Khai thác triệt để các phương tiện và biện pháp tu từ

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện thiếu nhi của nguyễn đức linh (Trang 74 - 85)

NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU

3.1.2. Khai thác triệt để các phương tiện và biện pháp tu từ

Phương tiện tu từ và biện pháp tu từ là khái niệm cơ sở của phong cách học. Mọi hoạt động ngôn ngữ đều có mục đích và phương tiện nhất định. Muốn cảm nhận và chiếm lĩnh giá trị đích thực của tác phẩm văn học cần phải nắm vững cũng như đánh giá được chức năng của phương tiện và biện pháp tu từ - những yếu tố thẩm mỹ tạo nên giá trị tác phẩm. Phân loại, đánh giá được các biện pháp tu từ là nắm chắc chìa khóa để mở cánh cửa đi vào cảm thụ giá trị nghệ thuật và tư tưởng của tác phẩm văn chương.

Phương tiện và biện pháp tu từ là những yếu tố quan trọng góp phần làm nên vẻ đẹp riêng của truyện thiếu nhi Nguyễn Đức Linh. Các phương tiện như từ ngữ, cú pháp cùng với nhiều biện pháp nghệ thuật được sử dụng linh hoạt, tự nhiên trong tác phẩm đã minh chứng cho nỗ lực sáng tạo nghệ thuật nhằm khẳng định phong cách sáng tác của nhà văn.

Truyện thiếu nhi Nguyễn Đức Linh sử dụng ngôn ngữ trần thuật giản dị, vui tươi và phù hợp với trẻ thơ. Khi xây dựng hội thoại, nhà văn thường sử dụng nhiều từ mang tính chất khẩu ngữ như: chết cha, lụi, bịa, xạo, tào lao, cần cóc gì … cùng với đó là lối diễn đạt và đối đáp gần gũi: trúng mánh lia chia, thêm mắm thêm muối, ý kiến ý cò, đừng có mà hòng… Không quá cầu

kỳ và hoa mỹ, ngôn ngữ trong sáng tác của nhà văn là lời ăn tiếng nói hằng ngày mộc mạc, dung dị nhưng chất chứa nhiều tình điệu cảm xúc của trẻ thơ. Từ ngữ trong truyện thiếu nhi Nguyễn Đức Linh mang đậm bản sắc vùng miền. Sinh ra ở Phú Yên nhưng phần lớn cuộc đời Nguyễn Đức Linh gắn bó với mảnh đất Khánh Hòa. Ngay từ bé, ngôn ngữ và văn hóa Nam Trung Bộ đã ăn sâu vào máu thịt tác giả để rồi đến khi cầm bút viết cho thiếu nhi, ngôn ngữ của vùng đất này trở thành vốn liếng quý giá đi vào các sáng tác của nhà văn. Những từ ngữ vốn rất phổ biến trong đời sống giao tiếp của người dân Nam Trung Bộ như: ba, má, mày, tao, bọn nhóc, tụi nó, nói dóc, nói thiệt, tiêu dênh, mừng húm… được Nguyễn Đức Linh sử dụng nhiều trong tác phẩm của mình. Chưa kể, những cụm từ miêu tả mang tính chất phương ngữ khiến cho người đọc lần đầu nghe qua cảm thấy vô cùng thích thú, chẳng hạn như: túm đen túm đỏ, chộn rộn chạo rạo, líu ta líu tíu… Với sự phối hợp nhịp nhàng giữa âm, vần và thanh điệu, những cụm từ trên không chỉ tạo ra tính nhạc mà còn gợi lên sự liên tưởng cho người đọc. Đây cũng là vẻ đẹp độc đáo của phương ngữ Nam Trung Bộ nói riêng và tiếng Việt nói chung. Chính vì mang bản sắc vùng miền nên từ ngữ trong truyện thiếu nhi Nguyễn Đức Linh đã phần nào nói lên được cốt cách tâm hồn con người Nam Trung Bộ. Nhận định này càng có cơ sở khi phần lớn nhân vật trong sáng tác của nhà văn là những con người hoạt bát, vui vẻ và giàu lòng nhân hậu.

Ngôn ngữ truyện thiếu nhi Nguyễn Đức Linh còn in dấu ấn con người tác giả. Trước khi trở thành nhà văn, Nguyễn Đức Linh là kĩ sư chuyên ngành khảo sát cầu đường. Ông còn giỏi võ và tinh thông nhiều môn phái võ thuật. Đây chính là lý do vì sao trong câu chuyện của nhà văn, ta thường thấy có sự tham gia của nhiều từ ngữ thể hiện đặc thù nghề nghiệp cũng như mang tính chất võ thuật. Cụ thể, Nguyễn Đức Linh đã mô tả trận đánh nhau giữa gà rừng và diều hâu (Kim thần kê), giữa trâu rừng và bò rừng (Thủ lĩnh Min trán đỏ),

giữa Cún con với chồn, cáo (Cún con đã lớn), giữa công an và tướng cướp Cẩu Nẹc (Bí mật một kho báu) giống như những trận thượng đài của các võ sĩ. Theo đó, các thế võ như thế quăng đao, thế Hoàng Long quyền địa… được thực hiện bởi những hành động: phóng, vồ, đá, nhảy… xuất hiện nhiều lần ở hầu hết các tác phẩm của nhà văn. Hay những từ ngữ mang tính chuyên ngành như: khảo sát cầu đường, bản đồ thực địa, đo mực nước trên sông… được nhà văn sử dụng trong tác phẩm Chuyến phiêu lưu kì thú trong rừng đại ngàn đã mang đến cho người đọc cái nhìn bao quát về nghề kĩ sư cầu đường nhiều niềm vui nhưng cũng lắm hiểm nguy. Được viết ra từ chính sự am hiểu và trải nghiệm của bản thân nên hệ thống từ ngữ trong sáng tác Nguyễn Đức Linh đã mang lại nhiều nét mới lạ và hấp dẫn. Từ đó, kích thích sự hiếu kỳ và say mê ở độc giả.

Tuy nhiên, nói về phương tiện từ ngữ, người đọc còn nhìn thấy mặt hạn chế của Nguyễn Đức Linh. Nhằm tạo ra tiếng cười vui vẻ cũng như để miêu tả chân thực cuộc sống con người, tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ có phần dung tục và không phù hợp với độ tuổi tiếp nhận của các em. Ví dụ như cách nói lái của các bạn nhỏ trong Bí mật một kho báu hay những từ như: đếch mẹ, đ…má (Chuyến phiêu lưu kì thú trong rừng đại ngàn), đ…mẹ (Kim thần kê). Đây là việc không nên thậm chí cấm kỵ vì văn học thiếu nhi vốn rất đề cao chức năng giáo dục con người. Để thực hiện được sứ mệnh của mình, ngôn từ trong tác phẩm văn học nói chung và văn học viết cho trẻ em nói riêng phải tự nhiên, gần gũi và trong sáng.

Cùng với từ ngữ, nét độc đáo của truyện thiếu nhi Nguyễn Đức Linh còn đến từ phương tiện cú pháp. Nhà văn tạo câu với nhiều mục đích khác nhau như kể, miêu tả và bình luận, trong đó đáng chú ý là chức năng bình luận. Những lời bình phẩm đánh giá hay lời khuyên mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc được Nguyễn Đức Linh cài cắm khéo léo bằng cách mượn lời của

nhân vật để phát đi những thông điệp của mình. Trong tác phẩm Người khổng lồ của em tôi, nhân vật người bố sau khi biết được những điều ước thần kỳ của hai đứa con trai đã nói: “Cứ cho câu chuyện của các con là đúng đi thì các con thật là vĩ đại. Các con đã bắt cả thần thánh phục vụ cho mình. Ước mơ của các con là hay nhưng chưa mang lại được hiệu quả gì giúp ích cho mọi người”. Lời khuyên bảo ân cần của người bố giúp cho các con nhận ra rằng, tất cả ước mơ và thành công của con người chỉ thật sự có ý nghĩa khi nó được thực hiện bằng chính sức lực và trí tuệ của bản thân chứ không phải dựa vào một thế lực phù trợ nào. Cũng nhờ câu nói của người bố mà các cậu bé đã quyết định trả lại phép thuật cho người khổng lồ để trở về với cuộc sống đời thường. Nguyễn Đức Linh còn dùng cả lời của nhân vật Cún con để giãi bày đạo lý sống: “Ở đời, để sống phải có miếng ăn nhưng miếng ăn phải do mình bỏ sức lao động làm nên, miếng ăn đó mới ngon. Chứ vì miếng ăn mà xảo trá, giành giật thì miếng ăn đó làm sao mà ngon được!”. (Cún con đã lớn). Những câu văn nghị luận giản dị mà sâu sắc vô cùng. Đó không chỉ là lời dành cho trẻ con mà nó còn đánh động vào nhận thức của người lớn giá trị lao động chân chính cũng như nghĩa cử sống tốt đẹp giữa người với người.

Viết truyện cho thiếu nhi, Nguyễn Đức Linh thường sử dụng câu hỏi và câu cảm thán để biểu lộ sắc thái cảm xúc của nhân vật. Đặc biệt ở những màn độc thoại nội tâm, nhà văn còn kết hợp cả hai kiểu câu này với nhau để tạo ra những đợt sóng tình cảm trong tâm trạng nhân vật. Nhờ đó, tính cách nhân vật hiện lên cụ thể và chân thực. Trong tác phẩm Thủ lĩnh Min trán đỏ, nỗi niềm của thằng Xám – chú nghé con bị lạc mẹ đã thật sự chạm đến trái tim độc giả:

“Trăng già cuối tháng đang run rẩy rọi ánh sáng yếu ớt xuống núi rừng. Thung lũng mờ sương, se se lạnh. Những đêm như thế này, bao giờ mẹ cũng vươn cái cổ của mình ra, cho Xám gác đầu lên. Mẹ sẽ nằm nghiêng, cho Xám nằm sát vào lòng, truyền hơi ấm

sang cho Xám. Nhưng giờ đây!... Tuy các bà, các chị mà nhất là mẹ thằng Nâu, thằng Đốm luôn quan tâm đến Xám từ lọn cỏ cho đến giấc ngủ, luôn dạy bảo cho Xám biết điều hay lẽ phải, nhưng làm sao bằng mẹ được. Mẹ ơi! Mẹ có biết giờ đây con của mẹ ở đâu không? Mẹ có nhớ đến con không? Mẹ có đi tìm con về không?... Nước mắt Xám chảy dài”.

Đoạn văn trên là sự hòa phối nhiều kiểu câu. Nếu như câu trần thuật miêu tả cụ thể hình ảnh thiên nhiên cũng như kể lại kỷ niệm hạnh phúc xảy ra với nhân vật thì việc sử dụng liên tiếp, dồn dập nhiều câu cảm thán và câu hỏi đã làm cho đoạn văn thực sự trở thành màn truy vấn tình cảm của Xám. Chú nghé con liên tục gọi mẹ, hỏi mẹ trong nỗi nhớ thương da diết. Chưa kể, quá khứ tươi đẹp khiến cho Xám càng thêm khắc khoải và đau đáu tình yêu dành cho mẹ. Vậy còn mẹ của nó thì sao? Trong tác phẩm này, Nguyễn Đức Linh không quên khắc họa tâm trạng của một người mẹ lạc mất con:

“Đêm đã khuya. Ánh trăng đổ lênh láng xuống khắp buôn. Chị cổ lãi không thể nào chợp mắt được. Thế là đã hơn nửa tháng con chị biệt tăm. Chị giận nó, chị giận mình. Tại sao nó không chạy theo chị? Tại sao chị lại bỏ rơi con?”.

Vẫn là những câu hỏi nhưng đây là câu hỏi thể hiện sự trăn trở, dằn vặt của mẹ Xám. Chị cổ lãi giận con nhưng càng giận, chị càng thấy thương con và oán trách bản thân mình. Thật hiếm có cặp mẹ con nhà nghé nào đáng thương và đáng quý như mẹ con thằng Xám trong tác phẩm của Nguyễn Đức Linh. Nhờ khai thác hiệu quả giá trị biểu cảm của câu hỏi và câu cảm thán, nhà văn đã viết nên câu chuyện cảm động về tình mẫu tử, qua đó làm khơi dậy và nuôi dưỡng trong mỗi người chúng ta thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất của loài người.

Không chỉ với Thủ lĩnh Min trán đỏ mà ở các tác phẩm có cốt truyện phiêu lưu, Nguyễn Đức Linh cũng thường dành nhiều trang viết để miêu tả nội tâm nhân vật. Nỗi ân hận và nhớ thương mẹ của nhân vật Cún con (Cún con đã lớn) hay tâm trạng hoảng sợ, lo lắng của cậu bé Luân khi đối mặt nguy hiểm (Chuyến phiêu lưu kì thú trong rừng đại ngàn) đều được nhà văn phản ánh khá tinh tế. Đáng chú ý là khi khắc họa nội tâm nhân vật, nhà văn thường phối hợp đa dạng nhiều kiểu câu trong đó đặc biệt phát huy tác dụng của câu hỏi và câu cảm thán. Có thể nói, sự kết hợp các kiểu câu đã trở thành công thức nghệ thuật được Nguyễn Đức Linh sử dụng để diễn tả những cung bậc xúc cảm trong tâm tư nhân vật.

Đặc điểm ngôn ngữ truyện thiếu nhi Nguyễn Đức Linh không chỉ thể hiện qua các phương tiện tu từ mà giá trị tư tưởng của tác phẩm còn được dung chứa trong những biện pháp nghệ thuật. Với đối tượng chính là trẻ em, truyện Nguyễn Đức Linh chủ yếu sử dụng hai biện pháp cơ bản là so sánh và nhân hóa.

So sánh là biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhằm đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại nhưng giống nhau ở một điểm nào đó để đem đến tri giác cụ thể và mới mẻ về đối tượng. Trong sáng tác văn học thiếu nhi, so sánh được coi là biện pháp nghệ thuật truyền thống được nhiều nhà văn sử dụng. Đặc trưng nghệ thuật này xuất phát từ tâm lý, sở thích của đối tượng thưởng thức nhưng sâu xa hơn là do tầm đón nhận tác phẩm của trẻ em không giống như người lớn. Với tư duy cụ thể và nhận thức thiên về cảm tính, trẻ con thích tưởng tượng để có thể nhìn thấy và nắm bắt được sự vật từ cách mô tả của tác giả. Chính vì thế, so sánh là phương thức nghệ thuật hữu hiệu đáp ứng được yêu cầu tiếp nhận từ phía bạn đọc nhỏ tuổi.

pháp so sánh được nhà văn thể hiện ở nhiều cấp độ. Trước hết, đó là những cụm từ có chứa phép so sánh như: nổi lên như cồn, thuộc như cháo chảy, rẻ như bùn, mua như tháo cống… Các cụm từ so sánh trên không hoàn toàn là sáng tạo nghệ thuật của tác giả mà phần nhiều được lấy từ ngôn ngữ đời sống. Tuy nhiên, khi nó được đặt vào ngữ cảnh cụ thể đã làm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho lời nói. Ngoài ra, Nguyễn Đức Linh còn sử dụng phép so sánh để làm nổi bật ngoại hình và tính cách nhân vật. Ở những sáng tác đồng thoại, diện mạo của các con vật hiện lên cụ thể qua sự miêu tả và so sánh của nhà văn. Trong tác phẩm Cún con đã lớn, gã Mèo mướp gây ấn tượng với người đọc bởi thân hình “mập như hạt mít”. Lời ví von ngắn gọn của tác giả làm cho nhân vật trở nên gần gũi, chân thực. Hình ảnh về một gã mèo múp míp, lười biếng, hay ra vẻ kiểu cách có nhiều nét giống với những con mèo trong đời sống thực. Trong khi đó, để cho các bạn nhỏ dễ dàng hình dung ra vẻ ngoài xấu xí, còm nhom của thằng Mực, nhà văn đã mượn hình ảnh người đàn ông nghiện ngập làm đối tượng so sánh: “người nó đen kít từ đầu đến đuôi, hom hem như gã nghiền xì ke”. Không chỉ giỏi miêu tả những loài vật nuôi quen thuộc với con người, Nguyễn Đức Linh còn thể hiện sự am tường về thế giới động vật hoang dã. Miêu tả ngoại hình con chồn, trong tác phẩm

Kim thần kê, tác giả có viết: “Một vài thằng chồn mướp thập thò nơi bờ bàu. Bọn chúng có thân hình nhỏ thó, lông màu xám tro, thêm những vạch đen chạy dọc sống lưng trông xa như những trái dưa bở trồng ven sông”. Có thể khẳng định, việc sử dụng phép so sánh để miêu tả cụ thể ngoại hình loài vật vốn là điều không mới trong sáng tác đồng thoại nhưng cũng không thể phủ nhận nỗ lực sáng tạo của Nguyễn Đức Linh. Bởi lẽ, cũng viết về mèo, chó nhưng với cách so sánh mới mẻ, nhà văn Nguyễn Đức Linh đã góp vào kho tàng truyện đồng thoại những hình tượng nhân vật độc đáo.

tả thiên nhiên. Không quá dụng công để trau chuốt ngôn từ, bằng lối miêu tả và so sánh tự nhiên và gần gũi, thiên nhiên trong tác phẩm của ông vẫn vẹn nguyên vẻ đẹp của tạo hóa. Tả cảnh Nha Trang, Nguyễn Đức Linh viết nên những câu văn giản dị nhưng giàu sức gợi và biểu cảm:

“Bên kia sông Cái là cồn Dê, xanh rì trong bóng dừa. Những tàu lá dừa lay lắt như đang sải tay bơi trong gió mai, lấp lánh ánh mặt trời phản chiếu như muôn ngàn ánh hào quang. Nước thủy triều đang lên. Cầu Xóm Bóng vươn dài, vắt vẻo in hình xuống dòng sông” (Người khổng lồ của em tôi).

Qua cách miêu tả của nhà văn, những biểu tượng của Nha Trang như sông Cái, cồn Dê và cầu Xóm Bóng hiện lên với những nét đẹp đặc trưng. Là thành phố ven biển, Nha Trang không chỉ đẹp rực rỡ trong ánh nắng mặt trời miền nhiệt đới mà còn rất nên thơ với hình ảnh cây cầu xóm Bóng tọa lạc giữa lòng thành phố. Đặc biệt, phép so sánh được tác giả sử dụng đã làm toát lên vẻ đẹp thơ mộng của những hàng dừa đung đưa trước gió biển sớm mai. Đoạn văn gồm có bốn câu viết theo phương thức miêu tả, trong đó phép so sánh được coi là linh hồn của cả đoạn bởi nhờ nó mà người đọc có thể dễ dàng liên tưởng cũng như cảm thấy mình như đang được sống giữa khung cảnh thành phố Nha Trang hiền hòa, thơ mộng.

Không chỉ có Nha Trang mà Tây Nguyên cũng là nơi nhận được tình

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện thiếu nhi của nguyễn đức linh (Trang 74 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)