Sản xuất lúa gạo của Việt Nam theo vùng

Một phần của tài liệu Các Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam.doc (Trang 27 - 31)

Để tiện cho việc so sánh, đánh giá sản xuất lúa phân theo vùng chúng ta có các bảng sau:

Bảng 7: Diện tích lúa phân theo vùng sản xuất

Diện tích lúa phân theo vùng

1999 2000 2001 2002 2003 Tỷ trọng (vùng/cả

sản xuất nớc) Cả nớc 7003,8 7099,7 7262,7 7653,3 7655,1 ĐBSCL 3442,7 3480,6 3760,6 3985,0 3936,1 51,4 ĐBSH 1170,4 1197,0 1203,7 1202,6 1212,7 15,8 Đông Bắc 519,5 535,5 538,8 535,2 549,7 7,2 Bắc Trung Bộ 684,3 692,0 677,5 677,9 694,7 9,1 Duyên hải NTB 433,2 429,7 424,6 434,8 422,6 5,5 Tây nguyên 156,1 170,0 164,7 166,0 175,4 2,3 Đông Nam Bộ 463,3 466,0 464,8 518,8 526,7 6,9 Tây Bắc 134,3 132,9 128,6 132,9 136,8 1,8 Miền Bắc 2508,5 2553,4 2548,0 2548,7 2593,8 33,9

Nguồn: Bộ Nông nghiệp

Bảng 8: Sản lợng phân theo vùng Vùng Năm ĐBSH Trung du miền núi phía Bắc Duyên hải NTB Khu Bốn cũ Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐBSCL 1999 5236,2 3216,5 2167,6 2474,5 713,4 1719,9 12831,7 2000 5638,1 2057,4 1579,4 2495,5 485,6 1417,4 13550 2001 5974,4 2098,7 1564,5 2316,3 436,6 1481,5 15318,6 2002 6383,4 2283,5 1703,7 2634,6 512,4 1581,5 16924,7 2003 6598,4 2487,9 1683,4 2823,3 580,3 1641,5 16693,8

Nguồn: Bộ Nông nghiệp

Năng suất theo vùng 1996 1997 1998 1999 2000 Cả nớc 3771752 3876769 3958534 4102047 425259 Miền Bắc 3701056 3991149 40799435 4434378 4589791 ĐBSH 4549983 4710192 4969994 5307558 5438862 Đông Bắc 3094129 3220696 3278396 3571188 3805712 Bắc Trung Bộ 2474573 3606214 3418893 3887004 4079782 Miền Nam 3811203 3812529 3894352 3936116 4079782 Duyên hải NTB 3616805 3676751 3684144 3918353 3999034 Tây Nguyên 2737348 2856471 2679604 3018353 3299034 Đông Nam Bộ 2848262 3041631 2679604 3048381 3211506 ĐBSCL 4013943 3979199 4073446 4089009 4241203

Nguôn: Bộ Nông nghiệp

2.2. Đồng bằng sông Cửu Long

Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất nớc ta diện tích và sản lợng lúa lớn gấp 3 lần diện tích và sản lợng đồng bằng Sông Hồng. Vùng này có u thế về sản xuất và xuất khẩu gạo. Năm 1996 vùng đồng bằng sông Cửu Long diện tích chiếm 51,4% về sản lợng và 47,2% về diện tích lúa cả n- ớc, năm 2003 vùng chiếm 51,3% về sản lợng và 51,4% về diện tích lúa cả n- ớc. Năm 2003 dân số của vùng ĐBSCL khoảng 16,5 triệu ngời, chiếm tỷ trọng 21,1% dân số toàn quốc.

Từ năm 1989 đến nay đã tăng từ 8,9 triệu dân tăng lên 17 triệu dân tăng 87,6%. Kể từ năm 1989 đến nay vùng ĐBSCL đã có 7 trong số 12 tỉnh đạt sản lợng lúa trên 1 triệu tấn. Trong chiến lợc phát triển lâu dài vùng này có u thế đặc biệt trong việc gia tăng sản xuất, đảm bảo bền vững an ninh lơng thực quốc gia và ổn định xuất khẩu gạo. Trong nhiều năm qua và cả trong t- ơng lai thì vùng ĐBSCL vẫn là vựa lúa của cả nớc và đây là vùng chủ yếu để sản xuất lúa gạo hàng hóa dành cho xuất khẩu.

2.2. Vùng đồng bằng Sông Hồng

Vùng đồng bằng Sông Hồng là vựa lúa lớn thứ 2 trong cả nớc sau vùng ĐBSCL, vùng đồng bằng Sông Hồng nằm ở hạ lu Sông Hồng và sông Thái

Bình có tổng diện tích tự nhiên 1.390.733 ha, trong đó đất nông nghiệp 828.068 ha chiếm 59,4% tổng diện tích. Đất trồng lúa có khoảng 613.094 ha chiếm 74% diện tích đất nông nghiệp. Năm 2003 chiếm 20,3% sản lợng lúa của cả nớc và 15,8% diện tích gieo trồng cả nớc. Nh vậy hai vựa lúa lớn nhất là ĐBSCL và đồng bằng Sông Hồng chiếm 72% tổng sản lợng lúa cả nớc và 5 vùng còn lại chỉ chiếm 28% sản lợng.

Trong những năm qua sản lợng lúa vùng đồng bằng Sông Hồng cao hơn các vùng khác trong cả nớc, mức tăng sản lợng đồng bằng Sông Hồng từ 3,7 triệu tấn năm 1989 lên 6,6 triệu tấn năm 2000 tăng 78,4%. Độ phì nhiêu của đất đai đồng bằng Sông Hồng cao hơn các vùng khác trong cả nớc, hơn nữa vùng này có trình độ dân trí cao hơn do vậy mà họ áp dụng tốt khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chính vì vậy mà sản lợng bình quân trên một ha của vùng cao nhất cả nớc.

3.3. Vùng Trung du miền núi phía Bắc

Tuy đất đai tự nhiên trộng nhng diện tích đất nông nghiệp và đặc biệt là diện tích đất đai trồng lúa không nhiều chỉ đạt khoảng 687.000 ha năm 2003. Vùng này có rất ít cánh đồng lúa phẳng rộng nh hai vùng lãnh thổ trên, độ phì nhiêu của đất thấp, nớc tới tiêu phụ thuộc vào thiên nhiên, thêm vào đó là trình độ dân trí và khoa học kỹ thuật ở vùng này còn hạn chế cho nên năng suất lúa thấp. Tuy nhiên đây cũng là vùng lúa lớn thứ 3 của cả nớc. Từ năm 1989 đến nay sản lợng vùng đã tăng từ 1,79 triệu tấn lên gần 2,3 triệu tấn tăng 27,9% sản lợng lúa của vùng góp phần vào việc tăng chung của sản lợng lúa của cả nớc.

2.4. Vùng khu bốn cũ

Vùng khu bốn cũ đợc xếp vào vùng lúa lớn thứ 4 của cả nớc. Chiếm 8,7% về sản lợng và 9,1% về diện tích lúa của toàn quốc. Nét nổi bật của vùng này là sản lợng lúa những năm gần đây tơng đối đều. Năng suất lúa của vùng này cao hơn vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Sản lợng lúa từ 1,50 triệu tấn đến nay dã tăng lên 2,9 triệu tấn, tăng 13,6% năm. Đây là vùng

có mức tăng tơng đối cao và nó đã góp phần tăng chung sản lợng lúa của toàn quốc.

2.5. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ chiếm 5,5% diện tích và 5,2% về sản lợng lúa của cả nớc. Tuy diện tích và sản lợng lúa không nhiều nhng vùng lại có năng suất lúa cao đứng thứ 3 cả nớc chỉ sau đồng bằng Sông Hồng và ĐBSCL. Năng suất lúa của vùng năm 2000 đạt 39,8 tạ/ha so với 52,4 tạ vùng ĐBSCL và 54,38 ta/ha. Tuy sản lợng lúa vùng này không cao nhng đã cung cấp lơng thực cần thiết để phục vụ cho đời sống nhân dân trong vùng.

2.6. Vùng Tây Nguyên

Vùng có diện tích gieo trồng lúa thấp, chỉ cao hơn vùng Tây Bắc. Diện tích của vùng chỉ chiếm 2,3% diện tích gieo trồng lúa của cả nớc. Sản lợng lúa của vùng cũng rất thấp do điều kịên tự nhiên của vùng không phù hợp với việc trồng lúa. Mà chỉ phủ hợp trồng các cây công nghiệp lâu năm nh chè, cà phê, cao su, ca cao...vì vậy trong những năm tới vùng nên chú trọng vào việc trông các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao và có thể nhập lúa gạo từ vùng khác trọng nớc để phụ vụ nhu cầu tiêu dùng trong vùng.

2.7. Vùng Đông Nam Bộ

Vùng Đông Nam Bộ có diện tích gieo trồng và sản lợng lúa không đáng kể so với cả nớc. Hơn nữa năng suất thấp làm cho vùng gặp rất nhiều khó khăn trong việc gia tăng sản lợng lúa. Vùng này và vùng Tây Nguyên chỉ có tiềm năng phát triển cây công nghiệp nh cà phê, cao su, tơ tằm. Vì vậy trong những năm tới càng nên tăng cờng phát huy một cách hiệu quả các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Các Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam.doc (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w