Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ : THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI VIỆT NAM.PDF (Trang 38)

Từ hoạt động quản lý ngoại hối của Trung Quốc và Thái Lan, là những quốc gia trong cùng khu vực, khá tương đồng vềchính sách đổi mới kinh tếvà thời gian đổi mới,có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

Thứ nhất là: Quản lý ngoại hối chặt chẽ là một trong những yếu tố quan trọng hạn chế được tình trạng đô la hóa, tức là mọi khoản thu nhập từ xuất khẩu, đầu tư,…đều phải chuyển về nước và nguồn ngoại tệ của đất nước được tập trung vào NHTW thông qua hệ thống NHTM; Xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm quy định về quản lý ngoại hối.

Thứ hai : Chính sách tỷ giá ổn định là đòn bẩy cho hoạt động ngoại thương phát triển và thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ ba : Để hạn chế tác động tiêu cực từ các giao dịch vốn đối với nền kinh tế trong nước thì các cơ quan chức năng cần phải :

- Chọn lọc, thẩm định kỹ các dự án đầu tư bằng vốn FDI

- Quản lý chặt chẽ dòng vốn luân chuyển của các khoản đầu tư ngắn hạn (FII) - Giám sát chặt chẽ các khoản nợ vay nước ngoài.

Thứ tư : Vào thời điểm nền kinh tế khu vực hay hoàn cầu rơi vào khủng hoảng, để đảm bảo an toàn cho thị trường tài chính trong nước, thì việc siết chặt quản lý ngoại hối là giải pháp nên được xem xét để thực hiện. Tuy nhiên, để giảm tác động của việc siết chặt ngoại hối đến cân đối, phát triển nền kinh tế thì cần tiến hành nớilỏng chính sách tiền tệ.

Thứ năm : Việc tự do hóa giao dịch vốn và quản lý nợ vay không chặt chẽ đối với các nước đang phát triển sẽ dễ dẫn đến hậu quả mất khả kiểm soát dòng vốn ngoại tệ, nguy cơ mất khả năng thanh toán cao. Ngoài ra, sự chệnh lệch lớn giữa dòng vốn đầu tư nước ngoài dài hạn so với dòng vốn ngắn hạn, tức vốn dài hạn ít hơn nhiều so với lượng vốn ngắn hạn thì khả năng gây ra tình trạng bất ổn thị trường tài chính trong nước là rất cao. Vì vậy, cần ưu tiên thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp hơn so với đầu tư gián tiếp nhằm tạo sự ổn định cho nền kinh tế.

Thứ sáu : Hơn nữa, việc duy trì tỷ giá ổn định sẽ thuận lợi cho ổn định kinh tế vĩ mô nhưng nếu duy trì lâu sẽ tạo áp lực nặng nề cho NHTW, cùng với sức ép gia tăng đối với dự trữ ngoại hối quốc gia; đến một lúc nào đó NHTW sẽ không có khả năng giữ tỷ giá cố định, thì việc thả nổi giá trị đồng nội tệ là tất yếu.

Kết luận chương 1.

Nội dung đãđược trình bàyở chương 1 là hệ thống hóa lý luận cơ bản về thị trường ngoại hối và quản lý ngoại hối. Cơ sở lý thuyết ở chương 1 sẽ là nền tảng cho việc nhận định, phân tích và đánh giá tình hình thực tiễn thị trường ngoại hối Việt Namvà hoạt độngquản lý ngoại hối trong giai đoạn hội nhập trìnhở chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM VÀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

2.1 Khái quát sơ lược về tình hình kinh tế - tài chính của Việt Nam giai đoạn 2000-2009.

Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính của Việt Nam trong thời kỳ từ năm 2000-2009. Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Xuất khẩu- FOB (tỷ USD) 14,48 15,03 16,71 20,15 26,49 32,45 39,83 48,56 62,69 57,10 Nhập Khẩu- CIF (tỷ USD) 15,64 16,22 19,75 25,26 31,97 36,76 44,89 62,76 80,71 69,95 Cán cân TM (tỷ USD) -1,15 -1,19 -3,04 -5,11 -5,48 -4,31 -5,06 -14,20 -18,03 -12,85 GDP (Tỷ USD) 31,18 32,52 35,10 39,56 45,45 52,93 60,93 71,11 89,83 91,76 GDP (%) 6,79 6,89 7,08 7,34 7,79 8,44 8,23 8,46 6,18 5,32 Tỷ lệ lạm phát (%) -1,6 -0,4 4 3,2 7,7 8,3 7,4 8,3 23,1 6,9 Đầu tưròng (%GDP) 29,6 31,2 33,2 35,1 35,5 35,6 36,8 41,6 41,5 42,5

Nguồn: IMF (www.imf.org); ADB (www.adb.org); NHNN (http://www.sbv.gov.vn); Tổng cục thống kê www.gso.gov.vn

Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Việt Nam giai đoạn 2000-2009 là 7.3 %/năm, đặc biệt là gần đây nhất năm 2007 nền kinh tế tăng trưởng nóng, tốc độ tăng trưởng đạt 8,46%/năm cao nhất trong 10 năm trở lại đây, vượt kế hoạch đề ra là 8,2%-8,5%. Năm 2008 cùng với đà suy thoái của nền kinh tế thế giới, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã bị chững lại, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 6.18%/năm, thấp hơn đáng kể so với kế hoạch (7%). Tình trạng suy giảm kinh tế kéo dài đến Quý 1/2009 –3,14%. Tuy nhiên, từ quý 2/2009trở đinền kinh tế đã bắt đầu khởi sắc, GDP tăng trưởng là 4,46% và thực sự được phục hồi từ quý 3/2009. Tổng GDP cả năm 2009 tăng 5,32%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra (5%), kết quả này là cả một sự nỗ lực tích cực của chính phủ đối với việc hỗ trợ hoạt động kinh tế bằng nhiều chương trình kích thích nền kinh tế khá lớn đưa vào vận hành từ đầu năm 2009, bao gồm chương

trình hỗ trợ lãi suất vay vốn, miễn và hoãn thu nhiều loại thuế, đầu tư vốn bổ sung,…

Tuy nhiên, theo đánh giá của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thì bản chất nền kinh tế Việt Nam vẫn phát triển theo chiều rộng, chất lượng tăng trưởng chưa cao, năng lực cạnh tranh so với các nền kinh tế thế giới khác còn thấp. Ngoài ra, theo diễn đàn kinh tế thế giới, xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã tụi hạng từ 70/132 năm 2008-2009 xuống còn 75/133 năm 2009-2010. Theo những đánh giá, nhận xét trên cho thấy nền kinh tế Việt Nam cần phải tiếp tục được cải thiện, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, chất lượng tăng trưởng, … trong thời tới nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập.

Về đầu tư phát triển kinh tế- xã hội.

V Ố N Đ Ầ U T Ư - 1 0 0 ,0 2 0 0 ,0 3 0 0 ,0 4 0 0 ,0 5 0 0 ,0 6 0 0 ,0 7 0 0 ,0 8 0 0 ,0 2 0 0 0 2 0 0 1 2 0 0 2 2 0 0 3 2 0 0 4 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 N Ă M N G À N T Ỷ Đ Ồ 0 ,0 0 5 ,0 0 1 0 ,0 0 1 5 ,0 0 2 0 ,0 0 2 5 ,0 0 3 0 ,0 0 3 5 ,0 0 T Ỷ L Ệ (% V Ố N Đ Ầ U T Ư T Ỷ L Ệ

Hình 2.1 : Tổng đầu tư xã hội của Việt Nam giai đoạn 2000-2009

Nguồn : Tổng cục thống kê Việt Nam

Theo như số liệu Tổng cục thống kê, tổng vốn đầu tư xã hội ròng tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, năm 2008 và 2009 tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư ròng giảm mạnh, chỉ tiêu này lần lượt là 14,81% và 15.28 % tương đương với 610,9 ngàn tỷ đồng và 704,2 ngàn tỷ đồng, trong đó nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trung bình chiếm tỷ trọng 25,7% so với tổng vốn đầu tư. Tổng số vốn đầu tư năm

2009 chiếm khoảng 42,5% GDP, trong đó tỷ lệ tiết kiệm/GDP vào khoảng 25%, phần còn lại là từ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vay nợ nước ngoài.

Cán cân thương mại.

- Hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong những năm gần đây tăng đều, trung bình trên 20%/năm. Tuy nhiên, riêng năm 2009 tình hình kinh tế của các nước là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ và EU gặp khó khăn, nhu cầu tiêu dùng giảm đã tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, giá trị xuất khẩu giảm 8,9% so với năm 2008.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu bao gồm mặt hàng dệt may, dầu thô, giày dép các loại, kế nữa là hàng thủy sản và gạo, chiếm tỷ trọng gần 50% giá trị hàng xuất khẩu.

- Hoạt động nhập khẩu hàng hóa :

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế thì nhu cầu nhập khẩu các loại nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước và tiêu dùng của người dân hàng năm cũng tăng lên. Tuy nhiên, năm 2008 nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, giá cả tăng cao, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam vẫn tăng 28,3% so với năm 2007. Kết quả là Việt Nam bị nhập siêu lớn nhất từ trước đến nay 18,03 tỷ USD, trong đó chủ yếu là thâm hụt thương mại từ hoạt động ngoại thương với Trung Quốc 10,8 tỷ USD. Năm 2009, bên cạnh tình hình sản xuất kinh doanh trong nước giảm sút, thì chính phủ cũng đã thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát hoạt động nhập khẩu nhờ đó kim ngạch nhập khẩu đã giảm đáng kể 13,3% so với năm 2008, thâm hụt thương mại được cải thiện còn 12,85 tỷ USD. Tình trạng nhập siêu có xu hướng tăng cao, làm cho tài khoản thương mại trong thời gian vừa qua bị thiếu hụt trầm trọng.

Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu phần lớn là các loại nguyên liệu, nhiên liệu như xăng dầu các loại; Máy móc, thiết bị, phụ tùng; Sắt thép, kim loại; Vải các loại; Chất dẻo các loại; Và hàng tiêu dùng chủ yếu là hàng điện tử, ôtô và phụ tùng ôtô.

Mặc dù, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam liên tục gia tăng nhưng tốc độ tăng của nhập khẩu luôn cao hơnso vớitốc độ xuất khẩu, làm cho cán cân thương mại của Việt Nam thâm hụt triền miên, tình trạng đã tác động khả năng cân bằng cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, đẩy tỷ giá tăng cao.

Dự trữ ngoại hối :

2,71 3,03 3,39 3,69 5,62 6,31 8,56 11,48 21,00 23,00 15,00 0 5 10 15 20 25 30 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm Tỷ USD -60% -40% -20% 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Dự trữ ngoại hối Tốc độ tăng dự trữ

Hình 2.2 :Dự trữ ngoại hối quốc gia của Việt Nam giai đoạn 1999-2009

Nguồn : ADB

Dự trữ ngoại hối của Việt nam trong giai đoạn 2000-2008 có xu hướng gia tăng; nhất là từ năm 2005-2007 tình hình kinh tế tăng trưởng cao, cán cân thanh toán quốc tế hàng năm có thặng dưnên quy mô dự trữ cũng tăng, dự trữ ngoại hối năm 2005 tăng 35,5% so với năm 2004, đạt mức 8,56 tỷ USD; năm 2007 tăng 82,9% so với năm 2006, đạt 21 tỷ USD. Năm 2008 - 2009 tình hình kinh tế khó khăn, nguồn lực phát triển giảm sút, tỷ lệ tăng trưởng dự trữ ngoại hối Việt Nam giảm mạnh năm 2008 chỉ tăng 8,5% so với năm 2008, đạt mức 23 tỷ USD; năm 2009 giảm 34,8% so với 2008, dự trữ còn có 15 tỷ đồng. Theo dự báo của ADB hồi tháng 4/2010 thì dự trữ ngoại hối của Việt Nam cuối năm 2010 có thể đạt 17,5 tỷ USD. Theo báo cáo của IMF thì dự trữ ngoại hối của Việt Nam đảm bảo được trung bình từ 7 đến 8 tuần nhập khẩu, thấp hơn so với chuẩn quốc tế, 12 tuần.

Nhìn chung, quy mô dự trữ ngoại hối quốc gia của Việt Nam thời gian qua có tăng, nhưng giá trị dự trữ quốc gia vẫn rất thấp, chưa hỗ trợ được nhiều cho chính phủ trong điều tiết thị trường, bình ổn tỷ giá. Do đó, từ năm 2008 đến nay – thị trường ngoại hối biến động thì chính phủ quản lý thị trường chủ yếu bằng các công cụ gián tiếp, còn việc bơm tiền vào nền kinh tếlà rất hiếm.

Kiềm chế lạm phát :

Theo đà tăng trưởng kinh tế thì lạm phát cũng gia tăng theo nhưng nhìn chung mức tối đa khoảng 7% - 8%. Tuy nhiên, năm 2008 là thời điểm bắt đầu của giai đoạn suy thoái sau thời kỳ kinh tế tăng trưởng “nóng” mà đỉnh điểm là 2007, nền kinh tế toàn cầu khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam bị tác động mạnh, hoạt độngsản xuất kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao 23,1%. Trước tình hình này, nên ngay từ đầu năm 2009 Chính phủ đã tập trung cao vào nhiệm vụ ngăn ngừa lạm phát tăng cao trở lại, chống suy giảm kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, thông qua việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trong nước, điều hành, chỉ đạo chính sách tiền tệ linh hoạt, do đó lạm phát trong năm 2009 còn 6.9% giảm đáng kể so với năm 2008, giá cả tiêu dùng tương đối ổn định trở lại. Bằng việc nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp,cuối năm 2009 Việt Nam đã giảm lạm phát đáng kể. Tuy nhiên, chính phủ vẫn chưa cóbiện pháp xử lýmạnh tay và duy trì kiểm soát thường xuyên nên lạm phátvẫn âm ỉ và cứ khi nền kinh tế vừa khởi sắc là lạm phát lại bắt đầu có nguy cơ bùng phát cao. Hiện nay, lạm phát đang có xu hướng gia tăng nhanh, theo Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2010, lạm phát năm này ở mức thấp nhất là 8,5%/ năm, nếu chính phủ không quyết liệt chống lạm phát thì con số này có thể lên đến 10,5%/năm. Lạm phát càng tăng cao, thì khả năngthực hiện bìnhổn tỷ giálại càng không thể.

Nợ vay nước ngoài.

Nợ nước ngoài của Việt Nam chủ yếu là nợ của chính phủ và được chính phủ bảo lãnh.

Cùng với đầu tư xã hội gia tăng thì tổng nghĩa vụ phải trả nước ngoài ngày càng tăng;năm 2005 nợcông là 14,2 tỷ USD, năm 2006 là 15,6 tỷ USD, năm 2007

là 19,2 tỷ USD, năm 2008 là 21,8 thìđến năm 2009 con số này đã tăng gần gấp đôi so với năm 2005 là 27,93 tỷ USD, chiếm52,6% GDP .

Hình 2.3 : Nợ công của Việt Nam từ giai đoạn 2005-2009

Nguồn :www.vneconomy.vn

Hiện nay,tổng nợ vay nước ngoài củachính phủ và được chính phủ bảo lãnh đang có xu hướng tăng rất nhanh, theo báo cáo của thủ tướng chính phủ trước quốc hội, đến hết năm 2010 là vào khoảng 56,7%GDP. Theo tình hình thực tế thì con số này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới bởi nhu cầu đầu tư xã hội vẫn đang tăng cao. Cân đốiNSNN Bảng 2.2 : Tình hình bội chi NSNN từ 2000- 2009 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Bội chi NSNN 22.000 25.597 29.936 34.703 40.746 48.613 56.500 67.677 115.900 Tỷ lệ bội chi so GDP 4,85% 4,86% 5% 5% 4,58% 6,90%

Nguồn bù đắp bội chi NSNN

Vay trong

nước 15.370 18.382 22.895 27.450 32.420 35.864 43.000 48.009 88.520 Vay ngoài

nước 6.630 7.215 7.041 7.253 8.326 12.749 13.500 19.668 27.230

Từ năm 2000-2008, bội chi ngân sách của Việt Nam luôn duy trìở mức cao, xấp xỉ 5%/năm. Từ năm 2009 đến nay con số này có xu hướng tăng cao, theo dự đoán năm 2010 sẽ vẫn ở mức cao. Thâm hụt NSNN càng tăng thì các khoản nợ vay của chính phủ càng lớn, đồng thời lạm phát cũng gia tăng, VND sẽ phải chịu áp lực giảm giá hơn nữa. Vì vậy, trong thời gian qua bội chi NSNN cũng là nguyên nhân gây áp lựclên tỷ giá hối đoái trên thị trường tiền tệ.

Nhìn chung, trong giai đoạn từ 2000-2009 nền kinh tế trong nước đạt mức tăng trưởng khá tốt, đầu tư xã hội được quan tâm thích đáng, … nhưng cùng với đà hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, thì các yếu tố gây bất ổn trong nền kinh tế cũng có xu hướng gia tăng như lạm phát, tỷ giá hối đoái,giá vàng, lãi suất, thậm hụt NSNN, nhập siêu, …

Một số nét chính về thị trường tài chính Việt Nam trong thời kỳ này.

Thị trường tiền tệ và thị trường vốn ngày càng phát triển về quy mô, hoàn thiện về chất lượng, hoàn chỉnh về cấu trúc. Trong thời gian vừa qua, tốc độ chu chuyển dòng vốn của thị trường cao, đãđáp ứngkhá đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của nền kinh tế. Tuy nhiên, thị trường tài chính cũng như nền kinh tế Việt Nam mới chỉ ở trong giai đoạn đầu của qúa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ : THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI VIỆT NAM.PDF (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)