1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN THẠC SĨ : THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI VIỆT NAM.PDF

107 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

Vì vậy, rất cần phải có sự quản lý hoạt động ngoại hối, điều tiết thị trườngngoại hối để hạn chế những tác động tiêu cực đến nền kinh tế, đồng thời hỗ trợ chochính sách tiền tệ trong từn

Trang 2

PHẠM THỊ HỒNG VÂN

THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

VÀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS LÊ THỊ KHOA NGUYÊN

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010

Trang 3

ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FII Đầu tư gián tiếp nước ngoài

IMF Quỹ tiền tệ thế giới

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NHTW Ngân hàng Trung ương

Trang 4

Bảng 1.1 : Một số chỉ tiêu kinh tế của Trung Quốc thời kỳ năm 2000 -2009 23

Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ từ năm 2000-2009 30

Bảng 2.2 : Tình hình bội chi NSNN từ 2000 – 2009 35

Bảng 2.3 : Nguồn vốn ODA trong các thời kỳ 56

Bảng 2.4 : Hoạt động xuất nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2010 60

Bảng 2.5 : Giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ 2005-2009 60

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Hình 1.1 : Tổ chức thị trường ngoại hối ở Việt Nam .4

Hình 1.2: Tóm lượccác yếu tố có thể tác động đến tỷ giá 18

Hình 2.1 : Tổng đầu tư xã hội của Việt Nam giai đoạn 2000-2009 .31

Hình 2.2 : Dự trữ ngoại hối quốc gia của Việt Nam giai đoạn 1999-2009 .33

Hình 2.3 : Nợ công của Việt Nam từ giai đoạn 2005-2009 35

Hình 2.4 : Tỷ lệ tăng trưởng của xuất nhập khẩu thời kỳ 1991-1998 .40

Hình 2.5 : Tỷ giá hối đoái từ tháng 12/2007-12/2009 50

Hình 2.6 : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn năm 1991-2009 .55

Hình 2.7 : Lượng kiều hối về Việt Nam trong giai đoạn 1999-2009 .57

Hình 2.8 : Kim ngạch xuất nhập khẩu và nhập siêu của Việt Nam 1999-2009 .59

Trang 5

Lời cam đoan

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng biểu

Danh mục các đồ thị

Lời mở đầu

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI.

1.1 Thị trường ngoại hối 1

1.1.1 Khái niệm 1

1.1.2 Các thành phần tham gia thị trường ngoại hối .1

1.1.3 Cấu trúc thị trường ngoại hối 2

1.1.4 Các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường ngoại hối 3

1.1.5 Tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam 4

1.1.6 Vai trò của thị trường ngoại hối .4

1.1.7 Sự cần thiết phải quy định các hạn chế đối với giao dịch ngoại hối 5

1.1.8 Tác động của chính phủ đối với tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối 5

1.1.8.1 Tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế 5

1.1.8.2 Can thiệp của chính phủ trong thị trường ngoại hối 9

1.1.8.3 Sự cần thiết phải can thiệp 10

1.1.8.4 Các phương pháp can thiệp của chính phủ 11

1.1.8.5 Lý thuyết Bộ ba bất khả thi trong điều hành chính sách tỷ giá 13

1.2 Quản lý ngoại hối 15

1.2.1 Khái niệm về chính sách quản lý ngoại hối và quản lý ngoại hối 15

1.2.1.1 Chính sách quản lý ngoại hối 15

1.2.1.2 Quản lý ngoại hối 15

1.2.2 Mục đích quản lý ngoại hối 16

Trang 6

1.2.5 Các công cụ của quản lý ngoại hối 19

1.2.5.1 Công cụ can thiệp gián tiếp .19

1.2.5.2 Công cụ can thiệp trực tiếp 21

1.3 Tác động của chính sách quản lý ngoại hối và thị trường ngoại hối đến nền kinh tế 21

1.3.1 Tác động của thị trường ngoại hối đến nền kinh tế .21

1.3.2 Tác động của chính sách ngoại hối đến nền kinh tế 22

1.4 Kinh nghiệp quản lý ngoại hối ở một số nước .22

1.4.1 Chính sách ngoại hối ở Trung quốc .22

1.4.2 Chính sách ngoại hối ở Thái Lan .27

1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .28

Kết luận chương 1 .29

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM VÀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY 2.1 Khái quát sơ lược về tình hình kinh tế - tài chính của Việt Nam giai đoạn 2000-2009 30

2.2 Thực trạng thị trường ngoại hối và quản lý ngoại hối chính phủ trong thời gian qua .36

2.2.1 Thực trạng thị trường ngoại hối 37

2.2.1.1 Giai đoạn từ năm 1986 – 1990 37

2.2.1.2 Giai đoạn từ năm 1991 đến nay 37

2.2.2 Quản lý ngoại hối 44

2.2.2.1 Giai đoạn từ năm 1986 – 1990 44

2.2.2.2 Giai đoạn từ năm 1991 đến nay 45

Trang 7

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NGOẠI HỐI TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP.

3.1 Định hướng quản lý ngoại hối trong thời gian tới 64

3.2 Những thách thức đối với quản lý ngoại hối trong bối cảnh hội nhập 65

3.2.1 Hoạt động đầu cơ tích trữ, buôn lậu vàng - ngoại tệ trên thị trường chợ đen 65

3.2.2 Những tác động từ tự do hóa giao dịch vốn 65

3.2.3 Kiểm soát tổng lượng tiền trong lưu thông 66

3.3 Các kiến nghị, giải pháp quản lý ngoại hối trên thị trường trong giai đoạn hội nhập 66

3.3.1 Hoàn thiện cơ chế quản lý thị trường ngoại hối .67

3.3.1.1 Tập trung ngoại tệ vào ngân hàng .68

3.3.1.2 Thay đổi cơ chế quản lý ngoại tệ đối với tầng lớp dân cư là người cư trú .69

3.3.1.3 Hạn chế tín dụng ngoại tệ 69

3.3.1.4 Quản lý lãi suất ngoại tệ .70

3.3.1.5 Tập hợp nguồn ngoại tệ dự trữ về cho một đầu mối duy nhất quản lý là NHNN .70

3.3.2 Tăng cường công tác quản lý ngoại hối .71

3.3.3 Nâng cao tính chuyển đổi của VND, khắc phục tình trạng đô la hóa nền kinh tế 72

3.3.4 Nâng cao nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền .73

3.3.5 Cơ chế thông tin công khai, minh bạch: 74

3.3.6 Phát triển các sản phẩm phái sinh .74

3.3.7 Thúc đẩy thu hút và quản lý ngoại tệ .76

3.3.7.1 Đẩy mạnh kênh tín dụng thương mại, nhập khẩu trả chậm .76

3.3.7.2 Khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu .77

3.3.7.3 Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn ngoại 78

Trang 8

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 9

1 Sự cần thiết của đề tài

Chính sách quản lý ngoại hối đóng vai trò rất quan trọng trong việc địnhhướng phát triển thị trường ngoại hối Tuy nhiên, tự bản thân chính sách không thểthực thi được nếu không có sự giám sát, quản lý, kiểm tra của chính phủ Trong giaiđoạn hiện nay, nền kinh tế hội nhập toàn cầu, thị trường ngoại hối là nơi bị tác độngnhiều nhất bởi các yếu tố bên ngoài, làm cho hoạt động quản lý ngoại hối càng khókhăn và phức tạp hơn

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình đổi mới, cần 1 lượng vốn đầu tư lớn

mà khả năng tiết kiệm trong nước còn hạn chế thì việc tận dụng được nguồn vốnbên ngoài để đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội là cơ hội tốt Trong thời gian qua, saukhi thực hiện tự do hóa các giao dịch vãng lãi và tự do hóa 1 phần các giao dịch vốnthì Việt Nam đã thu hút được 1 lượng vốn lớn, bù đắp những thiếu hụt của nguồncung vốn trong nước, mang lại những động lực mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vàđặc biệt là nguồn vốn này đã giải quyết phần lớn nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tếnước ta, cũng như cải thiện cán cân thanh toán quốc tế Bên cạnh những lợi íchmang lại thì các dòng vốn này cũng gây ra nhiều tác động bất lợi chính sách tiền tệ

Ngoài ra, tình trạng đô la hóa nền kinh tế của nước ta cao cũng gây ra nhữngkhó khăn, bất ổn đối với thị trường ngoại hối, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế

Vì vậy, rất cần phải có sự quản lý hoạt động ngoại hối, điều tiết thị trườngngoại hối để hạn chế những tác động tiêu cực đến nền kinh tế, đồng thời hỗ trợ chochính sách tiền tệ trong từng thời kỳ

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Thị trường ngoại hối và quản lý ngoại hối Việt Nam”

2 Mục tiêu nghiên cứu.

Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề của thị trường ngoại hối và quản lýngoại hối của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, bao gồm:

Trang 10

chính phủ trong thời gian vừa qua Qua đó, nhận định, đánh giá những thành côngcủa quản lý ngoại hối, cũng như nêu ra những bất cập trong quản lý ngoại hối cầnphải hoàn thiện.

Nội dung nữa là giải pháp về quản lý ngoại hối trong việc giải quyết một sốcác vấn đề của thị trường ngoại hối hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu : Lý luận và thực tiễn về thị trường ngoại hối và hoạt độngquản lý ngoại hối của Việt Nam trong giại đoạn hiện nay

- Phạm vi nghiên cứu : Thị trường ngoại hối Việt Nam trong giai đoạn nền kinh tế

mở cửa hội nhập kinh tế toàn cầu từ năm 1986 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu.

- Luận văn sử dụng các phương pháp: phân tích các số liệu thực tế, so sánh tươngquan và tổng hợp dữ liệu Phân tích và đánh giá trong bài dựa trên sự hiểu biếtcủa bản thân và tham khảo các nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế

- Viết đề tài này tác giả sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu thứ cấp mà tác giả đã thuthập, tổng hợp và đã được xử lý theo yêu cầu của từng chuyên mục của luận văn

- Dữ liệu được thu thập, tập hợp từ các báo cáo chuyên ngành, báo cáo thườngniên của các cơ quan hữu quan Việt Nam và các tổ chức tài chính quốc tế; cáctạp chí chuyên ngành uy tín như : Tạp chí ngân hàng, Thời báo kinh tế,… ; Vàcác cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước bao gồm NHNN, Hiệp hộingân hàng Việt Nam, Tổng cục Thống kê, …

5 Nội dung đề tài.

Luận văn gồm 3 chương :

- Chương 1 : Tổng quan về thị trường ngoại hối và quản lý ngoại hối

- Chương 2 : Thực trạng thị trường ngoại hối Việt nam và quản lý ngoại hối từnăm 1986 đến nay

- Chương 3 : Giải pháp quản lý ngoại hối trong quá trình hội nhập

Trang 11

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ

QUẢN LÝ NGOẠI HỐI 1.1 Thị trường ngoại hối

1.1.1 Khái niệm

Nhu cầu giao dịch và trao đổi ngoại tệ giữa các nước nhằm phục vụ cho hoạt

động ngoại thương đã dẫn đến sự hình thành và phát triển thị trường ngoại hối như

ngày nay Các giao dịch ngoại thương thường có liên quan đến nhiều loại đồng tiềncủa nhiều nước khác nhau; Vì vậy, thị trường ngoại hối sẽ giúp cho các công tychuyển từ đồng tiền mình đang có sang đồng tiền đang cần, tạo điều kiện thuận lợicho hoạt động thương mại quốc tế hoặc các giao dịch tài chính Như vậy, thị trườngngoại hối có thể được khái quát như sau:

Thị trường ngoại hối là thị trường thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổicác loại ngoại tệ và các hoạt động kinh doanh có liên quan đến ngoại tệ

Theo Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 do Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội banhành thì khái niệm ngoại hối bao gồm ngoại tệ, phương tiện thanh toán bằng ngoại

tệ, các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và vàng tiêu chuẩn quốc tế, nhưng trong phạm vibài viết này thì chỉ đề cập đến ngoại hối ở góc độ là các loại ngọai tệ

1.1.2 Các thành phần tham gia thị trường ngoại hối.

Dựa vào nhu cầu, mục đích giao dịch ngoại tệ thì các chủ thể tham gia thị

trường ngoại hối bao gồm:

- Chính phủ: Đại diện chính phủ thường là NHTW, tham gia thị trường ngoạihối với vai trò là người tổ chức, điều hành, kiểm soát và mua bán ngoại tệ trên thị

trường ngoại hối liên ngân hàng nhằm ổn định thị trường ngoại hối, ổn định tỷ giá

- Các trung gian tài chính (TCTD được phép): Chủ thể này nằm ở vị trí trung

tâm của thị trường ngoại hối, họ mua bán ngoại tệ cho chính họ khi thực hiện mụctiêu kinh doanh hay mua bán thay cho khách hàng khi thực hiện vai trò môi giới

Trang 12

- Các tổ chức: Đó là các công ty xuất nhập khẩu, công ty đa quốc gia, nhà đầu

tư có nhu cầu mua bán, chuyển đổi từ ngoại tệ ra nội tệ và ngược lại, nhằm phục vụ

cho hoạt thương mại và đầu tư

- Cá nhân: Nhóm chủ thể này tham gia thị trường có nhu cầu mua ngoại tệ để

đi công tác, học tập, du lịch, chữa bệnh… ở nước ngoài; hoặc có nhu cầu bán ngoại

tệ khi nhận được các khoản thu từ nước ngoài như lợi tức đầu tư, kiều hối, …

1.1.3 Cấu trúc thị trường ngoại hối

Căn cứ vào hình thức tố chức thị trường, có thể chia thị trường làm 2 loại:

- Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: là thị trường cho các giao dịch giữaNHTW với các NHTM và giữa các NHTM với nhau Tại Việt Nam, thị trườngngoại tệ liên ngân hàng do NHNN Việt Nam tổ chức, điều hành Các chủ thể thamgia thị trường này là các NHTM phải chấp hành quy chế tổ chức và hoạt động củathị trường này do NHNN Việt Nam quy định

- Thị trường ngoại tệ giữa NHTM với khách hàng: Thị trường cho các giaodịch mua bán, trao đổi các loại ngoại tệ giữa NHTM với các tổ chức, cá nhân cónhu cầu

Các chủ thể tham gia thị trường này phải chấp hành quy chế tổ chức và hoạt

động của thị trường này do NHTW quy định

Ngoài ra, tại Việt Nam còn tồn tại thị trường ngoại tệ tự do hay còn gọi là thị

trường ngoại tệ chợ đen, tồn tại song song với thị trường chính thức, nằm ngoài sự

kiểm soát của NHNN Giao dịch mua bán diễn ra theo hình thức trao tay ngoại tệtiền mặt - thuận mua, vừa bán; giá trị giao dịch từng lần không lớn lắm Nơi diễn racác giao dịch này chủ yếu là ở các tiệm vàng - TP HCM hay như trên đường phốNguyễn Trung Trực – Hà Nội, Mặc dù, sự tồn tại của thị trường chợ đen đã tác

động tiêu cực đến cung cầu ngoại tệ của thị trường ngoại hối, gây khó khăn cho việc

quản lý ngoại hối của Nhà nước nhưng do vận hành cơ chế quản lý ngoại hối nhà

nước lựa chọn thì sự tồn tại của thị trường tự do như một quy luật tất yếu mà nhànước phải chấp nhận

Trang 13

1.1.4 Các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường ngoại hối.

Thị trường ngoại hối bao gồm một số nghiệp vụ kinh doanh phổ biến như sau:

- Giao dịch giao ngay: Là giao dịch giữa hai bên thực hiện mua, bán ngoại tệtheo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán chậm nhất trongvòng 2 ngày làm việc tiếp theo kể từ khi thỏa thuận mua bán

- Giao dịch kỳ hạn: Là giao dịch hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một số

lượng ngoại tệ nhất định theo một tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực

hiện vào một thời điểm xác định trong tương lai

- Giao dịch hoán đổi: Là giao dịch cùng mua và bán một lượng ngoại tệ, trong

đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch xácđịnh vào thời điểm ký kết hợp đồng, hai giao dịch đó thường là một giao dịch giao

ngay và một giao dịch kỳ hạn theo hướng đối nghịch nhau, nhằm giúp các nhà đầu

tư phòng ngừa rủi ro tỷ giá

- Giao dịch giao sau: là thỏa thuận giữa 2 bên ấn định các điều kiện trao đổimột số lượng tiền tệ cụ thể, tỷ giá được ấn định vào lúc thỏa thuận Hợp đồng giaodịch giao sau giống với hợp đồng giao dịch kỳ hạn ngọai trừ một số chi tiết quantrọng đó là hợp đồng giao dịch giao sau là những thỏa thuận đã được tiêu chuẩn hóa

để trao đổi tiền Hiện nay, thị trường ngoại hối Việt Nam chưa có loại hình giao

dịch giao sau

- Giao dịch quyền chọn tiền tệ: là giao dịch giữa 2 bên, bên mua quyền chọn

và bên bán quyền chọn Trong đó, bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa

vụ phải mua hay bán một số lượng ngoại tệ nhất định với mức tỷ giá xác định trongmột khoảng thời gian thỏa thuận trước Ngược lại, Bên bán quyền lại bị bắt buộcphải bán hoặc mua một số lượng ngoại tệ nhất định nếu như Bên mua quyền thựchiện quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán Thông qua giao dịch này, Bên bánquyền sẽ thu được phí bán quyền chọn từ Bên mua quyền chọn

Với đặc điểm của các giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi và giao dịchquyền chọn tiền tệ là những giao dịch thực hiện cho việc mua bán ngoại tệ ở tương

Trang 14

lai nên những hợp đồng giao dịch loại này được xem như những sản phẩm pháisinh, công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái cho các chủ thể tham gia thị trường.

1.1.5 Tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định điều kiện, phương thức, các loại

hình nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ

Hình 1.1 : Tổ chức thị trường ngoại hối ở Việt Nam.

NHNN điều tiết thị trường ngoại hối bằng các công cụ của chính sách tiền tệ

thông qua các nghiệp vụ của NHTW tác động lan tỏa tới hệ thống các NHTM

NHTM đóng vai trò chủ chốt trên thị trường ngoại hối; đảm nhiệm chứcnăng làm trung gian, cầu nối trong các giao dịch kinh doanh ngoại tệ; đáp ứng nhu

cầu trao đổi, mua bán ngoại tệ của các chủ thể trong nền kinh tế Bên cạnh đó, cácNHTM cũng tham gia giao dịch mua bán trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vàthị trường tài chính quốc tế để kiếm lời và đảm bảo cân bằng trạng thái ngoại tệ khicần để giảm thiểu rủi ro

1.1.6 Vai trò của thị trường ngoại hối.

Thị trường ngoại hối đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi chính sáchtiền tệ của chính phủ và trong hoạt động đối ngoại của nền kinh tế, đó là :

- Thị trường ngoại hối là nơi đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ nhằm

bôi trơn cho các hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động dịch vụ có liên quanđến ngoại tệ

- Thị trường ngoại hối còn là phương tiện giúp cho các nhà đầu tư chuyển đổingoại tệ phục vụ cho hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình hay tài sản tài chính

Trang 15

- Thị trường ngoại hối là kênh truyền tải của các chính sách kinh tế vĩ mô vàcũng là nơi chính phủ có thể can thiệp vào giá trị đồng nội tệ nhằm thực hiện chínhsách tiền tệ của mình.

1.1.7 Sự cần thiết phải quy định các hạn chế đối với giao dịch ngoại hối.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày nay, hầu hết các nước đều mở cửa, giao

lưu thương mại, hợp tác kinh doanh và đầu tư với nhau nên các nước đều xuất hiện

nhu cầu khách quan cần phải sử dụng tiền tệ thế giới để thực hiện một số chức năngcủa tiền tệ Giao dịch ngoại hối trở nên không thể thiếu đối với hoạt động đối ngoạicủa mỗi nước Tuy nhiên, vấn đề ngoại hối cũng gây ra không ít những thử tháchcho hệ thống tiền tệ mỗi nước

Mỗi quốc gia có một hệ thống tiền tệ riêng, vị thế của đồng bản tệ cũng gópphần vào việc xác định khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cũng như khẳng định vịthế quốc gia trên thị trường quốc tế Vì vậy, để bảo vệ đồng nội tệ và hạn chế sự lấn

át của ngoại tệ trong việc thực hiện các chức năng của đồng nội tệ hay nói cáchkhác là hạn chế tình trạng đôla hóa nên cần phải giới hạn đối với các giao dịchngọai hối

Ngoài ra, với xu hướng toàn cầu hóa, các nước có xu hướng mở rộng cửa đốivới các giao dịch vốn, qua đó dòng vốn quốc tế sẽ luân chuyển từ nơi có hiệu suất

sử dụng vốn thấp sang nơi có hiệu suất sử dụng vốn cao Bên cạnh những lợi íchdòng vốn này mang lại thì nó cũng gây ra không ít những tác động tiêu cực đối với

các nước tiếp nhận dòng vốn này, dòng vốn ngoại chảy vào nhiều có thể tấn công sự

ổn định của khu vực tài chính trong nước, đặc biệt đáng lo ngại là với hiện tượngđầu cơ tiền tệ; vì vậy, việc hạn chế các giao dịch này là cần thiết Các nước đang

phát triển như Việt Nam, hệ thống tài chính không đủ vững mạnh, khả năng chống

đỡ kém thì mức độ hạn chế các giao dịch ngoại hối nhiều hơn Như vậy, hạn chế đối

các giao dịch ngoại hối giống như các hàng rào phòng vệ cho khu vực tài chínhquốc gia đó, chống đỡ những tác động ngoại lực

1.1.8 Tác động của chính phủ đối với tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối 1.1.8.1 Tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế

Trang 16

i Khái niệm tỷ giá hối đoái.

Trong các giao dịch quốc tế đòi hỏi phải có sự chuyển đổi đồng tiền nước

này sang nước khác Mỗi đồng tiền chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau

nên có sức mua khác nhau, vì thế trên thị trường ngoại hối quy định sẵn tỷ lệ làm cơ

sở chuyển đổi giữa 2 đồng tiền, tỷ lệ này gọi là tỷ giá hối đoái ( hay gọi ngắn gọn là

tỷ giá)

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền được biểu hiện thông qua một

đơn vị đồng tiền khác

Giá cả của ngoại tệ trên thị trường ngoại hối (hay còn được gọi là tỷ giá hối

đoái), về nguyên tắc là sẽ được quyết định bởi sự tác động giữa cung - cầu ngoại tệ

Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái có tác động lớn đến nhiều mặt của nền kinh tế nên khôngphải quốc gia nào cũng để tỷ giá cho cung cầu ngoại tệ quyết định, mà phần lớn cácquốc gia đều tham gia điều tiết tỷ giá Theo đó, mỗi quốc sẽ lựa chọn cho mình mộtchế độ tỷ giá phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế trong từng thời nhất định củamình Về hệ thống chế độ tỷ giá thì chỉ có loại hệ thống tỷ giá thả nổi hoàn toàn làchính phủ không phải can thiệp, còn những loại hệ thống tỷ giá cố định hay hỗn hợpgiữa cố định và thả nổi thì đều cần có sự can thiệp của chính phủ vào tỷ giá hối đoáitrên thị trường tiền tệ ( Phụ lục 1)

Trên thị trường ngoại hối quốc tế có 2 cách yết giá, các nước có thể lựa chọn

phương pháp yết giá trực tiếp và cũng có thể là gián tiếp:

- Yết giá trực tiếp là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị ngoại tệ thông quamột số lượng nội tệ nhất định VD: Ở Việt Nam, tỷ giá được yết trực tiếp như sau:1USD =19.100VND; hay 1EUR = 25.620 VND

- Yết giá gián tiếp : là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị nội tệ thông quamột số lượng ngoại tệ nhất định VD: Ở Anh, tỷ giá được yết gián tiếp như sau:1GPB = 1.5521USD; hay 1GPB = 1,1773 EUR;

Để tạo sự thống nhất xuyên suốt bài viết, tỷ giá hối đoái được đề cập đến

trong bài là tỷ giá đối đoái giữa VND và USD và được niêm yết theo phương pháptrực tiếp

Trang 17

Phân loại tỷ giá

Căn cứ vào loại thị trường giao dịch :

- Tỷ giá chính thức – Tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng : là tỷ giá doNHNN công bố Tỷ giá chính thức để áp dụng thuế xuất nhập khẩu và hoạt động

khác liên quan đến tỷ giá chính thức còn là cơ sở để NHTM xác định tỷ giá kinhdoanh trong biên độ cho phép

- Tỷ giá chợ đen: là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng, doquan hệ cung cầu trên thị trường tự do quyết định

ii Tác động của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế

Cán cân thương mại ( Xuất khẩu – Nhập khẩu).

Tỷ giá hối đoái là yếu tố tác động trực tiếp đến cán cân thương mại vì nó ảnh

hưởng tương đối đến giá cả hàng hóa trong nước và giá cả hàng hóa thế giới Khiđồng nội tệ giảm giá (tỷ giá hối đoái tăng) thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu trở lênđắt đỏ hơn, trong khi đó giá cả hàng xuất khẩu lại rẻ hơn đối với người dân nướcngoài Ngược lại, đồng nội tệ tăng giá (tỷ giá hối đoái giảm) thì giá cả hàng hóa

nhập khẩu sẽ rẻ hơn đối với người dân trong nước và giá cả hàng hóa xuất khẩu sẽ

đắt đỏ hơn đối với người dân nước ngoài Vì vậy, tỷ giá hối đoái tăng sẽ thuận lợi

cho xuất khẩu và gây bất lợi cho nhập khẩu, dẫn đến thuận lợi cho cán cân thươngmại; và ngược lại tỷ giá hối đoái giảm sẽ hậu thuẫn cho nhập khẩu, không khuyếnkhích cho hoạt động xuất khẩu, gây bất lợi cho cán cân thương mại

Cán cân thương mại = Xuất khẩu – nhập khẩu

khẩu Cả 2 tác động này tạo ra áp lực giảm giá đồng tiền của nước có lạm phát cao.

Trang 18

Theo ngang giá sức mua, mối liên hệ giữa tỷ lệ lạm phát tương đối và tỷ giáhối đoái được phản ánh qua công thức sau :

Đồng nội tệ giảm giá có thể làm gia tăng nhu cầu của người nước ngoài về

hàng hóa của nước mình, do đó sẽ khuyến khích sản xuất trong nước sản xuất hànghóa xuất khẩu, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tỷ lệ thấp nghiệp thấp, nhưng có thể

làm tăng tỷ lệ lạm phát Ngược lại, khi đồng nội tệ tăng giá sẽ làm tăng nhu cầu củangười dân trong nước về hàng hóa nước ngoài, vì vậy sản xuất trong nước bị trì trệ,

tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tỷ lệ lạm phát thấp nhưng khả năng rơi vào tình trạng nềnkinh tế bị suy thoái rất cao

Đầu tư nước ngoài.

Tỷ giá hối đoái là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lờicủa vốn đầu tư Vì vậy, quyết định của nhà đầu tư cũng bị chi phối bởi vấn đề tỷ giáhối đoái của nước sở tại

Trên thị trường tài chính quốc tế, dòng vốn sẽ di chuyển từ nơi có tỷ suấtsinh lời thấp sang nơi có tỷ suất sinh lời cao Vì vậy, để thu hút được dòng vốnngoại thì ngoài các vấn đề thuộc về công tác nghiệp vụ như hoàn thiện hành lang

Trang 19

pháp lý, cải thiện môi trường đầu tư, thì trong điều hành tỷ giá hối đoái, chính phủ

các nước tiếp nhận nguồn vốn này phải đặc biệt quan tâm đến lợi ích của các nhàđầu tư

Chính sách điều hành tỷ giá của chính phủ các nước rất được sự quan tâmcủa các nhà đầu tư nước ngoài, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến dòng tiền trong

tương lai của các nhà đầu tư mà nó còn ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ Sự biếnđộng của tỷ giá hối đoái sẽ làm gia tăng mức độ rủi ro đối với dòng vốn đầu tư của

họ Vì vậy, một chính sách tỷ giá ổn định lâu dài là một trong những yếu tố rất quantrọng gây sức hút đối với các dòng vốn đầu tư nước ngoài

1.1.8.2 Can thiệp của chính phủ trong thị trường ngoại hối

Mỗi nước có một cơ quan của chính phủ - Ngân hàng Trung ương có thể canthiệp vào thị trường ngoại hối để kiểm soát tăng trưởng của mức cung tiền tệ, nhằmkhống chế giá trị của đồng nội tệ, giúp tác động thuận lợi cho các mục tiêu kinh tế

vĩ mô Tại Việt Nam, cơ quan đại diện cho chính phủ can thiệp vào thị trường này

là NHNN, còn ở Mỹ là Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), tại Trung Quốc là Ngânhàng Nhân dân Trung Quốc (PBC), ở Thái Lan là Ngân hàng trung ương Thái Lan(BOT), …

Sự biến đổi của đồng nội tệ có ảnh hưởng mạnh đến các biến số kinh tế Vìvậy, NHTW các nước có thể thông qua việc tác động đến giá trị của đồng nội tệ đểcải thiện kinh tế, hạ giá đồng tiền của mình trong vài trường hợp và tăng giá trong

vài trường hợp khác

- Ảnh hưởng của một đồng nội tệ yếu đối với nền kinh tế : Một đồng nội tệ

yếu có thể kích thích nhu cầu của nước ngoài đối với sản phẩm của nước mình, tức

là khuyến khích xuất khẩu, hoạt động sản xuất trong nước phát triển, từ đó tạo ranhiều công ăn việc làm cho người lao động Tuy nhiên, nếu đồng nội tệ giảm giámạnh có thể làm lạm phát tăng cao

- Ảnh hưởng của một đồng nội tệ mạnh đối với nền kinh tế: Một đồng nội tệ

mạnh sẽ khuyến khích người tiêu dùng và các công ty trong nước nhập khẩu hànghóa và nguyên vật liệu từ các nước khác vì hàng hóa nước ngoài có giá cạnh tranh

Trang 20

hơn so với hàng hóa trong nước, dẫn đến kết quả là sản xuất trong nước bị trì trệ,

thất nghiệp tăng cao và tình trạng này kéo dài có thể làm nền kinh tế của nước mìnhcàng bị suy thoái mạnh

Giá trị lý tưởng của một đồng tiền tùy thuộc vào quan điểm của từng nước vàcủa các nhà lãnh đạo nước đó trong từng thời kỳ

VD : Với chính sách đồng CNY yếu của mình, Trung Quốc đã thúc đẩy xuấtkhẩu tăng cao, cán cân thương mại thường xuyên thặng dư, dự trữ ngoại tệ cao vào

hàng đầu thế giới, kinh tế tăng trưởng mạnh trong lúc nền kinh tế toàn cầu đang bị

suy thoái mạnh; Trong khi đó, đối tác thương mại lớn của Trung Quốc là Mỹ thìnền kinh tế lại bị suy thoát trầm trọng, sản xuất trong nước trì trệ, tỷ lệ thấp nghiệp

tăng cao, cán cân thương mại với Trung Quốc bị thâm hụt thường xuyên, dự trữ

ngoại tệ bị giảm sút mạnh Theo Mỹ thì 1 phần nguyên nhân là do chính sự mất cân

đối trong cán cân thương mại với Trung Quốc gây lên và tình trạng này xảy ra do

Trung Quốc duy trì chính sách đồng CNY yếu CNY được định giá thấp đã làm

tăng tính cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc so với hàng hóa của Mỹ Trước tình

hình đó, từ năm 2005 đến nay chính quyền Mỹ đã liên tục gây áp lực với TrungQuốc về việc tăng giá đồng CNY bằng các biện pháp tăng các hàng rào thương mại

đối với các hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ Tuy nhiên, cuộc giằng co

này vẫn chưa xác định điểm dừng, Trung Quốc vẫn kiên quyết duy trì chính sách

đồng nội tệ yếu

1.1.8.3 Sự cần thiết phải can thiệp

Thực tế đã chứng minh rằng, các thị trường ngoại hối thành công đều khôngthể phát triển một cách tự phát nếu thiếu sự can thiệp và hỗ trợ của chính phủ Bởithị trường ngoại hối là thị trường chịu sự tác động rất nhiều của yếu tố bên ngoàinên sự tham gia của chính phủ như một tất yếu cho sự hoạt động có hiệu của thị

trường và đạt mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ nhất định

NHTW can thiệp vào tỷ giá trên thị trường ngoại hối vì các lý do chính sau:

- Làm dịu bớt các biến động tỷ giá : Để tránh những biến động đột ngột tronggiá trị của đồng nội tệ ảnh hưởng đến nền kinh tế, NHTW có thể phải cố gắng làm

Trang 21

dịu bớt các biến động tiền tệ trong từng thời kỳ Ngoài ra, việc này còn có thể làmgiảm đi sự lo ngại của các nhà đầu tư, các đơn vị kinh doanh và tránh được các hoạt

động đầu cơ, hoạt động mà có thể có nguy cơ làm cho giá trị của một đồng tiền rơi

tự do

- Thiết lập các biên độ tỷ giá hối đoái ẩn: Một vài NHTW nỗ lực duy trì tỷ giá

đồng nội tệ trong vòng các biên độ không chính thức hay ẩn và nó được điều chỉnh

qua thời gian NHTW can thiệp để cho đồng nội tệ không tụt dưới mức hay tăngtrên mức chuẩn nào đó

- Ứng phó với các xáo trộn tạm thời: Trong một vài trường hợp, vài thời kỳ,

NHTW có thể phải can thiệp để cô lập giá trị của đồng nội tệ khỏi những xáo trộntạm thời

1.1.8.4 Các phương pháp can thiệp của chính phủ

Các chính phủ có nhiều cách can thiệp vào thị trường ngoại hối, có thể canthiệp trực tiếp và cũng có thể can thiệp gián tiếp tùy thuộc vào tình hình biến độngcủa thị trường tiền tệ và mục tiêu của chính phủ trong từng thời kỳ

i Can thiệp trực tiếp.

Phương pháp can thiệp trực tiếp của NHTW vào các thị trường hối đoái để

buộc đồng nội tệ giảm giá bằng cách bán đồng nội tệ, đổi đồng nội tệ lấy các ngoại tệ

khác Ngược lại, để buộc đồng nội tệ tăng giá thì NHTW can thiệp bằng cách muađồng nội tệ, đổi ngoại tệ lấy nội tệ trong thị trường ngoại hối

- Sử dụng biện pháp can thiệp trực tiếp đòi hỏi NHTW phải có dự trữ ngoại tệlớn, đồng thời có phải có sự nỗ lực phối hợp của các NHTW thì mới có hiệu quả đáng

kể, nếu không nó chỉ có tác động tạm thời; Và sau cùng các can thiệp này sẽ bị cácgiao dịch thị trường áp đảo vì sự lớn mạnh của hoạt động ngoại hối

Can thiệp đạt mục tiêu : Khi sự can thiệp của NHTW phát huy tác dụng hoặcthậm chí tác động mạnh đến thị trường theo như mục tiêu mong muốn

Can thiệp không đạt mục tiêu : Can thiệp của NHTW trong thị trường ngoạihối không phải lúc nào cũng đạt mục tiêu, trong nhiều trường hợp sự can thiệp chỉ

đạt được tác động ban đầu nhưng cuối cùng vẫn không đạt hiệu quả

Trang 22

- Can thiệp trực tiếp của NHTW vào thì trường ngoại hối có thể làm thay đổi

lượng cung nội tệ và cũng có thể không làm thay đổi lượng cung nội tệ nhưng vẫnđạt được mục tiêu là tăng giá hoặc giảm giá đồng nội tệ

Can thiệp vô hiệu hóa : Khi NHTW can thiệp vào thị trường ngoại hối mà

không điều chỉnh sự thay đổi trong mức cung tiền tệ NHTW sử dụng can thiệp vô

hiệu hóa bằng cách áp dụng đồng thời các giao dịch trong thị trường ngoại hối vàcác hoạt động trên thị trường mở Thí dụ : NHNN Việt Nam muốn giảm giá VND

mà không ảnh hưởng đến mức cung VND, NHNN tiến hành đồng thời 2 động tác,thứ 1 đó là dùng VND để mua ngoại tệ, thứ 2 là bán trái phiếu kho bạc bằng VND,kết quả được là gia tăng lượng trái phiếu chính phủ do các nhà đầu tư nắm giữ,

đồng thời mức cung VND không thay đổi trong khi đó lượng ngoại tệ giảm, thìđồng nội tệ ắt sẽ giảm giá, tỷ giá hối đoái sẽ tăng

Can thiệp không vô hiệu hóa : Ngược lại với can thiệp vô hiệu hóa, tức là sựcan thiệp của NHTW làm thay đổi mức cung tiền tệ Thí dụ : NHTW can thiệp thị

trường bằng cách tăng mua ngoại tệ trên thị trường nhằm hạ giá đồng nội tệ, tăng

mức cung tiền

ii Can thiệp gián tiếp

Các Ngân hàng Trung ương có thể tác động đến giá trị đồng nội tệ một cáchgián tiếp bằng cách tác động đến các yếu tố có ảnh hưởng đến giá trị đồng nội tệ

Can thiệp gián tiếp thông qua chính sách của chính phủ

Lãi suất : Thông qua việc cố gắng làm tăng hoặc giảm lãi suất đồng nội tệ đểkhuyến khích hoặc làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư vàochứng khoán nước mình

Lãi suất chiết khấu : Một vài thay đổi trong lãi suất chiết khấu cũng dẫn đến

sự thay đổi trong thị trường hối đoái Bởi vì, những người tham gia thị trường này

thường theo dõi các hành động của NHTW để dự đoán xem những hành động này

sẽ tác động như thế nào đến các biến số kinh tế có ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Lạm phát : Việc những nhà đầu tư nước ngoài dự đoán lạm phát ở một quốcgia sẽ tăng cao và chiều hướng đồng nội tệ sẽ bị giảm giá mạnh, họ sẽ tìm cách

Trang 23

thoái vốn và tạm ngừng đầu tư vào chứng khoán ở quốc gia này Ngược lại, chínhphủ Việt Nam kiểm soát được giá cả, lạm phát có xu hướng giảm, thị trường tàichính triển biến tốt thì sẽ tạo lòng tin cho các nhà đầu tư, an tâm đầu tư.

Can thiệp gián tiếp qua các hàng rào của chính phủ :

Các chính phủ có thể tác động một cách gián tiếp đến các tỷ giá hối đoáibằng cách áp đặt các hàng rào đối với tài chính và mậu dịch quốc tế như :

Đánh thuế nhập khẩu hàng hóa: Khi một chính phủ muốn tăng giá đồng nội

tệ, họ có thể đánh thuế trên hàng nhập nhằm giảm nhập khẩu, từ đó đẫn đến giảmnhu cầu của người dân trong nước đối với các ngoại tệ và tạo một áp lực tăng giálên nội tệ

Áp dụng các hàng rào phi thuế quan như : Hạn ngạch, cấp phép nhập khẩu,

định giá hải quan, quy định về xuất xứ, các quy định về kỹ thuật, vệ sinh, dán nhãn;

làm giảm nhu cầu về nội tệ của người nước ngoài để đầu tư chứng khoán tại nước

sở tại Tuy nhiên, không phải lúc nào chính phủ can thiệp gián tiếp qua các hàng ràonày cũng sẽ thuận lợi, đạt được mục tiêu; mà có thể sẽ gặp phải sự phản kháng, trả

đũa lại của các nước khác có liên quan bằng các hàng rào của họ

1.1.8.5 Lý thuyết Bộ ba bất khả thi trong điều hành chính sách tỷ giá.

Lý thuyết Bộ ba bất khả thi là một chính sách kinh tế quốc tế Theo lýthuyết Bộ ba bất khả thi thì một quốc gia không thể đồng thời thực hiện cùng một

Trang 24

lúc 3 mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô: Ổn định tỷ giá hối đoái – Tự do hóa dòngvốn - Chính sách tiền tệ độc lập

Lý thuyết và thực tế cho thấy: Một quốc gia chỉ có thể đạt được 2 trong 3 mụctiêu nêu trên Vì vậy, mỗi quốc gia phải đứng trước sự lựa chọn một trong ba chế độtiền tệ

Kiểu lựa chọn thứ 1: Tự do hóa luồng vốn và ổn định tỷ giá hối đoái trong khiphải từ bỏ mục tiêu chính sách tiền tệ độc lập Sự lựa chọn này có mức độ rủi ro rấtcao và có thể phải trả giá rất đắt Bởi vì, chính sách tiền tệ là một công cụ quản lýkinh tế vĩ mô rất quan trọng của mỗi quốc gia mà lại hy sinh tính độc lập của chínhsách tiền tệ thì rất dễ bị rơi vào tình trạng khủng hoảng cán cân thương mại và tàikhoản vốn Chế độ tiền tệ này rất ít được các quốc gia lựa chọn

Kiểu lựa chọn thứ 2: Thả nổi tỷ giá hối đoái, tự do hóa các giao dịch vốn và ápdụng chính sách tiền tệ độc lập Cơ chế này được các nước đang phát triển áp dụngkhá phổ biến Ngược lại, đối với các nước đang phát triển mà áp dụng cơ chế này sẽgặp phải rủi ro cao do đồng nội tệ còn yếu kém trong khi thiếu cơ chế giám sát tài

chính đầy đủ và hiệu quả

Kiểu lựa chọn thứ 3: Lựa chọn cơ chế kiểm soát luồng vốn đi đôi với cơ chế tỷ

giá tương đối ổn định và một chính sách tiền tệ độc lập Sự lựa chọn này tương đối

an toàn cho thị trường tài chính của những quốc gia của các nước đang phát triển

như Việt Nam

Ổn định tỷ giá Chính sách tiền tệ độc lập

Tự do hóa dòng vốn

Trang 25

1.2 Quản lý ngoại hối

1.2.1 Khái niệm về chính sách quản lý ngoại hối và quản lý ngoại hối

1.2.1.1 Chính sách quản lý ngoại hối

Chính sách

Chính sách là một quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặcmột nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề (JamesAnderson 2003)

Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của mộtnhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mụctiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó (William Jenkin 1978)

Chính sách quản lý ngoại hối

Như chúng ta đã biết, sự tham của các loại ngoại tệ (có khả năng chuyển đổi)

đã góp phần quan trọng trong hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế Tuy nhiên, nếu

ngoại tệ thâm nhập quá sâu vào chức năng của đồng nội tệ sẽ làm mất khả năng tựchủ trong việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, đồng thời gây ra nhiều những hệlụy khác đối với hệ thống tài chính quốc gia Vì vậy, chính phủ của mỗi nước đều

có những phương thức riêng để quản lý, điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động đến tỷgiá hối đoái; hạn chế tác động của dòng ngoại tệ ra vào đột ngột và hiện tượng đô lahóa, Tập hợp những cách thức mà chính phủ của mỗi nước điều hành hoạt độngngoại hối hợp thành chính sách quản lý ngoại hối của nước đó

Như vậy, chúng ta có thể hiểu, chính sách quản lý ngoại hối là những quyđịnh pháp lý, thể lệ do chính phủ đặt ra để quản lý hoạt động ngoại hối của nước

mình

Chính sách quản lý ngoại hối cũng là một bộ phận của chính sách tiền tệ, làcông cụ quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế, nhất là trong hoạt độngkinh tế đối ngoại

1.2.1.2 Quản lý ngoại hối

Sau khi chính sách quản lý ngoại hối được ban hành, thì tự bản thân chínhsách không thể vận hành được nếu không được chính phủ triển khai, hướng dẫn

Trang 26

thực hiện và nó cũng không thể thực thi hiệu quả nếu như chính phủ không thườngxuyên thanh tra, giám sát để có những chấn chỉnh chính sách kịp thời cho phù hợpvới tình hình thực tế.

Như vậy, quản lý ngoại hối (hay gọi tên đầy đủ là hoạt động quản lý ngoại

hối của chính phủ) là hoạt động điều hành, quản lý, kiểm soát của chính phủ tronghoạt động ngoại hối của đất nước

1.2.2 Mục đích quản lý ngoại hối.

Quản lý ngoại hối của các nước đang phát triển, chủ yếu với các mục đích

như sau :

- Tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm lợi ích hợp pháp cho tổ chức, cá nhântham gia hoạt động ngoại hối, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế;

- Điều tiết cung cầu ngoại tệ, bình ổn tỷ giá hối đoái

- Thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia, nâng cao tính chuyển đổicủa đồng nội tệ;

- Thực hiện mục tiêu trong nước chỉ sử dụng đồng nội tệ, chống hiện tượng đô

la hóa;

- Đảm bảo dự trữ ngoại tệ để thực hiện các nghĩa vụ tài chính quốc gia;

- Thực hiện các cam kết của quốc gia trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế;

- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về ngoại hối và hoàn thiện hệ thốngquản lý ngoại hối của quốc gia

1.2.3 Phạm vi quản lý ngoại hối.

- Giao dịch vãng lai: Các giao dịch vì mục đích chuyển vốn, bao gồm thanhtoán, chuyển tiền liên quan đến xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; chuyển tiền mộtchiều ra hoặc vào; mang ngoại tệ mặt hoặc nội tệ mặt khi xuất nhập cảnh

- Các giao dịch vốn: Các giao dịch chuyển vốn trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp

nước ngoài, đầu tư gián tiếp nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài, vay và trả nợ nước

ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, các hình thức đầu tư khác

Trang 27

- Sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ quốc gia : Quy định về việc niêm yết, thanhtoán, quảng cáo, …bằng ngoại tệ; mở tài khoản ngoại tệ; sử dụng ngoại tệ mặt trong

nước

- Thị trường ngoại tệ, cơ chế tỷ giá hối đoái và quản lý xuất nhập khẩu vàng

- Hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của các TCTD và các tổ chức khác

- Quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung quyết định quản lý ngoại hối của chính phủ.

Như đã trình bày tại mục 1.1.8, thị trường ngoại hối là nơi chính phủ thực

hiện việc quản lý ngoại hối của mình và mục tiêu quản lý, can thiệp thị trường cóthể là để giải quyết cân đối cung cầu ngoại tệ; thay đổi giá trị đồng nội tệ, ….Nhưngtất cả những can thiệp, điều hành của chính phủ đều phải lấy tỷ giá hối đoái làm tâm

điểm trong việc ra quyết định quản lý

Vì vậy, các nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định trong quản lý, điều tiếtngoại hối của chính phủ chính là các nhân tố đã tác động đến cung cầu ngoại tệ, làm

thay đổi tỷ giá hối đoái Đó là :

Tỷ lệ lạm phát tương đối

Sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát tương đối có thể ảnh hưởng đến hoạt động

thương mại, đến lượt nó những hoạt động thương mại này tác động đến cầu tiền

-cung tiền, ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Trong thực tế, tỷ giá hối đoái sẽ bị tác động cùng một lúc bởi nhiều nhân tố,

nhưng để làm rõ sự tác động của từng nhân tố nên mỗi nhân tố sẽ được xác định ảnhhưởng của riêng nhân tố đó đến tỷ giá hối đoái trong khi các nhân tố khác khôngthay đổi Sau đó, tất cả các nhân tố được kết hợp lại với nhau sẽ thể hiện đầy đủ sựthay đổi của tỷ giá hối đoái

Lãi suất tương đối

Thay đổi trong lãi suất tương đối tác động đến đầu tư chứng khoán nướcngoài, đến lượt nó đầu tư chứng khoán nước ngoài lại ảnh hưởng đến cung và cầu

tiền, vì thế ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Trang 28

Lãi suất thực

Lãi suất cao tương đối có thể thu hút dòng vốn nước ngoài ( để đầu tư vàocác chứng khoán có lãi suất cao) tuy nhiên lãi suất cao này có thể phản ánh dự kiếnlạm phát cao, mà lạm phát cao có thể gây lực giảm giá lên đồng tiền của nước đó thìkhông thể khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư vào các chứng

khoán định danh bằng đồng tiền này Vì vậy, cần thiết phải xem xét lãi suất thực, là

lãi suất danh nghĩa đã điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát Theo hiệu ứng Fisher:

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát

Thu nhập tương đối

Khi hai nước có tỷ lệ giao thương lớn, thì việc thu nhập trong nước tăng lênđáng kể trong khi thu nhập của nước ngoài không thay đổi, thì sự gia tăng nhu cầu

hàng hóa ngoại của người dân trong nước sẽ làm tăng nhu cầu về ngoại tệ, dẫn đếnngoại tệ tăng giá, tỷ giá hối đoái tăng lên

Kiểm soát của chính phủ

Chính phủ có thể tác động đến tỷ giá cân bằng qua các cách như : Tác động

đến những biến động vĩ mô như lạm phát, lãi suất và thu nhập quốc dân;…

Kỳ vọng

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự kỳ vọng thị trường như lạm phát, lãi suất, môi

trường đầu tư, hành động của nhà đầu cơ, tình hình chính trị… Kỳ vọng của nhàđầu tư có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, vì chúng thúc đẩy các nhà đầu tư thực

hiện các vị thế ngoại tệ

Trang 29

Hình 1.2: Tóm lược các yếu tố có thể tác động đến tỷ giá Minh họa trường hợp củaMỹ.

1.2.5 Các công cụ của quản lý ngoại hối

Công cụ quản lý ngoại hối là phương tiện, phương thức mà NHNN các nước

có thể dùng để can thiệp vào hoạt động ngoại hối, nhằm thực hiện chính sách tiền tệtrong từng thời kỳ NHNN có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng nhiều biệnpháp Những công cụ chủ yếu thuộc về nghiệp vụ quản lý ngoại hối của NHNN:

1.2.5.1 Công cụ can thiệp gián tiếp.

- Các chính sách, các quy định hạn chế hoặc nới lỏng về quản lý ngoại hối:

Kết hối ngoại tệ, tức là các doanh nghiệp có ngoại tệ phải bán ngay một phầnhoặc toàn bộ cho ngân hàng Tùy theo tình hình thị trường ngoại hối trong từng thời

kỳ mà NHTW sẽ áp dụng tỷ lệ kết hối hay không

Chính sách tín dụng ngoại tệ: Thông qua chính sách mở rộng hay thu hẹp đối

tượng vay ngoại tệ cũng là biện pháp tăng cung ngoại tệ cho nền kinh tế

NHTW có thể kiểm soát lãi suất thị trường bằng các quy định như : Quy địnhlãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay ngoại tệ trong từng thời kỳ; hoặc sàn lãi suất tiềngửi và trần lãi suất cho vay ngoại tệ; … VD : Tháng 02/2010, trước tình hình cungcầu ngoại tệ trên thị trường căng thẳng, trong khi đó hiện tượng các doanh nghiệp

găm giữ ngoại tệ phổ biến, NHNN Việt Nam đã ra quy định: lãi suất tiền gửi USD

của các tổ chức kinh tế tại các tổ chức tín dụng là 1%/năm, thay cho mức 3,0%

-3,5%/năm áp dụng trước đó

- Tỷ giá hối đoái : Với các nước áp dụng chế độ tỷ giá cố định hoặc chế độ tỷgiá thả nổi có quản lý thì chính phủ sử dụng tỷ giá hối đoái như là công cụ tác động

làm thay đổi nhu cầu cung cầu ngoại tệ trên thị trường là rất phổ biến Với tình

trạng cung cầu ngoại tệ trên thị trường mất thăng bằng, NHNN có thể nhờ đến quỹ

dự trữ ngoại hối để bơm vào hoặc hút ra khỏi nền kinh tế, nhưng nếu khả năng củaquỹ dự trữ ngoại hối không cho phép thì trong lúc này để cung cầu ngoại tệ thăngbằng và tỷ giá hối đoái phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ thì NHNN có thểthông qua việc điều chỉnh tỷ giá để đạt được mục tiêu này

Trang 30

- Lãi suất USD : Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn, vì vậy lãi suât thay

đổi sẽ kéo theo sự biến đổi của chi phí sử dụng vốn vay, từ đó tác động đến việc thu

hẹp hay mở rộng lượng vốn cấp phát tín dụng trong nền kinh tế Như vậy, lãi suấtngoại tệ tăng hay giảm, tức ngoại tệ lên giá hay giảm giá sẽ làm tỷ giá hối đoái tănghoặc giảm, từ đó sẽ tác động làm thay đổi cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoạihối

- Dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc là phần tiền gửi mà các TCTD phải đưa vào dự trữ bắt buộc.Mỗi NHTM chỉ được dùng số tiền đã huy động được để cho vay sau khi đã trừ điphần dự trữ bắt buộc Vì thế, qua việc giảm hoặc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thìNHNN có thể gia tăng hoặc hạn chế lượng cung tiền vào nền kinh tế Bởi lẽ, việc

tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể làm giảm hoặc tăng hệ số tạo tiền của

các NHTM, nhờ đó các NHTM có thể tăng hoặc giảm lượng tiền ra lưu thông quakênh cấp phát tín dụng

Công cụ dự trữ bắt buộc là công cụ mang tính chất hành chính của NHNNnhằm kiểm soát cung tiền trong nền kinh tế, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của tỷ lệ

dự trữ bắt buộc thì tác động của nó đối với khối tiền tệ là rất lớn

Dự trữ bắt buộc bằng nội tệ : NHNN thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng nội

tệ thì sẽ dẫn đến thay đổi lượng nội tệ trong lưu thông, theo đó giá trị đồng nội tệ sẽ

bị tác động theo chiều hướng cùng chiều với dự trữ bắt buộc và có thể sẽ ảnh hưởng

đến tỷ giá hối đoái

Dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ : Thông qua điều chỉnh tăng hoặc giảm tỷ lệ

dữ trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các NHTM, NHNN có thể hạn chế hoặc gia

tăng lượng ngoại tệ cho nền kinh tế Đồng thời, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng

sẽ làm thay đổi chi phí sử dụng vốn bằng ngoại tệ, từ đó cũng hạn chế hoặc gia tăngnhu cầu vay ngoại tệ của các đơn vị, tác động đến tỷ gía hối đoái

- Lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn: Cũng như lãi suất cho vay, thông qua lãisuất chiết khấu hay lãi suất tái cấp vốn NHTW có thể điều chỉnh lượng tiền ra lưuthông, từ đó tác động đến tỷ giá hối đoái

Trang 31

Ngoài ra, NHNN công bố lãi suất cơ bản cho nội tệ để hướng dẫn, định

hướng thị trường tiền tệ trong nước Nếu lãi suất cơ bản thay đổi sẽ dẫn đến sự thayđổi trong nhu cầu nội tệ, ảnh hưởng giá cả đồng nội tệ, thì cũng sẽ tác động đến tỷ

giá hối đoái

1.2.5.2 Công cụ can thiệp trực tiếp.

- NHNN mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: NHNN cóthể can thiệp vào thị trường ngoại hối thông qua việc mua bán ngoại tệ trên thị

trường ngoại tệ liên ngân hàng, để hút vào hoặc bơm ra thị trường Từ đó, làm thayđổi cung cầu ngoại tệ và tỷ giá hối đoái trên thị trường Năm 2009, NHTW ViệtNam tăng cung ngoại tệ cho thị trường thông qua hệ thống NHTM, bằng cách bán

ngoại tệ cho các NHTM có trạng thái ngoại tệ âm 5% trở xuống

- Công cụ nghiệp vụ thị trường mở : Thông qua nghiệp vụ thị trường mở,NHTW mua hoặc bán các chứng từ có giá sẽ làm gia tăng hoặc giảm lượng cungtiền tệ, từ đó tác động đến tỷ giá hối đoái Các chứng từ có giá đó là trái phiếu khobạc, tín phiếu kho bạc, …

1.3 Tác động của chính sách quản lý ngoại hối và thị trường ngoại hối đến

nền kinh tế

1.3.1 Tác động của thị trường ngoại hối đến nền kinh tế.

Thị trường ngoại tệ là một kênh luân chuyển vốn cho nền kinh tế; Vì vậy,nếu quy mô, trình độ phát triển của thị trường ngoại hối không tương thích với trình

độ phát triển của nền kinh tế sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, cụ thể như

sau :

- Tốc độ luân chuyển dòng vốn ngoại tệ của thị trường quá chậm so với khả

năng hấp thụ vốn của nền kinh tế sẽ làm kìm hãm khả năng tăng trưởng của nền

Trang 32

rất lớn đến 2 thị trường này, mà 2 thị trường này lại có tác động lớn đến phát triểnnền kinh tế.

Ngoài ra, như chúng ta đã biết, thị trường ngoại hối là thị trường giao dịch

mang tính chất quốc tế, tính cạnh tranh cao, khả năng thanh khoản lớn, giá cả thay

đổi trong tích tắc nên nếu các giao dịch trên thị trường ngoại hối thực hiện một cáchtrơn tru, nhanh chóng sẽ không những tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, đầu

tư mà còn là cơ hội cho các nhà đầu tư tài chính kiếm lời dựa vào chệnh lệch tỷ giá

1.3.2 Tác động của chính sách ngoại hối đến nền kinh tế.

Chính sách quản lý ngoại hối nới lỏng, thông thoáng sẽ tạo ra nhiều cơ hộicho hoạt động kinh doanh, đầu tư Tuy nhiên, nó cũng mang lại nhiều rủi ro cho hệthống tài chính quốc gia Theo đó, những hạn chế trong giao dịch ngoại hối sẽ cóthể rất ít hay không có; Vì vậy, các tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ dàngbán hoặc mua ngoại tệ khi cần đầu tư vào hay rút vốn ra Như vậy, các nước cóchính sách quản lý ngoại hối nới lỏng có nguy cơ bị đầu cơ tiền tệ và khủng hoảng

tài chính cao hơn các nước có chính sách quản lý ngoại hối chặt chẽ nếu như hệ

thống tài chính quốc gia đó không vững mạnh

Ngược lại, chính sách quản lý ngoại hối chặt chẽ sẽ gây khó khăn cho hoạtđộng thương mại và đầu tư quốc tế, nhưng đổi lại sẽ đảm bảo an toàn cho hệ thốngtài chính trong nước Bởi vì, chính sách quản lý ngoại hối càng chặt chẽ thì các rào

cản trong giao dịch ngoại hối càng nhiều, theo đó các giao dịch ngoại hối sẽ không

được thực hiện một cách thoải mái, mà sẽ có các ràng buộc nhất định Đặc biệt làđối với các giao dịch vốn, quy định ngoại hối chặt chẽ thì việc vay, trả nợ nước

ngoài hay chuyển vốn ra vào sẽ phải tuân theo những điều kiện nhất định Như vậy,

tác động của dòng vốn ngoại tới thị trường tài chính trong nước cũng hạn chế bởi

những rào cản pháp lý này

1.4 Kinh nghiệp quản lý ngoại hối ở một số nước.

Thị trường ngoại hối là nơi đặc biệt nhạy cảm đối với các biến động kinh tế,không chỉ có các nước đang phát triển mà cả các nước phát triển cũng luôn quản lý

Trang 33

chặt chẽ thị trường này Sau đây là kinh nghiệm quản lý ngoại hối của Trung Quốc

và Thái Lan

1.4.1 Quản lý ngoại hối ở Trung quốc.

Sau hơn 30 năm tiến hành cải cách kinh tế, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt

được những thành công vượt trội Từ năm 1979 – 2009, tăng trưởng kinh tế cao hơn

từ 2%-3%/năm so với mức tăng trưởng trung bình của thế giới trong từng thời kỳ,

đạt trung bình 9,6%/năm; Từ năm 1994 đến nay, cán cân thương mại luôn thặng dư

và đặc biệt tăng trưởng rất nhanh từ năm 2004 đến nay, đưa Trung Quốc trở thành

quốc gia đứng hàng đầu thế giới về dự trữ ngoại tệ, tới năm 2009 đạt mức 2.399,2

tỷ USD; Ngoài ra, Trung Quốc cũng dẫn đầu các nước đang phát triển trong việcthu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài Với những kết quả đạt được như vậy, là nhờ

có sự đóng góp rất lớn của chính sách điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối

Bảng 1.1 : Một số chỉ tiêu kinh tế của Trung Quốc thời kỳ năm 2000 -2009.

ĐVT : Tỷ USD

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Xuất khẩu 249.2 266.1 325.6 438.37 593.4 762 968.9 1,217.80 1,428.60 Nhập Khẩu 225.09 243.55 295.17 412.84 561.4 660 791.5 956 1,233.10 - Cán cân TM 24.11 22.55 30.43 25.53 32 102 177.4 261.8 195.5 -

Nguồn : Tổng cục thống kê Trung Quốc - http://www.chinability.com/index.html

Chính sách điều hành, quản lý ngoại hối Trung Quốc đã được thay đổi quacác thời kỳ và có thể được chia làm các giai đoạn chủ yếu sau :

Giai đoạn trước 1979 : Trong giai đoạn này, nền kinh tế Trung Quốc được

quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung Hoạt động ngoại hối được Chính phủquản lý thống nhất và kiểm soát tập trung Không một doanh nghiệp, tổ chức nào

được nắm giữ ngoại hối và gửi ngoại hối ra nước ngoài, bù đắp chi tiêu ngoại tệ bởi

Trang 34

thu nhập bằng ngoại hối, mượn hoặc mở tài khoản với các ngân hàng trong và ngoàiTrung Quốc nếu không có sự đồng ý của Cục Quản Lý Ngoại Hối Nhà Nước(SAEC), một cơ quan chính phủ thuộc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Ngoài ra,các khoản thu nhập bằng ngoại tệ từ xuất khẩu của các doanh nghiệp phải được gửi

về nước và nộp cho Ngân hàng Trung Quốc (BOC – là Ngân hàng thanh toán quốc

tế ở Trung Quốc) nếu không được SAEC trao quyền miễn trừ đặc biệt Trường hợp

các đơn vị có nhu cầu ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu thì phải xin cấp phép

của SAEC

Với cơ chế kiểm soát chặt dòng ngoại tệ và giao dịch ngoại thương, đồngthời áp dụng cơ chế 2 loại tỷ giá đã gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu,làm cho nền kinh tế Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn

Giai đoạn từ năm 1979 – 1993 : Từ năm 1979, Trung Quốc tiến hành cải

cách tất cả mọi mặt của nền kinh tế, từ xây dựng thêm cơ sở hạ tầng, đầu tư pháttriển các ngành công nghiệp phụ trợ, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong

nước, … mục đích là phát triển nền kinh tế theo định hướng sản xuất hàng xuấtkhẩu thu ngoại tệ về nên trong chính sách quản lý ngoại hối, chính phủ bắt đầu nới

lỏng dần kiểm soát ngoại hối

Nhưng nhìn chung, tính đến thời điểm 1989 các quy định về ngoại hối vẫn

rất chặt chẽ, SAEC kiểm soát chặt các doanh nghiệp tham gia giao dịch ngoại

thương bằng các biện pháp hành chính và theo chỉ đạo, gồm danh sách doanh

nghiệp được ưu tiên và cấp hạn ngạch ngoại tệ

Giai đoạn từ năm 1994 đến nay.

Từ năm 1994, các chính sách cải cách kinh tế của Trung Quốc bắt đầu pháthuy tác dụng Hoạt động ngoại thương đã trở thành con đường dẫn Trung Quốctham gia vào hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế Đồng thời, đó cũng là cơ hộiphát triển cho hoạt động ngoại hối Trung Quốc

Cũng trong năm 1994, Trung Quốc bắt đầu cải cách chế độ ngoại hối, thựchiện khả năng chuyển đổi ở tài khoản vãng lai và cho phép có những giao dịch tự do

hơn nhằm thiết lập khả năng chuyển đổi của đồng tiền Trước năm 1994, những yêu

Trang 35

cầu mua ngoại tệ đối với hầu hết các giao dịch của doanh nghiệp trong nước phải

được sự phê chuẩn trước của SAEC, nay được hủy bỏ Kiểm soát ngoại tệ đối với

các giao dịch vãng lai được trao quyền kiểm soát cho các NHTM Nhờ đó, ngay từ

12/1996 đồng Nhân Dân Tệ đã được IMF công nhận là đồng tiền chuyển đổi tự do ở

các tài khoản vãng lãi

Bên cạnh đó, Trung Quốc còn tiến hành thống nhất 2 loại tỷ giá theo tỷ giáthị trường và phá giá đồng Nhân dân tệ gần 50% ( từ 5,7620 CNY/USD lên 8,6212

CNY/USD) Thời kỳ này, Trung Quốc áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có

quản lý nhưng thực chất là cố định theo đồng USD Tỷ giá hối đoái áp dụng trong

các giao dịch mua bán giữa NHTM và khách hàng dựa trên tỷ giá tham chiếu doNHTW công bố hàng ngày với biên độ không vượt quá +/- 0,3%, vì vậy tỷ giá gần

như cố định, xoay quanh 8.2770 CNY/USD từ năm 1994 – 2005 và các năm sau đó

tỷ giá chỉ trượt xuống từ từ rất nhỏ Thông qua, việc phá giá mạnh đồng CNY vào

năm 1994 và duy trì tỷ giá ổn định trong thời gian dài đã nhanh chóng thúc đẩy hoạtđộng xuất nhập của Trung Quốc tăng trưởng mạnh

Những năm 1997-1998, các nước Châu á đang trải qua cuộc khủng hoảngkinh tế - tài chính, trong đó cũng có thời điểm Trung Quốc bị tác động, thị trườngtiền tệ Trung Quốc xáo trộn, tỷ giá đồng Nhân dân tệ tăng lên, một số các đơn vịxuất nhập khẩu và ngân hàng chớp thời cơ kinh doanh ngoại hối trái phép, tạo ra sựlộn xộn trên thị trường tiền tệ trong nước Tuy nhiên, ngay sau đó Chính phủ TrungQuốc đã tăng cường quản lý chặt chẽ thị trường ngoại hối, giảm nguy cơ đầu cơ,

găm giữ ngoại tệ và giữ ổn định giá trị đồng Nhân dân tệ, nhằm ngăn ngừa biếnđộng tiền tệ từ cuộc khủng hoảng này Tuy nhiên, việc quản lý chặt trên thị trường

ngoại hối đã tạo sức ép đối với xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế Song để hạn chế

áp lực này, chính phủ Trung Quốc đã tiến nới lỏng chính sách tiền tệ và kích cầu

Cục quản lý ngoại hối đã đưa ra một số công tác tăng cường quản lý ngoạihối, trong đó có các biện pháp như :

- Tăng cường giám sát, quản lý đối với nghiệp vụ ngoại hối của các cơ quan

tài chính, ngân hàng

Trang 36

- Quy phạm hóa các nghiệp vụ đại lý ngoại thương, quản lý chặt chẽ mậu dịchgia công, mở rộng công tác xuất khẩu thu ngoại hối.

- Tăng cường quản lý đối với công tác kiểm tra, báo biểu và quyết toán xuất

nhập khẩu

Hiện nay, thặng dư ngoại thương cùng với luồng vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài chảy vào đã làm cho nguồn ngoại tệ trở nên dồi dào Nhưng Ngân hàng nhândân Trung Quốc vẫn giám sát chặt chẽ các hoạt động ngoại hối nhằm ngăn ngừa rủi

ro và đảm bảo an toàn hệ thống tài chính, kinh tế đất nước

Dự trữ ngoại hối lớn mạnh là một trong những yếu tố góp phần tạo điều kiệnthuận lợi cho Trung Quốc duy trì chính sách tỷ giá cố định trong suốt thời gian qua

Tỷ giá hối đoái giữa CNY và USD ổn định cao, nhờ đó vị thế của CNY ngày càng

tăng, dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Trung Quốc càng nhiều Trung Quốc được

ví như 1 “nam châm” thu hút luồng vốn đầu tư khổng lồ từ khắp nơi trên thế giới

Có sức hấp dẫn lớn đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài nên Trung Quốcthực hiện quản lý giao dịch vốn rất chặt chẽ

Giao dịch vốn có sức ảnh hưởng lớn đối với chính sách tiền tệ và phát triểnkinh tế nên Trung Quốc rất thận trọng trong việc quản lý giao dịch vốn Tuy nhiên,

do yêu cầu mở cửa nền kinh tế buộc Trung Quốc mở cửa đối với các giao dịch vốnnhưng có giới hạn Các dự án vay, sử dụng vốn nước ngoài được thẩm định rất kỹ,

có sự giám sát chặt chẽ sự di chuyển của dòng vốn ngắn hạn và các giao dịch vốntrên thị trường chứng khoán, đồng thời vẫn duy trì một số hạn chế đối với việcchuyển vốn ngoại tệ ra nước ngoài Ngoài ra, để đảm bảo cho thị trường tài chính

trong nước an toàn, ổn định; Trung Quốc giám sát rất chặt chẽ các khoản vay nợnước ngoài và khi trả nợ nước ngoài phải được phép của Cục quản lý ngoại hối

Trung Quốc chỉ khuyến khích dòng vốn đầu tư trung dài hạn, tạo điều kiện cho cácdòng vốn lành mạnh vào ra và hạn chế các dòng vốn đầu tư ngắn hạn

Hơn nữa, với cơ chế quản lý ngoại hối chặt chẽ nên mọi hoạt động kinh tế

trong nội địa không xuất hiện bất cứ một “hình bóng” ngoại tệ nào, từ việc niêm yếtgiá, thanh toán bằng ngoại tệ,… Vì vậy, Trung Quốc không bị tình trạng đô la hóa

Trang 37

1.4.2 Quản lý ngoại hối ở Thái Lan.

Trước năm 1997, nền kinh tế Thái Lan tuy tăng trưởng trung bình cao từ 7%đến 8% nhưng những yếu tố cơ cấu cân đối nội tại nền kinh tế không bền vững, còn

cơ chế chính sách không chặt chẽ

Thời kỳ 1990-1996, nền kinh tế Thái Lan đã thu hút một lượng lớn vốn từbên ngoài nhờ vào chính sách tỷ giá ổn định (gần như cố định) và lãi suất trong

nước cao Ngoài ra, với chính sách tự do hóa các giao dịch vốn, cùng với khả năng

quản lý, kiểm soát các khoản nợ vay yếu kém, thiếu chặt chẽ đã khiến ngày càngnhiều hơn các luồng vốn ồ ạt chảy vào Thái Lan Tuy nhiên, vốn đầu tư nước ngoàivào Thái Lan chủ yếu là vốn đầu tư gián tiếp và vốn vay ngắn hạn nước ngoài, còn

đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài 10,4 tỷ USD; đầu tư tài chính và tín dụng ngắn hạn là 84,5 tỷ USD Hơn nữa,Thái Lan lại sử dụng đến 90% nguồn vốn ngoại để phát triển kinh tế, mà chủ yếu làvốn vay ngắn hạn nên thường xuyên phải trả lãi hàng tháng bằng ngoại tệ, tạo áplực về thanh toán cho các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp trong nước Năm

1997, các tổ chức này mất khả năng thanh toán, cuộc khủng hoảng kinh tế - tàichính nổ ra

Cho tới thời điểm xảy ra khủng hoảng tài chính, Thái Lan đã duy trì chínhsách tỷ giá cố định quá lâu trung bình 25,32BAHT/USD; cộng với yếu kém về xuấtnhập khẩu (nhập siêu triền miên) và dự trữ ngoại hối của chính phủ ngày càng giảmsút; Vì vậy, khả năng giữ tỷ giá hối đoái cố định ngày càng yếu đi, đồng thời các

nhà đầu tư nước ngoài lại bán ồ ạt tài sản, đổi ra USD để thoái lui dòng vốn, đồngBaht đã giảm giá lại càng giảm hơn Ngày 02/07/1997 NHTW Thái Lan đã không

thể bảo vệ được đồng Baht tránh khỏi các cuộc đầu cơ tiền tệ và chính thức công bốthả nổi đồng baht sau một thời gian dài duy trì tỷ giá gần như cố định, đồng Bahtngay lập tức giảm giá mạnh, tỷ giá tăng từ 25,61BAHT/USD cuối năm 1996 lên47,25BAHT/USD cuối năm 1997 và đạt cực điểm là 53 BAHT/USD vào đầu năm1998

Trang 38

Đồng Baht sau khi được phá giá mạnh vào năm 1997 thì từ đó đến nay tỷ giáUSD/BAHT đôi lúc có biến động lên xuống nhưng ở mức độ nhẹ nhưng nhìn chung

khá ổn định từ 41,36BAHT/USD năm 1998; 40,11BAHT/USD năm 2000;

44,43BAHT/USD năm 2001; 40,22BAHT/USD năm 2006; 37,88BAHT/USD năm2006; 34,30 BAHT/USD năm 2009 (Phụ lục 2) Mặc dù, Thái Lan rất chú trọng

xuất khẩu nhưng phải chấp nhận tăng nhẹ giá nội tệ, để bình ổn giá cả và duy trì tỷ

lệ lạm phát trung bình 3%/năm từ năm 2000 đến nay

Trong quản lý ngoại hối, Thái Lan rất chú trọng bảo vệ giá trị của đồng Baht

so với USD Để ổn định giá trị của đồng Bath, Thái Lan có các biện pháp hạn chếcho các tổ chức tài chính giao dịch bằng đồng Baht với người không cư trú màkhông có giao dịch kinh tế

Đối với các giao dịch vãng lai : Thái Lan đã thực hiện tự do hóa giao dịch

vãng lai, còn giao dịch vốn tuy được tự do hóa nhưng chưa hoàn toàn

Về quản lý ngoại hối trong lãnh thổ, Thái lan thực hiện triệt để nguyên tắctrong nội địa chỉ dùng nội tệ nên không có tình trạng đô la hóa Mọi giao dịch liên

quan đến ngoại tệ đều thông qua NHTM và các đại lý được NHTW ủy quyền

1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Từ hoạt động quản lý ngoại hối của Trung Quốc và Thái Lan, là những quốcgia trong cùng khu vực, khá tương đồng về chính sách đổi mới kinh tế và thời gian

đổi mới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

Thứ nhất là: Quản lý ngoại hối chặt chẽ là một trong những yếu tố quantrọng hạn chế được tình trạng đô la hóa, tức là mọi khoản thu nhập từ xuất khẩu,

đầu tư,…đều phải chuyển về nước và nguồn ngoại tệ của đất nước được tập trung

vào NHTW thông qua hệ thống NHTM; Xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm

quy định về quản lý ngoại hối

Thứ hai : Chính sách tỷ giá ổn định là đòn bẩy cho hoạt động ngoại thươngphát triển và thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài

Thứ ba : Để hạn chế tác động tiêu cực từ các giao dịch vốn đối với nền kinh

tế trong nước thì các cơ quan chức năng cần phải :

Trang 39

- Chọn lọc, thẩm định kỹ các dự án đầu tư bằng vốn FDI

- Quản lý chặt chẽ dòng vốn luân chuyển của các khoản đầu tư ngắn hạn (FII)

- Giám sát chặt chẽ các khoản nợ vay nước ngoài

Thứ tư : Vào thời điểm nền kinh tế khu vực hay hoàn cầu rơi vào khủnghoảng, để đảm bảo an toàn cho thị trường tài chính trong nước, thì việc siết chặtquản lý ngoại hối là giải pháp nên được xem xét để thực hiện Tuy nhiên, để giảm

tác động của việc siết chặt ngoại hối đến cân đối, phát triển nền kinh tế thì cần tiến

hành nới lỏng chính sách tiền tệ

Thứ năm : Việc tự do hóa giao dịch vốn và quản lý nợ vay không chặt chẽ

đối với các nước đang phát triển sẽ dễ dẫn đến hậu quả mất khả kiểm soát dòng vốn

ngoại tệ, nguy cơ mất khả năng thanh toán cao Ngoài ra, sự chệnh lệch lớn giữadòng vốn đầu tư nước ngoài dài hạn so với dòng vốn ngắn hạn, tức vốn dài hạn ít

hơn nhiều so với lượng vốn ngắn hạn thì khả năng gây ra tình trạng bất ổn thịtrường tài chính trong nước là rất cao Vì vậy, cần ưu tiên thu hút dòng vốn đầu tư

trực tiếp hơn so với đầu tư gián tiếp nhằm tạo sự ổn định cho nền kinh tế

Thứ sáu : Hơn nữa, việc duy trì tỷ giá ổn định sẽ thuận lợi cho ổn định kinh

tế vĩ mô nhưng nếu duy trì lâu sẽ tạo áp lực nặng nề cho NHTW, cùng với sức ép

gia tăng đối với dự trữ ngoại hối quốc gia; đến một lúc nào đó NHTW sẽ không có

khả năng giữ tỷ giá cố định, thì việc thả nổi giá trị đồng nội tệ là tất yếu

Kết luận chương 1.

Nội dung đã được trình bày ở chương 1 là hệ thống hóa lý luận cơ bản về thị

trường ngoại hối và quản lý ngoại hối Cơ sở lý thuyết ở chương 1 sẽ là nền tảng

cho việc nhận định, phân tích và đánh giá tình hình thực tiễn thị trường ngoại hốiViệt Nam và hoạt động quản lý ngoại hối trong giai đoạn hội nhập trình ở chương 2

Trang 40

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM VÀ

QUẢN LÝ NGOẠI HỐI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY 2.1 Khái quát sơ lược về tình hình kinh tế - tài chính của Việt Nam giai đoạn 2000-2009.

Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính của Việt Nam trong thời kỳ từ năm2000-2009

Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Việt Nam giai đoạn 2000-2009 là

7.3 %/năm, đặc biệt là gần đây nhất năm 2007 nền kinh tế tăng trưởng nóng, tốc độtăng trưởng đạt 8,46%/năm cao nhất trong 10 năm trở lại đây, vượt kế hoạch đề ra

là 8,2%-8,5% Năm 2008 cùng với đà suy thoái của nền kinh tế thế giới, tăng trưởngkinh tế Việt Nam đã bị chững lại, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 6.18%/năm, thấp hơn

đáng kể so với kế hoạch (7%) Tình trạng suy giảm kinh tế kéo dài đến Quý 1/2009– 3,14% Tuy nhiên, từ quý 2/2009 trở đi nền kinh tế đã bắt đầu khởi sắc, GDP tăngtrưởng là 4,46% và thực sự được phục hồi từ quý 3/2009 Tổng GDP cả năm 2009tăng 5,32%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra (5%), kết quả này là cả một sự nỗ lực tích

cực của chính phủ đối với việc hỗ trợ hoạt động kinh tế bằng nhiều chương trìnhkích thích nền kinh tế khá lớn đưa vào vận hành từ đầu năm 2009, bao gồm chương

Ngày đăng: 13/08/2015, 19:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w