1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội giai đoạn 2008-2010 .DOC

68 1,5K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 533,5 KB

Nội dung

Giải pháp thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội giai đoạn 2008-2010

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Cơ chế thị trường luôn linh hoạt, thường xuyên biến động vì vậy mỗi doanh nghiệp dù hoạt động trong bất kì lĩnh vực nào ngành nghề nào muốn đứng vững trên thị trường cần phải luôn linh hoạt thích ứng kịp thời với những thay đổi đó, phải luôn tiếp cận với cái mới cái đúng xóa bỏ những cái cũ, lạc hậu

Để tồn tại và phát triển trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn khác nhau, doanh nghiệp cần phải trả lời ba vấn đề lớn là: Sản xuất cái gì ? sản xuất cho ai ? sản xuất như thế nào ? Một trong những công cụ giúp doanh nghiệp giải đáp những vấn đề trên là kế hoạch kinh doanh

Để có những thay đổi phù hớp với sự biến đổi của thị trường thì doanh nghiệp phải có những giải pháp phù hợp với sự biến đổi đó Mỗi bản kế hoạch kinh doanh đều phải có nhiều giải pháp thực hiên, nhiều phương án ứng phó với những biến động thất thường của cơ chế thị trường nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh

Qua thời gian thực tập ở công ty TNHH NN một thành viên xuất nhập khẩu

và đầu tư Hà Nội tìm hiểu về kế hoạch kinh doanh của công ty, nghiên cứu hoạt

động sản xuất của công ty em đã chọn đề tài “ Giải pháp thực hiện kế hoạch

kinh doanh của công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội giai đoạn 2008-2010 “ làm khóa luận tốt nghiệp của em

Trang 2

Nội dung của khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận của kế hoạch kinh doanh

Chương 2: Thực trạng thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty TNHH

NN một thành viên XNK và đầu tư HN trong 2 năm 2006-2007

Chương 3: Giải pháp thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty giai đoạn 2008-2010

Trang 3

NỘI DUNG

Chương 1: Những vấn đề lý luận của kế hoạch kinh doanh.

1.1 Doanh nghiệp và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

 Khái niệm doanh nghiệp: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tênriêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng kí kinh doanh theo quyđịnh của pháp luật nhằm mục đích thực hiên các hoạt động kinh doanh.Ở ViệtNam hiện nay có 6 loại hình doanh nghiệp là: Doanh nghiệp Nhà nước, doanhnghiệp tập thể, doanh nghiệp cá thể tiểu chủ, doanh nghiệp tư bản tư nhân,doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

 Khái niệm về hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp

Hoạt động kinh doanh, theo luật định, là việc thực hiện một số hoặc tất cảcác công đoạn của quá trình đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiệndịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi

Hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, một mặt, có một số điểm tương

tự như các hoạt động khác của con người, mặt khác lại có mục đích, phươngpháp tiến hành đặc thù Hoạt động kinh doanh tạo ra hàng hoá và kỳ vọng, mụcđích thu được hiệu quả kinh tế - tài chính cao bền lâu và trong đó người ta đặcbiệt quan tâm đến khía cạnh kinh tế và khía cạnh tâm lý của các giải pháp, biệnpháp, thường có sự tham gia của nhiều người, liên quan đến lợi ích của nhiềungười, diễn ra trong một không gian, một khoảng thời gian và các điều kiện nhân

- tài - vật lực có giới hạn và bị cạnh tranh ngày càng quyết liệt

Trang 4

Hoạt động kinh doanh có thể tiếp cận theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn:

- Theo tính chất hoạt động của chúng ta, có hoạt động sản xuất ( sản phẩmhoặc dịch vụ )và hoạt động thương mại

- Theo bản chất kinh tế, chúng ta có thể có các doanh nghiệp công nghiệp,thương nghiệp, nông nghiệp và tài chính,v.v…

Khái niệm về kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh là một văn bản nêu rõ hoạt động kinh doanh, xác định

sứ mệnh, mục đích, mục tiêu, chiến lược, chiến thuật kinh doanh của doanhnghiệp và được sử dụng như một bản lý lịch về doanh nghiệp

Kế hoạch kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp phân bổ nguồn lực một cáchhợp lý, xử lý các tình huống bất chắc và ra các quyết định kinh doanh một cáchhiệu quả Kế hoạch kinh doanh cung cấp những thông tin cụ thể và có tổ chức vềdoanh nghiệp và hoạt động mà doanh nghiệp sẽ tiến hành để hoàn trả được nợvay

Một kế hoạch kinh doanh tốt là một phần thiết yếu của bất kỳ đơn xin vaynào Bên cạnh đó, kế hoạch kinh doanh có thể được sử dụng làm công cụ đểthông báo cho nhân viên kinh doanh, nhà cung cấp, và các đối tượng liên quankhác về hoạt động và mục tiêu của doanh nghiệp

Kế hoạch kinh doanh có thể được thiết kế để hướng dẫn ban quản lý trongcác giai đoạn khởi nghiệp hoặc tăng trưởng của doanh nghiệp, hoặc để kiểm soátquá trình vận hành của một doanh nghiệp đang hoạt động tốt

Giá trị lớn nhất mà bản kế hoạch kinh doanh đó là nó phác ra được một bứctranh trong đó đánh giá tất cả sự vững mạnh kinh tế của doanh nghiệp bao gồmviệc mô tả và phân tích các viễn cảnh tương lai kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 5

Lập kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng mà bất cứ một nhà doanhnghiệp cẩn trọng nào cũng cần tiến hành cho dù quy mô của doanh nghiệp ở mức

độ nào

1.1.2 Hệ thống kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp.

Mục tiêu của kế hoạch kinh doanh thường hướng tới là: Đáp ứng đòi hỏi củathị trường ; nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh, quản lý có hiệu quảhơn các nguồn lực ; Đảm bảo thực hiện chiến lược kinh doanh đã chọn, cụ thể là:thực hiện các mục tiêu chiến lược, kiểm soát quá trình triển khai chiến lược Đểthực hiện các mục tiêu nói trên, kế hoạch chiến lược cần phải được cụ thể hóabằng hệ thống các kế hoạch tác nghiệp để chỉ đạo và điều hành sản xuất kinhdoanh Hệ thống các kế hoạch chức năng bao gồm; kế hoạch sản xuất sản phẩm,phát triển sản phẩm mới, kế hoạch mua sắm thiết bị, nguyên vật liệu, kế hoạchnhân sự, kế hoạch tài chính, kế hoạch marketing

Các kế hoach chức năng và ngân sách trên thực tế có mối quan hệ mật thiếtvới nhau và cần phải thống nhất trong quá trình xây dựng nhằm đảm bảo sự phốihợp đồng bộ và có hiệu quả giữa các chức năng trong doanh nghiệp Tính chất

hệ thống và mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng thể hiện qua sơ đồ mốiquan hệ giữa các kế hoạch chức năng trong doanh nghiệp sau:

Kế hoạch R&D

Trang 6

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng trong doanh nghiệp.

( Nguồn: Giáo trình kế hoạch kinh doanh- NXB Lao Động Xã Hội- trang 41 )Qua sơ đồ trên cho thấy: trong nền kinh tế thị trường khả năng nắm bắt nhucầu sẽ là yếu tố quyết định đầu tiên sự thành công các kế hoạch doanh nghiệpcũng như việc thực hiện mục tiêu chiến lược, do vậy,kế hoạch marketing sẽ làtrung tâm cơ sở cho mọi kế hoạch tác nghiệp khác Ngân sách sẽ là phương tiện

để kết hợp các chức năng với nhau, đồng thời cũng là cơ sở để quyết định sựtăng tiến của kế hoạch

1.1.3 Chức năng của kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp

Kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp có ba chức năng sau:

 Chức năng ra quyết định

Chức năng này là một trong những điểm mạnh của hệ thống kế hoạch trongdoanh nghiệp Nó giúp cho các nhà lãnh đạo xây dựng một quy trình ra quyếtđịnh và phối hợp các quyết định Quy trình ra quyết định đươc xây dựng tươngđối độc lập

Kế hoạch Tài chính

Kế hoạch Sản xuất

Kế hoạch

Nhân sự Maketing Kế hoạch

Nhu cầu của khách hàng

Sản phẩm mới Cung

nhân sự

Nhu cầu nhân sự

Khối lượng

Công suất và thời hạn

Ràng buộc

Dự toán

Trang 7

 Chức năng giao tiếp

Kế hoạch tạo điều kiện cho việc giữa các thành viên của ban lãnh đạo Vìcông tác kế hoạch không phải chỉ riêng bộ phận kế hoạch mà là của tất cả cácphòng ban, các bộ phận.Nên nó cho phép lãnh đạo các bộ phận khác nhau phốihợp sử lý các vấn đề trong trung và dài hạn Kế hoạch có thể tạo nên một công

cụ hiệu quả cho thông tin xuôi từ ban lãnh đạo đến các bộ phận chức năng vàhuy động các bộ phận vào việc thực hiện các lựa chọn chiến lược chung

 Chức năng quyền lực

Chức năng thể hiện sự quản lý doanh nghiệp theo một quy trình kế hoạch đãđặt ra Kế hoạch là công cụ của lãnh đạo thể hiện định hướng tương lai củadoanh nghiệp và quyền lực của họ trong doanh nghiệp

Trong nội bộ doanh nghiệp, kế hoạch đem lại cảm giác được quản lý mộtcách hợp lý và mọi người đều được đóng góp vào kế hoạch với tư cách người raquyết định

1.2. Nội dung của kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp.

Nội dung của bản kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp gồm các kếhoạch chức năng sau:

1.2.1 Kế hoạch marketing

1.2.1.1 Khái niệm về kế hoạch marketing

Trang 8

Kế hoạch marketing là một tài liệu bằng văn bản xuất phát từ sự phân tíchmôi trường và thị trường, trong đó người ta đề ra các chiến lược lớn cùng vớinhững mục tiêu trung hạn và ngắn hạn cho cả công ty, hoặc cho một nhóm sảnphẩm cụ thể, sau đó người ta xác định các phương tiện cần thiết để thực hiệnnhững mục tiêu trên, và những hành động cần thực hiện, đồng thời tính toánkhoản thu nhập và chi phí giúp cho việc thiết lập một ngân sách cho phép thườngxuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.

1.2.1.2 Nội dung của kế hoạch marketing

Kế hoạch marketing được thông qua ba bước quan trọng đó là: Dự báonhu cầu và khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường ; kế hoạch marketing hàngnăm ;và ngân sách marketing

a) Dự báo nhu cầu và khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường là bướcđánh giá mức nhu cầu trên thị trường từ đó đưa ra sự lựa chọn cho các hoạt độngmarketing Sau khi đã xác định được nhu cầu trên thị trường thì doanh nghiệpphải lựa chọn thị trường mục tiêu theo những cách thức sau: Tập trung vào mộtđoạn thị trường, chuyên môn hóa có lựa chọn, chuyên môn hóa theo sản phẩm,chuyên môn hóa theo thị trường, bao phủ toàn bộ thị trường Sau khi đã lựa chọnđược thị trường mục tiêu, doanh nghiệp phải ước lượng khối lượng bán hàng dựkiến cho mỗi thị trường thông qua các phương pháp dự báo bán hàng định lượng;định tính và mô phỏng

b) Kế hoạch marketing hàng năm là bản kế hoạch dựa vào dự báo bánhàng và chiến lược phát triển của doanh nghiệp Kế hoạch này thể hiện quanđiểm của marketing là theo dõi liên tục xu hướng mới của thị trường và thích ứngcàng nhanh chóng càng tốt đối với những xu hướng đó Kế hoạch hàng năm là

Trang 9

việc cụ thể hóa việc triển khai chiến lước doanh nghiệp trên các thị trường mụctiêu đã chọn, các chỉ tiêu sẽ được thể hiện thông qua các chỉ tiêu lợi nhuận, bánhàng, phân phối và giao tiếp Tùy theo doanh nghiệp mà mức độ cụ thể hóa củacác kế hoạch này được triển khai.Nhìn chung kế hoạch marketing hàng năm xácđịnh các mục tiêu và dự tính các hành động và phương tiện cần thiết trong cáclĩnh vực: bán hàng, phân phối và các hành động marketing bổ trợ.

c) Ngân sách marketing chiếm vị trí quan trọng trong tổng ngân sách củatoàn doanh nghiệp Ngân sách này bao gồm các thu nhập dự kiến và chi phí dựtính cho việc duy trì hoạt động của chức năng marketing cũng như cho việc thựchiện các kế hoạch marketing đã định

1.2.2 Kế hoạch sản xuất và dự trữ

1.2.2.1 Khái niệm kế hoạch sản xuất và dự trữ

Kế hoạch sản xuất và dự trữ (còn gọi là kế hoạch cung ứng đối với doanhnghiệp cung cấp dịch vụ) cho biết doanh nghiệp sẽ đáp ứng yêu cầu về sản phẩmcủa bộ phận marketing như thế nào Lập kế hoạch sản xuất là cụ thể hóa kếhoạch marketing: sản phẩm sẽ được sản xuất như thế nào, sử dụng những nguồnlực gì? Chi phí sản xuất là bao nhiêu?

1.2.2.2 Nội dung của kế hoạch sản xuất và dự trữ

a Mô tả sản phẩm và số lượng: sản phẩm được mô tả từ góc độ sản xuất,gồm các chi tiết hợp thành, vật liệu cấu thành, đặc tính kỹ thuật của sản phẩm

Số lượng sản phẩm dự định sản xuất: phải biết cần sản xuất những sản phẩm nhưthế nào, số lượng bao nhiêu để đáp ứng kế hoạch marketing và tồn kho củadoanh nghiệp

Trang 10

b Phương pháp sản xuất: doanh nghiệp sẽ sản xuất sản phẩm như thế nào:quy trình, công nghệ để sản xuất sản phẩm, chi tiết hoặc công đoạn nào tự sảnxuất/gia công bên ngoài, tại sao, v.v…

c Máy móc thiết bị và nhà xưởng: cần sử dụng những loại máy móc thiết

bị nào, công suất bao nhiêu, lấy thiết bị từ nguồn nào (có sẵn, mua mới,…) cầnnhà xưởng rộng bao nhiêu, bố trí như thế nào, kế hoạch khấu hao nhà xưởng,thiết bị,… Kế hoạch máy móc thiết bị và nhà xưởng cần được trình bày riêng vìphần này sẽ ảnh hưởng tới quyết định về các nguồn lực khác Máy móc thiết bị

và nhà xưởng thường có giá trị đầu tư lớn vì vậy kế hoạch máy móc thiết bị vànhà xưởng rất quan trọng để lập kế hoạch tài chính sau này

d Nguyên vật liệu và các nguồn lực khác: nhu cầu sử dụng và tồn khonguyên vật liệu, chất lượng và số lượng như thế nào, nguyên vật liệu thay thế là

gì, ai là nhà cung cấp, phương thức cung cấp, số lượng mua tối ưu, mức độ rủi

ro Các yêu cầu đối với nguồn nhân lực: số lượng lao động, trình độ tay nghề, kếhoạch đáp ứng (tuyển dụng, đào tạo,…)

e Dự toán chi phí hoạt động: cần bao nhiêu vốn đầu tư, các chi phí sảnxuất và giá thành sản phẩm

Ưu thế cạnh tranh: xác định xem yếu tố cạnh tranh nào là quan trọng và làmột yếu tố định tính để ra các quyết định lựa chọn các phương án sản xuất, đầu

tư máy móc thiết bị, bao gồm: chất lượng, giá thành, quy mô, công nghệ, kinhnghiệm, khả năng đáp ứng nhanh,…

1.2.3 Kế hoạch nhân sự

1.2.3.1 Khái niệm kế hoạch nhân sự.

Trang 11

Theo Shimon L Dolan và Randall S Schuler: kế hoạch hoá nguồn nhânlực là quá trình triển khai và thực hiện các kế hoạch, các chương trình nhằm đảmbảo rằng doanh nghiệp sẽ có đúng về số lượng người được bố trí đúng nơi, đúnglúc và đúng chỗ.

1.2.3.2 Nội dung kế hoạch nhân sự

Quá trình hoạch định nguồn nhân lực trong doanh nghiệp cần được thựchiện trong mối liên hệ mật thiết với quá trình hoạch định và thực hiện các chiếnlược và chính sách kinh doanh chung của doanh nghiệp Thông thường, quá trìnhhoạch định thực hiện theo các bước như:

- Phân tích môi trường, xác định mục tiêu và chiến lược cho doanh nghiệp

- Phân tích hiện trạng quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

- Dự báo khối lượng công việc (đối với các mục tiêu, kế hoạch dài hạn, trunghạn) hoặc xác định khối lượng công việc và tiến hành phân tích công việc (đốivới các mục tiêu, kế hoạch ngắn hạn) và nhu cầu nguồn nhân lực (đối với cácmục tiêu, kế hoạch dài hạn, trung hạn) hoặc xác định nhu cầu nguồn nhân lực(đối với các mục tiêu kế hoạch ngắn hạn)

- Phân tích quan hệ cung cầu nguồn nhân lực, khả năng điều chỉnh, và đề ra cácchính sách, kế hoạch chương trình thực hiện giúp cho doanh nghiệp thích ứngvới các nhu cầu mới và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực

- Thực hiện các chính sách, kế hoạch, chương trình quản trị nguồn nhân lực củadoanh nghiệp

- Kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện

Sau đây là các bước thực hiện công tác hoạch định nguồn nhân lực:

Trang 12

Sơ đồ 2: Quá trình hoạch định nguồn nhân lực

( Nguồn: www.ibsconsult.wordpress.com )

Việc lập kế hoạch nhân sự dựa trên các kế hoạch kinh doanh của doanhnghiệp( kế hoạch chiến lược, kế hoạch marketing, kế hoạch sản xuất, …) dự báonhu cầu nhân sự trong tương lai và khả năng cung ứng nhân sự (bao gồm cả khảnăng cung ứng nội bộ và bên ngoài) Không có cách tiếp cận duy nhất về kếhoạch nhân sự đối với doanh nghiệp Tuy nhiên lập kế hoạch nguồn nhân lựctrong doanh nghiệp thường hướng vào trả lời các câu hỏi sau đây: Chúng ta cầnnhững con người như thế nào và số lượng là bao nhiêu? Khi nào chúng ta cầnhọ? Họ sẽ cần những kĩ năng nào? Chúng ta đã sẵn có những người thích hợpchưa ? và liệu họ đã có sẵn kiến thức chuyên môn, kỹ năng cần thiết hay không ?

1.2.4 Kế hoạch tài chính

1.2.4.1 Khái niệm kế hoạch tài chính.

Kế hoạch tài chính là một phần quan trọng trong hệ thống kế hoạch trongdoanh nghiệp Mục đích của kế hoạch tài chính là xây dựng hệ thống quản lý tài

Trang 13

chính hiệu quả để đạt được các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp Kế hoạchtài chính và kiểm soát tài chính là phương tiện để thực hiện chính sách tài chínhcủa doanh nghiệp.

Kế hoạch tài chính là quá trình soạn thảo các kế hoạch và chỉ tiêu quantrọng, các định mức tài chính nhằm đảm bảo các nguồn lực tài chính cần thiếtcho sự phát triển của doanh nghiệp

1.2.4.2 Nội dung lập kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính thể hiện một cách tổng hợp các quyết định, các chức năng

và các chương trình của doanh nghiệp về việc sử dụng vốn và huy động vốn Tức

là đảm bảo cân bằng về mặt tài chính, trong khi vẫn tôn trọng về khả năng thanhtoán và khả năng sinh lời

Kết cấu của kế hoạch tài chính bao gồm các muc sau:

a Báo cáo tài chính

 Bảng cân đối kế toán

 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD ) là báo cáotài chính phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh cũng như tìnhhình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ như doanh nghiệp đối với nhà nước vềcác khoản thuế, phí, lệ phí v.v

b Các nguyên tắc ghi sổ kế toán đối với doanh thu và chi phí

 Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi doanh thu của từng hoạt độngkinh doanh

 Doanh thu bán hàng được ghi theo giá hoá đơn, các khoản chiếtkhấu bán hàng, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại được phản ánh ở tàikhoản riêng Cuối kỳ, các khoản này được kết chuyển để giảm trừ doanh thuhoá đơn

Trang 14

c Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến việc lậpBCKQHĐKD.

 Nghiệp vụ bán hàng

 Xác định số thuế phải nộp

 Xác định doanh thu thuần

 Xác định và kết chuyển trị giá vốn thực tế (giá thành thực tế của sảnphẩm sản xuất, dịch vụ) của số hàng đã bán

 Tập hợp và kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh

 Xác định và kết chuyển trị giá vốn thực tế của hàng xuất bán

 Tập hợp chi phí, xác định thu nhập hoạt động khác

sự tồn tại và phát triển của kế hoạch hóa doanh nghiệp trong nền kinh tế thịtrường xuất phát từ chính vai trò của nó trong quản lý doanh nghiệp Những vaitrò chính được thế hiện như sau:

- Tập chung sự chú ý các hoạt động doanh nghiệp vào các mục tiêu Kếhoạch hóa là nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp, cho nên chính cáchoạt động của công tác kế hoạch hóa là tập trung sự chú ý vào các mục tiêu này

- Công tác kế hoạch hóa với việc ứng phó những bất định và đổi thay của thịtrường Lập kế hoạch là dự kiến những vấn đề của tương lai, mà tương lai thì ít

Trang 15

chắc chắn, tương lai càng dài thì kết quả của các quyết định càng kém chắc chắn.Thậm chí ngay khi tương lai có độ chắc chắn cao thì các nhà quản lý phải tìmcách tốt nhất để đạt được mục tiêu đề ra, phân công, phối hợp hoạt động của các

bộ phận trong hệ thống tổ chức trong quá trình thực hiện mục tiêu kế hoạch vàtháo gỡ, ứng phó với những bất ổn trong diễn biến sản xuất kinh doanh

- Công tác kế hoạch hóa với việc tạo khả năng tác nghiệp kinh tế trongdoanh nghiệp Công tác kế hoạch hóa thường hướng tới cực tiểu hóa chi phí và

nó chú trọng vào các hoạt động hiệu quả và đảm bảo tính phù hợp Kế hoạchthay thế sản xuất manh mún, không được phối hợp bằng nỗ lực có định hướngchung, thay thế luồng hoạt động thất thường bởi một luồng đều đặn và thay thếnhững phán xét vội vàng bằng những quyết định có cân nhắc kỹ lưỡng

1.4 Những nhân tố ảnh hưởng việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

1.4.1 Nhân tố chủ quan.

a Chất lượng của công tác kế hoạch

Kế hoạch hóa là một phương thức quản lý theo mục tiêu, là hoạt động củacon người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật xã hội và tự nhiên, đặcbiệt là quy luật kinh tế để tổ chức quản lý các đơn vị kinh tế - kỹ thuật Công tác

kế hoạch bao gồm việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh

và đánh giá kế hoạch

Ý nghĩa của việc phải nâng cao chất lượng của công tác kế hoạch là một yếu

tố gắn liền với việc thực hiện kế hoạch Chất lượng của công tác kế hoạch càngcao bao nhiêu thì việc thực hiện kế hoạch càng tốt bấy nhiêu vì chỉ có bản kếhoạch tốt mới tạo cơ sở cho việc thực hiện kế hoạch

Trang 16

Yêu cầu đặt ra để nâng cao chất lượng của công tác kế hoạch là phải đảmbảo các nguyên tắc kế hoạch hóa, các nguyên tắc đó là:

Một là nguyên tắc thống nhất: Tính thống nhất là yêu cầu của công tác

quản lý Doanh nghiệp được cấu thành bởi hệ thống khá phức tạp, bao gồm cácmối quan hệ dọc ngang Hệ thống dọc bao gồm mối quan hệ giữa các cấp vớinhau trong hệ thống tuyến quản lý như: giám đốc – quản đốc phân xưởng – tổtrưởng sản xuất – công nhân.Mối quan hệ ngang là sự tác động mang tính chứcnăng giữa các phòng ban với nhau trong một cấp quản lý

Nguyên tắc thống nhất đảm bảo sự phân chía và phối hợp chặt chẽ trong quátrình xây dựng, triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch giữa các cấp, các phòngban chức năng trong doanh nghiệp thống nhất

Nội dung của nguyên tắc thể hiện 3 vấn đề:

Trong doanh nghiệp, tồn tại nhiều quá trình kế hoạch hóa riêng biệt, cónghĩa là có tiểu hệ thống kế hoạch hóa Các kế hoạch bộ phận đi vào giải quyếtcác công việc mang tính chất chức năng, đặc thù riêng, với các mục tiêu và tổchức thực hiện khác biệt Vì vậy cần có sự phân định rõ ràng giữa các bộ phận,các phòng ban trong công tác kế hoạch hóa

Mỗi tiểu hệ thống kế hoạch đều đi từ các chiến lược chung của toàn doanhnghiệp và thực hiện mục tiêu chung Các kế hoạch được hình thành trong doanhnghiệp không chỉ đơn giản là phép cộng hay sự lắp ghép thuần túy các kế hoạch

bộ phận mà còn là hệ thống các kế hoạch có liên quan chặt chẽ đến nhau

Tính thống nhất trong công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp nhằm mục tiêuhướng tới mục đích chung của toàn doanh nghiệp cũng như vì sự phát triển củatừng bộ phận cấu thành

Trang 17

Hai là nguyên tắc tham gia: Nguyên tắc tham gia có liên quan mật thiết

đến nguyên tắc thống nhất Nguyên tắc này có nghĩa là mỗi thành viên của doanhnghiệp đều tham gia những hoạt động cụ thể trong công tác kế hoạch hóa, khôngphụ thuộc vào nhiệm vụ và chức năng của họ

Công tác kế hoạch hóa có sự tham gia của mọi thành phần trong doanhnghiệp có sẽ mang lại những lợi ích sau:

- Mỗi thành viên của doanh nghiệp có hiểu biết sâu sắc hơn về doanhnghiệp của mình, biết đước những mặt khác của doanh nghiệp ngoài lĩnh vựchoạt động của mình Vì vậy nếu tham gia vào công tác kế hoạch hóa, họ sẽ nhậnđược các thông tin một cách chủ động hơn và việc trao đổi thông tin sẽ dễ dànghơn

- Sự tham gia của các thành viên trong doanh nghiệp trong quá trình kếhoạch hóa dẫn đến kế hoạch của doanh nghiệp cũng chính là kế hoạch của ngườilao động Người lao động tham gia vào kế hoạch chung của toàn doanh nghiệpcũng chính là sự thỏa mãn của chính nhu cầu riêng của bản thân họ

- Sử dụng nguyên tắc tham gia cho phép người trực tiếp tham gia vào côngviệc kế hoạch hóa phát huy được tính chủ động của mình vào hoạt động doanhnghiệp Mỗi người tham gia sẽ thể hiện những động cơ mới để lao động có hiệuquả hơn Họ thêm những thói quen, những hiểu biết mới để tăng cường khả năngcủa họ, có nghĩa là doanh nghiệp có thêm nguồn lực để giải quyết những nhiệm

vụ trong tương lai

Nội dung của nguyên tắc được thể hiện trong việc thể hiện trong việc hìnhthành những thể chế, những mô hình nhằm thu hút được đông đảo quần chúng vàcác tổ chức quần chúng trong doanh nghiệp tham gia trong công cuộc xây dựng

và thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp, như: phương hướng ký kết hợp đồng

Trang 18

trong đơn vị kinh tế, những phương án sản xuất, phân phối thu nhập từ phía côngđoàn, các đề xuất, các công trình từ phía thanh niên v.v…

Ba là nguyên tắc linh hoạt: Do những bất định trong tương lai và sai lầm

có thể có trong dự báo thông thái nhất nên kế hoạch hóa phải mang tính chất linhhoạt Nếu có thể xây dựng các kế hoạch càng linh hoạt, thì sự đe dọa thiệt hạigây ra do các sự kiện chưa lường trước được sẽ ngày càng ít

Nội dung nguyên tắc linh hoạt được thể hiện trên những khía cạnh sau:

- Cần phải có nhiều phương án kế hoạch, quan niệm mỗi phương án kếhoạch là một kịch bản chứ không nên coi đó là các văn bản pháp lý Tương ứngvới những phương án là những điều kiện áp dụng cụ thể về nguồn lực, thị trường

và các điều kiện kinh doanh

- Ngoài kế hoạch chính, cần xây dựng các kế hoạch dự phòng, kế hoạch phụ

để có thể tạo dựng trong kế hoạch một khả năng thay đổi phương hướng khinhững sự kiện không lường trước được có thể xảy ra

- Cần phải xem xét lại các kế hoạch một cách thường xuyên – nguyên tắcthay đổi theo kiểu hàng hải Các quyết định của doanh nghiệp càng liên quannhiều hơn đến tương lai, thì một điều quan trọng hơn là người lãnh đạo và quản

lý giống như nhà hàng hải phải liên tục kiểm tra tiến trình, phải định kỳ đối chiếucác sự kiện xảy ra so với dự kiến và điều chỉnh lại các kế hoạch cần thiết để duytrì quá trình tiến tiến đến mục đích mong muốn Như vậy tính linh hoạt trong kếhoạch hóa làm cho các nhà quản lý không có cảm thấy kế hoạch ràng buộc họvào những chương trình cứng nhắc Chính họ mới là người quản lý kế hoạch chứkhông phải họ bị kế hoạch quản lý

Yêu cầu của công tác linh hoạt đòi hỏi quá trình soạn thảo kế hoạch cần phảiđưa thêm phần dự phòng hay tốt nhất là con số kế hoạch nên là một khoảng chứ

Trang 19

không nên là một điểm Theo quan niệm tài chính, để đảm bảo cho nguyên tắclinh hoạt cần phải có chi phí phụ và mức chi phí này cần phải tương đương vớikhả năng xuất hiện rủi ro

Năng lực tài chính doanh nghiệp: là yếu tố tổng hợp sức mạnh của doanhnghiệp Căn cứ vào khố lượng vốn( vốn chủ sở hữu, vốn huy động …) mà doanhnghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp, cùng với khả năngquản lý, phân phối( đầu tư )có hiệu quả nguồn vốn để thực hiện kế hoạch kinhdoanh đó

Về nhân sự: con người là nhân tố quyết định thành công hay thất bại củacông tác kế hoạch trong doanh nghiệp.Vì vậy nếu doanh nghiệp có đội ngũ cán

bộ, nhân viên giỏi về chuyên môn, đoàn kết, biết phối hợp với nhau trong côngviệc, đặc biệt là công tác kế hoạch sẽ đảm bảo thành công trong hoạt động kinhdoanh của công ty

Bộ máy quản lý doanh nghiệp: bao gồm những người lãnh đạo doanhnghiệp Một người lãnh đạo giỏi sẽ biết gắn kết các cá nhân trong doanh nghiệpthành một khối thống nhất, tiến tới mục tiêu chiến lược chung cho doanh nghiệp

Họ sẽ luôn biết cách tháo gỡ, vượt qua khó khăn để thực hiện tốt các mục tiêucủa doanh nghiệp Do vậy bộ máy quản lý có mạnh thì kế hoạch kinh doanh củadoanh nghiệp mới được thực hiện hoàn hảo

Năng lực của bộ phận kế hoạch: Đây là những người trực tiếp xây dựnglên bản kế hoạch sản xuất kinh doanh trên cơ sở những thông tin thu được.Chính vì vậy, năng lực của cán bộ làm kế hoạch có ảnh hưởng rất lớn đến tínhkhả thi của bản kế hoạch, cũng như công tác kế hoạch của toàn doanh nghiệp Đểdoanh nghiệp hoàn thành tốt công tác kế hoạch kinh doanh của mình thì các cán

Trang 20

bộ kế hoạch phải thực sự có chuyên môn, nhậy bén, có tầm nhìn, dự báo đượctương lai, nắm chắc tình hình cũng như khả năng của doanh nghiệp.

b Năng lực của bộ phận kế hoạch: Đây là những người trực tiếp xây dựng

lên bản kế hoạch sản xuất kinh doanh trên cơ sở những thông tin thu được Chính vì vậy , năng lực của cán bộ làm kế hoạch có ảnh hưởng rất lớn đến tínhkhả thi của bản kế hoạch, cũng như công tác kế hoạch của toàn doanh nghiệp Đểdoanh nghiệp hoàn thành tốt công tác kế hoạch kinh doanh của mình thì các cán

bộ kế hoạch phải thực sự có chuyên môn , nhậy bén , có tầm nhìn , dự báo đượctương lai , nắm chắc tình hình cũng như khả năng của doanh nghiệp

1.4.2 Nhân tố khách quan.

a Nhân tố chính trị pháp luật: Để xây dựng được kế hoạch sản xuất kinhdoanh khả thi và thực hiện thành công thì doanh nghiệp cần phải phân tích, dựđoán về khía cạnh chính trị pháp luật có liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinhdoanh của mình, cũng như xu hướng vận động của nó như sự ổn định về đườnglối chính trị, đương lối ngoại giao, mở của, đặc biệt là các chính sách khuyếnkhích hay hạn chế của lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động

b Nền kinh tế: Là nhân tố có vai trò hàng đầu và ảnh hưởng có tính quyếtđịnh đến việc đưa ra phương án và đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợpcho doanh nghiệp Vì nhân tố này tác động đến sức mua của khách hàng và dạngtiêu dùng hàng hóa, nó gồm các nhân tố như tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, lạmphát, thất nghiệp, sự thay đổi cơ cấu sản xuất và phân phối, tiềm năng kinh tế, sựgia tăng đầu tư…

c Tiến bộ khoa học công nghệ: Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay,

sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ tác động mạnh mẽ đến hoạt

Trang 21

động sản xuất của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp muốn vươn lên nhanh, vàphát triển ổn định bền vững trên thị trường thì phải chú trọng nâng cao khả năngnghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ vào trong mọi lĩnh vựchoạt động của mình sao cho đạt hiệu quả cao trong tất cả các công việc Bao gồmcác linh vực công nghệ thông tin, kỹ thuật công nghệ mới thúc đấy hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo sự phát triển ổn đinh bền vững

d Nhân tố xã hội văn hóa: Văn hóa xã hội ảnh hưởng một cách không rõràng đến các hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên nó ảnh hưởng đến khả năngtiêu thụ cũng như phát triển sản phẩm trên thị trường Nhu cầu sản phẩm dịch vụ

bị ảnh hưởng sâu sắc về phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáotín ngưỡng … Tìm hiểu kỹ các nhân tố này là bước quan trọng trong kế hoạchMarketing cũng như với toàn bộ kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

e Nhân tố môi trường tự nhiên: các nhân tố về môi trường tự nhiênbao gồm tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác được, các điều kiện về địa lý địahình, đất đai, khí hậu, thời tiết … Chúng có những tác động khác nhau đối vớitừng hoạt động của doanh nghiệp, do đó chúng có tác động khác nhau đến việcxây dựng kế hoạch cũng như việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanhnghiệp

Trang 22

Chương 2: Thực trạng thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty TNHH NN một thành viên

XNK và Đầu tư Hà Nội 2006-2007

2.1 Khái quát về công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư

Hà nội

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty

Công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội là môt đơn vị kinh

tế hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản ngân hàng

và sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nước

- Công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội có tên giao dịchđối ngoại:

HA NOI IMPORT – EXPORT – CORPORATION

- Tên điện tín: UNIMEX HA NOI

- Trụ sở giao dịch: 41 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm Hà Nội

- Telex:41506UHVT

- Tel:04 8259246

Công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội được thành lậptheo quyêt định số 152/2005 QĐ-UB ngày 4/10/2005 của UBND Thành phố HàNội

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội.

Công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội là doanhnghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc Tổng công ty thương mại Hà Nội, có tưcách pháp nhân đầy đủ, được đăng ký thành lập và hoạt động theo luật doanh

Trang 23

nghiệp, luật doanh nghiệp nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều lệTổng công ty thương mại Hà Nội và điều lệ công ty được UBND thành phố HàNội phê chuẩn, có chức năng hoạt động XNK và đầu tư trong lĩnh vực sản xuấtthương mại dịch vụ và kinh doanh bất động sản.

Công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội thực hiện chế

độ hạch toán độc lập, các đơn vị trực thuộc công ty thực hiện chế độ hạch toánphụ thuộc

Công ty có nhiệm vụ:

Xuất khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác tất cả các mặt hàng bao gồm: các mặthàng nông sản, khoáng sản, hang thủ công mĩ nghệ, các sản phẩm dệt may,hàng tạp phẩm hàng gia công chế biến và các mặt hàng nông sản

Nhập khẩu trực tiếp và nhận ủy thác nhập khẩu các mặt hàng vật tư máy móc,thiết bị nguyên liệu phục vụ sản xuất, vật liệu xây dựng, các loại phương tiệnvận tải, hóa chất và hàng tiêu dùng

Công ty có quan hệ với trên 50 nước trên thế giới trong các hoạt động thươngmại và dịch vụ

Hoạt động đầu tư xây dựng trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ

Hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành nước CHXHCN Việt Nam vànhững quy định riêng của toàn liên hiệp công ty

Được sản xuất và gia công chế biến các mặt hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùngtrong nước, hàng may mặc đồ chơi điện tử, lắp ráp xe máy, điện tử điện lạnh,hàng nông sản, hải sản chế biến và các mặt hàng khác

Được làm dịch vụ thương mại nhập khẩu, tái xuất,chuyển khẩu quá cảnh vàmôi giới thương mại

Trang 24

Được quyền ký kết hợp đồng kinh tế với các tổ chức kinh tế trong và ngoàinước, được vay vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tại các ngân hàng nhằmphục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình theo luật pháp và cácquy định quản lý ngoại hối của Nhà Nước.

Đựơc quyền mở đại lý, các cửa hàng buôn bán lẻ hàng XNK và hàng sản xuấttrong nước theo quy định hiện hành của Nhà Nước, liên doanh liên kết, hợp tácđầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước ở các lĩnh vực sản xuất kinhdoanh

Được quyền cho thuê văn phòng, kinh doanh khách sạn, cho thuê kho tàng bếnbãi, nhà xưởng và các công trình phụ trợ

2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH NN một thành viên XNK

và đầu tư Hà Nội, mối quan hệ giữa các phòng ban.

Chủ tịch công ty: Chủ tịch công ty thực hiên chức năng quản lý công ty,

trong phạm vi thẩm quyền của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tragiám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của công ty

Ban giám đốc: Ban giám đốc của công ty UNIMEX gồm 1 tổng giám đốc

và 3 phó tổng giám đốc Tổng giám đốc là người đứng đầu công ty, tất cả cácphòng ban đều chịu sự quản lý của tổng giám đốc Các phó tổng giám đốc phụtrách một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc công ty

về lĩnh vực công tác được giao Ban giám đốc chịu trách nhiệm trước nhà nước

và pháp luật về mọi hoạt động của công ty

Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ hạch toán kế toán, đánh giá toàn

bộ kết quả hoạt động kinh doanh trong từng kế hoạch ( tháng,quý, năm ) Đồngthời phòng kế toán và tài vụ còn phải đảm bảo vốn phục vụ cho các hoạt động

Trang 25

của các phòng kinh doanh trong công ty, điều tiết vốn nhằm phục vụ cho mụctiêu kinh doanh, đảm bảo vốn được xoay vòng nhanh và có hiệu quả nhất Quyếttoán tài chính với các cơ quan cấp trên và các cơ quan hữu quan, tổ chức tàichính, các ngân hàng hàng năm.

Văn phòng công ty: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ nhân lực của công ty,

tham mưu cho tổng giám đốc về sắp xếp, bố trí nhân lực hợp lý và hiệu quả nhất.Lập kế hoạch đào tạo, điều hành, bổ xung lao động nhằm phù hợp với yêu cầukinh doanh Ngoài ra, phòng tổ chức còn làm một số công viêc khác như: bảo vệchính trị nội bộ, thanh tra lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội …

Phòng kế hoạch tổng hợp: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch của công ty

trong dài, trung và ngắn hạn Thu thập nắm giữ toàn bộ thông tin về hoạt độngkinh doanh của công ty Mặt khác phòng kế hoạch thông tin còn phải báo cáothông tin cho tổng giám đốc một cách chính xác, kịp thời nhằm giúp cho tổnggiám đốc có quyết định đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty

Phòng Đầu tư xây dựng: có nhiệm vụ đầu tư các dự án, có thể ủy quyền

cho đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện và quản lý dự án do công ty đầu tư

Các phòng nghiệp vụ:

Phòng kinh doanh 1: Xuất khẩu hàng nông sản khoáng sản

Phòng kinh doanh 2: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Phòng kinh doanh 3: Xuất nhập khẩu tổng hợp

Phòng kinh doanh 4: Xuất khẩu máy móc thiết bị

Phòng kinh doanh 5: Xuất khẩu hàng sang Nga

Phòng kinh doanh 6,7,8: Xuất nhập khẩu tổng hợp

Chi nhánh của công ty: - Chi nhánh tại thành phố HCM.

- Chi nhánh tại Hải Phòng

Trang 26

Các đơn vị trực thuộc:

- Xí nghiệp Chè Thủ Đô

- Xí nghiệp Sản xuất hàng xuất khẩu Phú Diễn

- Xí nghiệp Bao bì Hà Nội

a Đặc điểm phương thức tổ chức quản lý:

 Đối với các phòng kinh doanh nghiệp vụ ( các phòng kinh doanh 1-8)công ty tiến hành giao chỉ tiêu, nhiệm vụ ( theo tháng, quý, năm ) chotừng phòng kế hoạch để thực hiện và giao nộp theo đúng kỳ Mức lương,thưởng của các phòng được hưởng sẽ phụ thuộc vào mức độ hoàn thành

kế hoạch và tổng doanh thu thực hiện

 Đối với cán bộ làm công tác quản lý, công ty thực hiện quản lý theo cơchế “ một thủ trưởng “ Tuy nhiên công ty luôn đề cao tính năng động,chủ động và sáng tạo trong công việc của từng cán bộ công nhân viên(CNV ) trong công ty

 Đối với các chi nhánh và xí nghiệp trực thuộc, công ty áp dụng chế độhạch toán tiến bộ

Trang 27

 Công ty thường xuyên áp dụng chế độ khen thưởng, chăm lo đời sống vậtchất tinh thần đối với từng cán bộ CNV trong công ty, thực hiện chế độthưởng phạt phân minh, qua đó góp phần tạo bầu không khí hăng say, thiđua trong công việc, thực hiện khẩu hiệu “ công việc luôn gắn liền vớihiệu quả “.

b Đặc điểm phương thức kinh doanh XNK và đầu tư của công ty.

Công ty UNIMEX Hà Nội là doanh nghiệp chuyên về XNK, đầu tư và dịch

vụ Công ty áp dụng một cách linh hoạt các phương thức kinh doanh để gia tăngcác hiệu quả XNK, thể hiện qua 3 phương thức kinh doanh là:

 Xuất nhập khẩu trực tiếp

 Xuất nhập khẩu ủy thác

 Gia công hàng xuất khẩu

Ngoài ra trong những năm gần đây, công ty cũng thực hiện phương thứchàng đổi hàng và tạm nhập tái xuất, tuy nhiên kim ngạch và tỷ trọng của haiphương thức này còn nhỏ trên tổng số chung

Về cách thức tiến hành kinh doanh của công ty, phòng kinh doanh nghiệp vụ

có trách nhiệm lên phương án kinh doanh xuất nhập khẩu Phương án kinh doanhcần có các thông tin sau:

 Điện thoại xác nhận mua bán

 Dự thảo hợp đồng liên quan tới các phương án kinh doanh

 Giấy phép ngành hàng kinh doanh của đối tác ( đối với khách hàng lầnđầu)

 Báo cáo quyết toán tài chính hai niên độ liền kề tính tới thời điểm lậpphương án kinh doanh, giao kết hợp đồng

Trang 28

 Các tài liệu có liên quan khác do ngân hàng cung cấp tín dụng hoặc tínhchất đặc thù của từng thương vụ yêu cầu.

 Khả năng thanh toán của các đối tác ( trên cơ sở phân tích báo cáo tàichính ), khả năng thanh toán của người mua hàng xuất khẩu

 Uy tín của các đối tác trên thị trường, thông tin về đối tác từ phía ngânhàng

 Chỉ tiêu hiệu quả của từng phương án kinh doanh, phương án kinh doanhkhả thi được đánh giá theo hiệu quả của các chỉ tiêu: Doanh số, lợi nhuậntrước thuế, khả năng quay vòng vốn và thu hồi vốn…

Phương án kinh doanh sau khi được đơn vị trực tiệp kinh doanh hoàn thiệnđược chuyển qua bộ phận quản lý và phòng kế toán tài vụ, phòng sẽ có tráchnhiệm kiểm tra các số liệu tính toán trong các phương án kinh doanh, các thôngđiệp dữ liệu từ các tài liệu đi kèm, đồng thời phải kiểm tra sự phù hợp giữa cácphương án kinh doanh và các hợp đồng kinh tế đi kèm, đề xuất thực hiện hoặckhông thực hiện các phương án kinh doanh ( thời gian luân chuyển tại bộ phậnquản lý không quá 3 ngày làm việc đối với hàng nhập khẩu, không qua 1 ngàyđối với hàng xuất khẩu )

Sau đó phương án kinh doanh sẽ được chuyển qua ban giám đốc công ty,tổng giám đốc và phó tổng giám đốc phụ trách đơn vị kinh doanh đánh giá, xemxét duyệt phương án kinh doanh theo đề xuất của phòng kế toán tài vụ hoặc traođổi với các đơn vị có liên quan để hoàn thiện bổ xung trước khi duyệt phương ánkinh doanh

Phòng kế toán tài vụ trên cơ sở phương án kinh doanh và hợp đồng kinh tế

đã được duyệt, ký và các tài liệu liên quan tiến hành làm các thủ tục tiếp theothực hiện phương án kinh doanh

Trang 29

2.1.5 Sơ lược kết quả kinh doanh của công ty

Nước ta gia nhập WTO là một thời cơ lớn của đất nước ta nói chung vàcông ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư HN nói riêng Tận dụng thời

cơ thuận lợi đó lãnh đạo công ty đã chuyển hướng mạnh mẽ tập chung vào cácmặt hàng xuất khẩu, kết quả đạt được không thể tin được 2006 tổng doanh thulên tới 1257 tỷ đồng tăng 1035% so với 2005 đây là một con số hết sức ấn tượng.Kết quả này là do sự đa dạng của các mặt hàng xuất khẩu gồm các mặt hàng cóthế mạnh chủ lực như: Sắn lát, gạo, dược liệu, hạt tiêu, gỗ, các mặt hàng đồngnguyên liệu Cùng theo đó là sự chấp nhận của thị trường nước ngoài đặc biệt làthị trường Israel cũng là lý do thể hiện sự tăng trưởng đột biến của doanh thucông ty

Nhận xét về kết quả doanh thu và lợi nhuận của công ty:

Về doanh thu: Doanh thu của công ty liên tục tăng đặc biệt là trong 2năm trở lại đây, doanh thu của công ty luôn trên 1000 tỷ đồng Đạt và vượt xa kếhoạch đặt ra của tổng công ty giao cho Đây là kết qủa xứng đáng cho sự nỗ lựccủa các cán bộ và sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc công ty, là thành quảtất yếu của sự trưởng thành lớn mạnh trong suốt thời kỳ dài của công ty

Về lợi nhuận: Doanh thu tăng liên tục, có năm tăng tới hơn 1000% tuynhiên lợi nhuận của công ty lại tăng chậm là do đồng nghĩa với việc mở rộng sảnxuất và thị trường xuất khẩu là sự tăng về chi phí đặc biệt là chi phí vận chuyển(do giá xăng liên tục tăng ) và giá các mặt hàng phụ trợ phục vụ cho hoạt độngxuất khẩu tăng cao Lợi nhuận của công ty liên tục tăng bất chấp sự gia tăng củachi phí, những năm gần đây công ty có mức tăng lợi nhuận khá cao điển hình lànăm 2006, 2007 lên tới hơn 250% là mức tăng kỷ lục từ lục thành lập công ty

Trang 30

Doanh Thu (triệu đồng)

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ doanh thu của công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội qua các năm 2001-2007.

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2001-2005 vàbáo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm 2006 & 2007)

2.2 Kế hoạch kinh doanh của công ty giai đoạn 2006-2010

Công ty TNHH NN một thành viên XNK và Đầu tư Hà Nội (UNIMEXHANOI) trực thuộc Tổng công ty Thương mại Hà Nội là công ty hoạt động đangành gồm xuất khẩu, nhập khẩu và đầu tư, do vậy những kế hoạch của công tyđều có nội dung cơ bản và bao gồm những kế hoạch nhỏ sau:

2.2.1 Kế hoạch xuất nhập khẩu và đầu tư

Unimex Hà nội hoạt động chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, là đầu mốitrung gian trong nước với nước ngoài Công ty là điểm đến có uy tín, do vậy kếhoạch sản xuất và dự trữ của công ty thực ra là các kế hoạch xuất nhập khẩu vàđầu tư, đây là các kế hoạch hết sức quan trọng của công ty Là doanh nghiệptrung gian trong quá trình xuất nhập khẩu, công ty luôn chú trọng thu gom những

Trang 31

sản phẩm tốt, có chất lượng cao và thị trường phân phối sản phẩm ổn đinh về giá

cả, số lượng đầy đủ

Đối với hoạt động xuất khẩu của công ty trong 5 năm 2006-2010 có kế hoạchnhư sau: Tổng kim ngạch xuất khẩu là 124.73 triệu USD, tốc độ tăng trưởng củatổng kim ngạch xuất khẩu là 115%/một năm

Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo kế hoạch hàng nông sản và sản phẩm thôchiếm 80%, còn lại là các sản phẩm đã qua chế biến như bao bì, vải lụa, đồ gỗ

Về cơ cấu thị trường, công ty chú trọng kinh doanh với các nước trong khu vực,

mở rộng quan hệ với các nước Âu, Mĩ trong đó thị trường các nước trong khuvực chiếm 60% tổng sản phẩm xuất khẩu, thị trường Âu Mĩ chiếm 35%, còn lại5% là các thị trường nhỏ lẻ như Châu đại dương, Châu phi…

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu của công ty

( Nguồn: Kế hoạch kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2006-2010 )

Hoạt động nhập khẩu có kế hoạch về tổng kim ngạch nhập khẩu là 232.61triệu USD chiếm 65,2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, tốc độ tăng trưởng theo

kế hoạch là 115%/một năm Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu thì máy móc thiết bịhiện đại chiếm 70% còn lại là các sản phẩm thô, sản phẩm đã qua chế biến trong

Trang 32

nước không sản xuất được phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm25%, còn lại là các mặt hàng khác Về thị trường cung cấp sản phẩm nhập khẩucủa công ty ưu tiên các thị trường có trình độ công nghệ cao như Châu Âu, Mĩ,Nhật để đảm bảo chất lượng sản phẩm nhập khẩu.

Hoạt động đầu tư và xây dựng của công ty theo kế hoạch đầu tư giai đoạn2006-2010 có tổng số vốn theo kế hoạch là khoảng 3 nghìn tỷ đồng, được phân

bổ vào hoàn thiện các công trình đang thi công dở, xây dựng các công trình nhậnthầu mới và vào hoạt động đầu tư sản xuất, đầu tư bất động sản Với nhiệm vụcủa hoạt động xây dựng là hoàn thiện các công trình lớn như tòa nhà Vincom,các công trình thuộc khu vực Mĩ Đình vv Hoạt động đầu tư của công ty theo kếhoạch chủ yếu đầu tư vào các cơ sở hạ tầng kỹ thuật như đầu tư hạ tầng cho các

cơ sở sản xuất trực thuộc, đầu tư khai thác các vị trí kinh doanh thuận lợi, thu lợinhuận cao

Bảng 2.1: Kế hoạch hoạt động xuất nhập khẩu của công ty.

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm

2010 Tổng Tổng kim ngạch xuât nhập khẩu 53.00 60.95 70.09 80.61 92.70 357.35 Tổng kim ngạch xuât khẩu 18.50 21.28 24.47 28.14 32.36 124.73 Tổng kim ngạch nhập khẩu 34.50 39.68 45.63 52.47 60.34 232.61

Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: Báo cáo kết quả kế hoạch kinh doanh của công ty TNHH NN mộtthành viên XNK và Đầu tư Hà Nội giai đoạn 2006-2007

Trang 33

2.2.2 Kế hoạch marketing của công ty.

Công ty UNIMEX là một doanh nghiệp có quan hệ làm ăn với hơn 40 quốcgia và vùng lãnh thổ trên thế giới Châu Á vẫn là thị trường hoạt động chủ yếucủa công ty, các khách hàng truyền thống là Nhật Bản, Singapore, Thái Lan,Philippine…Châu Âu và châu Mỹ là các thị trường tiềm năng tuy nhiên các thịtrường này có yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm nhập khẩu Vì vậy để pháttriên thị trường xuất nhập khẩu thì kế hoạch marketing của công ty là hết sức cầnthiết

Chiến lược marketing của công ty trong giai đoạn 2006-2010 là hướng ra thịtrường xuất nhập khẩu Châu Âu, và các thị trường quen thuộc Châu Á Thịtrường Châu Âu là thị trường được công ty rất quan tâm do sản phẩm của công

ty được tiêu thụ nhiều và được giá cao đặc biệt là chè và các mặt hàng nông sản

có chất lượng cao Đối với nhập khẩu UNIMEX chú trọng nhập khẩu máy mócthiết bị có hàm lượng công nghệ cao của thị trường này với mục đích phục vụcho hoạt động sản xuất của các xí nghiệp thành viên và cả với mục đích bán thulợi nhuận Đối với thị trường Châu Á, công ty hướng tới cả chất lượng và sốlượng sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường này Các mặt hàng nông sản củacông ty đặc biệt được ưa chuộng và có sực tiêu thụ cao

Hoạt động Marketing của công ty trong giai đoạn 2006-2010 nhằm thu hútkhách hàng, tạo uy tín trên thị trường trong và ngoài nước dưới nhiều hình thứcnhư tham gia các hội trợ triển lãm, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước,quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng…Trong thời đại công nghệthông tin hiện nay internet là công cụ để marketing hiệu quả nhất đối với cácdoanh nghiệp hoạt động trong linh vực xuất nhập khẩu Hướng tương lai của

Trang 34

công ty trong giai đoạn tới là mở Web giới thiệu sản phẩm và bán hàng trựctuyến.

Ngân sách Marketing theo kế hoạch chiếm khoảng 3%-5% tổng ngân sáchcủa công ty phục vụ cho các hoạt đông quảng cáo và hoạt động mở rộng thươngmại với các nước, tốc độ tăng ngân sách dành cho hoạt động marketing là tăngkhoản từ 5%-8% một năm trong tổng ngân sách công ty

2.2.3 Kế hoạch nhân sự

Trong xu thế đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty TNHH NNmột thành viên XNK và Đầu tư Hà Nội đang trong quá trình chuyển đổi sangdoanh nghiệp cổ phần hóa Bước chuyển sang mô hình sản xuất kinh doanh mới,đòi hỏi phải có sự sắp xếp, bố trí lại nguồn lao động trong doanh nghiệp theonguyên tắc đúng người, đúng việc đồng thời có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nângcao trình độ cho người lao động để họ có đủ kỹ năng và kiến thức làm chủ côngnghệ hiện đại, không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ.Công tác quản trị và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nói chung vàtrong doanh nghiệp nói riêng gồm nhiều vấn đề có liên quan với nhau, như lập

kế hoạch nguồn nhân lực, phân tích công việc, tuyển dụng, đào tạo, bố trí sắpxếp nhân lực, trả công lao động và bảo đảm các chế độ đãi ngộ khác

Trong hoạt động kinh doanh của UNIMEX, công tác lập kế hoạch giúpdoanh nghiệp định hướng được hoạt động của mình Việc lập kế hoạch cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của đơn vị bao gồm nhiều nội dung, trong đó công tác

kế hoạch nguồn nhân lực là một trong những nội dung quan trọng Đây là quátrình nghiên cứu, xác định nhu cầu nguồn nhân lực, đưa ra các chính sách vàthực hiện các chương trình hoạt động đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ nguồn

Ngày đăng: 08/09/2012, 13:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Kế hoạch kinh doanh ( ThS. Bùi Đức Tuân- Nhà xuất bản lao động) Khác
2. Giáo trình kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội ( TS. Ngô Thắng Lợi- Nhà xuất bản thống kê) Khác
3. Tạp chí ngoại thương : số 05+06/2007 Khác
4. Tạp chí thương mại: số 41,43,47,/2006 Khác
5. Các website : www. ibsconsult.wordpress.com www.mot.gov.vnwww.mpi.gov.vnwww.unimex-hanoi.com www.chodientu.com Khác
6. Báo cáo tổng kết các năm 2005, 2006, 2007 của công ty UNIMEX Hà Nội Khác
7. Kế hoạch kinh doanh của công ty giai đoạn 2006-2010 Khác
8. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2001-2005 Khác
9. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu trong năm 2006- 2007 và giải pháp thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2008-2010 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng trong doanh  nghiệp. - Giải pháp thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội giai đoạn 2008-2010 .DOC
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng trong doanh nghiệp (Trang 6)
Sơ đồ 2: Quá trình hoạch định nguồn nhân lực - Giải pháp thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội giai đoạn 2008-2010 .DOC
Sơ đồ 2 Quá trình hoạch định nguồn nhân lực (Trang 12)
Bảng 2.1: Kế hoạch hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. - Giải pháp thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội giai đoạn 2008-2010 .DOC
Bảng 2.1 Kế hoạch hoạt động xuất nhập khẩu của công ty (Trang 32)
Bảng 2.2: Bảng tình hình xuất nhập khẩu của công ty. - Giải pháp thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty TNHH NN một thành viên XNK và đầu tư Hà Nội giai đoạn 2008-2010 .DOC
Bảng 2.2 Bảng tình hình xuất nhập khẩu của công ty (Trang 39)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w