Giai đoạn từ năm 1991 đến nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ : THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI VIỆT NAM.PDF (Trang 47)

i. Sơ lược về thị trường ngoại hốiViệt Nam

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ( thị trường chính thức).

Năm 1991, Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế, tăng cường quan hệ song phương, đa phương với các nước trong khu vực Châu Á và thế giới, kêu gọi đầu tư nước ngoài, khuyến khích kiều bào gửi kiều hối về nước, đẩy mạnh họat động xuất nhập khẩu,…Do đó, nhu cầu giao dịch ngoại tệ tăng cao. Trước tình hình đó, NHNN quyết định thành lập Trung tâm giao dịch ngoại tệ hoạt động tại TP. HCM

và Hà Nội như thị trường ngoại hối chính thức, với số lượng 2 phiên/tuần vào thứ ba và thứ sáu. Mục tiêu của thị trường này là :

- Thiết lập thị trường ngoại tệ chính thức giao dịch giữa Ngân hàng và các tổ chức kinh tế.

- Đánh giá và đo lường cung - cầu ngoại tệ trên thị trường. - Quyết định tỷ giá chính thức hợp lý giữa USD và VND.

- Chuẩn bị những điều kiện ban đầu cho việc hình thành thị trường tài chính trong tương lai.

Với sự gia đời của hai Trung tâm ngoại tệ này được coi là nền móng ban đầu cho việc hình thành thị trường ngoại hối có tổ chức tại Việt Nam.

Trước tình hình phát triển của thị trường, ngày 23/9/1994 thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được thành lập thay thế cho Trung tâm giao dịch ngoại tệtheo Quyết định số 203/NH-QD của Thống đốc NHNN nhằm xây dựng một thị trường có tổ chức cho giao dịch giữa các ngân hàng thương mại. Sự ra đời của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đóng góp vai trò quan trọng trong việc kết nối cung cầu ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, thông qua thị trường này NHNN đã nắm bắt được nhu cầu thị trường từ đó tham gia vào thị trường với vai trò là người điều tiết thị trường khi cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ .

Các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường ngoại hốiViệt Nam

Ngày 10/01/1998 NHNN đã ra Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 về việc ban hành quy chế giao dịch ngoại hối, thông qua đó NHNN chính thức cho phép thị trường ngoại hối thực hiện thêm 2 loại giao dịch; đó là giao dịch kỳ hạn (FORWARD) và giao dịch hoán đổi (SWAP). Tuy lúc mới cho phép giao dịch thì chỉ có 28 NHTM được NHNN cấp phép hoạt động ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi, trong đó 21 Chi nhánh NHNN, 4 NHQD và 3 ngân hàng TMCP nhưng cho tới nay thì phần lớn các ngân hàng thương mại đều có các sản phẩm giao dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi.

Trước năm 1998, các giao dịch trên thị trường chủ yếu là các giao dịch giao ngay. Các giao dịch kỳ hạn và hoán đổi là những công cụ phòng ngừa rủi ro mà Mỹ và các nước thực hiện từ những năm thập niên 70 nhưng ở Việt nam vẫn còn mới lạ, ít được các doanh nghiệp biết đến và sử dụng.

Năm 2002 NHNN đã cho phép Ngân hàng CP xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK) thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn với các loại ngoại tệ mạnh như EUR, AUD (đô la Úc), SGD (đô la Singapore) so với USD. Sau cuộc thí điểm thành công này NHNN cũng cho các NHTM khác thực hiện như Techcombank, ACB,... Đến nay, giao dịch quyền chọn đã được được mở rộng tới tỷ giá giữa VND/USD, vàng và cả nông sản.

Tháng 12/2004, với quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN về việc điều chỉnh giao dịch ngoại hối của các TCTD, theo đó NHNN muốn tạo ra sự thông thoáng, linh hoạt và tự chủ hơn cho các TCTD nhằm thúc đẩy các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường ngoại tệ phát triển sôi động.

Tuy nhiên, cho đến nay trên thị trường ngoại hối Việt Nam cũng vẫn chủ yếu là các giao dịch giao ngay, số lượng giao dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi cũng còn khá khiêm tốn; còn giao dịch quyền chọn chiếm tỷ lệrấtthấp, mỗi năm chỉ có vài hợp đồng. Hơn nữa, hiện nay tại Việt Nam chỉ có một vài NHTM lớn và chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới có bộ phận kinh doanh ngoại tệ hoạt động theo đúng nghĩa của nó, còn phần lớn chỉ xử lý cân đối nguồn vốn huy động và cho vay trong nội bộ.

ii. Thực trạnghoạt động của thị trườngngoại hối.

Đầu giai đoạn này, Việt Nam vừa mới chuyển đổi (3/1989) loại cơ chế tỷ giá áp dụng từ cơ chế tỷ giá cố định sang cơ chế tỷ giá linh hoạt có sự điều tiết của nhà nước nên trong vấn đề quản lý còn nhiều hạn chế. Tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối biến động mạnh và có xu hướng gần như thả nổi vào khoảng thời kỳ cuối năm 1991-1992. Cuối năm 1991 tỷ giá tăng vọt lên 13.000 VND/USD từ mức 7.000 VND/USDở thời điểm đầu năm, xong lại giảm đột ngột còn 11.000 VND/USD vào năm 1992 và sau đó duy trì một thời gian dài từ năm 1992 đến năm 1997 trong

khoảng từ 10.500 VND/USD đến 11.500 VND/USD. Năm 1991 tỷ giá tăng và sau đó xác lập ở một mức mới trong thời kỳ này đã góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài sau một thời gian dài “bó buộc” bởi VND bị định giá thấp. Nhờ vậy, thị trường trường ngoại tệ cũng đã thông thoáng hơn, việc mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách tự do thương mại, xóa bỏ chế độ độc quyền ngoại thương, mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế, đã góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động ngoại thương. Qua đó, cũng đã làm tăng số lượng giao dịch ngoại tệ và nghiệp vụ thanh toán quốc tế. -20% -10% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Năm T l n g tr ư n g

Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu

Hình 2.4 : Tỷ lệ tăng trưởng của xuất nhập khẩu thời kỳ 1991-1998

Nguồn : Tổng Cục Thống Kê.

Trong thời kỳ 1991-1996, nguồn ngoại tệ vào Việt nam có khuynh hướng tăng mạnh. Các nguồn chảy vào chủ yếu là xuất khẩu từ 2,09 tỷ USD năm 1991 tăng lên đến 7,26 tỷ USD năm 1996; Lượng kiều hối và ngoại tệ từ du khách đến Việt Nam trung bình khoảng 3 tỷ USD/năm; FDI chảy vào cũng có xu hướng tăng dần, tính trung bình từ 1991-1996 FDI giải ngân đạt 1,54 tỷ USD/năm; Và Từ năm 1993, Việt Nam có thêm dòng ngoại tệ từ nguồn vốn vay ODA, ODA giải ngân

tăng nhanh, tính chung từ 1993-1996 đạt 2,76 tỷ USD. Nhờ vậy, nguồn cung trên thị trường dồi dào, cung luôn vượt cầu USD, tỷ giá ngoại tệ bình ổn, hoạt động ngoại hối rất suôn sẻ. Nguồn ngoại tệ vào nhiều nhưng NHNN lại không tận dụng mua ngoại tệ vào để tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia và cân bằng thị trường nên nguồn ngoại tệ này đãđổ hết vào nhập khẩu, nhập khẩu hàng hóa tăng ồ ạt, nếu năm 1991 là 2,34 tỷ USD thì đến năm 1996 là 11,14 tỷ USD làm cho nhập siêu tăng mạnh từ 251 triệu USD năm 1991, năm 1992 là 939 triệu USD, năm 1994 là 1.772 triệu USD, năm 1995 là 2.707 triệu USD và năm 1996 là 3.888 triệu USD. Bởi trong thời điểm này, các doanh nghiệp có thể mua ngoại tệ, vay bằng ngoại tệ và mở L/C trả chậm tại các NHTM rất dễ dàng.

Năm 1997 -1998, Việt Nam chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, các dòng vốn ngoại chảy vào Việt Nam bị chựng lại, ảnh hưởng lớn nhất là nguồn thu từ FDI, xuất khẩu và ngoại tệ của du khách; cộng với tình trạng đầu cơ, găm giữ gia tăng nên khả năng đáp ứng ngoại tệ của ngân hàng bị hạn chế, gây ra tình trạng khan hiếm ngoại tệ trên thị trường.

Từ năm 2002- 2007 nền kinh tế toàn cầu phát triển thuận lợi và nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng quay đó. Các nguồn thu ngoại tệ của nền kinh tế khá lớn, đặc biệt là năm 2007 hoạt động xuất nhập khẩu thuận lợi, nguồn vốn FDI vào Việt Nam ào ạt 8,03 tỷ USD, lượng kiều hối thu hút được lớn 6,17 tỷ USD, lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng mạnh mang về cho Việt Nam 3,75 tỷ USD, … nguồn cung luôn vượt cầu ngoại tệ, thị trường ngoại hối thông thoáng nên việc điều hành quản lý thị trường ngoại hối của NHNN hết sức thuận lợi.

Tuy nhiên từ năm 2008 đến hết năm 2009, thị trường ngoại hối diễn biến hết sức phức tạp, bất ổn bởi bị tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu mà xuất phát điểm là nước Mỹ. Theo đó, tốc độ thu hút ngoại tệ từ các kênh chính của nước ta đã bị giảm sút làm mất cân đối cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Thị trường ngoại hối diễn biến hết sức căng thẳng, các NHTM không có nguồn để bán, vì vậy các doanh nghiệp nhập khẩu không thể tiếp cận được với nguồn ngoại tệ chính thức và rất nhiều doanh nghiệp đã phải tìm đến thị

trường chợ đen để giải quyết vấn đề ngoại tệ; Đồng thời, tỷ giá hối đoái giữa thị trường chính thức và thị trường tự do có sự chênh lệnh rất lớn làm cho nguồn cung ngoại tệ trên thị trường đã chuyển hướng về thị trường tự do; vì vậy, thời kỳ này thị trường chợ đen phát triển rất sôi nổi. Sự luân chuyển dòng ngoại tệ trên thị trường chợ đen gia tăng đã gây khó khăn cho việc kiểm soát và điều tiết thị trường của NHNN.

iii. Đánh giá tình hình hoạt động của thị trường ngoại hối của Việt Nam trong thời gian qua.

Thành tựu

Thì trường ngoại hối Việt Nam sau gần 20 năm hình thành và đổi mới mặc dù có những thăng trầm, song cũng đạt đượcnhững bước tiến đáng kể, thể hiện:

Thị trường ngoại hối đã có bước những phát triển đáng kể về trình độ, quy mô hoạt động, nghiệp vụ ngoại hối cũng như thành phần các chủ thể tham gia thị trường, tuy nhiên cũng còn khá non trẻ so với thị trường ngoại hối của các nước trong khu vực

Thị trường ngoại hối nói riêng và thị trường tài chính nói chung bước đầu đã tạo lập được nền tảng phát triển theo xu hướng tự do hóa và từng bước hòa nhập với thị trường tài chính quốc tế.

Tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì thị trường ngoại hối Việt Nam vẫn còn rất nhiều những tồn tại và những tồn tại đó cũng chính số những tác nhân gây nên tình trạng bất ổn trên thị trường ngoại hốiViệt Nam trongthời gian qua và hiện nay.

- Hiện tượng đô la hóa cao: Tình trạng niêm yết giá, thanh toán bằng ngoại tệ đối với hàng hóa trên thị trường trong nước còn rất phổ biến. Bất cứ ở đâu cũng chấp nhận thanh toán bằng ngoại tệ; vì vậy, lượng tiền đô la mặt trong lưu thông khá lớn, tình trạng đô la hóa nền kinh tế ngày càng có xu hướng tăng cao. Tình trạng đô la hóa cao đang là một trong những vấn đề nan giải của quảnlý ngoại hối.

- Tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ còn khá phổ biến: Đặc biệt là vào các thời điểm cuối năm, nhu cầu ngoại tệ gia tăng, tỷ giá hối đoái tăng nhiệt, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu và cá nhân có nguồn thu ngoại tệ thì nắm giữ hoặc gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, do đó các NHTM không có ngoại tệ để đáp ứng cho các nhu cầu hoạt động của nền kinh tế.

- Hoạt động trao đổi, mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ chợ đen diễn ra rất sôi nổi, không chỉ cá nhân mà cả doanh nghiệp cũng tham gia giaodịch trên thị trường này. Các nhu cầu sử dụng ngoại tệ vì mục đích cá nhân phần lớn được đáp ứng bởi thị trường này. Hơn nữa, thị trường chợ đen hiện là nơi cung ứng hầu hết các nhu cầu ngoại tệ cho họat động nhập lậu hàng qua biên giới, điều này phát sinh những hệ lụy xấu cho nền kinh tế.

- Ngay cả trên thị trường chính thức, vào những thời điểm cung cầu ngoại tệ căng thẳng, nguồn ngoại tệ tại các NHTM khan hiếm, hiện tượng mua bán vượt trần quy định cũng xảy ra khá phổ biến. Các NHTM lách trần bằng nhiều cách như thu thêm phí, bán ngoại tệ thông qua một ngoại tệ thứ 3 hoặc đứng trung gian môi giới, chuyển tiền cho bên mua và bán, … Hành vi này của các NHTM đã vô tình tiếp tay cho các doanh nghiệp vi phạm các quy định về quản lý ngoại hối, làm cho tình trạng cung cầu ngoại tệ đã căng thẳng lại càng trầm trọng hơn. Về tình trạng này, NHNN có cảnh báo nếu phát hiện ngân hàng nào vi phạm sẽ bị chế tài nghiêm khắc, tuy nhiên NHNN cũng chưa có biện pháp kiểm soát được hết.

- Trong thời gian vừa qua thị trường vàng diễn ra rất sôi động, sau khi thị trường bất động sản và chứng khoán sa sút thì thị trường vàng trở thành kênh đầu tư mới được dân cư quan tâm. Nhập khẩu vàng theo đường không chính thức gia tăng làm tiêu tốn rất nhiều ngoại tệ. Vì vậy, cứ giá vàng “nóng” lên thì tỷ giá ngoại tệ lại tăng “nhiệt”, làmảnh hưởng đến cung cầu ngoại tệ trên thị trường.

- Các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá chưa được sử dụng phổ biến, các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm. Vì nhiều vấn đề như khung pháp lý về các sản phẩm phái sinh chưa rõ ràng, chưa có sự tuyên truyền đại trà,… nên sự am hiểu về sản

phẩm phái sinh của các doanh nghiệp còn hạn chế, chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng của quản trị rủi ro bằng sản phẩm phái sinh.

2.2.2 Quản lý ngoại hối

Điều hành, quản lý ngoại hối của chính phủ trong các giai đoạn phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam như sau :

2.2.2.1 Giai đoạn từ năm 1986 –1990.

Trong thời kỳ này, các quan hệ với bên ngoài của đất nước đều thông qua cơ quan ban ngành Nhà Nước. Trong kinh doanh ngoại hối cũng vậy, NHNN là cơ quan độc quyền, kinh doanh thông qua các tổ chức kinh doanh của mình là Ngân hàng Ngoại Thương và công ty kinh doanh vàng bạc, đá quý.

Nguồn thu ngoại tệ hết sức khan hiếm cùng với sự thiếu quan tâm quản lý nguồn ngoại tệ nên dự trữ ngoại tệ quốc gia trong thời kỳ này rất thấp và tăng trưởng chậm, năm 1989 là 24 triệu USD; năm 1990 không tăng thêm ít nào, năm 1991 tăng thêm được 3 triệu USD. Trong khi đó cũng vào thời điểm năm 1990, dự trữ ngoại tệ của Thái Lan là 14,27 tỷ USD, Trung Quốc là 29,6 tỷ USD.

Hoạt động ngoại hối trong thời kỳ khá sơ khai, nên về các văn bản pháp lý định hướng cũng rất ít và sơ sài, chỉ cónghị định số 161/HĐBT/1988 của Hội đồng bộ trưởngban hành về Điều lệ quản lý ngoại hối làm định hướng điều chỉnh thị trường. Theo Nghị định này chỉ có Ngân hàng Ngoại thương được kinh doanh ngoại hối. Các ngân hàng thương mại khác muốn kinh doanh ngoại hối hay làm dịch vụ thu ngoại hối phải được NHNN cho phép, đây là điều cải tiến so với trước đây. Nhà Nước từ bỏvị trí độc quyền của mình trong kinh doanh ngoại hối.

Theo quy định các giao dịch vãng lai và giao dịch vốn trong thời kỳ này hầu hết đều bị kiểm soát chặt chẽ, như sau:

- Giao dịch vãng lai : Ngoại tệ chuyển ra bên ngoài phải có giấy phép của NHNN; Các khoản ngoại tệ thu từ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đều phảigửi vào tài khoản tại Ngân hàng và phải thực hiện nghĩa vụ bán và thanh toán ngoại tệ cho Nhà nước theo quy định; Các tổ chức và cá nhân Việt nam có nhu cầu chi ngoại tệ điều

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ : THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI VIỆT NAM.PDF (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)