Công cụ can thiệp gián tiếp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ : THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI VIỆT NAM.PDF (Trang 29)

- Các chính sách, các quy định hạn chế hoặc nới lỏng vềquản lý ngoại hối: Kết hối ngoại tệ, tức là các doanh nghiệp có ngoại tệ phải bán ngay một phần hoặc toàn bộ cho ngân hàng. Tùy theo tình hình thị trường ngoại hối trong từng thời kỳ mà NHTW sẽ áp dụng tỷ lệ kết hối hay không.

Chính sách tín dụng ngoại tệ: Thông qua chính sách mở rộng hay thu hẹp đối tượng vay ngoại tệ cũng là biện pháp tăng cung ngoại tệ chonền kinh tế.

NHTW có thể kiểm soát lãi suất thị trường bằng các quy định như : Quy định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay ngoại tệ trong từng thời kỳ; hoặc sàn lãi suất tiền gửi và trần lãi suất cho vay ngoại tệ; …. VD : Tháng 02/2010, trước tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường căng thẳng, trong khi đó hiện tượng các doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ phổ biến, NHNN Việt Nam đã ra quyđịnh: lãi suất tiền gửi USD của các tổ chức kinh tế tại các tổ chức tín dụng là 1%/năm, thay cho mức 3,0% - 3,5%/năm áp dụng trước đó.

- Tỷ giá hối đoái : Với các nước áp dụng chế độ tỷ giá cố định hoặc chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý thì chính phủ sử dụng tỷ giá hối đoái như là công cụ tác động làm thay đổi nhu cầu cung cầu ngoại tệ trên thị trường là rất phổ biến. Với tình trạng cung cầu ngoại tệ trên thị trường mất thăng bằng, NHNN có thể nhờ đến quỹ dự trữ ngoại hối để bơm vào hoặc hút ra khỏi nền kinh tế, nhưng nếu khả năng của quỹ dự trữ ngoại hối không cho phép thì trong lúc này để cung cầu ngoại tệ thăng bằng và tỷ giá hối đoái phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ thì NHNN có thể thông qua việc điềuchỉnh tỷ giá để đạt được mục tiêu này.

- Lãi suất USD : Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn, vì vậy lãi suât thay đổi sẽ kéo theo sự biến đổi của chi phí sử dụng vốn vay, từ đó tác động đến việc thu hẹp hay mở rộng lượng vốn cấp phát tín dụng trong nền kinh tế. Như vậy, lãi suất ngoại tệ tăng hay giảm, tức ngoại tệ lên giá hay giảm giá sẽ làm tỷ giá hối đoái tăng hoặc giảm, từ đó sẽ tác động làm thay đổi cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.

- Dự trữ bắt buộc.

Dự trữ bắt buộc là phần tiền gửi mà các TCTD phải đưa vào dự trữ bắt buộc. Mỗi NHTM chỉ được dùng số tiền đã huy động được để cho vay sau khi đã trừ đi phần dự trữ bắt buộc. Vì thế, qua việc giảm hoặc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì NHNN có thể gia tăng hoặc hạn chế lượng cung tiền vào nền kinh tế. Bởi lẽ, việc tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể làm giảm hoặc tăng hệ số tạo tiền của các NHTM, nhờ đó các NHTM có thể tăng hoặc giảm lượng tiền ra lưu thông qua kênh cấp phát tín dụng.

Công cụ dự trữ bắt buộc là công cụ mang tính chất hành chính của NHNN nhằm kiểm soát cung tiền trong nền kinh tế, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì tácđộng của nó đối với khối tiền tệ là rất lớn.

Dự trữ bắt buộc bằng nội tệ : NHNN thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng nội tệ thì sẽ dẫn đến thay đổi lượng nội tệ trong lưu thông, theo đó giá trị đồng nội tệ sẽ bị tác động theo chiều hướng cùng chiều với dự trữ bắtbuộc và có thể sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.

Dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ : Thông qua điều chỉnh tăng hoặc giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các NHTM, NHNN có thể hạn chế hoặc gia tăng lượng ngoại tệ cho nền kinh tế. Đồng thời, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng sẽ làm thay đổi chi phí sử dụng vốn bằng ngoại tệ, từ đó cũng hạn chế hoặc gia tăng nhu cầu vay ngoại tệ của các đơn vị, tác động đến tỷ gía hối đoái.

- Lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn: Cũng như lãi suất cho vay, thông qua lãi suất chiết khấu hay lãi suất tái cấp vốn NHTW có thể điều chỉnh lượng tiền ra lưu thông, từ đó tác động đến tỷ giáhối đoái.

Ngoài ra, NHNN công bố lãi suất cơ bản cho nội tệ để hướng dẫn, định hướng thị trường tiền tệ trong nước. Nếu lãi suất cơ bản thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi trong nhu cầu nội tệ, ảnh hưởng giá cả đồng nội tệ, thì cũng sẽ tác động đến tỷ giá hối đoái.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ : THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI VIỆT NAM.PDF (Trang 29)