Thị trường ngoại hối là nơi đặc biệt nhạy cảm đối với các biến động kinh tế, không chỉ có các nước đang phát triển mà cả các nước phát triển cũng luôn quản lý
chặt chẽ thị trường này. Sau đây là kinh nghiệm quản lý ngoại hối của Trung Quốc và Thái Lan.
1.4.1 Quản lý ngoại hối ở Trung quốc.
Sauhơn 30 năm tiến hành cải cách kinh tế, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được những thành công vượt trội. Từ năm 1979 – 2009, tăng trưởng kinh tế cao hơn từ 2%-3%/năm so với mức tăng trưởng trung bình của thế giới trong từng thời kỳ, đạt trung bình 9,6%/năm; Từ năm 1994 đến nay, cán cân thương mại luôn thặng dư và đặc biệt tăng trưởng rất nhanh từ năm 2004 đến nay, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia đứng hàng đầu thế giới về dự trữ ngoại tệ, tới năm 2009 đạt mức 2.399,2 tỷ USD; Ngoài ra, Trung Quốc cũng dẫn đầu các nước đang phát triển trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Với những kết quả đạt được như vậy, là nhờ có sự đóng góp rất lớn của chính sách điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối.
Bảng 1.1 : Một số chỉ tiêu kinh tế của Trung Quốc thời kỳ năm 2000 -2009.
ĐVT : Tỷ USD. Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Xuất khẩu 249.2 266.1 325.6 438.37 593.4 762 968.9 1,217.80 1,428.60 - Nhập Khẩu 225.09 243.55 295.17 412.84 561.4 660 791.5 956 1,233.10 - Cán cân TM 24.11 22.55 30.43 25.53 32 102 177.4 261.8 195.5 - Tỷ lệ tăng/giảm -6% 35% -16% 25% 219% 74% 48% -25% - Dự trữ ngoại tệ 165.6 212.2 286.4 403.3 609.9 818.9 1,066.30 1,528.20 1,946.00 2,399.2 Tỷ lệ tăng/giảm 28% 35% 41% 51% 34% 30% 43% 27% 23%
FDI (giải ngân) 42.1 48.8 55 53.5 60.6 60.3 63 74.8 92.4 - GDP (%) 8 8.3 9.1 10 10.1 9.9 11.1 11.4 9.6 8.7 CNY/USD 8.2783 8.277 8.277 8.277 8.2765 8.1825 7.9601 7.5811 6.9253 6.8314
Nguồn : Tổng cục thống kê Trung Quốc- http://www.chinability.com/index.html
Chính sách điều hành, quản lý ngoại hối Trung Quốc đã được thay đổi qua các thời kỳ và có thể được chia làm các giai đoạn chủ yếu sau :
Giai đoạn trước 1979 : Trong giai đoạn này, nền kinh tế Trung Quốc được quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Hoạt động ngoại hối được Chính phủ quản lý thống nhất và kiểm soát tập trung. Không một doanh nghiệp, tổ chức nào được nắm giữ ngoại hối và gửi ngoại hối ra nước ngoài, bù đắp chi tiêu ngoại tệ bởi
thu nhập bằng ngoại hối, mượn hoặc mở tài khoản với các ngân hàng trong và ngoài Trung Quốc nếu không có sự đồng ý của Cục Quản Lý Ngoại Hối Nhà Nước (SAEC), một cơ quan chính phủ thuộc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Ngoài ra, các khoản thu nhập bằng ngoại tệ từ xuất khẩu của các doanh nghiệp phải được gửi về nước và nộp cho Ngân hàng Trung Quốc (BOC – là Ngân hàng thanh toán quốc tế ở Trung Quốc) nếu không được SAEC trao quyền miễn trừ đặc biệt. Trường hợp các đơn vị có nhu cầu ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu thì phải xin cấp phép của SAEC.
Với cơ chế kiểm soát chặt dòng ngoại tệ và giao dịch ngoại thương, đồng thời áp dụng cơ chế 2 loại tỷ giá đã gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu, làm cho nền kinh tế Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn.
Giai đoạn từ năm 1979 – 1993 : Từ năm 1979, Trung Quốc tiến hành cải cách tất cả mọi mặt của nền kinh tế, từ xây dựng thêm cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước, … mục đích là phát triển nền kinh tế theo định hướng sản xuất hàng xuất khẩu thu ngoại tệ về nên trong chính sách quản lý ngoại hối, chính phủ bắt đầu nới lỏng dần kiểm soát ngoại hối.
Nhưng nhìn chung, tính đến thời điểm 1989 các quy định về ngoại hối vẫn rất chặt chẽ, SAEC kiểm soát chặt các doanh nghiệp tham gia giao dịch ngoại thương bằng các biện pháp hành chính và theo chỉ đạo, gồm danh sách doanh nghiệp được ưu tiên và cấp hạn ngạch ngoại tệ.
Giai đoạn từ năm 1994 đến nay.
Từ năm 1994, các chính sách cải cách kinh tế của Trung Quốc bắt đầu phát huy tác dụng. Hoạt động ngoại thương đã trở thành con đường dẫn Trung Quốc tham gia vào hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế. Đồng thời, đó cũng là cơ hội phát triển cho hoạt động ngoại hối Trung Quốc.
Cũng trong năm 1994, Trung Quốc bắt đầu cải cách chế độ ngoại hối, thực hiện khả năng chuyển đổi ở tài khoản vãng lai và cho phép có những giao dịch tự do hơn nhằm thiết lập khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Trước năm 1994, những yêu
cầu mua ngoại tệ đối với hầu hết các giao dịch của doanh nghiệp trong nước phải được sự phê chuẩn trước của SAEC, nay được hủy bỏ. Kiểm soát ngoại tệ đối với các giao dịch vãng laiđược trao quyền kiểm soát cho các NHTM. Nhờ đó, ngay từ 12/1996 đồng Nhân Dân Tệ đãđược IMF công nhận là đồng tiền chuyển đổitự do ở các tài khoản vãng lãi.
Bên cạnh đó,Trung Quốc còn tiến hành thống nhất2loại tỷ giá theo tỷ giá thị trường và phá giá đồng Nhân dân tệ gần50% (từ5,7620 CNY/USD lên 8,6212 CNY/USD).Thời kỳ này,Trung Quốc áp dụng cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý nhưng thực chất là cố định theo đồng USD. Tỷ giá hối đoái áp dụng trong các giao dịch mua bán giữa NHTM và khách hàng dựa trên tỷ giá tham chiếu do NHTW công bố hàng ngày với biên độ không vượt quá +/- 0,3%, vì vậy tỷ giá gần như cố định, xoay quanh 8.2770 CNY/USD từ năm 1994 – 2005 và các năm sau đó tỷ giá chỉ trượt xuống từ từ rất nhỏ. Thông qua, việc phá giá mạnh đồng CNY vào năm 1994 và duy trì tỷ giá ổn định trong thời gian dài đã nhanh chóng thúcđẩy hoạt động xuất nhập của Trung Quốc tăng trưởng mạnh.
Những năm 1997-1998, các nước Châu á đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính, trong đó cũng có thời điểm Trung Quốc bị tác động, thị trường tiền tệ Trung Quốc xáo trộn, tỷ giá đồng Nhân dân tệ tăng lên, một số các đơn vị xuất nhập khẩu và ngân hàng chớp thời cơ kinh doanh ngoại hối trái phép, tạo ra sự lộn xộn trên thị trường tiền tệ trong nước. Tuy nhiên, ngay sau đó Chính phủ Trung Quốc đã tăng cường quản lý chặt chẽ thị trường ngoại hối, giảm nguy cơ đầu cơ, găm giữ ngoại tệ và giữ ổn định giá trị đồng Nhân dân tệ, nhằm ngăn ngừa biến động tiền tệ từ cuộc khủng hoảng này. Tuy nhiên, việc quản lý chặt trên thị trường ngoại hối đã tạo sức ép đối với xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Song để hạn chế áp lực này, chính phủ Trung Quốc đã tiến nới lỏng chính sách tiền tệ và kích cầu.
Cục quản lý ngoại hối đã đưa ra một số công tác tăng cường quản lý ngoại hối, trong đó có các biện pháp như :
- Tăng cường giám sát, quản lý đối với nghiệp vụ ngoại hối của các cơ quan tài chính, ngân hàng.
- Quy phạm hóa các nghiệp vụ đại lý ngoại thương, quản lý chặt chẽ mậu dịch gia công, mở rộng công tác xuất khẩu thu ngoại hối.
- Tăng cường quản lý đối với công tác kiểm tra, báo biểu và quyết toán xuất nhập khẩu.
Hiện nay, thặng dư ngoại thương cùng với luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào đã làm cho nguồn ngoại tệ trở nên dồi dào. Nhưng Ngân hàng nhân dân Trung Quốc vẫn giám sát chặt chẽ các hoạt động ngoại hối nhằm ngăn ngừa rủi ro và đảm bảo an toàn hệ thống tài chính, kinh tế đất nước.
Dự trữ ngoại hối lớn mạnh là một trong những yếu tố góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc duy trì chính sách tỷ giá cố định trong suốt thời gian qua. Tỷ giá hối đoái giữa CNY và USD ổn định cao, nhờ đó vị thế của CNY ngày càng tăng, dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Trung Quốc càng nhiều. Trung Quốc được ví như 1 “nam châm” thu hút luồng vốn đầu tư khổng lồ từ khắp nơi trên thế giới.
Có sức hấp dẫn lớn đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài nên Trung Quốc thực hiện quản lý giao dịchvốn rất chặt chẽ
Giao dịch vốn có sức ảnh hưởng lớn đối với chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế nên Trung Quốc rất thận trọng trong việc quản lý giao dịch vốn. Tuy nhiên, do yêu cầu mở cửa nền kinh tế buộc Trung Quốc mở cửa đối với các giao dịch vốn nhưng có giới hạn. Các dự án vay, sử dụng vốn nước ngoài được thẩm định rất kỹ, có sự giám sát chặt chẽ sự di chuyển của dòng vốn ngắn hạn và các giao dịch vốn trên thị trường chứng khoán, đồng thời vẫn duy trì một số hạn chế đối với việc chuyển vốn ngoại tệ ra nước ngoài. Ngoài ra, để đảm bảo cho thị trường tài chính trong nước an toàn, ổn định; Trung Quốc giám sát rất chặt chẽ các khoản vay nợ nước ngoài và khi trả nợ nước ngoài phải được phép của Cục quản lý ngoại hối. Trung Quốc chỉ khuyến khích dòng vốn đầu tư trung dài hạn, tạo điều kiện cho các dòng vốn lành mạnh vào ra và hạn chế các dòng vốn đầu tư ngắn hạn.
Hơn nữa, với cơ chế quản lý ngoại hối chặt chẽ nên mọi hoạt động kinh tế trong nội địa không xuất hiện bất cứ một “hình bóng” ngoại tệ nào, từ việc niêm yết giá, thanh toán bằng ngoại tệ,… Vì vậy, Trung Quốc không bị tình trạng đô la hóa.
1.4.2 Quản lýngoại hối ở Thái Lan.
Trước năm1997, nền kinh tế Thái Lan tuy tăng trưởng trung bình cao từ 7% đến 8% nhưng những yếu tố cơ cấu cân đối nội tại nền kinh tế không bền vững, còn cơ chế chính sách không chặt chẽ.
Thời kỳ 1990-1996, nền kinh tế Thái Lan đã thu hút một lượng lớn vốn từ bên ngoài nhờ vào chính sách tỷ giá ổn định (gần như cố định) và lãi suất trong nước cao. Ngoài ra, với chính sách tự do hóa các giao dịch vốn, cùng với khả năng quản lý, kiểm soát các khoản nợ vay yếu kém, thiếu chặt chẽ đã khiến ngày càng nhiều hơn các luồng vốn ồ ạt chảy vào Thái Lan. Tuy nhiên, vốn đầu tư nước ngoài vào Thái Lan chủ yếu là vốn đầu tư gián tiếp và vốn vay ngắn hạn nước ngoài, còn đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 10,4 tỷ USD; đầu tư tài chính và tín dụng ngắn hạn là 84,5 tỷ USD. Hơn nữa, Thái Lan lại sử dụng đến 90% nguồn vốn ngoại để phát triển kinh tế, mà chủ yếu là vốn vay ngắn hạn nên thường xuyên phải trả lãi hàng tháng bằng ngoại tệ, tạo áp lực về thanh toán cho các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp trong nước. Năm 1997, các tổ chức này mất khả năng thanh toán, cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính nổ ra.
Cho tới thời điểm xảy ra khủng hoảng tài chính, Thái Lan đã duy trì chính sách tỷ giá cố định quá lâu trung bình 25,32BAHT/USD; cộng với yếu kém về xuất nhập khẩu (nhập siêu triền miên) và dự trữ ngoại hối của chính phủ ngày càng giảm sút; Vì vậy, khả năng giữ tỷ giá hối đoái cố định ngày càng yếu đi, đồng thời các nhà đầu tư nước ngoài lại bán ồ ạt tài sản, đổi ra USD để thoái lui dòng vốn, đồng Baht đã giảm giá lại càng giảm hơn. Ngày 02/07/1997 NHTW Thái Lan đã không thểbảo vệ được đồng Baht tránh khỏi các cuộc đầu cơ tiền tệ và chính thức công bố thả nổi đồng baht sau một thời gian dài duy trì tỷ giá gần như cố định, đồng Baht ngay lập tức giảm giá mạnh, tỷ giá tăng từ 25,61BAHT/USD cuối năm 1996 lên 47,25BAHT/USD cuối năm 1997 và đạt cực điểm là 53 BAHT/USD vào đầu năm 1998.
Đồng Baht sau khi được phá giá mạnh vào năm 1997 thì từ đó đến nay tỷ giá USD/BAHT đôi lúc có biến động lên xuống nhưng ở mức độ nhẹ nhưng nhìn chung khá ổn định từ 41,36BAHT/USD năm 1998; 40,11BAHT/USD năm 2000; 44,43BAHT/USD năm 2001; 40,22BAHT/USD năm 2006; 37,88BAHT/USD năm 2006; 34,30 BAHT/USD năm 2009 (Phụ lục 2). Mặc dù, Thái Lan rất chú trọng xuất khẩu nhưng phải chấp nhận tăng nhẹ giá nội tệ, để bình ổn giá cả và duy trì tỷ lệ lạm phát trung bình 3%/năm từ năm 2000 đến nay.
Trong quản lý ngoại hối, Thái Lan rất chú trọng bảo vệ giá trị của đồng Baht so với USD. Để ổn định giá trị của đồng Bath, Thái Lan có các biện pháp hạn chế cho các tổ chức tài chính giao dịch bằng đồng Baht với người không cư trú mà không có giao dịch kinh tế.
Đối với các giao dịch vãng lai : Thái Lan đã thực hiện tự do hóa giao dịch vãng lai, còn giao dịch vốn tuy được tự do hóa nhưng chưa hoàn toàn.
Về quản lý ngoại hối trong lãnh thổ, Thái lan thực hiện triệt để nguyên tắc trong nội địa chỉ dùng nội tệ nên không có tình trạng đô la hóa. Mọi giao dịch liên quan đến ngoại tệ đều thông qua NHTM và các đại lý được NHTW ủy quyền.
1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Từ hoạt động quản lý ngoại hối của Trung Quốc và Thái Lan, là những quốc gia trong cùng khu vực, khá tương đồng vềchính sách đổi mới kinh tếvà thời gian đổi mới,có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:
Thứ nhất là: Quản lý ngoại hối chặt chẽ là một trong những yếu tố quan trọng hạn chế được tình trạng đô la hóa, tức là mọi khoản thu nhập từ xuất khẩu, đầu tư,…đều phải chuyển về nước và nguồn ngoại tệ của đất nước được tập trung vào NHTW thông qua hệ thống NHTM; Xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm quy định về quản lý ngoại hối.
Thứ hai : Chính sách tỷ giá ổn định là đòn bẩy cho hoạt động ngoại thương phát triển và thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ ba : Để hạn chế tác động tiêu cực từ các giao dịch vốn đối với nền kinh tế trong nước thì các cơ quan chức năng cần phải :
- Chọn lọc, thẩm định kỹ các dự án đầu tư bằng vốn FDI
- Quản lý chặt chẽ dòng vốn luân chuyển của các khoản đầu tư ngắn hạn (FII) - Giám sát chặt chẽ các khoản nợ vay nước ngoài.
Thứ tư : Vào thời điểm nền kinh tế khu vực hay hoàn cầu rơi vào khủng hoảng, để đảm bảo an toàn cho thị trường tài chính trong nước, thì việc siết chặt quản lý ngoại hối là giải pháp nên được xem xét để thực hiện. Tuy nhiên, để giảm tác động của việc siết chặt ngoại hối đến cân đối, phát triển nền kinh tế thì cần tiến hành nớilỏng chính sách tiền tệ.
Thứ năm : Việc tự do hóa giao dịch vốn và quản lý nợ vay không chặt chẽ đối với các nước đang phát triển sẽ dễ dẫn đến hậu quả mất khả kiểm soát dòng vốn ngoại tệ, nguy cơ mất khả năng thanh toán cao. Ngoài ra, sự chệnh lệch lớn giữa dòng vốn đầu tư nước ngoài dài hạn so với dòng vốn ngắn hạn, tức vốn dài hạn ít hơn nhiều so với lượng vốn ngắn hạn thì khả năng gây ra tình trạng bất ổn thị trường tài chính trong nước là rất cao. Vì vậy, cần ưu tiên thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp hơn so với đầu tư gián tiếp nhằm tạo sự ổn định cho nền kinh tế.
Thứ sáu : Hơn nữa, việc duy trì tỷ giá ổn định sẽ thuận lợi cho ổn định kinh tế vĩ mô nhưng nếu duy trì lâu sẽ tạo áp lực nặng nề cho NHTW, cùng với sức ép