Khái niệm về chính sách quản lý ngoại hối và quản lý ngoại hối

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ : THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI VIỆT NAM.PDF (Trang 25)

1.2.1.1 Chính sách quản lý ngoại hối

Chính sách

Chính sách là một quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề (James Anderson 2003)

Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó (William Jenkin 1978)

Chính sách quản lý ngoại hối

Như chúng ta đã biết, sự tham của các loại ngoại tệ (có khả năng chuyển đổi) đã góp phần quan trọng trong hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, nếu ngoại tệ thâm nhập quá sâu vào chức năng của đồng nội tệ sẽ làm mất khả năng tự chủ trong việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, đồng thời gây ra nhiều những hệ lụy khác đối với hệ thống tài chính quốc gia. Vì vậy, chính phủ của mỗi nước đều có những phương thứcriêngđể quản lý, điều tiếtcung cầungoại tệ, tác động đến tỷ giá hối đoái; hạn chế tác động của dòng ngoại tệ ra vàođột ngộtvà hiện tượng đô la hóa,.... Tập hợp những cách thức mà chính phủ của mỗi nước điều hành hoạt động ngoại hối hợp thành chính sách quản lýngoại hốicủa nước đó.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu, chính sách quản lý ngoại hối là những quy định pháp lý, thể lệ do chính phủ đặt ra để quản lý hoạt động ngoại hối của nước mình.

Chính sách quản lý ngoại hối cũng là một bộ phận của chính sách tiền tệ, là công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế, nhất là trong hoạt động kinh tế đối ngoại.

1.2.1.2 Quản lý ngoại hối

Sau khi chính sách quản lý ngoại hối được ban hành, thì tự bản thân chính sách không thể vận hành được nếu không được chính phủ triển khai, hướng dẫn

thực hiện và nó cũng không thể thực thi hiệu quả nếu như chính phủ không thường xuyên thanh tra, giám sát để có những chấn chỉnh chính sách kịp thời cho phù hợp vớitình hình thực tế.

Như vậy, quản lý ngoại hối(hay gọi tên đầy đủ là hoạt động quản lý ngoại hối của chính phủ) là hoạt động điều hành, quản lý, kiểm soát của chính phủ trong hoạt động ngoại hối của đất nước

1.2.2 Mục đíchquản lý ngoại hối.

Quản lý ngoại hối của các nước đang phát triển, chủ yếu với các mục đích như sau :

- Tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm lợi ích hợp pháp cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngoại hối, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế;

- Điều tiết cung cầu ngoại tệ, bìnhổn tỷ giá hối đoái

- Thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia, nâng cao tính chuyển đổi của đồng nội tệ;

- Thực hiện mục tiêu trong nước chỉ sử dụng đồng nội tệ, chống hiện tượng đô la hóa;

- Đảm bảo dự trữ ngoại tệ để thực hiệncác nghĩa vụ tài chính quốc gia; - Thực hiện các cam kết của quốc gia trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế; - Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về ngoại hối và hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối của quốc gia.

1.2.3 Phạm vi quản lý ngoại hối.

- Giao dịch vãng lai: Các giao dịch vì mục đích chuyển vốn, bao gồm thanh toán, chuyển tiền liên quan đến xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; chuyển tiền một chiều ra hoặc vào; mang ngoại tệmặt hoặc nội tệ mặt khi xuất nhập cảnh.

- Các giao dịch vốn: Các giao dịch chuyển vốn trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, các hình thức đầu tư khác.

- Sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ quốc gia : Quy định về việc niêm yết, thanh toán, quảng cáo, …bằng ngoại tệ; mở tài khoản ngoại tệ; sử dụng ngoại tệ mặt trong nước.

- Thị trường ngoại tệ, cơ chế tỷ giá hối đoái và quản lý xuất nhập khẩu vàng. - Hoạt động cungứng dịch vụ ngoại hối của các TCTD và các tổ chức khác - Quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung quyết định quản lý ngoại hối của chính phủ.

Như đã trình bày tại mục 1.1.8, thị trường ngoại hối là nơi chính phủ thực hiện việc quản lý ngoại hối của mình và mục tiêu quản lý, can thiệp thị trường có thể làđểgiải quyết cân đốicung cầu ngoạitệ;thay đổi giá trị đồng nội tệ, ….Nhưng tất cả nhữngcan thiệp, điều hành của chính phủ đềuphải lấytỷ giá hối đoái làm tâm điểm trong việc ra quyết định quản lý.

Vì vậy, các nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định trong quản lý, điều tiết ngoại hối của chính phủchính là các nhân tố đãtác động đếncung cầu ngoại tệ, làm thay đổi tỷ giá hối đoái.Đó là :

Tỷ lệ lạm phát tương đối.

Sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát tương đối có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại, đến lượt nó những hoạt động thương mại này tác động đến cầu tiền - cung tiền, ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.

Trong thực tế, tỷ giá hối đoái sẽ bị tác động cùng một lúc bởi nhiều nhân tố, nhưng để làm rõ sự tác động của từng nhân tố nên mỗi nhân tốsẽ được xác định ảnh hưởng của riêng nhân tố đó đến tỷ giá hối đoái trong khi các nhân tố khác không thay đổi. Sau đó, tất cả các nhân tố được kết hợp lại với nhau sẽthể hiện đầy đủ sự thay đổi của tỷ giá hối đoái

Lãi suất tương đối.

Thay đổi trong lãi suất tương đối tác động đến đầu tư chứng khoán nước ngoài, đến lượt nó đầu tư chứng khoán nước ngoài lại ảnh hưởng đến cung và cầu tiền, vì thế ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.

Lãi suất thực

Lãi suất cao tương đối có thể thu hút dòng vốn nước ngoài ( để đầu tư vào các chứng khoán có lãi suất cao) tuy nhiên lãi suất cao này có thể phản ánh dự kiến lạm phát cao, mà lạm phát cao có thể gây lực giảm giá lênđồng tiền của nước đó thì không thể khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư vào các chứng khoán định danh bằng đồng tiền này. Vì vậy, cần thiết phải xem xét lãi suất thực, là lãi suất danh nghĩa đãđiều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát. Theo hiệu ứng Fisher:

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa –Tỷ lệ lạm phát Thu nhập tương đối

Khi hai nước có tỷ lệ giao thương lớn, thì việc thu nhập trong nước tăng lên đáng kể trong khi thu nhập của nước ngoài không thay đổi, thì sự gia tăng nhu cầu hàng hóa ngoại của người dân trong nước sẽ làm tăng nhu cầu về ngoại tệ, dẫn đến ngoại tệ tăng giá, tỷ giá hối đoái tăng lên.

Kiểm soát của chính phủ

Chính phủ có thể tác động đến tỷ giá cân bằng qua các cách như : Tác động đến những biến động vĩ mô như lạm phát,lãi suất và thu nhập quốc dân;…

Kỳ vọng

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự kỳ vọng thị trường như lạm phát, lãi suất, môi trường đầu tư, hành động của nhà đầu cơ, tình hình chính trị… Kỳ vọng của nhà đầu tư có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, vì chúng thúcđẩy các nhà đầu tư thực hiện các vị thế ngoại tệ.

Hình 1.2: Tóm lược các yếu tố có thể tác động đến tỷ giá. Minh họa trường hợp của Mỹ.

1.2.5 Các công cụ củaquản lýngoại hối

Công cụ quản lý ngoại hối là phương tiện, phương thức mà NHNN các nước có thể dùng để can thiệp vào hoạt động ngoại hối, nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. NHNN có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng nhiều biện pháp. Những công cụ chủ yếu thuộc về nghiệp vụ quản lý ngoại hối của NHNN:

1.2.5.1 Công cụ can thiệp gián tiếp.

- Các chính sách, các quy định hạn chế hoặc nới lỏng vềquản lý ngoại hối: Kết hối ngoại tệ, tức là các doanh nghiệp có ngoại tệ phải bán ngay một phần hoặc toàn bộ cho ngân hàng. Tùy theo tình hình thị trường ngoại hối trong từng thời kỳ mà NHTW sẽ áp dụng tỷ lệ kết hối hay không.

Chính sách tín dụng ngoại tệ: Thông qua chính sách mở rộng hay thu hẹp đối tượng vay ngoại tệ cũng là biện pháp tăng cung ngoại tệ chonền kinh tế.

NHTW có thể kiểm soát lãi suất thị trường bằng các quy định như : Quy định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay ngoại tệ trong từng thời kỳ; hoặc sàn lãi suất tiền gửi và trần lãi suất cho vay ngoại tệ; …. VD : Tháng 02/2010, trước tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường căng thẳng, trong khi đó hiện tượng các doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ phổ biến, NHNN Việt Nam đã ra quyđịnh: lãi suất tiền gửi USD của các tổ chức kinh tế tại các tổ chức tín dụng là 1%/năm, thay cho mức 3,0% - 3,5%/năm áp dụng trước đó.

- Tỷ giá hối đoái : Với các nước áp dụng chế độ tỷ giá cố định hoặc chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý thì chính phủ sử dụng tỷ giá hối đoái như là công cụ tác động làm thay đổi nhu cầu cung cầu ngoại tệ trên thị trường là rất phổ biến. Với tình trạng cung cầu ngoại tệ trên thị trường mất thăng bằng, NHNN có thể nhờ đến quỹ dự trữ ngoại hối để bơm vào hoặc hút ra khỏi nền kinh tế, nhưng nếu khả năng của quỹ dự trữ ngoại hối không cho phép thì trong lúc này để cung cầu ngoại tệ thăng bằng và tỷ giá hối đoái phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ thì NHNN có thể thông qua việc điềuchỉnh tỷ giá để đạt được mục tiêu này.

- Lãi suất USD : Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn, vì vậy lãi suât thay đổi sẽ kéo theo sự biến đổi của chi phí sử dụng vốn vay, từ đó tác động đến việc thu hẹp hay mở rộng lượng vốn cấp phát tín dụng trong nền kinh tế. Như vậy, lãi suất ngoại tệ tăng hay giảm, tức ngoại tệ lên giá hay giảm giá sẽ làm tỷ giá hối đoái tăng hoặc giảm, từ đó sẽ tác động làm thay đổi cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.

- Dự trữ bắt buộc.

Dự trữ bắt buộc là phần tiền gửi mà các TCTD phải đưa vào dự trữ bắt buộc. Mỗi NHTM chỉ được dùng số tiền đã huy động được để cho vay sau khi đã trừ đi phần dự trữ bắt buộc. Vì thế, qua việc giảm hoặc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì NHNN có thể gia tăng hoặc hạn chế lượng cung tiền vào nền kinh tế. Bởi lẽ, việc tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể làm giảm hoặc tăng hệ số tạo tiền của các NHTM, nhờ đó các NHTM có thể tăng hoặc giảm lượng tiền ra lưu thông qua kênh cấp phát tín dụng.

Công cụ dự trữ bắt buộc là công cụ mang tính chất hành chính của NHNN nhằm kiểm soát cung tiền trong nền kinh tế, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì tácđộng của nó đối với khối tiền tệ là rất lớn.

Dự trữ bắt buộc bằng nội tệ : NHNN thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng nội tệ thì sẽ dẫn đến thay đổi lượng nội tệ trong lưu thông, theo đó giá trị đồng nội tệ sẽ bị tác động theo chiều hướng cùng chiều với dự trữ bắtbuộc và có thể sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.

Dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ : Thông qua điều chỉnh tăng hoặc giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các NHTM, NHNN có thể hạn chế hoặc gia tăng lượng ngoại tệ cho nền kinh tế. Đồng thời, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng sẽ làm thay đổi chi phí sử dụng vốn bằng ngoại tệ, từ đó cũng hạn chế hoặc gia tăng nhu cầu vay ngoại tệ của các đơn vị, tác động đến tỷ gía hối đoái.

- Lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn: Cũng như lãi suất cho vay, thông qua lãi suất chiết khấu hay lãi suất tái cấp vốn NHTW có thể điều chỉnh lượng tiền ra lưu thông, từ đó tác động đến tỷ giáhối đoái.

Ngoài ra, NHNN công bố lãi suất cơ bản cho nội tệ để hướng dẫn, định hướng thị trường tiền tệ trong nước. Nếu lãi suất cơ bản thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi trong nhu cầu nội tệ, ảnh hưởng giá cả đồng nội tệ, thì cũng sẽ tác động đến tỷ giá hối đoái.

1.2.5.2 Công cụ can thiệp trực tiếp.

- NHNN mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: NHNN có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối thông qua việc mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, để hút vào hoặc bơm rathị trường. Từ đó, làm thay đổi cung cầu ngoại tệ và tỷ giá hối đoái trên thị trường. Năm 2009, NHTW Việt Nam tăng cung ngoại tệ cho thị trường thông qua hệ thống NHTM, bằng cách bán ngoại tệ cho các NHTM có trạng thái ngoại tệ âm 5% trở xuống.

- Công cụ nghiệp vụ thị trường mở : Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, NHTW mua hoặc bán các chứng từ có giá sẽ làm gia tăng hoặc giảm lượng cung tiền tệ, từ đó tác động đến tỷ giá hối đoái. Các chứng từ có giá đó là trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc, …

1.3 Tác động của chính sách quản lý ngoại hối và thị trường ngoại hối đếnnền kinh tế nền kinh tế

1.3.1 Tác động của thị trường ngoại hối đến nền kinh tế.

Thị trường ngoại tệ là một kênh luân chuyển vốn cho nền kinh tế; Vì vậy, nếu quy mô, trìnhđộ phát triển của thị trường ngoại hối không tương thích với trình độ phát triển của nền kinh tế sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, cụ thể như sau :

- Tốc độ luân chuyển dòng vốn ngoại tệ của thị trường quá chậm so với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế sẽ làm kìm hãm khả năng tăng trưởng của nền kinh tế.

- Khả năng điều tiết ngoại tệ của thị trường ngọai hối yếu, không hút hết lượng vốn dư thừa trong nền kinh tế sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.

Thị trường ngoại hối luôn song hành cùng với sự phát triển của thị trường vốn và thị trường tiền tệ, vì vậy sự phát triển của thị trường ngoại hối có ảnh hưởng

rất lớn đến 2 thị trường này, mà 2 thị trường này lại có tác động lớn đến phát triển nền kinh tế.

Ngoài ra, như chúng ta đã biết, thị trường ngoại hối là thị trường giao dịch mang tính chất quốc tế, tính cạnh tranh cao, khả năng thanh khoản lớn, giá cả thay đổi trong tích tắc nên nếu các giao dịch trên thị trường ngoại hối thực hiện một cách trơn tru, nhanh chóng sẽkhông nhữngtạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, đầu tư mà còn làcơ hội cho các nhà đầu tư tài chính kiếm lờidựa vào chệnh lệch tỷ giá.

1.3.2 Tác động của chính sách ngoại hối đến nền kinh tế.

Chính sách quản lý ngoại hối nới lỏng, thông thoáng sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho hoạt động kinh doanh, đầu tư. Tuy nhiên, nó cũng mang lại nhiều rủi ro cho hệ thống tài chính quốc gia. Theo đó, những hạn chế trong giao dịch ngoại hối sẽ có thể rất ít hay không có; Vì vậy, các tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng bán hoặc mua ngoại tệ khi cần đầu tư vào hay rút vốn ra. Như vậy, các nước có chính sách quản lý ngoại hối nới lỏng có nguy cơ bị đầu cơ tiền tệ và khủng hoảng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ : THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI VIỆT NAM.PDF (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)