Hệ thống nhân vật

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện thiếu nhi của nguyễn đức linh (Trang 47 - 58)

TRONG TRUYỆN THIẾU NHI NGUYỄN ĐỨC LINH

2.2.1. Hệ thống nhân vật

Trong 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân cho rằng: “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không bị đồng nhất với con người thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người, nó có thể được xây dựng chỉ dựa trên quan niệm ấy” [3, tr. 242 – 243]. Giáo trình văn học định nghĩa: “Nhân vật văn học là con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học” [34, tr. 277]. Từ những quan niệm trên, có thể thấy rằng, nhân vật là trung tâm của tác phẩm văn học, là phương tiện thể hiện tư tưởng, quan niệm của nhà văn về con người và cuộc đời.

Trong truyện thiếu nhi Nguyễn Đức Linh, nhân vật chính gồm có: nhân vật trẻ thơ và nhân vật loài vật. Đây là những nhân vật quen thuộc, thường xuất hiện trong các tác phẩm văn học thiếu nhi truyền thống. Tiếp nối truyền thống sáng tác này, Nguyễn Đức Linh đã nỗ lực sáng tạo nhằm tạo được dấu ấn riêng, làm nên phong cách nghệ thuật của tác giả.

2.2.1.1. Nhân vật trẻ thơ

Xây dựng hình tượng nhân vật trẻ thơ, Nguyễn Đức Linh thường tập trung miêu tả hoàn cảnh và tính cách nhân vật. Theo đó, nhân vật của tác giả

đa phần là những cậu bé mới lớn có hoàn cảnh sống và số phận khác nhau. Tuy vậy, các em đều mang những nét đẹp vốn có của tuổi thơ: thông minh, tinh nghịch, thích khám phá những điều bí ẩn và mới lạ về cuộc sống.

Trong tác phẩm Bí mật một kho báu, nhà văn kể về hành trình truy tìm băng cướp Cẩu Nẹc và kho báu của bốn em nhỏ là Lương, Toàn, Lẹp và Cần. Trong suốt quá trình điều tra phá án, các em đã thể hiện được sự thông minh, lém lỉnh cùng tinh thần quyết tâm truy bắt tội phạm. Với óc phán đoán nhanh nhạy, bốn bạn nhỏ cho rằng hai vụ mất trộm xảy ra liên tiếp ở thành phố có liên quan đến những kẻ lạ mặt. Đến khi nhìn thấy đối tượng tình nghi xuất hiện ở rạp hát, các em liền lập tức bám theo nhằm tìm ra manh mối thủ phạm. Việc làm của bốn em nhỏ trong tác phẩm không chỉ xuất phát từ sự tò mò và hiếu kỳ của trẻ con mà còn thể hiện ý thức, trách nhiệm của bản thân trước những vấn đề xã hội. Nhận thức đây là một vụ án nguy hiểm, các em rất nhiệt tình phối hợp với các chú công an điều tra băng cướp. Những thông tin mà các bạn nhỏ cung cấp cho đội công an điều tra thành phố đến từ những suy luận hết sức thông minh, nhanh nhạy và cả sự dũng cảm của các em. Hành động phục kích băng cướp Cẩu Nẹc tại nhà lão Rục của thằng Toàn, thằng Lương được nhà văn miêu tả hệt như những nhà thám tử chuyên nghiệp. Sợ bị Cẩu Nẹc phát hiện ra, thằng Toàn “lập tức gục mặt xuống bàn, giả vờ giở mấy trang sách” hòng đánh lạc hướng đối tượng, thằng Lương thì ra sức tiếp cận với con trai lão Rục nhằm muốn lấy thêm thông tin về băng cướp. Sự thông minh của các em nhỏ trong tác phẩm còn được thể hiện qua hành động giãi mã mật thư. Thằng Cần và thằng Lẹp nhờ hiểu được đặc điểm riêng của Cẩu Nẹc, “một tên cướp có học, ưa chơi chữ và hay nói lóng” đã gợi ý cho các bạn trong nhóm cách giải mã những chi tiết kỳ quặc được vẽ trên sơ đồ. Các em còn tìm đến tận Đa Thạch để xác định chỗ cất giấu kho báu của Cẩu Nẹc. Chính nhờ sự gan dạ và thông minh của các bạn nhỏ mà bí ẩn về kho báu Cẩu

Nẹc cuối cùng cũng được phát hiện. Tuy trong suốt quá trình điều tra, các em mỗi người một cá tính hay xảy ra tranh luận nhưng tất cả đều rất đoàn kết và có tinh thần trách nhiệm cao. Kể lại hành trình truy tìm kho báu của bốn em nhỏ trong tác phẩm, Nguyễn Đức Linh không chỉ cuốn hút độc giả bởi những tình tiết ly kì, hấp dẫn của vụ án mà sự tỏa sáng những vẻ đẹp tính cách của các nhân vật nhí trong câu chuyện còn khiến độc giả vô cùng thích thú. Sự hiếu kỳ, thông minh và tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của Lương, Toàn, Lẹp và Cần đã góp phần phác họa nên bức tranh đời sống tâm hồn trẻ thơ với những gam màu tươi sáng.

Trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Đức Linh còn là những đứa trẻ giàu trí tưởng tượng. Không như người lớn hay tính toán thiệt hơn bởi đã tinh thấu sự đời, trẻ em thường mộng mơ và hồn nhiên với những suy nghĩ của mình. Chúng muốn tạo ra cho mình một thế giới riêng, ở đó chúng được tự do vui chơi và thỏa sức tưởng tượng. Hân, Lam và Còn trong tác phẩm Người khổng lồ của em tôi là những đứa trẻ như thế. Câu chuyện nữ thần Po Nagar hóa phép người khổng lồ dưới chân núi Tháp Bà tưởng chỉ là thần thoại nhưng đối với ba bạn nhỏ thì đó là bí mật cần phải khám phá. Sau thời gian tìm kiếm, ba đứa trẻ cũng lấy được lá bùa của nữ thần và trở thành chủ nhân của người khổng lồ với năm điều ước. Kể từ đó, các em được sống trong không gian màu nhiệm và những điều ước của các em được hiện thực hóa bởi phép thuật thần bí của người khổng lồ. Có thể nói, chính sự tò mò và trí tưởng tượng hồn nhiên, bay bổng đã đưa các em nhỏ trong tác phẩm bước vào thế giới thần thoại. Phép thuật của người khổng lồ mang đến niềm vui cho các em nhưng cũng gây ra nhiều rắc rối. Thế nhưng, đối với các nhân vật nhí trong câu chuyện, được sống trong xứ sở thần kỳ là trải nghiệm đầy lý thú và bổ ích.

Đâu chỉ thông minh và giàu trí tưởng tượng, trẻ em vốn hoạt bát và hiếu động nên thường không chịu được cuộc sống bó buộc, tẻ nhạt. Trẻ muốn

được “xê dịch”, muốn đến với những không gian mới, những miền đất mới để biết thêm nhiều điều hay. Chuyến đi chơi Tây Nguyên của nhân vật Luân trong Chuyến phiêu lưu kì thú trong rừng đại ngàn đã thực sự thỏa niềm mong ước bấy lâu của cậu bé. Trong suốt hành trình, vẻ hoang sơ và hùng vĩ của Tây Nguyên lần lượt hiện ra trước mắt Luân khiến cậu bé phấn khích và say sưa tận hưởng. Những ngày sống giữa núi rừng cùng đi theo các chú trong đoàn khảo sát đến những nơi xa xôi, đối diện với nhiều khó khăn, nguy hiểm, cậu bé Luân ngày càng trưởng thành và chín chắn hơn trong suy nghĩ. Luân còn có thêm nhiều kiến thức về thế giới sinh vật phong phú ở Tây Nguyên cũng như biết được những phong tục tập quán của đồng bào nơi này. Có thể nói, với niềm đam mê khám phá và sở thích được “xê dịch”, chuyến đi chơi Tây Nguyên lần đó đã trở thành kỳ nghỉ hè đáng nhớ trong những năm tháng tuổi thơ của nhân vật Luân.

Trẻ em là lứa tuổi hồn nhiên, vô tư vì thế chúng còn non nớt trong nhận thức và tình cảm. Nhiều lúc trẻ đưa ra những quyết định và hành động bộc phát mà không lường được trước hậu quả. Các nhân vật thiếu nhi trong sáng tác của Nguyễn Đức Linh cũng hay vướng vào rắc rối do những sai lầm mình gây ra. Trong tác phẩm Người khổng lồ của em tôi, ba đứa trẻ là Hân, Lam và Còn nhờ giải cứu người khổng lồ thoát khỏi lời nguyền của nữ thần nên có được năm điều ước. Tuy nhiên có lúc các bạn nhỏ vì lợi dụng phép thuật của người khổng lồ mà sinh ra tật lười biếng, ỷ lại. Thằng Còn là người đưa ra ý tưởng nhờ người khổng lồ hóa phép cho ba đứa học thật giỏi mà không cần phải “cắm đầu vào sách vở”. Điều ước được thực hiện nhưng nhiều lần khiến các bạn nhỏ rơi vào tình huống dở khóc dở cười bởi người khổng lồ sống vào thời tiền sử thì làm sao có thể giúp các em trả lời được những câu hỏi liên quan đến kiến thức hiện đại? Kết quả học tập trồi sụt thất thường của ba đứa trẻ làm cho bố mẹ lo lắng, những người xung quanh nghi ngờ, cuộc sống của

ba đứa trẻ vì thế không còn vô tư, vui vẻ như trước. Dù suy nghĩ và hành động của các em nhỏ trong tác phẩm có phần lệch lạc nhưng đây cũng là biểu hiện của nét đẹp tâm hồn tuổi thơ. Cho nên, với tình huống này, nhà văn không nhằm lên án hay đả kích mà cốt qua đó nhắn nhủ đến các em bài học về sự tự mình cố gắng, nỗ lực để đạt được kết quả xứng đáng.

Viết về trẻ em, Nguyễn Đức Linh còn chú ý khắc họa hoàn cảnh và số phận nhân vật. Trong cảm quan sáng tác của nhà văn, mỗi đứa trẻ đều có một phận đời riêng vì thế sẽ có những phẩm cách và tâm hồn khác nhau. Chỉ với ba tác phẩm nhưng Nguyễn Đức Linh đã làm cho độc giả phải cùng cười, cùng thương với những nhân vật trẻ thơ của ông.

Tác phẩm Người khổng lồ của em tôi có số lượng nhân vật trẻ em đông đảo hơn cả. Phần lớn các em nhỏ trong câu chuyện đều là những đứa trẻ dễ thương, hiếu động nhưng mỗi em là một màu sắc cá tính riêng.

So với những người bạn khác đồng trang lứa, hai anh em Hân, Lam từ nhỏ đã được sống trong tình yêu thương trọn vẹn của cha mẹ nên tính tình ôn hòa, điềm đạm. Đặc biệt là thằng Hân, tuy là ông chủ có khả năng sai khiến người khổng lồ thực hiện năm điều ước nhưng em không muốn lạm dụng phép thuật để làm điều không đúng. Hai anh em Hân, Lam còn là những đứa trẻ nhân hậu và giàu lòng trắc ẩn. Nhìn thấy thằng Ca – em thằng Bình hái trộm ổi để ăn thay cơm vì nhà hết gạo, Lam thương tình lấy mấy quả chuối mà mẹ dành cho hai anh em để đưa cho thằng Ca. Hân và Lam cùng với những người bạn của mình còn dùng đến phép thuật của cây bút thần để vẽ nhiều sách vở tặng cho anh em thằng Bình. Nghĩa cử nhân ái của hai đứa trẻ trong tác phẩm xứng đáng được các bạn nhỏ học tập và noi theo.

Không may mắn như anh em Hân, thằng Hạ sinh ra trong gia đình gồm sáu anh chị em, cha mẹ dù làm việc vất vả vẫn không đủ tiền nuôi các con ăn

học. Có lần, thằng Hạ đòi nghỉ học để phụ giúp gia đình nhưng mẹ nó khuyên ngăn vì không muốn nó thất học. Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng thằng Hạ là một đứa trẻ ngoan và có chí. Nó học hành chăm chỉ và tiến bộ nhanh chóng lại còn biết cả võ nghệ. Có thể nói, nhân vật thằng Hạ là tấm gương cho các em nhỏ về sự cố gắng vươn lên chiến thắng nghịch cảnh.

Trong khi đó, thằng Bình là một đứa trẻ ngỗ ngược, hay bày trò quậy phá. Cha mẹ li dị, hai anh em sống với mẹ, kinh tế gia đình hoàn toàn phụ thuộc vào gian hàng đồ sắt. Có lúc mua bán ế ẩm, nhà không còn gạo để nấu cơm. Chính gia đình là một phần nguyên nhân khiến nó trở thành một học sinh cá biệt. Nhưng từ sâu bên trong, thằng Bình là một đứa trẻ dễ thương. Nó biết hối lỗi khi làm sai và biết cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ. Chi tiết thằng Bình rơm rớm nước mắt khi hiểu ra tấm lòng của các bạn thật sự khiến độc giả xúc động. Xây dựng nhân vật thằng Bình, tác giả đã gửi đến thông điệp nhân văn về vấn đề giáo dục trẻ em. Như người xưa có câu: “Nhân chi sơ tính bổn thiện”, những đứa trẻ như thằng Bình cần nhận được sự quan tâm và yêu thương của mọi người, bởi lẽ tình thương sẽ cảm hóa con người, giúp họ nhận ra lỗi lầm và sống phục thiện.

Ngoài ra, nhân vật thằng Còn qua cách miêu tả của nhà văn cũng để lại nhiều ấn tượng cho độc giả. Thằng Còn là một đứa trẻ lém lỉnh, có phần láu cá và rất hay mơ mộng hão huyền. Chính thằng Còn là người đầu tiên nghĩ ra việc đi lấy lá bùa dưới chân núi Tháp Bà. Chưa kể, những trò vui của cả nhóm đều có sự tham gia lĩnh xướng của nó. Tuy tính cách có phần hiếu thắng, bốc đồng nhưng thằng Còn là người sống tình cảm, biết quan tâm và giúp đỡ mọi người. Thằng Còn cùng với các bạn trong nhóm dùng bút thần vẽ ra mèo, chim sâu để giúp bà con nông dân bảo vệ mùa màng. Có thể nói, nhân vật thằng Còn trong tác phẩm là hiện thân của những đứa trẻ tinh nghịch, đáng yêu ngoài đời sống.

Ở hai tác phẩm Bí mật một kho báuChuyến phiêu lưu kì thú trong rừng đại ngàn, Nguyễn Đức Linh cũng đã khá thành công khi xây dựng hệ thống nhân vật trẻ thơ. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ, ta sẽ phát hiện ra những nhân vật như Lương, Toàn, Cần và Lẹp (Bí mật một kho báu) phần nào mang bóng dáng của những đứa trẻ trong tác phẩm Người khổng lồ của em tôi. Riêng nhân vật thằng Lẹp được nhà văn sáng tạo thêm một vài chi tiết vừa làm tăng sự hấp dẫn cho cốt truyện vừa khắc họa rõ hơn số phận nhân vật. Trong tác phẩm, thằng Lẹp lớn lên trong tình yêu thương của gia đình nhưng thân phận thật sự của nó rất đáng thương. Mẹ chết khi nó còn rất nhỏ, cha thì trở thành tướng cướp sau khi phạm tội giết người. Dù cuối cùng, thằng Lẹp được gặp lại cha nhưng tâm hồn đứa trẻ vô tư giờ phải chịu nhiều thương tổn khi nó biết cha ruột của mình chính là tướng cướp Cẩu Nẹc, một tội phạm nguy hiểm. Khác với thằng Lẹp, cậu bé Luân trong Chuyến phiêu lưu kì thú trong rừng đại ngàn có những năm tháng tuổi thơ êm đềm và hạnh phúc. Tuy có số phận khác nhau nhưng cả thằng Lẹp và Luân đều là những đứa trẻ hoạt bát và nhân hậu. Thông qua việc xây dựng các nhân vật trẻ thơ, Nguyễn Đức Linh đã bổ sung vào kho tàng truyện thiếu nhi nhiều nhân vật đặc sắc. Qua đó, nhà văn còn góp phần tái hiện sinh động hiện thực đời sống tuổi thơ với những màu sắc tính cách và số phận khác nhau.

2.2.2.2. Nhân vật loài vật

Loài vật xuất hiện trong tác phẩm văn học luôn tạo ấn tượng đẹp với người đọc. Chọn nhân vật làm nhân vật chính đôi khi mang đến giá trị biểu đạt ẩn dụ to lớn cho nội dung. Nhân vật loài vật xuất hiện trong tác phẩm không chỉ đơn thuần là miêu tả sinh vật tự nhiên mà nó còn là hình ảnh ẩn dụ về thế giới tuổi thơ. Các tác giả viết truyện đồng thoại thường gán những tính cách của trẻ em cho loài vật, vì thế mà truyện đồng thoại cuốn hút các bạn đọc nhí, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần tuổi thơ.

Nhân vật loài vật trong những tác phẩm thiếu nhi Nguyễn Đức Linh rất phong phú, đa dạng. Đó không chỉ là những con vật nuôi gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống sinh hoạt gia đình như mèo, chó, vịt, ngan, ngỗng… mà còn là những loài vật trong thế giới tự nhiên hoang dã như gà rừng, bò rừng, nai… Qua sự dày công quan sát và miêu tả của nhà văn, thế giới loài vật hiện lên với những cá thể sinh động chứa đựng tâm tư, tình cảm của con người. Đặc biệt, tác giả lựa chọn những góc nhìn phù hợp để khắc họa nhân vật đúng với bản chất của nó và phù hợp với cái nhìn thơ ngây, trong trẻo của tuổi thơ.

Giống như con người, nhân vật loài vật trong sáng tác Nguyễn Đức Linh đều có tên gọi riêng cụ thể. Tùy vào lứa tuổi, giới tính và đặc điểm tính cách từng con vật mà nhà văn có sự định danh khác nhau. Gã mèo mướp lười biếng nhưng lúc nào cũng ra vẻ nhu mì, kiểu cách; lão chuột cống thì ranh

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện thiếu nhi của nguyễn đức linh (Trang 47 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)