện chocông tác lập kế hoạch của mình Do hệ thống thông tin trong nội bộ doanhnghiệp là khá tốt chính vì thế mà khả năng liên lạc giữa các phòng ban luôn đượcđảm bảo.

3 Kết quả kinh doanh của Traphaco trong những năm vừa qua.

3.1 Thành tựu đã đạt được của Traphaco trong thời gian qua.

Trong vài năm vừa qua Traphaco luôn giữ được tốc độ tăng trưởng rấtcao, luôn từ 25 – 35%, chính điều này đã giúp doanh nghiệp nâng cao năng lựccủa mình, giúp cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên

Bảng 2.2 Thành tựu của Traphaco trong những năm qua

Trang 35

qua Thành tựu này có được là do nỗ lực rất lớn của tất cả tập thể doanh nghiệp.Theo đánh giá của Bộ Y Tế thì Traphaco là một trong những doanh nghiệp cótốc độ tăng trưởng các sản phẩm mới được tung ra nhiều nhất, ước tính hàngnăm trung bình Traphaco cho ra mắt 20 sản phẩm mới, đến nay công ty đã đượccấp phép cho 231 sản phẩm.

Mặc dù trong thị trường luôn có biến động về giá nhưng doanh nghiệp thểhiện sự vững vàng trong kinh doanh khi mà lợi nhuận cũng tăng chứ khôngnhững doanh thu tăng với tốc độ cao Như thế, sự phát triển của doanh nghiệp làvững chắc trong những năm vừa qua

Trong kinh doanh thì Traphaco đã thu được những thành tựu đáng khen,mặt khác doanh nghiệp lại rất được lòng các thành viên trong doanh nghiệp khi

mà thu nhập của các thành viên cũng được cải thiện qua từng năm Trong nhữngnăm vừa qua thu nhập bình quân của Traphaco luôn có tốc độ tăng từ 10 – 15%

Trong những năm vừa qua, công ty cũng liên tục nhận được sự khen ngợi

và các danh hiệu cao quí từ Nhà Nước và công chúng:

- Năm 2002 được tặng “ Huân chương lao động hạng ba” của Chủ tịchnước CHXHCN Việt Nam

- Năm 2005 đạt danh hiệu “ Doanh nghiệp vì sự tiến bộ của phụ nữ” - giảithưởng Kovalevskaia cho tập thể khoa học nữ Traphaco

- Từ năm 1998 – 2007, 10 năm liền đạt danh hiệu “ Hàng Việt Nam chấtlượng cao” do người tiêu dùng bình chọn

- Từ năm 2003 – 2007: Đạt giải thưởng “ Sao vàng đất Việt ”

- Năm 2007:

+ Được tặng “ Huân chương lao động hạng nhì ” của Chủ tịch nướcCHXHCN Việt Nam, “ Huân chương lao động hạng ba ” của Chủ tịch nướcCHXHCN Việt Nam cho đoàn công ty

Trang 36

+ Doanh nghiệp dược duy nhất được trao tặng “Cúp vàng Techmart”.

3.2 Một số hạn chế của công ty.

Sự nỗ lực trong sản xuất kinh doanh đã mang lại cho Traphaco nhữngthành tự đáng khen ngợi, tuy nhiên khó có doanh nghiệp nào lại không có nhữnghạn chế, khó khăn trong quá trình hoạt động của mình Traphaco cũng có nhữnghạn chế, khó khăn riêng của mình:

- Là một doanh nghiệp mạnh trong kinh doanh đông dược, đã có nghiêncứu và triển khai vùng cung cấp nguyên liệu, tuy nhiên Traphaco vẫn phải nhậpngoại 35% nguyên liệu cho việc phục vụ sản xuất Dưới tác động của biến độnggiá cả trên thị trường thế giới, ít nhiều doanh nghiệp cũng phải chịu tác động

- Khi bắt đầu áp dụng quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn chung củaquốc tế doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn để có thể đạt được các tiêuchuẩn này, gặp khó khăn trong cải tiến dây truyền sản xuất theo hướng đạt cáctiêu chuẩn chất lượng áp dụng Theo tính toán thì để dây truyền sản xuất đạtđược tiêu chuẩn GLP thì doanh nghiệp phải đầu tư khoảng 30 tỷ, điều này khôngphải là đơn giản với các doanh nghiệp của chúng ta

II Các bước tiến hành trong quy trình lập kế hoạch của Traphaco

Để thấy được sự hợp lý hay không trong quy trình lập kế hoạch kinhdoanh của Traphaco, tôi sẽ đi vào nghiên cứu các bước tiến hành trong qui trình

kế hoạch theo qui trình chuẩn đã trình bày ở phần trước:

1 Phân tích môi trường

Với định hướng phát triển chủ yếu trong lĩnh vực đông dược, chính vì thếtrong phân tích môi trường của doanh nghiệp, phân khúc thị trường mà doanhnghiệp lựa chọn chính là lĩnh vực mà doanh nghiệp đã lựa chọn dựa trên thếmạnh của mình Traphaco xác định không dồn lực vào lĩnh vực tây dược, khôngphải điểm mạnh của doanh nghiệp Trong quá trình phân tích này phòng Kinh

Trang 37

doanh của công ty tiến hành thu thập thông tin trong doanh nghiệp để có cácthông tin của về nội bộ của doanh nghiệp: thông tin về lượng nhân viên, về cácsản phẩm của doanh nghiệp, nguồn tài chính của doanh nghiệp… và các phântích thị trường để xác định mạnh yếu của doanh nghiệp Traphaco xác định kinhdoanh chủ yếu trong lĩnh vực đông dược và khách hàng là người yêu truyềnthống, mặc dù thế Traphaco lại không dự báo qui mô và triển vọng thị trường, dotrong những năm vừa qua thì các sản phẩm của Traphaco đều được tiêu thụ hếttrên thị trường.

Quá trình phân tích môi trường của Traphaco có điểm tốt là đã xác địnhhướng phát triển dựa vào xu hướng phát triển chung của thị trường, công ty luôn

cố gắng đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng thay đổi theo xu hướngchung là chăm sóc cho sức hàng ngày theo cách giản đơn với các sản phẩm dễ sửdụng

Tuy nhiên trong quá trình quan trọng này Traphaco và cũng như hầu hếtcác doanh nghiệp khác, chưa dự đoán được qui mô và triển vọng của thị trường.Điều này là nguy hiểm khi mà sản xuất của doanh nghiệp lại chỉ dựa trên pháttriển của những năm trước, nếu như có những biến động trong thị trường thìdoanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thực hiện các kế hoạch của mình

2 Xác định các mục tiêu

Trong bước này doanh nghiệp cần định ra các điểm đến mà mình mongmuốn đến trong tương lai Căn cứ vào tốc độ phát triển của doanh nghiệp trongnhững năm qua, và định hướng phát triển của ngành dược trong những năm tới,thách thức và thuận lợi khi gia nhập WTO mà Traphaco xác định các mục tiêucủa doanh nghiệp như sau:

Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về Sản xuất - Phân phối - Kinh doanhdược phẩm cho đến năm 2012

Trang 38

Mục tiêu cụ thể:

1 Đảm bảo tốc độ tăng trưởng doanh thu từ 30-35%/năm Đạt hiệu quả tối

đa về kinh tế và xã hội

2 Hợp tác quốc tế xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp đạt tiêu

chuẩn GDP, tăng cường xuất nhập khẩu

3 Thành lập trung tâm nghiên cứu hướng tới liên doanh thành lập các

doanh nghiệp Khoa học công nghệ

4 Đầu tư cơ sở vật chất: văn phòng hiện đại áp dụng công nghệ thông tin

cho hệ thống quản lý và phân phối

5 Duy trì các tiêu chuẩn GPs của WHO (GMP, GSP, GLP, GDP, GPP) và

ISO (ISO 9001-2000 và ISO 9001-14000) Áp dụng chương trình “Nâng caonăng suất 5S” của Nhật Bản

6 Niêm yết cổ phiếu trên Sở GDCK Hồ Chí Minh vào đầu năm 2008 và

trở thành cổ phiếu Bluechip.

Căn cứ xác định mục tiêu của doanh nghiệp phải xuất phát từ các đánh giá

về môi trường, căn cứ vào đặc thù lĩnh vực mà doanh nghiệp kinh doanh do nóảnh hưởng tới chức năng và trách nhiệm của doanh nghiệp Các căn cứ mà doanhnghiệp đưa ra để xác định các mục tiêu là khá hợp lý khi đã tính đến các yếu tốtác động từ bên ngoài và đặc thù của ngành dược Tuy nhiên, các căn cứ củadoanh nghiệp đưa ra lại không căn cứ vào đánh giá nguồn lực, môi trường trongnội bộ doanh nghiệp Không dựa trên các căn cứ từ nội bộ doanh nghiệp thì cácmục tiêu mà doanh nghiệp đề ra có thể chỉ mang tính định hướng, mà khôngmang tính khả thi mà mục tiêu của doanh nghiệp đề ra cần phải có

Công ty đưa ra các định hướng phát triển cho tương lai với các mục tiêu

có tính định tính cao trong xu thế thị trường biến động liên tục là một sự hợp lý.Bởi vì doanh nghiệp chỉ có thể dự tính các con số cho mình trong thời gian ngắn

Trang 39

để có thể điều chỉnh, trong thời gian dài các mục tiêu nên thể hiện sự địnhhướng, như thế sẽ tốt hơn cho lập các kế hoạch hàng năm nhằm đạt được cácmục tiêu chung đó.

3 Lập kế hoạch chiến lược

Khi đã xác định các mục tiêu Traphaco tiến hành cụ thể hoá chúng thànhcác hoạt động cho từng năm, và từ đó lập các kế hoạch chức năng để thực hiệncác mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra Trong các kế hoạch chức năng này thìcác mục tiêu của doanh nghiệp sẽ được cụ thể hoá thành các chỉ tiêu có tính địnhlượng cao Từ đó doanh nghiệp tiến hành quy trình thực hiện kế hoạch của năm

Kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp xuất phát từ sự so sánh giữa cácmục tiêu và phân tích môi trường đã tiến hành, để từ đó doanh nghiệp có thể đưa

ra kế hoạch cho doanh nghiệp Ở đây, Traphaco xác định kế hoạch dựa trên cácmục tiêu đã đề ra mà không dựa trên các so sánh giữa mục tiêu của doanh nghiệp

và phân tích môi trường Làm như thế thì căn cứ lập kế hoạch không đủ vữngvàng Mặt khác, như trên chúng ta đã nói, các mục tiêu của doanh nghiệp lại xácđịnh mà không dựa vào các phân tích nội bộ trong doanh nghiệp Như thế, kếhoạch chiến lược của doanh nghiệp không thể hiện được tính khả thi khi khôngcăn cứ vào nội lực trong doanh nghiệp

Việc tiến hành thực hiện các dự án, các chương trình sẽ gặp khó khăn khi

mà doanh nghiệp không xác định được rõ ràng đâu là điểm mấu chốt có tínhquyết định đối với doanh nghiệp trong khoảng thời gian sắp tới Không xác định

rõ khả năng của doanh nghiệp tạo nguy cơ không thực hiện nổi các dự án khi mà

sự tập trung nguồn lực cho các dự án là rất cao độ

4 Xác định các chương trình, dự án

Quá trình cụ thể hoá, phân nhỏ ra để thực hiện các mục tiêu của kế hoạchchiến lược được thể hiện bằng việc tiến hành các chương trình và dự án Trong

Ngày đăng: 24/09/2012, 17:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các kế hoạch tác nghiệp trong doanh nghiệp - Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh của Công ty Traphaco.doc
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các kế hoạch tác nghiệp trong doanh nghiệp (Trang 10)
Hình 1.2. Quy trình lập kế hoạch kinh doanh - Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh của Công ty Traphaco.doc
Hình 1.2. Quy trình lập kế hoạch kinh doanh (Trang 26)
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của công ty Traphaco - Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh của Công ty Traphaco.doc
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của công ty Traphaco (Trang 33)
Bảng 2.2. Thành tựu của Traphaco trong những năm qua - Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh của Công ty Traphaco.doc
Bảng 2.2. Thành tựu của Traphaco trong những năm qua (Trang 34)
Bảng 2.4. Kế hoạch sản xuất của Traphaco năm 2007. - Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh của Công ty Traphaco.doc
Bảng 2.4. Kế hoạch sản xuất của Traphaco năm 2007 (Trang 45)
Bảng 2.5. Kế hoạch đào tạo công ty Traphaco năm 2007. - Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh của Công ty Traphaco.doc
Bảng 2.5. Kế hoạch đào tạo công ty Traphaco năm 2007 (Trang 48)
Bảng 2.7. Triển khai kế hoạch chất lượng. - Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh của Công ty Traphaco.doc
Bảng 2.7. Triển khai kế hoạch chất lượng (Trang 52)
Bảng 2.8. Kế hoạch ngân sách của Traphaco năm 2007. - Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh của Công ty Traphaco.doc
Bảng 2.8. Kế hoạch ngân sách của Traphaco năm 2007 (Trang 56)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w