TRONG TRUYỆN THIẾU NHI NGUYỄN ĐỨC LINH
2.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Một tác phẩm nghệ thuật luôn là sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức. Văn học cũng không nằm ngoài yêu cầu này. Truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Đức Linh vừa đảm bảo được nội dung vừa tạo được sự hài hòa về nghệ thuật. Không cầu kỳ trong kỹ thuật nắn câu nhả chữ, truyện thiếu nhi Nguyễn Đức Linh tự nhiên, hồn hậu như chính con người của nhà văn. Thưởng thức tác phẩm của ông, người đọc cảm nhận được sự tươi vui và trong trẻo của đời sống tuổi thơ. Để có được thành công đó, phải kể đến dụng công của nhà văn ở phương diện nghệ thuật khắc họa nhân vật.
2.2.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình
Ngoại hình nhân vật là biểu hiện bên ngoài của nhân vật. Đó là diện mạo, trang phục, tác phong… của nhân vật được thể hiện trong tác phẩm.
Miêu tả ngoại hình là nhiệm vụ của nghệ thuật kể chuyện hiện đại, bởi “các chi tiết về ngoại hình không chỉ làm nổi bật đặc điểm bên ngoài mà còn mách bảo về tâm tính, lối sống của nhân vật” [25, tr.124 ]. Nhờ vào sự am hiểu sâu sắc cùng khả năng quan sát và miêu tả tỉ mỉ nên các nhân vật của Nguyễn Đức Linh hiện lên cụ thể và rõ nét trước mắt độc giả.
Mỗi nhân vật của Nguyễn Đức Linh đều có một đặc điểm riêng về ngoại hình. Đối với nhân vật loài vật, miêu tả ngoại hình thường gắn với việc thể hiện số phận và tính cách con vật. Mở đầu truyện Cún con đã lớn, nhân vật Cún con giới thiệu về ngoại hình của mình qua lời cậu con trai bà chủ, như sau:
“Mẹ tôi kể rằng: Bà sinh được tôi vô cùng vất vả, gần một giờ sau khi anh chị tôi ra đời, bà mới sinh tôi được. Bà chủ nhà và cô chủ bốn tuổi túc trực bên cạnh mẹ tôi. Khi tôi vừa lọt lòng thì bà chủ reo toáng lên:
- Con nữa!...Một con chó huyền đề!
Con trai bà trên nhà chạy xuống, nắm lấy cổ tôi lật ngửa ra: - Chó móng treo, mèo đuôi khóa. Mà móng treo cả bốn chân. Anh ta bóp hàm khiến mồm tôi ngoác ra:
- Lưỡi lại có hoa. Con này săn tốt mẹ à!”
Dựa theo lời kể, Cún con thuộc giống chó huyền đề, ở cả bốn chân của nó đều mọc thêm một ngón đặc biệt nên được xếp vào hàng “tứ quý cẩu”. Đúng như dân gian từng nói: “chó khôn tứ túc huyền đề”. Như vậy, vài nét chấm phá về ngoại hình đã dự báo Cún sẽ là một chú chó rất tinh khôn, được mọi người yêu quý và chiều chuộng.
phổng phao cân đối, cái đuôi thẳng đứng, lông xù lên như đuôi chó sói” và “đi đứng có vẻ chững chạc hơn”. Đặc biệt, sau những va vấp đầu đời, Cún con bắt đầu biết nhận thức được phải trái. Thế nhưng chính sự hoàn hảo về ngoại hình lẫn tính cách lại là điềm báo cho những tai ương sắp sửa xảy đến với Cún, như Cún từng chiêm nghiệm: “Vì tôi là một con chó huyền đề. Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Miêu tả ngoại hình loài vật mang tính chất dự báo số phận, nhà văn Nguyễn Đức Linh đã làm cho thế giới loài vật tiệm cận với thế giới con người.
Bên cạnh nhân vật chính, ở tác phẩm này, Nguyễn Đức Linh còn mở rộng phạm vi miêu tả ở tuyến nhân vật phụ. Đó là thằng Xồm với tính cách ngang tàng, hay gây gỗ phù hợp với ngoại hình xấu xí: “ lông nó tua tủa như lông cừu. Cặp mắt nó vốn đã nhỏ lại bị những mảng lông cớp nhớp kết lại che thêm. Trông mắt nó gớm ghiếc làm sao”. Còn thằng Mực hãm tài, “xấu xí bệnh hoạn” được nhà văn miêu tả với những chi tiết: “Người nó đen kít từ mõm đến đuôi, hom hem như gã ghiền xì ke. Cái đuôi lơ thơ vài sợi lông, xoắn tít qua bên trái”. Miêu tả ngoại hình thằng Mực, thằng Xồm trong sự đối lập với Cún, nhà văn đã tạo ra chiếc đòn bẩy để nhấc bổng nhân vật chính, giúp cho Cún con trở thành tinh hoa của loài. Đây cũng là cách thức miêu tả thường thấy khi xây dựng ngoại hình nhân vật của nhà văn Nguyễn Đức Linh.
Đối với Nguyễn Đức Linh, miêu tả ngoại hình nhân vật còn là cách giải thích về tên gọi của đối tượng. Chẳng hạn, nhân vật có tên là Tím Than vì nó “khoác trên mình bộ lông màu tím than, điểm những hạt cườm li ti óng ánh dưới ánh mặt trời trong buổi ban mai” (Kim thần kê). Hay nhân vật thằng Sứt trong tác phẩm Thủ lĩnh Min trán đỏ cũng được nhà văn đặt tên dựa vào đặc điểm của ngoại hình. Khi còn bé vì không chịu nghe lời chú Y Ghin nên mũi của nó bị rách làm đôi. Mọi người thấy thế nên gọi nó là thằng Sứt. Ngoại hình có phần dị biệt của thằng Sứt là hệ quả của tính cách bướng bỉnh, nghịch
ngợm của nó. Sau này lớn lên, thằng Sứt nhiều lần khiến mẹ phải lo lắng, phiền muộn. Nó cũng chính là kẻ khiêu chiến gây ra trận đánh nhau đẫm máu giữa bầy trâu đen và bầy bò rừng. Nếu ngoại hình của thằng Sứt thể hiện tật xấu của nhân vật thì chú gà Tử Mỵ (Kim thần kê) với những tật nguyền từ lúc mới sinh ra là điềm báo của tài năng trong tương lai. Diện mạo của nhân vật Tử Mỵ được nhà văn miêu tả với những chi tiết: “cái mỏ to, đen trũi mà lại ngắn ngủn, bị mảng tơ trên mặt lù xù che khuất. Khi ăn, khi uống, mặt nó như cắm vào đất, làm cho nước nôi, đất cát tri trét nhoe nhoét trên mặt” đã thế dáng đi thì “vẹo vọ khật khưỡng”. Thế nhưng bù lại, nó “nhanh nhẹn, tháo vát, hiếu động nhất trong đàn anh chị em Túc. Nó lũn cà lũn cũn đào bới, chui rúc không thiếu một xó xỉnh nào trong trại”. Câu nói “có tật có tài” thật đúng với chú gà Tử Mỵ. Phải là người có sự am hiểu sâu sắc về đặc điểm loài vật, Nguyễn Đức Linh mới có thể miêu tả ngoại hình nhân vật cụ thể như thế.
Ngoài ra, với các con vật vốn xa lạ với đời sống trẻ thơ nhưng qua cách miêu tả của nhà văn đã mang lại sự kiếu kỳ và thích thú cho các em. Đó là thủ lĩnh Min trán đỏ “to lớn, oai vệ, khoác trên mình bộ lông màu nâu sẫm, có cái trán phẳng lì, đỏ au, rực rỡ” hay Kim thần kê “bác gà trống lực lưỡng trông thật kì vĩ, có bộ lông màu vàng cháy, điểm vài hạt sương trắng ngà ôm sát lấy thân hình gọn ghẽ rực lên màu ánh kim”. Diện mạo lộng lẫy, oai phong của Min trán đỏ và Kim thần kê không chỉ là vẻ đẹp thiên bẩm mà nó còn toát ra từ sự tinh anh và dũng cảm của giống loài.
Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật của Nguyễn Đức Linh còn thể hiện ở nhóm nhân vật trẻ thơ. Đối với các nhân vật này, nhà văn thường chọn cách miêu tả chấm phá. Nhưng qua vài nét phác họa, người đọc sẽ phần nào hình dung ra được hình ảnh những đứa trẻ dễ thương, vui tính và rất thông minh. Trong tác phẩm Bí mật một kho báu, ba người bạn là Toàn, Lẹp và Cần qua lời kể của cậu bé Lương hiện lên với dung mạo riêng, độc đáo. Thằng
Toàn gây ấn tượng với cái đầu khá to mà mọi người thường hay trêu nó là có cái đầu của nhà bác học. Tuy không quá thông minh xuất chúng nhưng thằng Toàn cùng với những người bạn của mình rất nhanh trí khi giải được mật thư, giúp các chú công an tìm ra kho báu của Cẩu Nẹc. Chẳng biết có phải là vì cái đầu dồ của nó hay không mà thằng Toàn là đứa bướng bỉnh và có phần liều lĩnh. Nó không ngại nguy hiểm dò theo dấu vết của băng cướp tại rạp hát, cùng với Lương phục kích nhà lão Rục để lấy thông tin về Cẩu Nẹc. Còn thằng Cần thì thường được bạn bè gọi là Cần đen vì thân hình “đen trũi như cục than hầm”. Nó không thông minh như đám bạn trong nhóm nhưng trực tính và giỏi đánh nhau, vì thế mà thằng Cần là nhân tố rất quan trọng của “tổ đặc nhiệm”. Trong khi đó, thằng Lẹp là đứa bị rách tai nhưng rất thông minh và có máu thám tử. Chính thằng Lẹp là người đề xuất việc truy tìm băng cướp Cẩu Nẹc. Đáng chú ý, khiếm khuyết ngoại hình của thằng Lẹp không phải do đau bệnh như lời nó giải thích mà đó là dấu vết in hằn nỗi đau bất hạnh của gia đình. Khắc họa ngoại hình thằng Lẹp, câu chuyện không chỉ tạo ra sự bất ngờ mà còn khơi lên trong lòng người đọc niềm đồng cảm trước những thương tổn của tuổi thơ.
2.2.2.2. Nghệ thuật miêu tả hành động
Hành động nhân vật là những cử chỉ, hành vi, việc làm cụ thể của nhân vật trong mối quan hệ với thế giới xung quanh. Hành động của nhân vật gắn với diễn biến cốt truyện và sự thay đổi số phận nhân vật. Miêu tả hành động là một trong những cách giúp bạn đọc thiếu nhi dễ dàng ghi nhớ cốt truyện và khắc sâu tính cách nhân vật. Nhân vật trong tác phẩm thiếu nhi Nguyễn Đức Linh thuộc kiểu nhân vật thiên về hành động. Vì thế, miêu tả hành động nhân vật là một nhiệm vụ mà nhà văn không thể bỏ qua.
những biến cố hoặc thử thách của cuộc sống cho nên buộc phải đưa ra hành động để thoát khỏi tình cảnh nguy hiểm. Cũng có khi, đó là những hành động tự nhiên diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. Nói chung, dù trong hoàn cảnh nào thì hành động của nhân vật cũng đều là sự thể hiện của tính cách.
Nhân vật Cún con trong tác phẩm Cún con đã lớn thuộc kiểu nhân vật hành động. Từ đầu đến cuối câu chuyện, Cún thể hiện rất nhiều hành động chứng tỏ tài năng và phẩm chất tốt đẹp của giống loài. Khi bị hai cha con lão Kiệt bắt cóc, Cún đã vượt lên nỗi sợ hãi để tự giải cứu mình. Cún cùng với con My cứu thằng Ky thoát khỏi bẫy heo rừng. Chưa hết, với kỹ năng săn mồi thượng đẳng, Cún đã giúp công an tìm ra hang ổ của bọn trộm mìn. Trong số rất nhiều việc làm tốt đẹp của Cún thì nghĩa cử của Cún đối với thằng Mực lúc bị thương khiến cho các em nhỏ và cả người lớn chúng ta phải suy nghĩ:
“Tôi sung sướng cắp bốn con rắn mối phi thẳng về chỗ thằng Mực. Tôi chọn hai con to, ít cháy để cho nó. Tôi ăn hai con còn lại. Trời ơi, sao nó ngon vậy cơ chứ! Chà, kể ra bây giờ có thêm vài con nữa thì sung sướng biết bao! Tôi thòm thèm ngó hai con rắn mối để giành cho thằng Mực, rồi đưa mũi ngửi. Sực tỉnh, tôi vội ngẩng đầu lên và cảm thấy tự xấu hổ cho mình. Tôi bẽn lẽn liếc trộm thằng Mực, rồi chồm xuống uống nước cho no thêm”. Viết về nhân vật Cún con, nhà văn còn chú ý khắc họa hành động giữa hai mẹ con Cún. Đêm trước ngày chia tay mẹ theo ông chủ đi Lạc Thiện, Cún “nằm rúc sâu vào nách mẹ để cảm nhận hơi ấm của mẹ”, còn mẹ của Cún thì “tiến về phía bậc cửa đặt hai chân trước lên, liếm vào chân ông chủ như muốn gửi gắm ông đứa con bé bỏng của mình”. Hành động của hai mẹ con Cún không chỉ thể hiện đặc tính của giống loài mà sâu sa hơn nó hướng đến việc biểu đạt đời sống tình cảm của con người. Cảnh chia tay xúc động giữa hai
mẹ con Cún đã đánh động vào trái tim chúng ta tình mẫu tử bình dị mà thiêng liêng, cao quý.
Ở tác phẩm Thủ lĩnh Min trán đỏ, tác giả cũng chú ý miêu tả hành động khác nhau của các con vật. Thằng Xám hiền lành, trượng nghĩa đã giúp thằng Sứt đánh nhau với chó sói. Thủ lĩnh Min trán đỏ thì cứu Xám thoát khỏi con hổ hung dữ. Trong khi đó, nhờ bác nai chà công minh đứng ra giải thích mà hiềm khích giữa bầy Min và bầy trâu rừng được xóa bỏ. Bên cạnh những hành động đáng khen ngợi, nhà văn còn miêu tả nhiều hành động chưa tốt, rất đáng chê trách của thằng Sứt. Vì sợ bị hổ ăn thịt, thằng Sứt bỏ chạy để lại Xám một mình. Thằng Sứt còn có thái độ xúc phạm và kích động bác nai chà. Chưa kể, nó còn là kẻ gây hấn khiến cho anh em bò rừng đánh nhau. Miêu tả hành động của thằng Sứt, tác giả đã gián tiếp thể hiện những việc làm và tính cách tiêu cực của nhiều em nhỏ. Từ đó, mong muốn các em sửa đổi, nắn chỉnh để nhận được sự tin yêu của mọi người.
Loài vật luôn có mối quan hệ cộng sinh với con người. Vì thế, một phương diện của miêu tả hành động đó là miêu tả ứng xử của con người với loài vật. Trong cảm quan sáng tác của Nguyễn Đức Linh, tất cả các con vật đều có tâm tư, cảm xúc như con người. Vì thế, thông qua việc đối xử với loài vật mà tính cách con người sẽ phần nào được bộc lộ. Cún con (Cún con đã lớn) từ lúc mới sinh ra đã nhận được nhiều tình yêu thương của tất cả mọi người trong gia đình ông chủ. Đặc biệt cô chủ nhỏ rất quý mến Cún, thường hay vuốt ve và vui đùa cùng với Cún. Những ngày sống ở Giang Sơn, Cún được gia đình ông Lương đối đãi rất tử tế dù gia cảnh nhà ông không mấy dư dả. Duy chỉ có hai cha con lão Kiệt nhẫn tâm đã bắt cóc và đối xử thô bạo với Cún. Tình cảm mọi người dành cho Cún đã tác động rất lớn đến đến suy nghĩ và tình cảm của Cún. Cún rất trung thành với những người đã yêu quý mình ngược lại sẵn sàng trừng trị những kẻ bất lương, độc ác. Trong tác phẩm Kim
thần kê, tác giả cũng dành khá nhiều trang viết để miêu tả việc làm của ông chủ đối với những con vật nuôi trong trang trại. Nếu như ông chủ trước rất biết quan tâm đến việc ăn uống, sinh hoạt của các con vật thì ông chủ sau này lười biếng bỏ bê chuồng trại, đã thế lại còn ra tay giết hại rất nhiều con vật để phục vụ cho các cuộc vui. Cũng vì thói say xỉn của ông mà trại nuôi dê bị cháy khiến cho tất cả các con vật trong trang trại không còn chỗ để nương náu. Các con vật nuôi trong gia đình vốn rất gần gũi và gắn bó với con người. Dù chúng có được nuôi với mục đích nào đi chăng nữa thì chúng cũng cần nhận được sự chăm sóc của gia chủ. Vì thế hành động của cha con lão Kiệt và ông chủ trại dê đều rất đáng bị lên án. Miêu tả loại hành động này, nhà văn muốn tác động đến nhận thức, tình cảm của các em thiếu nhi. Sự yêu thương, chăm sóc những loài vật nuôi bé nhỏ, thân thiết trong gia đình là nét đẹp tính cách, thể hiện tấm lòng thuần hậu và trong sáng của trẻ thơ.
Nhân vật thiếu nhi trong các câu chuyện của Nguyễn Đức Linh cũng thuộc kiểu nhân vật hành động. Vốn là những đứa trẻ hoạt bát và hiếu động nên các em thường nghĩ ra nhiều trò vui rồi rủ bạn bè cùng chơi. Cũng có khi, các em nhiệt tình tham gia vào những hoạt động xã hội ý nghĩa như phối hợp với công an tổ chức điều tra những đối tượng tình nghi. Trong tác phẩm Bí mật một kho báu, bốn bạn nhỏ là Lương, Toàn, Lẹp và Cần đã rất năng nổ tham gia vào việc truy tìm kho báu của Cẩu Nẹc. Đặc biệt, hành động của các bạn nhỏ trong quá trình điều tra phá án được nhà văn miêu tả giống hệt như những thám tử chuyên nghiệp. Trước hết, phải kể đến pha trèo tường bám theo ba kẻ lạ mặt ở rạp hát của Lương, Lẹp và Cần. Hành động này diễn ra hết