Mục đích quản lý ngoại hối

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ : THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI VIỆT NAM.PDF (Trang 26)

Quản lý ngoại hối của các nước đang phát triển, chủ yếu với các mục đích như sau :

- Tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm lợi ích hợp pháp cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngoại hối, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế;

- Điều tiết cung cầu ngoại tệ, bìnhổn tỷ giá hối đoái

- Thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia, nâng cao tính chuyển đổi của đồng nội tệ;

- Thực hiện mục tiêu trong nước chỉ sử dụng đồng nội tệ, chống hiện tượng đô la hóa;

- Đảm bảo dự trữ ngoại tệ để thực hiệncác nghĩa vụ tài chính quốc gia; - Thực hiện các cam kết của quốc gia trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế; - Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về ngoại hối và hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối của quốc gia.

1.2.3 Phạm vi quản lý ngoại hối.

- Giao dịch vãng lai: Các giao dịch vì mục đích chuyển vốn, bao gồm thanh toán, chuyển tiền liên quan đến xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; chuyển tiền một chiều ra hoặc vào; mang ngoại tệmặt hoặc nội tệ mặt khi xuất nhập cảnh.

- Các giao dịch vốn: Các giao dịch chuyển vốn trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, các hình thức đầu tư khác.

- Sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ quốc gia : Quy định về việc niêm yết, thanh toán, quảng cáo, …bằng ngoại tệ; mở tài khoản ngoại tệ; sử dụng ngoại tệ mặt trong nước.

- Thị trường ngoại tệ, cơ chế tỷ giá hối đoái và quản lý xuất nhập khẩu vàng. - Hoạt động cungứng dịch vụ ngoại hối của các TCTD và các tổ chức khác - Quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung quyết định quản lý ngoại hối của chính phủ.

Như đã trình bày tại mục 1.1.8, thị trường ngoại hối là nơi chính phủ thực hiện việc quản lý ngoại hối của mình và mục tiêu quản lý, can thiệp thị trường có thể làđểgiải quyết cân đốicung cầu ngoạitệ;thay đổi giá trị đồng nội tệ, ….Nhưng tất cả nhữngcan thiệp, điều hành của chính phủ đềuphải lấytỷ giá hối đoái làm tâm điểm trong việc ra quyết định quản lý.

Vì vậy, các nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định trong quản lý, điều tiết ngoại hối của chính phủchính là các nhân tố đãtác động đếncung cầu ngoại tệ, làm thay đổi tỷ giá hối đoái.Đó là :

Tỷ lệ lạm phát tương đối.

Sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát tương đối có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại, đến lượt nó những hoạt động thương mại này tác động đến cầu tiền - cung tiền, ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.

Trong thực tế, tỷ giá hối đoái sẽ bị tác động cùng một lúc bởi nhiều nhân tố, nhưng để làm rõ sự tác động của từng nhân tố nên mỗi nhân tốsẽ được xác định ảnh hưởng của riêng nhân tố đó đến tỷ giá hối đoái trong khi các nhân tố khác không thay đổi. Sau đó, tất cả các nhân tố được kết hợp lại với nhau sẽthể hiện đầy đủ sự thay đổi của tỷ giá hối đoái

Lãi suất tương đối.

Thay đổi trong lãi suất tương đối tác động đến đầu tư chứng khoán nước ngoài, đến lượt nó đầu tư chứng khoán nước ngoài lại ảnh hưởng đến cung và cầu tiền, vì thế ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.

Lãi suất thực

Lãi suất cao tương đối có thể thu hút dòng vốn nước ngoài ( để đầu tư vào các chứng khoán có lãi suất cao) tuy nhiên lãi suất cao này có thể phản ánh dự kiến lạm phát cao, mà lạm phát cao có thể gây lực giảm giá lênđồng tiền của nước đó thì không thể khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư vào các chứng khoán định danh bằng đồng tiền này. Vì vậy, cần thiết phải xem xét lãi suất thực, là lãi suất danh nghĩa đãđiều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát. Theo hiệu ứng Fisher:

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa –Tỷ lệ lạm phát Thu nhập tương đối

Khi hai nước có tỷ lệ giao thương lớn, thì việc thu nhập trong nước tăng lên đáng kể trong khi thu nhập của nước ngoài không thay đổi, thì sự gia tăng nhu cầu hàng hóa ngoại của người dân trong nước sẽ làm tăng nhu cầu về ngoại tệ, dẫn đến ngoại tệ tăng giá, tỷ giá hối đoái tăng lên.

Kiểm soát của chính phủ

Chính phủ có thể tác động đến tỷ giá cân bằng qua các cách như : Tác động đến những biến động vĩ mô như lạm phát,lãi suất và thu nhập quốc dân;…

Kỳ vọng

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự kỳ vọng thị trường như lạm phát, lãi suất, môi trường đầu tư, hành động của nhà đầu cơ, tình hình chính trị… Kỳ vọng của nhà đầu tư có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, vì chúng thúcđẩy các nhà đầu tư thực hiện các vị thế ngoại tệ.

Hình 1.2: Tóm lược các yếu tố có thể tác động đến tỷ giá. Minh họa trường hợp của Mỹ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ : THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI VIỆT NAM.PDF (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)