Báo cáo thực tập: Thực trạng công tác lập kế hoạch kinh doanh của Công ty Traphaco
Trang 1CHƯƠNG I: QUI TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH
DOANH TRONG DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM
I Tổng quan về lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
1 Khái niệm chung về kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Kế hoạch hoá từ lâu được coi như là công cụ để thiết lập cũng như thựchiện các quyết đọnh chiến lược Tuy nhiên vai trò này không phải lúc nàocũng được thừa nhận nhất quán, nó có thể là công cụ quản lý không thể thiếucủa đối tượng này, nhưng lại là thủ phạm của sự cứng nhắc đới với đối tượngkhác Qua quá trình lịch sử phát triển của nền kinh tế Kế hoạch hoá có nhiềunghĩa khác nhau và luôn là chủ đề quan tâm và có nhiều ý kiến trái ngược
Hiểu một cách tổng quát nhất thì, kế hoạch hoá là một phương thứcquản lý theo mục tiêu, nó “ Là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức
và vân dụng các quy luật xã hội và tự nhiên, đặc biệt là các quy luật kinh tế để
tổ chức quản lý các đơn vị kinh tế - kỹ thuật, các ngành, các lĩnh vực hoặctoàn bộ nền sản xuất xã hội theo những mục tiêu thống nhất” Theo cách hiểunày thì, kế hoạch hoá được thể hiện ở nhiều qui mô khác nhau: của nền kinh
tế, của doanh nghiệp, của địa phương… Kế hoạch hoá hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp (gọi tắt là kế hoạch hoá doanh nghiệp) được xácđịnh là một phương thức quản lý doanh nghiệp theo mục tiêu, nó bao gồmtoàn bộ các hành vi can thiệp một cách có chủ định của các nhà lãnh đạo vàquản lý doanh nghiệp vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị mìnhnhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra Hay nói một cách khác “ Kế hoạchhoá doanh nghiệp là một quy trình ra quyết định cho phép xây dựng một hìnhảnh mong muốn về trạng thái tương lai của doanh nghiệp và quá trình tổ chứctriển khai thực hiện mong muốn đó”
Trang 2Như vậy, kế hoạch hoá trong doanh nghiệp thể hiện khả năng phánđoán mục tiêu phát triển và tổ chức thực hiện các mục tiêu đã đề ra Qua đâychúng ta nhận thấy rằng trong công tác này gồm các hoạt động sau:
- Lập kế hoạch: đây là khâu giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong côngtác kế hoạch hoá doanh nghiệp, nó là quá trình xác định các mục tiêu, các chỉtiêu kế hoạch và đề xuất các giải pháp chính sách để áp dụng Sau quá trìnhnày sẽ cho kết quả là bản kế hoạch của doanh nghiệp và nó là cơ sở cho thựchiện các công tác sau của kế hoạch hoá Kế hoạch doanh nghiệp chính là thểhiện ý đồ phát triển của các nhà lãnh đạo và quản lý đối với hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp và các giải pháp thực thi Bản kế hoạchthường được hình thành thông qua những câu hỏi mang tính bản chất của nónhư sau: (1) Trạng thái của doanh nghiệp hiện tại, kết quả và những điều kiệnhoạt động kinh doanh? (2) Hướng ưu tiên phát triển của doanh nghiệp? (3)Làm thế nào để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt đượccác mục tiêu đề ra…
- Tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, điều chỉnh và đánh giá kếhoạch là những hoạt động tiếp theo của công tác lập kế hoạch nhằm đưa kếhoạch vào thực tế các hoạt động của doanh nghiệp Đây là quá trình tổ chức,phối hợp hoạt động của các bộ phận, các nguồn lực của doanh nghiệp, triểnkhai các hoạt động thực hiện theo các mục tiêu mà kế hoạch đã đề ra Trongquá trình thực hiện còn phát hiện những điều bất ngờ có thể xảy đến trong quátrình hoạt động và khả năng ứng phó với những sự kiện bất ngờ đó Quá trìnhkiểm tra, theo dõi, điều chỉnh kế hoạch giúp doanh nghiệp xác định được cácrủi ro trong quá trình hoạt động mà còn giúp doanh nghiệp quản lý, và đưa racác biện pháp xử lý các rủi ro đó
Trang 32 Vai trò của lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt vớinhững tác động bên ngoài, tác động các qui luật của thị trường Sự tồn tại của
kế hoạch hoá chính là để giúp doanh nghiệp quản lý các hoạt động của mìnhtrong nền kinh tế thị trường Vai trò của kế hoạch được thể hiện ở các mặtsau:
- Tập trung sự chú ý của các hoạt động của doanh nghiệp vào các mụctiêu Mục tiêu cuối cùng của kế hoạch hoá là đạt được những mục tiêu màdoanh nghiệp đề ra, cho nên chính các hoạt động của công tác kế hoạch hoá làtập trung sự chú ý vào những mục tiêu này Trong nền kinh tế thị trường luônbiến động thì kế hoạch và quản lý bằng kế hoạch giúp doanh nghiệp dự kiếnđược những cơ hội, thách thức có thể xảy ra để từ đó có đưa ra quyết định nênlàm những gì, làm như thế nào, làm vào lúc nào… Mặc dù các diễn biến củathị trường là rất khó dự đoán tuy nhiên chúng ta không thể để mặc chúng tựdiễn ra, như thế là để mặc cho doanh nghiệp mình đối đầu với những biếnđộng của thị trường, như thế thì rủi ro sẽ càng lớn
- Công tác kế hoạch hoá với việc ứng phó những sự thay đổi của thịtrường Lập kế hoạch là dự kiến những vần đề của tương lai, chính vì thế nó ítkhi chắc chắn Ngay cả khi tương lai có độ chắc chắn cao thì các nhà lãnh đạovẫn cần có kế hoạch để phân công, phối hợp các hoạt động của các bộ phậntrong doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu và tháo gỡ, ứng phó với nhữngdiễn biến bất ngờ có thể xảy ra
- Công tác kế hoạch với việc tạo khả năng tác nghiệp kinh tế trongdoanh nghiệp Công tác kế hoạch hoá doanh nghiệp tạo cơ sở cho việc nhìnnhân logic các nội dung hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau trong quátrình tiến tới mục tiêu sản xuất sản phẩm và dịch vụ cuối cùng Trên nền tảng
đó, các nhà quản lý thực hành phân công, tổ chức các hoạt động cụ thể, chi
Trang 4tiết theo đúng trình tự, bảo đảm cho sản xuất sẽ không bị rối loạn và ít bị tốnkém.
II Qui trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
1 Nội dung và phương pháp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
1.1 Nội dung của kế hoạch sản xuất kinh doanh.
a Kế hoạch Marketing
Cũng như những chức năng khác trong doanh nghiệp, chức năngMarketing có nhiệm vụ là tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp, giống như sảnxuất sản phẩm Chức năng Marketing giữ vai trò kết nối mọi hoạt động củadoanh nghiệp với thị trường, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp hướng theo thị trường, lấy thị trường làm cơ sở cho các quyết địnhkinh doanh Xét về yếu tố cấu thành của nội dung quản lý thì Marketing làmột chức năng có mối liên hệ thống nhất với các chức năng khác, là đầu mốiquan trọng của một cơ thể quản lý thống nhất trong điều kiện nền kinh tế thịtrường
Kế hoạch Marketing là một tài liệu bằng văn bản xuất phát từ sự phântích thị trường và môi trường, trong đó người ta đề ra các chiến lược lớn chocông ty hoặc nhóm sản phẩm, sau đó xác định các biện pháp và các phươngtiện cần thiết để thực hiện kế hoạch đó Như vậy, chúng ta thấy rằng kế hoạchMarketing là một chương trình hành động trong đó gồm có:
- Một bảng phân tích chi tiết về các khả năng của thị trường và củadaonh nghiệp
- Một phần diễn giải về những giả thiết phát triển, các khả năng lựachọn và lý do đưa ra các lựa chọn đó
- Các mục tiêu trên cơ sở các số liệu dự báo và phản ánh một sự camkết phấn đấu của doanh nghiệp
Trang 5- Kế họach phối hợp các phương tiện và hành động cho phép đạt cácmục tiêu kể trên.
- Các chỉ tiêu và ngân sách dành cho các hoạt động trên, và là công cụ
để tổng hợp, phối hợp và kiểm tra
b Kế hoạch sản xuất và dự trữ
Là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động quản lý sảnxuất, kế hoạch hoá sản xuất nhằm tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn lực.Trên thực tế luôn có sự sai lệch giữa dự báo và thực tế thị trường nơi màdoanh nghiệp có mặt, vì vậy kế hoạch phải được xây dựng dựa trên năng lựcsản xuất và các phân tích, đánh giá dự báo nhu cầu của sản phẩm trên thịtrường Kế hoạch sản xuất được điều chỉnh linh hoạt, sao cho thích ứng vớimọi biến động của môi trường kinh doanh, đặc biệt là sự biến động về nhucầu Kế hoạch sản xuất sẽ phải xác định được các nội dung sau đây:
- Khối lượng sản xuất cho mỗi sản phẩm
- Các sản phẩm khác nhau được sản xuất tại mỗi đơn vị sản xuất
- Lượng dự trữ cần thiết đối với thành phẩm và bán thành phẩm
- Sử dụng các yếu tố sản xuất
- Cung ứng nguyên vật liệu và bán thành phẩm
- Các kế hoạch thuê ngoài
Việc xác định các yếu tố này phải thoả mãn các ràng buộc chặt chẽ về
kỹ thuật, các mục tiêu của doanh nghiệp và các nguồn lực của các bộ phậnkhác nhau trong doanh nghiệp, đặc biệt là các ràng buộc về mục tiêu bánhàng, khả năng cung ứng nhân sự và các mục tiêu hiệu quả
Cùng với quá trình sản xuất sản phẩm thì do một số lý do về kỹ thuậtnhư: thời hạn sản xuất của các đơn hàng, và tận dụng công suất của máy mócthiết bị Và lý do thời vụ của việc tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ phải
dự trữ sản phẩm Việc dự trữ cũng mang đến nhiều phiền toái cho doanh
Trang 6nghiệp Ví dụ như: vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ bị đọng lại trong kho vàdoanh nghiệp sẽ tốn chi phí bảo quản chúng, ngoài ra có thể phải tính đến cácsản phẩm bị hỏng trong quá trình lưu kho Cùng với dự trữ sản phẩm thìdoanh nghiệp còn tiến hành dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu phục vụ cho quátrình sản xuất Mục đích của dự trữ nguyên vật liệu để đáp ứng hai mục tiêu
cơ bản, đó là đáp ứng nhu cầu đầu vào cho sản xuất với chi phí thấp nhất
c Kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu, máy móc
Trong quá trình công nghiệp hoá, năng suất tạo nên sự khác biệt giữacác doanh nghiệp Chính vì thế các doanh nghiệp luôn rất quan tâm tới việcnâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cho dây truyền sản xuất của mình.Việc mua sắm này khá tốn kém, chính vì thế doanh nghiệp cần có kế hoạch cụthể cho việc mua sắm của mình sao cho còn cân đối với các kế hoạch tácnghiệp khác trong khuôn khổ ngân sách
Như mục trên chúng ta đã nói, việc dự trữ nguyên liệu là rất cần thiết,
và để đảm bảo cho kho nguyên liệu đáp ứng được nhu cầu sản xuất chung củadoanh nghiệp thì mỗi doanh nghiệp cần có những kế hoạch mua sắm nguyênliệu vào những thời điểm thích hợp, đảm bảo cho nhu cầu sản xuất và tiêu chítiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
d Kế hoạch nhân sự
Quản lý nhân sự là một trong những chức năng cơ bản của quá trìnhquản lý doanh nghiệp, bởi quản lý con người là thực hiện quản lý một trongnhững nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp, và nó không thể thiếu vớimọi loại hình doanh nghiệp Mục tiêu hàng đầu của quản lý nhân sự là giúpdoanh nghiệp đảm bảo một số lượng thích hợp những người lao động với mứctrình độ ký năng phù hợp và đúng vị trí và đúng thời điểm, nhằm hoàn thànhcác mục tiêu của doanh nghiệp Chính vì thế chúng ta có thể nói, quản lý nhân
sự là một công việc khó khăn và phức tạp, bởi vì nó liên quan đến những con
Trang 7người cụ thể, với những hoàn cảnh và các đặc trưng riêng biệt Kế hoạch nhân
sự cho phép các nhà quản lý và bộ phận nhân sự dự báo các nhu cầu tương lai
về nhân sự của doanh nghiệp và khả năng cung ứng lao động
Trong một bản kế hoạch nhân sự của doanh nghiệp chúng cần có nhữngnội dung sau đây:
Kế hoạch về nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp trong thời gian tới: nhucầu này được tính toán dựa trên khả năng cung ứng lao động trong nội bộdoanh nghiệp, nhu cầu thuyên chuyển các cán bộ, nhu cầu nhân sự từ bênngoài, và còn căn cứ dựa trên phân tích về thị trường lao động
e Kế hoạch tài chính
Tài chính là một trong những nguồn lực cực kì quan trọng của doanhnghiệp, nó là bộ phận không thể thiếu của các hoạt động tài chính doanhnghiệp Quản lý tài chính doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trongquản lý doanh nghiệp, nó quyết định tính độc lập của doanh nghiệp, sự thànhbại của doanh nghiệp trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh củamình
Kế hoạch tài chính là một trong nhữg thành phần quan trọng của hệthống kế hoạch hoá doanh nghiệp Mục đích cuối cùng của nó là xây dựng hệthống quản lý tài chính hiệu quả để đạt được các mục tiêu chiến lược củadoanh nghiệp Kế hoạch tài chính cũng là phương tiện để thực hiện chính sáchtài chính của doanh nghiệp
Kế hoạch tài chính là quá trình soạn thảo các kế hoạch và các chỉ tiêuquan trọng nhằm đảm bảo các nguồn lực cho sự phát triển của doanh nghiệp.Sau đây là các nội dung quan trọng của kế hoạch tài chính: kế hoạch tài chínhxác định các nhu cầu sử dụng nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, xác địnhcác nguồn vốn cơ bản và cơ cấu của nguồn vốn, đưa ra các quyết định về thuhút nguồn tài chính từ bên ngoài, thiết lập cơ chế phân bổ nguồn lực tài chính
Trang 8một cách hợp lý cho các nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời xácđịnh các mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và các tổ chức tài chínhkhác.
1.2 Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh.
Là phương pháp mà doanh nghiệp sử dụng trong phân tích thị trường,trong tổng hợp phân tích các số liệu thu thập thông tin, số liệu Việc sử dụngphương pháp tính toán dự báo các con số trong bản kế hoạch có ảnh hưởnglớn tới chất lượng của bản kế hoạch, từ đó tác động tới khả năng thực hiện kếhoạch đã đề ra
2 Qui trình lập kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp.
Soạn lập kế hoạch là khâu quan trọng hàng đầu trong công tác kế hoạchhoá doanh nghiệp Kết quả của quá trình soạn thảo là một bản kế hoạch củadoanh nghiệp, nó là cơ sở cho việc thực hiện các công tác sau của kế hoạchhoá Chính vì thế, một qui trình tiến hành lập kế hoạch hợp lý sẽ cho sảnphẩm là một bản kế hoạch có chất lượng tốt Sau đây chúng ta sẽ xem xét cácbước trong qui trình lập kế hoạch kinh doanh của một doanh nghiệp:
2.1 Phân tích môi trường.
Qua quá trình đánh giá này doanh nghiệp nhận thức được cơ hội dựatrên các hiểu biết về môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Doanhnghiệp xác định được các thành phần thật sự có ý nghĩa với mình, thu thập vàphân tích thông tin về các thành phần này Trong quá trình phân tích thịtrường doanh nghiệp tìm hiểu các cơ hội có thể có trong tương lai và xem xétchúng một cách toàn diện, rõ ràng Biết được điểm đứng hiện tại của doanhnghiệp trên cơ sở điểm yếu và điểm mạnh của mình Bước này là bước rấtquan trọng vì nó ảnh hưởng tới các quyết định sau này của doanh nghiệp, vìcác mục tiêu đưa ra là phụ thuộc vào các phân tích về thị trường đã được tiếnhành
Trang 92.2 Xác định các nhiệm vụ, mục tiêu.
Xác định nhiệm vụ, mục tiêu cho toàn doanh nghiệp và các phòng bancấp dưới chính là xác định các kết quả cuối cùng cần thu được, nó chỉ ra đượcđiểm mốc mà chúng ta đã hoàn thành hoặc là điểm kết thúc của các công việccần làm Qua quá trình xác định các mục tiêu cho từng phòng ban này, doanhnghiệp xác định được các điểm, các công việc cần ưu tiên Từ đó có hệ thốngchiến lược, các chính sách, các chương trình hỗ trợ cho việc thực hiện cácmục tiêu đã đề ra có thể thành hiện thực
2.3 Lập kế hoạch chiến lược.
Sau hai bước đã tiến hành trên, doanh nghiệp tiến hành so sánh cácmục tiêu đề ra (yếu tố mong muốn chủ quan) với kết quả nghiên cứu về môitrường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp (yếu tố tác động làm giớihạn mục tiêu của doanh nghiệp) Qua sự so sánh giữa mục tiêu và các yếu tốgiới hạn chúng, chúng ta thấy được sự chênh lệch giữa chúng và bằng việc sửdụng các phương pháp phân tích để đưa ra các phương án kế hoạch chiếnlược khác nhau Lập kế hoạch chiến lược xác định hình ảnh của doanh nghiệptrong tương lai trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau Trong một bản kếhoạch chiến lược xác định các mục tiêu dài hạn, chính sách thực hiện mụctiêu đó Trong bước quan trọng này thì nó gồm những khâu và công việc cụthể sau:
- Xác định các phương án kế hoạch chiến lược: Bước này xác định cácphương án kế hoạch hợp lý, và tìm ra các phương án có nhiều triển vọng thựchiện nhất
- Đánh giá các phương án lựa chọn: sau khi tìm được các phương án cótriển vọng nhất, chúng ta sẽ bắt đầu tiến hành đánh giá và xem xét các điểmmạnh và yếu của từng phương án trên cơ sở định lượng của các chỉ tiêu
Trang 10- Lựa chọn phương án cho kế hoạch chiến lược: Trong quá trình lựachọn phương án cần lưu ý đến những phương án dự phòng và những phương
án phụ để dự phòng trong những trường hợp cần thiết Đây là khâu quan trọngquyết định tới việc cho ra đời một bản kế hoạch
2.4 Xác định các chương trình và dự án.
Bước này thể hiện sự cụ thể của các kế hoạch thành các phân hệ nhỏhơn Các chương trình thường xác định sự phát triển của một trong các mặthoạt động quan trọng của doanh nghiệp: ví dụ như các chương trình hoànthiện công nghệ, chương trình kiểm tra chất lượng sản phẩm… Thông thườngcác chương trình ít khi được thực hiện một mình, nó thường là một hệ thốngcác chương trình, giữa các chương trình luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau.Còn các dự án thì thường định hướng đến một mặt hoạt động cụ thể củadoanh nghiệp: như dự án phát triển thị trường, đổi mới thị trường… Các dự
án thường được xác định một cách chi tiết hơn chương trình, nó bao gồm cácthông số về tài chính kỹ thuật, các tiến độ thực hiện, tổ chức huy động và sửdụng nguồn lực, hiệu quả kinh tế tài chính
2.5 Lập các kế hoạch chức năng.
Mục tiêu cuối cùng của các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệphướng tới là: Đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao hiệu quả của hoạtđộng kinh doanh, quản lý một cách có hiệu quả hơn các nguồn lực… Để thựchiện được những mục tiêu nói trên thì kế hoạch chiến lược cần phải cụ thểhoá thành các kế hoạch chức năng, xem như đó là các kế hoạch tác nghiệp chỉđạo và điều hành sản xuất kinh doanh Hệ thống các nguồn kế hoạch chứcnăng bao gồm: kế hoạch sản xuất sản phẩm, kế hoạch phát triển sản phẩmmới, kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tàichính, kế hoạch marketing
Trang 11Sau khi các kế hoạch tác nghiệp được xây dựng xong cần lượng hoáchúng dưới dạng tiền tệ các dự toán về mua sắm yếu tố sản xuất, phục vụ bánhàng… gọi là soạn lập ngân sách Các kế hoạch chức năng và ngân sách cóliên quan mật thiết với nhau, ngân sách sẽ trở thành phương tiện để kết hợpcác kế hoạch chức năng với nhau, đồng thời là tiêu chuẩn quan trọng để đolường sự tăng tiến của kế hoạch.
2.6 Điều chỉnh các bước của kế hoạch.
Đây là bước thẩm định cuối cùng trước khi cho ra một văn bản kếhoạch Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cùng với các nhà chuyên môn kếhoạch cũng như chức năng kế hoạch khác, có thể sử dụng thêm các nhàchuyên gia, các nhà tư vấn kiểm tra lại các mục tiêu, chỉ tiêu, các kế hoạchchức năng… phân định kế hoạch theo các pha có liên quan đến tổ chức thựchiện kế hoạch, trên cơ sở đó tiến hành các phê chuẩn cần thiết để chuẩn bịchuyển giao nội dung kế hoạch cho các cấp thực hiện
III Một số đặc trưng riêng của ngành dược có ảnh hưởng tới lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
1 Một số tiêu chuẩn chất lượng cần đảm bảo.
Ngành sản xuất nào cũng cần đảm bảo chất lượng cho sản phẩm củamình, với đặc thù của ngành là tạo ra các sản phẩm chữa bệnh và nâng caosức khoẻ cho khách hàng nên ngành dược càng đòi hỏi đảm bảo các tiêuchuẩn chất lượng khắt khe Đang trên con đường hội nhập với thế giới nêncác doanh nghiệp của Việt Nam cũng đã và đang cố gắng tiến hành các quitrình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn chung của quốc tế
1.1 Tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất (GMP).
Bản dự thảo đầu tiên của tổ chức y tế thế giới WHO về thực hành tốtsản xuất thuốc được xây dựng theo yêu cầu của Hội đồng y tế Thế giới lần thứ
20 (Nghị quyết WHA 20.34) năm 1967 do một nhóm chuyên gia thực hiện
Trang 12Sau đó bản dự thảo này được trình lên Hội đồng y tế Thế giới lần thứ 21 dướitiêu đề “ Dự thảo Quy định trong thực hành tốt trong sản xuất và kiểm tra chấtlượng thuốc và tá dược” và được thông qua Thực hành tốt sản xuất thuốc làmột phần của đảm bảo chất lượng, giúp đảm bảo rằng các sản phẩm được sảnxuất ra một cách đồng bộ và được kiểm soát theo các tiêu chuẩn chất lượngphù hợp với mcụ đích sử dụng của chúng cũng như theo các giấy phép lưuhành Các nguyên tắc trong GMP trước hết hướng tới loại bỏ những nguy cơ
dễ xảy ra trong sản xuất dược phẩm, đó là: nhiễm chéo và lẫn lộn Thực hiệnGMP đòi hỏi:
- Tất cả các quy trình sản xuất phải được xác định rõ ràng, được rà soát
mộ cách có hệ thống theo kinh nghiệm, và chứng minh được rằng sản phẩmsản xuất ra đảm bảo được các tiêu chuẩn chất lượng đã định
- Việc thẩm định phải được thực hiện
- Có tất cả các nguồn lực cần thiết: nhân viên có chuyên môn, nhàxưởng đảm bảo, nguyên vật liệu dán mác phù hợp, dây truyền sản xuất đảmbảo…
- Có ghi chép trong quá trình sản xuất theo đúng hướng dẫn trong quitrình, có bất kì sai lệch nào đáng kể cũng phải ghi lại đầy đủ và điều tra
1.2 Nguyên tắc thực hành tốt phân phối thuốc (GDP).
Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2007/QĐ-BYT ngày 24/01/2007.Thực hành tốt phân phối thuốc là một phần công tác đảm bảo chất lượng toàndiện để đảm bảo duy trì chất lượng thuốc được duy trì qua việc kiểm soát đầy
đủ tất cả các hoạt động liên quan tới phân phối thuốc: Cơ sở sản xuất phải cóchính sách chất lượng bằng văn bản mô tả những chính sách và mục đích củanhà phân phối về chất lượng; hệ thống chất lượng phải phù hợp, về nguồn lực,qui trình, nguồn lực; tất cả các bên liên quan phải cùng chịu trách nhiệm vềchất lượng của sản phẩm; xây dựng hồ sơ sổ sách sao cho có thể truy tìm
Trang 13được người cung ứng; xây dựng qui trình cho tất cả các hoạt động hành chính
và kỹ thuật; tất cả mọi sản phẩm phải được lưu hành hợp pháp
1.3 Nguyên tắc thực hành bảo quản thuốc (GSP).
Theo quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT ngày 29 tháng 6 năm 2001, đểđảm bảo cung cấp thuốc có chất lượng đến tay người tiêu dùng đòi hỏi phảithực hiện tố tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ và lưu thôngthuốc Để có thể thực hiện tốt nguyên tắc này các cơ sở cần đảm bảo các tiêuchuẩn theo quy định cho trang thiết bị, con người, nhất là các điều kiện trongkho bảo quản của cơ sở kinh doanh, các tiêu chuẩn về nhãn mác, bao bì.Trong quá trình vận chuyển lưu hành thuốc cần có sự ghi chép cẩn thận để có
sự kiểm tra đối chiếu
1.4 Nguyên tắc thực hành tốt nhà thuốc (GPP).
Theo quyết định số 11/2007/QĐ-BYT ngày 24/01/2007, đưa ra cácnguyên tắc, các tiêu chuẩn cơ bản trong thực hành nghề thuốc của các dược sĩ
tư nhân và nhân sự trên cơ sở tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên môn
Để thực hiện được tiêu chuẩn này, các cơ sở cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau:Người phụ trách chuyên môn của cơ sở phải có chứng chỉ hành nghề theo quiđịnh; cơ sở có nhân lực đáp ứng được các yêu cầu chung; nơi bán thuốc phảiđảm bảo các tiêu chuẩn chung về diện tích, về các dụng cụ chứa đựng sảnphẩm, kho bảo quản sản phẩm; trong quá trình kinh doanh các cơ sở phải ghichép đầy đủ về sản phẩm đã xuất ra, số lô; các sản phẩm phải có hướng dẫn
sử dụng rõ ràng
1.5 Nguyên tắc thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc (GLP).
Theo quyết định số 1570/200/QĐ-BYT ngày 22/05/2000, doanh nghiệpcần đảm bảo các điều kiện chung như sau: các doanh nghiệp hoạt động cầnthực hiện theo các hướng dẫn về tổ chức nhân sự, số lượng, bằng cấp củanhân viên, hồ sơ sức khoẻ của nhân viên ; về hệ thống chất lượng: chính
Trang 14sách chất lượng, sổ tay chất lượng và nội dung của nó, đánh giá định kì kiểmtra chất lượng; về cơ sở vậ chất: danh mục các thiết bị kiểm nghiệm, diện tích
và điều kiện của phòng kiểm nghiệm
2 Sự phân đoạn thị trường của ngành dược.
Từ khi tổ chức lại sản xuất, Traphaco tập trung vào sản xuất các sảnphẩm đông dược, sự đúng đắn trong chính sách phát triển đã đưa Traphaco tớinhững thành công Hiện tại, trong lĩnh vực kinh doanh của mình Traphaco đãchiếm lĩnh 70% thị phần trong nước, nó tạo nên thế mạnh cho doanh nghiệp
và với những bước tiến trên Traphaco cần có những kế hoạch phát triển hợp
lý để duy trì và ngày càng nâng cao vịe thê hơn nữa Cùng với kế hoạch pháttriển thị phần trong nước, hiện tại Traphaco cũng đang nỗ lực mở rộng thịtrường sang các nước lân cận: Lào, Campuhia… và các nước ở Đông Âu Vớiđịnh hướng phát triển mở rộng thị trường như trên đã ảnh hưởng tới những kếhoạch kinh doanh chung của doanh nghiệp trong thời gian tới Các chính sáchphải đảm bảo mục tiêu duy trì thị phần trong nước, đồng thời cũng phục vụcho mục tiêu mở rộng thị trường của doanh nghiệp
3 Tác động cuả sự hội nhập với thị trường thế giới.
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập với kinh tế thế giớinhững năm vừa qua, các doanh nghiệp cũng hoà mình theo dòng chảy đó,đồng thời cũng phải chấp nhận các tiêu chuẩn chung Trong vòng vài năm vừaqua các doanh nghiệp liên tiếp phải triển khai các công tác để đạt được cáctiêu chuẩn chung về quản lý chất lượng trong ngành dược Nó thực sự là khókhăn khi mà để đạt được các tiêu chuẩn này, các doanh nghiệp sẽ phải đầu tưkhá nhiều vào dây truyền, con người… Theo các chuyên gia thì để đạt đượctiêu chuẩn GLP một doanh nghiệp cũng sẽ phải tốn khoảng 30 tỷ, đó là khôngnhỏ Đồng thời trong xu thế hội nhập các doanh nghiệp cón chịu tác động củagiá cả thị trường thế giới biến động liên tục
Trang 15Chính do các tác động trên mà các doanh nghiệp cần có kế hoạch chuẩn
bị cho sự gia nhập của mình với thế giới và khi có ý định xâm nhập vào thịtrường nào đó
IV Qui trình lập kế hoạch kinh doanh áp dụng cho các doanh nghiệp dược phẩm
Điểm khác biệt quan trọng trong qui trình lập kế hoạch kinh doanh củacác doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm là, ngoài các kế hoạchtác nghiệp như các doanh nghiệp khác thì do phải đảm bảo các tiêu chuẩnchất lượng khắt khe nên trong qui trình chung của họ có thêm một kế hoạchtác nghiệp nữa là kế hoạch chất lượng
Từ đó chúng ta có thể thấy rằng các bước trong soạn lập kế hoạch kinhdoanh của họ như sau:
Hình 1.1 Qui trình lập kế hoạch kinh doanh
Bước đầu tiên của qui trình, các doanh nghiệp sẽ nghiên cứu về thịtrường, rồi xác định các mục tiêu cho doanh nghiệp Từ sự so sánh mục tiêu
và đánh giá về môi trường mà các doanh nghiệp đưa ra kế hoạch chiến lược
để hiện thực hoá các mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp Để làm được điều nàycác doanh nghiệp tiến hành thực hiện các dự án, chương trình để tập trung sựchú ý vào các nút quan trọng sao cho đạt được mục tiêu nhanh nhất, hiệu quảnhất Khi đã có kế hoạch chung, doanh nghiệp sẽ chuyển chúng thành các kếhoạch tác nghiệp và giao về các phòng ban cấp dưới để tiến hành thực hiện kếhoạch Trong quá trình thực hiện luôn theo dõi và có những đánh giá để cónhững điều chỉnh kịp thời, tránh sự chệch hướng kế hoạch đã đề ra và để cóthể giải quyết những vướng mắc
Chương trình và
dự án
Kế hoạch tác nghiệp, chất lượng và ngân sách
Đánh giá
và hiệu chỉnh các pha của kế hoạch
Trang 16V Một số điều kiện đảm bảo chất lượng lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
1 Chất lượng nguồn lực con người cho công tác lập kế hoạch.
Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cũng là một sản phẩm trí sángtạo của con người, chính vì thế yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất tácđộng tới chất lượng bản kế hoạch Để có được bản kế hoạch chất lượng,người lập kế hoạch phải thể hiện được sự tổng hợp của mình, sự nhạy bén vớinhững điều kiện đang diễn ra trên thị trường và trong nội bộ doanh nghiệpmình Kế hoạch phải thể hiện được tầm nhìn của doanh nghiệp trong tươnglai, chính vì thế càng đòi hỏi ở khả năng của người làm kế hoạch Khi đã cónhững định hướng hợp lý, chúng sẽ được cụ thể và đưa vào thực hiện, khảnăng thành công sẽ cao hơn
Sự chú ý cho nguồn lực con người trong các công tác của doanh nghiệpnói chung và công tác kế hoạch nói riêng sẽ có ảnh hưởng lớn tới khả năngthực hiện và thành công của công tác đó Sự đảm bảo nguồn lực con người có
ý nghĩa quyết định sự đảm bảo cho chất lượng bản kế hoạch
2 Sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng.
Mối quan hệ giữa các phòng ban có ảnh hưởng không nhỏ tới các côngtác diễn ra trong doanh nghiệp Việc thu thập được các thông tin từ các phòngban trong doanh nghiệp cho sự đánh giá chính xác về nội lực của doanhnghiệp Nó quyết định tới việc đưa ra các mục tiêu và thực hiện các mục tiêu
đó của doanh nghiệp Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quyếtđịnh bởi các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp có trôi chảy hay không?Chỉ cần vướng mắc ở đâu đó sẽ có ảnh hưởng tới các hoạt động khác củadoanh nghiệp, qua đó tác động tới hoạt động tổng thể của cả doanh nghiệp.Chính các hoạt động hỗ trợ lẫn nhau của các phòng ban sẽ tạo nên sức mạnhtinh thần trong hiện thực hoá các mục tiêu của doanh nghiệp Mặt khác, sự
Trang 17hiểu biết về nội bộ doanh nghiệp sẽ cho biết rằng các mục tiêu của doanhnghiệp đã đề ra có khả thi hay không?
3 Đảm bảo về tài chính.
Mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều cần có ngân sách để thực hiện,ngân sách như là dòng máu giúp các bộ phận của doanh nghiệp có thể đượctiến hành Đồng thời nó còn có ý nghĩa liên lạc giữa các hoạt động đó do tất
cả chịu sự chi phối của giới hạn ngân sách của doanh nghiệp
Sự đảm bảo về tài chính giúp cho các hoạt động của công tác kế hoạch
có thể được tiến hành, qua sự tác động tới các hoạt động như thu thập thôngtin, tổng hợp số liệu, nghiên cứu thị trường… nó sẽ ảnh hưởng tới chất lượngcủa bản kế hoạch, các mục tiêu của kế hoạch doanh nghiệp Chính sự ảnhhưởng này sẽ quyết định tới khả năng thực hiện các mục tiêu mà kế hoạch đã
đề ra
4 Thông tin và các điều kiện vật chất đi kèm.
Các hoạt động thu thập thông tin đóng vai trò là các hoạt động tạonguồn cho công tác kế hoạch Khi có được thông tin đầy đủ về các yếu tốtrong nội bộ doanh nghiệp và các yếu tố tác động từ bên ngoài thị trường,doanh nghiệp có được những đánh giá đúng đắn về môi trường mà doanhnghiệp đang chịu sự tác động Qua đánh giá tác động này mà doanh nghiệp cóđược sự so sánh với các mục tiêu của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các kếhoạch cụ thể để với các mục tiêu cụ thể với tính khả thi cao hơn
Các điều kiện vật chất phục vụ cho công tác kế hoạch cũng có vai tròquan trọng Các máy móc, thiết bị, phần mềm phục vụ cho chuyên môn kếhoạch sẽ giúp cho các hoạt động diễn ra trôi chảy, chuyên nghiệp Đồng thờitrang thiết bị cũng đảm bảo cho quá trình thực hiện kế hoạch được theo dõiliên tục để có những đánh giá, điều chỉnh kịp thời
Trang 18CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRAPHACO
I Giới thiệu chung về công ty Traphaco.
1 Chức năng và nhiệm vụ của công ty Traphaco.
Là một doanh nghiệp sản xuất và cung ứng các sản phẩm và thiết bị y
tế khá uy tín trong suốt hơn 30 năm qua, Traphaco ngày càng khẳng địnhđược vị thế và vai trò của mình Hoàn thành tốt nhiệm vụ cung cấp vật tư vàthiết bị y tế trong công cuộc đổi mới công ty đã nhận được khá nhiều sự khenngợi của Nhà Nước và công chúng, dù trong quá trình phát triển có nhiều sựbiến động, thay đổi:
- Được thành lập từ ngày 28/11/1972 thuộc tổ sản xuất thuốc Ty y tếđường sắt
Nhiệm vụ chủ yếu: pha chế thuốc theo đơn phục vụ y tế ngành đường
sắt
- Ngày 28/05/1981: Xưởng sản xuất thuốc đường sắt
Nhiệm vụ chủ yếu: pha chế thuốc theo đơn phục vụ y tế ngành đường
sắt
- Ngày 16/05/1994: Công ty dược và thiết bị vật tư y tế GTVT
Chức năng: sản xuất và mua bán dược phẩm, vật tư, thiết bị y tế.
- Ngày 27/09/1999: Cổ phần hoá thành Công ty cổ phần dược và thiết
bị vật tư y tế GTVT
Chức năng:
Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu: Dược phẩm, mỹ phẩm, nguyênliệu hoá dược, vật tư và thiết bị y tế, thực phẩm chức năng, rượu, bia, nướcgiải khát
Thu mua, nuôi trồng, chế biến dược liệu
Trang 19Tư vấn sản xuất, dịch vụ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệtrong lĩnh vực y, dược.
- Ngày 05/07/2001: Đổi tên thành Công ty cổ phần Traphaco
Chức năng:
Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu: dược phâmt, mỹ phẩm, nguyênliệu hoá dược, vật tư và thiết bị y tế, thực phẩm chức năng, rượu, bia, nướcgiải khát
Thu mua, nuôi trồng, chế biến dược liệu
Tư vấn sản xuất, dịch vụ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệtrong lĩnh vực y dược
2 Tổng quan về tổ chức của công ty Traphaco.
Trong lịch sử phát triển của mình, tên gọi và tổ chức của Traphaco đã
có nhiều thay đổi Từ khi chuyển sang là một doanh nghiệp cổ phần hoá, cơcấu tổ chức của Traphaco ngày càng được hoàn thiện và chặt chẽ
Trang 20Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty Traphaco.
Công ty Cổ phần Traphaco
Công ty TNHH
TraphacoSapa
Công ty Cổ phần Traphaco CNCĐại hội đồng cổ đông
Ban giám sát Hội đồng quản trị
Trang 21Dựa vào sơ đồ trên chúng ta có thể nhận thấy rằng tổ chức củaTraphaco là khá chặt chẽ và hợp lý, các phòng ban trong công ty có mối liên
hệ với nhau khá tốt để chỉ đạo sản xuất và thực hiện các kế hoạch Dưới sựlãnh đạo của cấp trên các phòng ban luôn giữ mối quan hệ với nhau chặt chẽ
để theo dõi những diễn biến thường xuyên trong công ty, từ đó có những chỉđạo kịp thời tránh được những sự cố Chính cơ cấu tổ chức hợp lý trên là mộtyếu tố mang lại thành công cho Traphaco trong những năm vừa qua
3 Kết quả kinh doanh của Traphaco trong những năm vừa qua.
3.1 Thành tựu đã đạt được của Traphaco trong thời gian qua.
Trong vài năm vừa qua Traphaco luôn giữ được tốc độ tăng trưởng rấtcao, luôn từ 25 – 35%, chính điều này đã giúp doanh nghiệp nâng cao nănglực của mình, giúp cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên
Bảng 2.2 Doanh thu của Traphaco trong những năm qua
Trong những năm vừa qua, công ty cũng liên tục nhận dược sự khenngợi và các danh hiệu cao quí từ Nhà Nước và công chúng:
Trang 22- Năm 2002 được tặng “ Huân chương lao động hạng ba” của Chủ tịchnước CHXHCN Việt Nam.
Năm 2005 đạt danh hiệu “ Doanh nghiệp vì sự tiến bộ của phụ nữ” giải thưởng Kovalevskaia cho tập thể khoa học nữ Traphaco
Từ năm 1998 – 2007, 10 năm liền đạt danh hiệu “ Hàng Việt Namchất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn
- Từ năm 2003 – 2007: Đạt giải thưởng “ Sao vàng đất Việt ”
- Năm 2007:
+ Được tặng “ Huân chương lao động hạng nhì ” của Chủ tịch nướcCHXHCN Việt Nam, “ Huân chương lao động hạng ba ” của Chủ tịch nướcCHXHCN Việt Nam cho đoàn công ty
+ Doanh nghiệp dược duy nhất được trao tặng “Cúp vàng Techmart”
3.2 Một số hạn chế của công ty.
Sự nỗ lực trong sản xuất kinh doanh đã mang lại cho Traphaco nhữngthành tự đáng khen ngợi, tuy nhiên khó có doanh nghiệp nào lại không cónhững hạn chế, khó khăn trong quá trình hoạt động của mình Traphaco cũng
có những hạn chế, khó khăn riêng của mình:
- Là một doanh nghiệp mạnh trong kinh doanh đông dược, đã có nghiêncứu và triển khai vùng cung cấp nguyên liệu, tuy nhiên Traphaco vẫn phảinhập ngoại 35% nguyên liệu cho việc phục vụ sản xuất Dưới tác động củabiến động giá cả trên thị trường thế giới, ít nhiều doanh nghiệp cũng phải chịutác động
- Khi bắt đầu áp dụng quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn chung củaquốc tế doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn để có thể đạt được các tiêuchuẩn này, gặp khó khăn trong cải tiến dây truyền sản xuất theo hướng đạtcác tiêu chuẩn chất lượng áp dụng
Trang 23II Các bước tiến hành trong qui trình lập kế hoạch của Traphaco.
Để thấy được sự hợp lý hay không trong qui trình lập kế hoạch kinhdoanh của Traphaco, tôi sẽ đi vào nghiên cứu các bước tiến hành trong quitrình kế hoạch theo qui trình chuẩn đã trình bày ở phần trước:
1 Phân tích môi trường.
Với định hướng phát triển chủ yếu trong lĩnh vực đông dược, chính vìthế trong phân tích môi trường của doanh nghiệp, phân khúc thị trường màdoanh nghiệp lựa chọn chính là lĩnh vực mà doanh nghiệp đã lựa chọn dựatrên thế mạnh của mình Traphaco xác định không dồn lực vào lĩnh vực tâydược, không phải điểm mạnh của doanh nghiệp
Quá trình phân tích môi trường của Traphaco có điểm tốt là đã xác địnhhướng phát triển dựa vào xu hướng phát triển chung của thị trường, công tyluôn cố gắng đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng thay đổi theo xuhướng chung là chăm sóc cho sức hàng ngày theo cách giản đơn với các sảnphẩm dễ sử dụng
Việc tiến hành phân tích các điều kiện của nội bộ doanh nghiệp sẽ giúpdoanh nghiệp nhận thức rõ hơn về khả năng của mình, giúp cho các mục tiêuxác định có cơ sở để thực hiện hơn
Tuy nhiên trong quá trình quan trọng này Traphaco và cũng như hầuhết các doanh nghiệp khác, chưa dự đoán được qui mô và triển vọng của thịtrường Điều này là nguy hiểm khi mà sản xuất của doanh nghiệp lại chỉ dựatrên phát triển của những năm trước, nếu như có những biến động trong thịtrường thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thực hiện các kế hoạch củamình
2 Xác định các mục tiêu.
Trong bước này doanh nghiệp cần định ra các điểm đến mà mình mongmuốn đến trong tương lai, Traphaco mới xác định các mục tiêu ở dạng định
Trang 24tính như là:
Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về Sản xuất - Phân phối - Kinhdoanh dược phẩm cho đến năm 2012
Mục tiêu cụ thể:
1 Đảm bảo tốc độ tăng trưởng doanh thu từ 30-35%/năm Đạt hiệu quả
tối đa về kinh tế và xã hội
2 Hợp tác quốc tế xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp đạt tiêu
chuẩn GDP, tăng cường xuất nhập khẩu
3 Thành lập trung tâm nghiên cứu hướng tới liên doanh thành lập các
doanh nghiệp Khoa học công nghệ
4 Đầu tư cơ sở vật chất: văn phòng hiện đại áp dụng công nghệ thông
tin cho hệ thống quản lý và phân phối
5 Duy trì các tiêu chuẩn GPs của WHO (GMP, GSP, GLP, GDP, GPP)
và ISO (ISO 9001-2000 và ISO 9001-14000) Áp dụng chương trình “Nângcao năng suất 5S” của Nhật Bản
6 Niêm yết cổ phiếu trên Sở GDCK Hồ Chí Minh vào đầu năm 2008
và trở thành cổ phiếu Bluechip.
Công ty đưa ra các định hướng phát triển cho tương lai với các mụctiêu chưa có sự cụ thể về mặt định lượng, như thế sẽ có nhiều khó khăn tronglập kế hoạch dài hạn, kế hoạch chiến lược cho doanh nghiệp Khi bước xácđịnh các mục tiêu cụ thể này gặp khó khăn sẽ gây khó khăn cho các bước tiếptheo của công tác kế hoạch
Khi phân tích môi trường gặp khó khăn mà các mục tiêu của doanhnghiệp lại quá mơ hồ như thế thì một điều rất dễ có thể xảy ra là kế hoạchchiến lược của doanh nghiệp đứng trước nguy cơ không thực hiện được Điềunày sẽ ảnh hưởng tới tâm lý doanh nghiệp trong thời gian dài, không những
kế hoạch đang thực hiện mà cả các kế hoạch sau này
Trang 253 Lập kế hoạch chiến lược.
Khi mà các mục tiêu không được định lượng rõ ràng thì việc so sánhcác yếu tố môi trường với mục tiêu để đưa ra bản kế hoạch chiến lược thểhiện tầm nhìn của doanh nghiệp là rất khó khăn Dù có bản kế hoạch nàynhưng do sự mơ hồ, không chắc chắn trong các bước đi trước đã ảnh hưởngkhông nhỏ tới chất lượng các kế hoạch này Kế hoạch chiến lược thể hiện tấmnhìn của doanh nghiệp, định hướng phát triển và điểm đến mà doanh nghiệpmong muốn Khi mà chưa thể đưa ra bản kế hoạch chiến lược này thì doanhnghiệp không xác định được cái mốc mà mình sẽ tới, không biết được khi nàothì các hoạt động đạt đến cái đích đáng ra đã đặt trước
Việc tiến hành thực hiện các dự án, các chương trình sẽ gặp khó khănkhi mà doanh nghiệp không xác định được rõ ràng đâu là điểm mấu chốt cótính quyết định đối với doanh nghiệp trong khoảng thời gian sắp tới
Sự chi tiết chỉ thể hiện ở các kế hoạch hàng năm của Traphaco, ở đó cóđầy đủ nội dung các mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định thực hiện trongnăm kế hoạch ( kế hoạch này sẽ được trình bày ở phần dưới của bài viết) Các
kế hoạch này có thể sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện thành công kế hoạch đã
đề ra, tuy nhiên nó chỉ xảy ra trong ngắn hạn Để có thể thích ứng với nhữngthay đổi của thị trường thì doanh nghiệp cần chuẩn bị cho mình kế hoạch dàihạn, có như vậy mới có thể lường trước và chuẩn bị các biện pháp đối phó vớicác diễn biễn bất ngờ có thể xảy đến
Trang 26nhà máy sản xuất ở Hưng Yên, nhà máy sản xuất ở khu công nghiệp ở tỉnhVĩnh Phúc, đã được tiến hành và đã có dự án đã đưa vào hoạt động góp phầnmang lại thành công cho doanh nghiệp như trong thời gian vừa qua Có thểnói rằng cho tới hiện tại thì các dự án đầu tư của Traphaco đã mang lại hiệuquả tốt theo định hướng phát triển của công ty.
Mặc dù các kế hoạch chiến lược của Traphaco không thực sự rõ ràngnhưng việc triển khai các chương trình và dự án của công ty lại có vẻ nhưđang đi đúng hướng Trong điều kiện mà thị trường dược phẩm ngày càng cónhiều đối thủ từ các quốc gia có nền sản xuất hiện đại tham gia thì dự án đầu
tư phát triển khu nghiên cứu, và khu nguyên liệu tại Sapa sẽ phát huy tácdụng của mình Doanh nghiệp sẽ tránh được sự phụ thuộc vào nguồn nguyênliệu của nước ngoài, và sẽ chủ động giảm được giá thành sản phẩm Qua đónâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường Triển khai dự
án xây dựng nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP lớn nhất miền Bắc tại Hưng Yên sẽgiúp doanh nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng trong thời giantới, khi mà các doanh nghiệp khác mới thực hiện đăng kí tiêu chuẩn này thìTraphaco đã đi trước một bước, điều này sẽ tạo ưu thế cho Traphaco trongcạnh tranh ở thị trường nội địa
5 Lập các kế hoạch chức năng.
Ở Traphaco việc lập các kế hoạch chức năng được tiến hành khá đầy
đủ, nó là sự phân cấp thực hiện và cụ thể hoá các mục tiêu của doanh nghiệp
để thực hiện có thể diễn ra dễ dàng hơn Việc đánh giá, phân tích nội dungcủa các kế hoạch chức năng này sẽ được trình bày ở phần sau của bài viết
6 Điều chỉnh các bước của kế hoạch.
Khi kế hoạch được lập ra sẽ được trình bày với ban lãnh đạo, nếu kếhoạch được thông qua thì phòng kế hoạch có trách nhiệm triển khai và chuyểnxuống các phòng ban để bắt đầu tổ chức thực hiện, nếu như kế hoạch chưa