Đây là ngành kinh tế tổng hợp, ngành kinh tế đặc biệt “ngànhcông nghiệp không khói”… phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của con người.Carnaval Hạ Long là hoạt đông thường niên nằm trong
Trang 1ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ LỄ HỘI
CARNAVAL HẠ LONG LỜI CAM ĐOAN
Tên em là: Đoàn Thị Thùy Dương
Sinh viên lớp: QLVH 13A
Mã sinh viên: 53DQL13031
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Là sinh viên khóa K53, khoa Quản lý Văn hóa Nghệ thuật, trường Đại họcVăn hóa Hà Nội, em xin cam đoan đề tài “Công tác tổ chức và quản lý Lễ hộiCarnaval Hạ Long” bảo vệ khóa luận tốt nghiệp năm 2016 là công trình nghiêncứu của riêng em, các kết quả có tính độc lập và chưa công bố nội dung này ởbất kỳ đâu Các số liệu trong khóa luận được sử dụng chân thực dựa trên nguồntài liệu tham khảo, có tính rõ ràng, minh bạch
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự này
Hà Nội, ngày 17 tháng 2 năm 2016
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tên em là Đoàn Thị Thùy Dương, mã sinh viên là 53DQL13031 Là sinh viênkhóa K53, khoa Quản lý Văn hóa Nghệ thuật trường Đại học Văn hóa Hà Nội.Trước tiên, em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến côgiáo, Thạc sỹ Trần Thục Quyên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, nhắc nhở emtrong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu đề tài Khóa luận tốt nghiệp
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn bộ thầy, cô trong trường Đại họcVăn hóa Hà Nội; thầy, cô khoa trong khoa Quản lý Văn hóa Nghệ thuật đã giảngdạy em trong suốt bốn năm học vừa qua, cung cấp cho em những kiến thức nềntảng, kiến thức chuyên môn làm hành trang để em vững bước trong tương lai
Em cũng muốn gửi lời cảm ơn tới cô Vũ Hương Lan, phòng Nghiệp vụVăn hóa, sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh đã giúp đỡ, cung cấp tưliệu và cho em những lời khuyên về chuyên môn trong quá trình nghiên cứu.Cuối cùng, em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, gia đình lànhững người đã luôn kịp thời động viên, giúp đỡ em vượt qua những khó khăntrong cuộc sống
Sinh viênĐoàn Thị Thùy Dương
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
MỞ ĐẦU 6
1 Lý do chọn đề tài 6
2 Mục đích nghiên cứu 7
3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 8
4 Phương pháp nghiên cứu 8
5 Đóng góp của đề tài 8
6 Kết cấu khóa luận 8
CHƯƠNG 1: 9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ LỄ HỘI CARNAVAL 9
1.1 Lễ hội du lịch đường phố và quản lý lễ hội du lịch đường phố 9
1.1.1.Khái niệm lễ hội đường phố 9
1.1.2.Đặc điểm 9
1.1.3.Phân loại 10
1.1.4.Sự hình thành 11
1.1.5.Quản lý Nhà nước về lễ hội 13
1.2 Lễ hội Carnaval Hạ Long 19
1.2.1.Quá trình hình thành lễ hội Carnaval Hạ Long 19
1.2.2.Quá trình phát triển lễ hội Carnaval Hạ Long 20
1.2.3.Ý nghĩa 21
CHƯƠNG 2: 23
CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ LỄ HỘI CARNAVAL HẠ LONG 23
2.1 Thực trạng công tác tổ chức lễ hội Carnaval Hạ Long 23
2.1.1 Công tác chuẩn bị 23
2.1.2 Diễn trình tổ chức lễ hội Carnaval Hạ Long 32
2.2 Thực trạng công tác quản lý Lễ hội Carnaval Hạ Long 35
2.2.1 Hoạt động điều hành tổ chức lễ hội 35
2.2.2 Quản lý các nguồn lực cho tổ chức lễ hội 39
2.2.3 Quản lý nội dung chương trình 41
Trang 42.2.4 Quản lý dịch vụ, vệ sinh môi trường, trật tự công cộng 42
2.2.5 Công tác tổ chức kiểm tra, giám sát trong quá trình tổ chức lễ hội 43
CHƯƠNG 3: 45
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TỔ CHỨC 45
VÀ QUẢN LÝ LỄ HỘI CARNAVAL HẠ LONG 45
3.1 Đánh giá thực trạng công tác tổ chức và quản lý lễ hội Carnaval Hạ Long 45
3.1.1 Những mặt đạt được 45
3.1.2 Những hạn chế 47
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội 48
3.2.1.Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý lễ hội 49
3.2.2.Hoàn thiện nội dung chất lượng chương trình tổ chức lễ hội 49
3.2.3.Công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản quy định của lễ hội 50
3.2.4.Đẩy mạnh công tác quản lý lễ hội 51
3.2.5.Tăng cường quản lý dịch vụ, vệ sinh môi trường, trật tự công cộng 51
3.2.6.Đẩy mạnh công tác xã hội hóa 52
3.2.7.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động lễ hội 52
KẾT LUẬN 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
PHỤ LỤC 59
Trang 5DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND: Ủy ban nhân dân
HĐND: Hội đồng nhân
VHTTL: Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ở cực Đông Bắc của đất nước Việt Nam, Quảng Ninh hội tụ đầy đủ nhữngdạng địa hình đặc trưng của Việt Nam là miền núi, trung du, đồng bằng và biểnđảo, tạo hóa đã ban tặng cho nơi đây, vịnh Hạ Long một di sản, kỳ quan thiênnhiên vào bậc nhất của nhân loại Trải qua tiến trình phát triển của lịch sử, ngàycàng đông đảo cư dân các tộc người khác nhau ở nhiều vùng, miền trong cảnước, đặc biệt là cư dân người Việt (kinh) ở đông bằng sông Hồng đến cư trú.Bởi vậy, văn hóa Quảng Ninh vừa mang tính đặc trưng quy định những yếu tố tựnhiên và xã hội riêng biệt, vừa mang màu sắc đa dạng của văn hóa các vùngmiền và của các tộc người trong nước Điều đó tạo cho Quảng Ninh không chỉ làmột vị trí chiến lược là “phên rệu của Tổ quốc”, vùng đất có nguồn tài nguyênphong phú, đa dạng mà còn là một miền đất có chủ nhân là người Việt cổ Đây
là nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân tạo đặc biệt mà không phải vùng đất nàocũng có được Cùng với trí tuệ của con người Quảng Ninh, nguồn tài nguyên ấy
sẽ trở thành sức mạnh lớn để Quảng Ninh tiếp tục cất cánh bay lên phát triểnbền vững
Thành phố Hạ Long là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh QuảngNinh Được thiên nhiên ưu đãi, Hạ Long không chỉ mang trong mình vẻ đẹpdiễm lệ mà ẩn sâu trong đó là giá trị văn hóa đặc sắc Khi nói đến tiềm năng đểphát triển kinh tế, chúng ta không thể không kể đến tiềm năng về tài nguyênbiển Công nghệ du lịch thực sự trở thành một ngành quan trọng đối với nênkinh tế toàn cầu Đây là ngành kinh tế tổng hợp, ngành kinh tế đặc biệt “ngànhcông nghiệp không khói”… phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của con người.Carnaval Hạ Long là hoạt đông thường niên nằm trong tuần văn hóa du lịchcủa tỉnh Quảng Ninh được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2007, đến nay đã qua 8lần tổ chức, Carnaval Hạ Long đã đạt được những thành công nhất định và đangtrở thành một sản phẩm văn hóa- du lịch đặc sắc riêng có của tỉnh Quảng Ninh.Carnaval Hạ Long sẽ phát huy, tôn vinh tối đa bản sắc, những giá trị văn hóa
Trang 7của dân tộc, tiềm năng văn hóa- du lịch các vùng, miền Và đây cũng là ngày hộicủa nhân dân Quảng Ninh giới thiệu, mời gọi bạn bè, du khách trong nước vàquốc tế hãy đến để chiêm ngưỡng, khám phá di sản, kì quan thiên nhiên Thế giớiVịnh Hạ Long và những di sản văn hóa đa màu sắc được tái hiện, trình diễn bởichính chủ nhân của những di sản văn hóa đó ngày một chau chuốt, tinh xảo, hấpdẫn để những giá trị ấy được lan tỏa tới mọi miền đất nước và quốc tế.
Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, quy mô và tính chất sự kiện không cònđược giữ nguyên bản với tính chất là lễ hội đường phố mà được cải cách đinhiều từ hình thức đến nội dung chương trình, do vậy việc truyền tải thông điệpmang nhiều hạn chế và không còn nhận được sự đón đợi của người dân nhưnhững năm đầu xuất hiện
Là sinh viên ngành Quản lí văn hóa của trường Đại học Văn hóa Hà Nội,may mắn được sinh ra và lớn lên ở thành phố Hạ Long xinh đẹp và được tham
dự từ những chương trình Carnaval đầu tiên, nhận thấy rõ sự thay đổi của
chương trình qua các năm, em muốn chọn đề tài nghiên cứu “Công tác tổ chức
và quản lý lễ hội Carnaval Hạ Long” để tìm hiểu rõ hơn cách thức tổ chức và
quản lý của chương trình để từ đó đóng góp và xây dựng Carnaval trở thành nétvăn hóa của người Hạ Long nói riêng cũng như của tỉnh Quảng Ninh nói chung
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cách thức tổ chức lễ hội đường phố Carnaval nói chung và lễhội Carnaval Hạ Long nói riêng nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh vùng đất,con người, các sản phẩm du lịch Quảng Ninh đến với khách du lịch và các nhàđầu tư trong và ngoài nước, tiếp tục đưa chương trình Carnaval Hạ Long trởthành thương hiệu du lịch đặc sắc
Thông qua chương trình Carnaval, góp phần nâng cao nhận thức của nhândân về hoạt động du lịch, bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gìn và phát huy bảnsắc văn hóa truyền thống của dân tộc Nâng cao công tác quản lý lễ hội từ đó đềxuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tổ chức Carnaval Hạ Long
Trang 83 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Công tác tổ chức và Quản lý Lễ hội Carnaval Hạ Long từ năm 2013 đếnnăm 2015
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Quan sát, khảo sát thực tế
- Phỏng vấn
- Nghiên cứu tài liệu
- Phân tích tài liệu
- Thống kê
5 Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần là nguồn tư liệu, dẫn chứng để duy trì và phát huy lễ hộimới đặc sắc của Quảng Ninh nói riêng cũng như của Việt Nam nói chung Đồngthời thể hiện sự đổi mới và phong phú thêm cho kho tàng tư liệu các lễ hội Vănhóa- du lịch
Đánh giá ý nghĩa, những mặt tích cực để phát huy, khắc phục những thiếusót, tồn tại tại lễ hội Đặc biệt đánh giá cao ý nghĩa của nó đối với hoạt động dulịch tại Quảng Ninh, nhằm giúp cho việc tổ chức và quản lý các năm tiếp theođược hoàn thiện, thành công Góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức vàquản lý lễ hội Carnaval Hạ Long trong thời gian tới
6 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài gồm có 3chương:
CHƯƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỄ HỘI VÀ LỄ HỘI CARNAVAL
Trang 9CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ LỄ HỘI CARNAVAL
1.1.Lễ hội du lịch đường phố và quản lý lễ hội du lịch đường phố
1.1.1 Khái niệm lễ hội đường phố
Carnaval ( Tiếng Bồ Đào Nha) hay Carnival (Tiếng Anh) có nghĩa là Hóatrang Lễ hội Carnaval được tổ chức ngay trước Mùa Chay, các sự kiện thườngdiễn ra trong tháng 2 hàng năm Đây là thời điểm để người Thiên Chúa giáo đónchào mùa xuân, hai tuần trước khi lễ ăn chay bắt đầu Lễ hội Carnaval thường là
sự đan xen giữa các lễ kỉ niệm với những cuộc diễu hành của những người mặc
đồ hóa trang trên đường phố
Carnaval là một lễ hội truyền thống được tổ chức ở các nước tôn giáo La
Mã Một số quốc gia khác theo đạo Tin lành thường không có lễ hội Carnavaltruyền thống hoặc nếu có thì cũng sửa đổi đôi chút so với nguồn gốc lễ hội.Hàng năm, lễ hội Carnaval diễn ra trên toàn thế giới, từ Hati tới Brazil, Canadatới Ecuado, từ Pháp đến Ý, từ Đức đến Áo, Tây Ban Nha
1.1.2 Đặc điểm
Hiện nay, ngày tháng cử hành Carnaval ở các nước và các vùng khác nhau(thường thì nó sẽ diễn ra vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân), hình thức kỉ niệmcũng muôn hình muôn vẻ, những các hoạt động chủ yếu thường là diễu hành, ănuống, hội họp và vũ hội hóa trang
Đặc trưng của lễ hội này là rất tưng bừng và hoành tráng với những đoànngười diễu hành trên đường phố trong đó mọi người đều giả trang, mang mặt nạ,mặc những trang phục lộng lẫy, màu sắc cùng những vũ công samba bốc lửa.Trong các lễ hội Carnaval thì lễ hội của người Brazil được biết nhiều nhấttrên thế giới Tuy nhiên ở các thành phố lớn của các nước khác trên thế giới,Carnaval vẫn rất phổ biến và được xem là sự kiện lớn của mỗi nước
Ở Việt Nam, đã có rất nhiều các hoạt động trình diễn nghệ thuật được gọi
là “ Lễ hội đường phố” trong các sự kiện du lịch như: Festival biển Nha Trang,
Trang 10Festival hoa Đà Lạt, Liên hoan văn hóa nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh,tháng du lịch Hội An, Lễ hội du lịch Hạ Long… Tuy nhiên những lễ hội này vẫnchưa thể đạt được tầm quy mô như các lễ hội đã diễn ra trên thế giới Nhưngkhông thể không khẳng định, các Lễ hội đường phố ở Việt Nam bước đầu đãđem lại những hiệu quả tích cực và để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du kháchkhi đến với lễ hội.
1.1.3 Phân loại
Lễ hội đường phố thường được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau.Việc phân loại giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về từng loại lễ hội, bởi mỗi lễ hộiđều mang những đặc điểm khác nhau và sự phân loại này thường theo một hệthống và nó căn cứ theo các tiêu chí:
● Theo nội dung của lễ hội Carnaval:
Carnaval mang tính chất truyền thống: Nó làm những lễ hội thể hiện cácgiá trị văn hóa truyền thống, đặc trưng phong tục, tập quán của từng vùng miềnhay cả một quốc gia, dân tộc Vì mỗi nơi đều có những nét đặc trưng riêng, mộtcách thể hiện riêng nên khi hoạt động này được tổ chức, nó thu hút đông đảokhách du lịch, nhất là đến từng vùng, miền, khu vực và các quốc gia khác trênthế giới Bởi khi đến với những lễ hội đó, họ có điều kiện được tham gia trựctiếp và có cơ hội tìm hiểu các giá trị văn hóa bản địa thứ mà họ chưa bao giờ tìmthấy
Ví dụ: Carnaval ở Brazil với những vũ điệu latinh cuồng nhiệt đặc trưng,còn Carnaval ở Nothing Hill- London lại gồm những hoạt động so tài giữa cáctay trống…
Đối với Việt Nam, một đất nước mang trong mình cả một dòng chảy củalịch sử lâu đời, của một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc thì việc tạo ra cácsản phẩm văn hóa du lịch đường phố mang đặc trưng riêng có của Việt Nam làđiều không quá khó Nhưng để tổ chức tốt, có hiệu quả và đặc biệt là tạo sự hàilòng, ấn tượng từ phía du khách thì đó còn là một vấn đề và bài toán nan giải cần
có sự chung tay góp sức cũng như đầu tư đúng mức của Nhà nước, đặc biệt là
Trang 11các ban ngành du lịch và các ban ngành có liên quan trong việc xây dựng và đàotạo đội ngũ cán bộ chuyên trách những người trực tiếp tổ chức, theo dõi, giámsát loại hình lễ hội độc đáo này.
Carnaval theo phong cách hiện đại: là loại hình lễ hội bao gồm các hoạtđộng văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống kết hợp với hiện đại Điểm khácbiệt của loại hình này là các tiết mục tham gia khá phong phú và đa dạng,thường có sự tham gia của các đoàn nghệ thuật đến từ các quốc gia khác nhauđến biểu diễn
● Theo qui mô tổ chức
Phần lớn Carnaval được tổ chức có quy mô của một địa phương hay mộtvùng miền, chưa thể đạt tới qui mô của một quốc gia Tuy nhiên, các Carnaval
đó lại là những sự kiện đặc sắc có sức lan tỏa mạnh mẽ, được cả nước biết đếnthậm chí nổi tiếng trên thế giới như: Brazil Carnaval, Notting Hill…
● Theo thời gian diễn ra lễ hội
Các Carnaval đều được tổ chức trong thời gian ngắn khoảng vài ngày, thậmchí trong một vài giờ đồng hồ
Ở Việt Nam, các lễ hội đường phố diễn ra trong một thời gian khá hẹp, dàinhất là 4 ngày
Ví dụ: Carnaval Hạ Long 2010 được diễn ra trong 4 ngày từ ngày29/4/2010- 2/5/2010 01683118154
1.1.4 Sự hình thành
Theo tín ngưỡng thì những người theo đạo Thiên chúa phải ăn chay trongdịp Lễ Lent, còn gọi là “Lễ hội ăn chay” hay Mùa chay, diễn ra vào tháng 3hàng năm Trong suốt thời gian lễ hội ăn chay này, người ta không được phép ăncác thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, sữa, chất béo, đường Do đó, trước khidiễn ra Lễ hội Lent, người ta muốn ăn uống tiệc tùng thỏa thích Đó là khởinguồn của Lễ hội Carnaval Từ “Carnaval” xuất xứ từ cụm từ Carne Levaletrong tiếng latinh, có nghĩa là “ăn thịt thỏa thích” Lễ hội này phải kết thúc đúngmột ngày trước khi bắt đầu Lễ Lent
Trang 12Những nơi đầu tiên tổ chức Carnaval là một số thành thị ở Italia vào thờiTrung cổ Nổi tiếng nhất trong thời gian này chính là Lễ hội hóa trang đườngphố Venice ở Ý Về sau, Lễ hội này được lan truyền sang toàn bộ các quốc giacông giáo ở châu Âu, Bắc Mỹ, vùng biển Caribê và Mỹ La-tinh.
Các lãnh thổ khác trên thế giới cũng phát triển lễ hội truyền thống này theocách riêng của họ Ở Anh, vùng Tây Ấn Độ, lễ hội này mang truyền thốngCarnaval của vùng Caribê
Du nhập về Việt Nam, Carnaval trở thành lễ hội mới do nhà nước tổ chứcnhằm kỉ niệm một sự kiện lịch sử hay một sự kiện văn hóa nào đó Chẳng hạnnhư đối với lễ hội Carnaval, được tổ chức vào dịp 30/4 Ngày giải phóng hoàntoàn miền Nam và ngày 1/5- Ngày Quốc tế lao động, cùng với đó là để khởi đầucho tuần lễ du lịch Hạ Long Tùy theo thời điểm năm kỉ niệm mà hình thành quy
mô lớn nhỏ Tuy vậy, vào những dịp kỉ niệm lớn, mang tính chất của một sựkiện chính trị, còn lại không có sự đồng đều hàng năm và mang tính xã hội rộngrãi Lễ hội như vậy được các nhà tổ chức xây dựng thành những kịch bản chitiết, phân chia thành các bộ phận, giao cho các nhóm diễn viên quần chúng haycác nghệ sĩ tập luyện và sau đó có sự lắp ghép vào một ngày tổng duyệt tổngduyệt trước khi tiến hành chính thức Trong một chừng mực nhất định, những lễhội như vậy có quy mô hết sức hoành tráng và cần sự tham gia của nhiều người,với nhiều thành phần khác nhau, đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi trình độ, chứ khôngphải như lễ hội truyền thống Những sự kiện như thế này có thể coi là một lễ hộimới và sự thành công của lễ hội phụ thuộc vào tài năng của đạo diễn Nếu ngườiđạo diễn có phông văn hóa tốt, có cái nhìn tổng quát và biết khai thác các giá trịvăn hóa truyền thống thích hợp, thì thành công của lễ hội là rất lớn, ngược lại sẽgây ra những phản cảm và hậu quả không lường Ở đây, sự hiểu biết và kết hợphài hòa văn hóa truyền thống với văn hóa đương đại là điều vô cùng quan trọng.Thực tế cho thấy, dù là ngày hội, ngày lễ kỉ niệm hay tổ chức sự kiện thì tínhchất của lễ hội của nó cũng đã hình thành Xu thế phát triển của xã hội trongtương lai, khi mà đời sống ngày càng được nâng cao, thời gian rảnh rỗi tăng lên,
Trang 13nhu cầu văn hóa của người dân càng lớn thì những ngày đó sẽ trở thành nhữngngày hội lớn.
1.1.5 Quản lý Nhà nước về lễ hội
Quản lý nhà nước đối với các hoạt động lễ hội và sự kiện là việc sử dụngcác công cụ quản lý như chính sách, luật pháp, bộ máy và các nguồn lực khác,
để kiểm soát hay can thiệp vào các hoạt động lễ hội và sự kiện nhằm duy trì hệthống chính sách và luật pháp hiện hành có liên quan do nhà nước ban hành.Carnaval là loại lễ hội hiện đại du nhập vào Việt Nam trong những nămgần đây Phạm vi tổ chức các lễ hội này ảnh sự thay đổi của đất nước nói chungcũng như của Quảng Ninh nói riêng Mặt khác điều đó cho thấy xu thế hội nhậpmạnh mẽ của đất nước ta vào cộng đồng thế giới và sự tiếp thu những tinh hoavăn hóa của thế giới vào Việt Nam như một quy luật tất yếu làm giàu thêm vàphong phú thêm cho văn hóa dân tộc
Trong thời gian thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, vớiphương châm Việt Nam là bạn với tất cả, chúng ta mở rộng quan hệ với cácnước trên thế giới
Việc tìm hiểu cấu trúc của lễ hội đó là tìm hiểu những yếu tố tham gia vào
lễ hội và quan hệ giữa những yếu tố đó đã tạo nên một chỉnh thể lễ hội Việc tìmhiểu này sẽ là cần thiết cho công tác quản lý nhà nước đối với lễ hội cũng nhưviệc tổ chức tạo dựng nên những sản phẩm lễ hội sự kiện
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản gửi Thủ tướngChính phủ báo cáo tình hình thực hiện Công điện 162/CĐ-TTg của Chính phủ
về công tác quản lý, tổ chức lễ hội
Sau khi Chính phủ ban hành Công điện 162/CĐ-TTg (ngày 09/2/2011), Bộ
VHTTDL đã cùng các địa phương nơi diễn ra các lễ hội đã triển khai nhiều hoạtđộng cụ thể Bộ đã thành lập 05 đoàn kiểm tra các lễ hội ở nhiều địa phươngtrong nước như: Phú Thọ, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, NamĐịnh, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận,Bình Thuận…
Trang 14Các đoàn công tác đã trực tiếp làm việc với Lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhândân (UBND), Đoàn đại biểu quốc hội của tỉnh, thành và các ngành liên quan củatỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm túc 6 yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công
điện 162/CĐ-TTg và Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng
cao hiệu quả tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận vinh dựnhà nước và các hình thức khen thưởng cao
Bên cạnh đó, Đoàn công tác yêu cầu các địa phương phải xây dựng kếhoạch tổ chức lễ hội với yêu cầu thực hành tiết kiệm, giảm tần suất các Festivalngành nghề các lễ hội VHTTDL, ngày hội văn hoá các dân tộc, vùng, miền đảmbảo quy mô, tần suất từ 4 đến 5 năm/lần, tránh phô trương, lãng phí Trong tổ
chức lễ hội lưu ý không được thương mại hoá, nhất là đối với lễ hội dân gian.
Chú ý yếu tố gốc của lễ hội, khi tổ chức với phương châm lễ hội dân gian trả vềcho dân Nhà nước đứng vai trò chỉ đạo, quản lý, nhân dân thực hiện
Tại các địa phương, thực hiện Công điện 162/CĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, các tỉnh thành đồng loạt có văn bản chỉ đạo các huyện, thị xã, thànhphố trực thuộc tỉnh, các sở, ngành, các ban quản lý di tích nơi diễn ra lễ hội triển
khai thực hiện Công điện Một số tỉnh như Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam,
Quảng Ninh, Phú Thọ lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo và kiểm tra, rà soát côngtác tổ chức lễ hội, điều chỉnh nội dung, chương trình lễ hội phù hợp, phần lễ tổchức tôn nghiêm, phần hội vui tươi lành mạnh
Công tác thanh, kiểm tra tại các nơi tổ chức lễ hội lớn được tăng cường; lựclượng kiểm tra hoạt động lễ hội đã có biện pháp chấn chỉnh, nhắc nhở, xử lý viphạm tại chỗ đối với các biểu hiện có mục đích trục lợi, ngăn chặn và loại bỏnhững biểu hiện thu phí không đúng quy định, lừa gạt khách tham quan
Chính quyền địa phương, ban tổ chức lễ hội đã phối hợp với các lực lượngchức năng có phương án bảo đảm an ninh trật tự cho du khách, giải toả các lềuquán bán hàng lấn chiếm đường đi, tăng cường các phương tiện, phương án phòngcháy chữa cháy, đầu tư cơ sở vật chất, phân tuyến, nâng cấp đường giao thông,khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
Trang 15Sau 3 tháng tổ chức thực hiện Công điện 162/CĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về việc tổ chức và quản lý lễ hội đã có nhiều chuyển biến cụ thể: cấp
ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể chính trị và xã hội đã nhận thức rõ hơn
tầm quan trọng, tính cấp thiết mà Công điện 162/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ đặt ra
Đối với các lễ hội lớn tiêu biểu , UBND cấp tỉnh đã đã chỉ đạo ban quản lý
di tích, lễ hội xây dựng phương án bảo đảm an ninh trật tự, chống ùn tắc giaothông, phòng chống cháy nổ, tạo thuận lợi cho nhân dân tham dự lễ hội
Bên cạnh đó, việc thực hiện nếp sống văn minh tại một số lễ hội lớn đã cóchuyển biến tích cực, nhận thức của nhân dân được nâng cao Đặc biệt, các cơquan thông tấn báo chí đã góp phần tích cực cùng ngành Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, phê phán những tiêu cực trong lễ hội, không quảng bá các hoạt động lễhội có tính thương mại, có hình ảnh phản cảm
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện Công điệncũng còn gặp phải một số hạn chế: một số lễ hội diễn ra trong thời gian ngắn nênviệc người đi lễ hội đổ về dân đến chen chúc, xô đẩy Các ban tổ chức lễ hội đã
có phương án giải tỏa ách tắc giao thông, phương án cấp cứu khá tốt nhưng vẫnkhông tránh khỏi hội chứng đám đông Có một bộ phận chưa có ý thức chấphành quy định của ban tổ chức (xả rác bừa bãi, cố tình đưa đồ mã vào nơi thờ tự,đặt tiền lễ tùy tiện…)
Công tác thanh tra, kiểm tra tuy đã được tiến hành thường xuyên nhưng xử
lý vi phạm còn chưa mạnh, chưa đủ sức răn đe ngăn chặn nên kết quả còn hạnchế Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Quy chế
lễ hội, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, đặc biệt ý thức của người đi lễhội còn nhiều hạn chế, bất cập…
Để tiếp tục triển khai thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ đạt kếtquả, tháng 5/2011, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tại 3 điểm cầu(Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh) sơ kết việc thực hiện công điện162/CĐ-TTg do lãnh đạo Bộ chủ trì Thông qua hội nghị, Bộ VHTTDL đã chỉ
Trang 16đạo các đơn vị và Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thựchiện một số nội dung công việc như:
Tổ chức lễ hội phải đúng quy định, vừa bảo tồn giá trị nguyên gốc, pháthuy giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam, tiếp thu nét văn hóa mới phục vụnhu cầu tinh thần của nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước Hoạtđộng lễ hội phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm tức chặt chẽ,đồng bộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể; tổ chức lễhội theo hướng tiến bộ, văn minh, khoa học và tiết kiệm, xây dựng môi trườngvăn hóa lành mạnh, góp phần tích cực bảo vệ di sản văn hóa dân tộc
Bên cạnh đó, Cục Văn hóa cơ sở tăng cường bổ sung cán bộ để tham mưu
về quản lý lễ hội đường phố; hoàn chỉnh Nghị định quy định về tổ chức cácngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua và hình thức khenthưởng; nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài; xây dựng quy hoạch lễhội toàn quốc và website lễ hội; xây dựng văn bản đề xuất cấp có thẩm quyền tổchức Festival các ngành, nghề Việt Nam; chuẩn bị nội dung liên quan về lễ hội
để Bộ VHTTDL làm việc với Ban tôn giáo Chính phủ (trong quý 4 năm 201l).Thanh tra Bộ chỉ đạo lực lượng thanh tra các Sở VHTTDL tăng cườngthanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý và tổ chức lễ hội, có hìnhthức xử lý kịp thời những sai phạm trong hoạt động tổ chức lễ hội, vi phạm Luật
Di sản văn hoá, xâm hại di tích và ảnh hưởng môi trường
Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng cần khẩntrương sơ kết việc thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ, đánh giá rútkinh nghiệm, kịp thời khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tácquản lý lễ hội được cộng đồng tôn vinh, ghi nhận; tiếp tục triển khai thực hiệnhiệu quả Công điện và các văn bản hiện hành; tiến hành kiểm kê Di sản văn hoáphi vật thể; nghiên cứu mô hình quản lý lễ hội phù hợp với địa phương; nângcao vai trò của ban Tổ chức lễ hội, thống nhất chủ thể quản lý, phân cấp, phâncông trách nhiệm cụ thể để quản lý và tổ chức lễ hội đạt hiệu quả Đảm bảonguyên tắc nhà nước chỉ đạo, quản lý và điều hành, nhân dân tổ chức thực hiện;
Trang 17tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trước và trong lễ hội.
Bên cạnh đó, Bộ VHTTDL cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cần ban
hành Quyết định về việc thực hiện Kết luận 51-KL/TW ngày 22/7/2009 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ
Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; biểu
dương khen thưởng những đơn vị thực hiện tốt Công điện 162/CĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ; chỉ đạo các Bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành thực hiệnnghiêm túc các văn bản hiện hành về lễ hội…
Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Văn hó thông tư liên tịch xây dựng thông tưliên tịch hướng dẫn quản lý sử dụng tiền công đức và đề nghị đài truyền hìnhViệt Nam, đài tiếng nói Việt Nam, các cơ quan báo chí dành thời lượng hợp lýtuyên truyền đối với những lễ hội lớn mang tính sự kiện có ý nghĩa, tránhthương mại hóa trong công tác tuyên truyền làm giảm ý nghĩa của lễ hội, gâyphản cảm cho nhân dân
Đồng thời, Cấp uỷ Đảng, Chính quyền các cấp phải nghiêm túc kiểm điểm,phê bình, nghiêm khắc với những cá nhân đảng viên, cán bộ, công chức vi phạmvăn bản của Thủ tướng về quản lý hoạt động lễ hội Các Đoàn thể phải tích cựcvận động nhân dân thực hiện tốt Kết luận 51-KL/TW ngày 22/7/2009 của BộChính trị (khóa X)
Carnaval là một loại lễ hội mới, phần “hồn” nằm ở tình thiêng liêng- cao cảkhi cả cộng đồng hướng về sự kiện, về những lớp người đã tạo nên sự vĩ đại,lòng tự hào dân tộc… Càng ngày các nhà quản lý càng chú ý tới việc xây dựngnhững cốt lõi giá trị tinh thần cho sự kiện như ý nghĩa, triết lý, tuyên ngônkhông lời của sự kiện
Những yếu tố vật chất trong lễ hội như:
- Thời gian: Thời gian diễn ra lễ hội là kết quả cảm nhận về chu trình vậnđộng khí hậu tự nhiên liên quan đến đời sống động vật và cây cỏ Với lễ hộiCarnaval được tổ chức chủ yếu với mục tiêu quảng bá du lịch thì thời gian đượclựa chọn chủ yếu vào mùa du lịch Chẳng hạn như Carnaval Hạ Long được tổ
Trang 18chức vào dịp 30/4, 1/5…
- Địa điểm: Được hiểu như không gian văn hóa đặc hữu của một lễ hội nhấtđịnh Các lễ hội mới như Carnaval, cần chú ý tới kế thừa yếu tố không giantruyền thống, tính tiện lợi cho du khách và cộng đông tham dự
- Cơ sở vật chất: Cần đảm bảo sân bãi, hệ thống kĩ thuật, hệ thống dịchvụ… Sự đảm bảo về cơ sở vật chất là điều kiện tiên quyết để một lễ hội hay sựkiện được tổ chức thành công
- Đồ ăn uống: Trong các lễ hội mới, đồ ăn thức uống là những thành phầnkhông thể thiếu, thậm chí được quan tâm với tư cách là sản phẩm chính cho một
lễ hội, sự kiện Với các lễ hội và sự kiện ngày nay, ăn uống được cung cấp bởicác hoạt động dịch vụ
- Vị trí nhân sự: Sự sắp xếp nhân sự trong cử hành lễ hội là một công bố vềthứ hạng trong cộng đồng Tuy là một hoạt động tập thể nhưng sự phân côngnhân sự lại khẳng định vị thế của các cá nhân chủ yếu theo các thang bậc thứhạng và quan niệm đạo đức của cộng đồng, vừa có ý tôn vinh, vừa mang địnhhướng giáo dục cho thế hệ sau
- Hoạt động dịch vụ được hiểu như hoạt động mua bán trong dịp lễ hội.Hoạt động dịch vụ ngày nay hết sức đa dạng, đáp ứng các nhu cầu của du khách,thậm chí còn làm cho không gian của lễ hội biến đổi về quy mô, về màu sắc mà
có khi còn làm biến dạng cả hình thức và tính chất của lễ hội Hoạt động dịch vụđược coi là tiêu chuẩn của sự thành công Với các lễ hội quảng bá du lịch haycác sự kiện tiếp xúc khách hàng thì hoạt động phục vụ và dịch vụ luôn là nhómmục tiêu chính
Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều hình thức lễ hội với mô hình quản lý khácnhau đang được thực hành nên không thể áp dụng một mô hình quản lý duy nhấtcho tất cả các hình tức lễ hội, mà cần có sự phối hợp linh hoạt giữa nhà nước vàcộng đồng
Thực tiễn cho thấy, mô hình quản lý nào có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơquan quản lý nhà nước (các ban, ngành liên quan của địa phương) với cộng đồng
Trang 19cư dân địa phương, để cộng đồng phát huy vai trò là chủ thể văn hóa thực sựtrong hoạt động lễ hội, chính quyền quản lý các dịch vụ , an ninh trật tự, an toàncháy nổ vệ sinh môi trường… sẽ hạn chế được nhiều mặt tiêu cực yếu kém đangtồn tại trong lễ hội Cần có sự phân biệt giữa nghi thức khai mạc và nghi thức tế
lễ truyền thống Trong đó, các nghi thức tế lễ truyền thống của lễ hội vẫn docộng đồng thực hiện theo đúng quy trình, đại diện cơ quan nhà nước không nênlàm thay dân, ngay cả với nghi lễ thiêng liêng (dâng hương trong ngày khai hội).Bên cạnh đó, việc thay đổi nghi thức cần xuất phát từ ý tưởng sáng tạo của cộngđồng mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc và giá trị di sản
Không nên đặt vấn đề cấm hay thay đổi một lễ hội cổ truyền chỉ vì các hiệntượng tiêu cực đi kèm, mà cần chủ động xây dựng chiến lược tuyên truyền, giáodục, tạo được sự đồng thuận trong giới khoa học để định hướng cộng đồng,truyền thông
1.2.Lễ hội Carnaval Hạ Long
1.2.1 Quá trình hình thành lễ hội Carnaval Hạ Long
Tháng 12-1994, Vịnh Hạ Long lần đầu tiên được công nhận là Di sản thiênnhiên thế giới Đây là sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng thúc đẩy hoạt động
du lịch của Quảng Ninh phát triển lên một bước mới Và đặc biệt, từ sau sự kiệnnày, để tăng cường quảng bá cho du lịch Quảng Ninh, bắt đầu từ năm 1996, Lễhội Du lịch Hạ Long - Quảng Ninh, kéo dài trong một tuần vào dịp kỷ niệm ngàygiải phóng vùng mỏ 25-4, ngày Đại thắng mùa xuân 30-4 và ngày Quốc tế Laođộng 1-5, đã được tổ chức thường niên Qua các năm, do không ngừng đổi mớitrong công tác tổ chức, với nhiều nội dung hoạt động sinh động, hấp dẫn hơn, Lễhội Du lịch Hạ Long - Quảng Ninh ngày càng thu hút được sự quan tâm của dukhách trong nước và quốc tế Nhưng có lẽ, Lễ hội Du lịch Hạ Long - Quảng Ninhthực sự có ấn tượng nhất phải là từ năm 2007 với một nội dung chương trình khámới mẻ, đó là Carnaval Hạ Long Đây là một hình thức hoạt động lễ hội mangtính cộng đồng vốn không mới ở nhiều nước trên thế giới, nhưng lại khá phù hợpvới tính chất, đặc trưng của lễ hội du lịch Hạ Long- Quảng Ninh
Trang 20Mỗi năm Hạ Long đón khoảng 5 triệu lượt khách du lịch nội địa và quốc tế.Với các giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất, địa mạo, lại là trung tâmcủa nhiều khu vực có nhiều yếu tố đồng dạng bao gồm vịnh Bái Tử Long phíaĐông Bắc, quần đảo Cát Bà và vịnh Lan Hạ phía Tây Nam, vịnh Hạ Long hội tụnhững điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế du lịch với loại hình đa dạng.Quá trình đô thị hóa thành phố Hạ Long diễn ra mạnh mẽ về mọi mặt là một tiền
đã trở thành một thương hiệu du lịch của Quảng Ninh với rất nhiều sự đổi mới,sáng tạo nhằm “Việt hoá” một lễ hội rất “tây” để thu hút du khách bốn phương
1.2.2 Quá trình phát triển lễ hội Carnaval Hạ Long
Cùng với các hoạt động của tuần du lịch Hạ Long, Quảng Ninh, 8 năm qua,Carnaval Hạ Long đã được đông đảo công chúng, du khách trong và ngoài nướchưởng ứng và Carnaval Hạ Long đã đạt được những thành công nhất định, bướcđầu đã và đang trở thành một sản phẩm du lịch- văn hóa đặc sắc của QuảngNinh Kế thừa những ưu điểm từ những chương trình Carnaval đã được tổ chức,những năm qua Carnaval Hạ Long vẫn không ngừng đổi mớ từ nội dung đếnhình thức chương trình để khai thác và phát huy, tôn vinh tối đa bản sắc, nhữnggiá trị văn hóa của dân tộc, tiềm năng văn hóa du lịch của các vùng, miền du lịch
và đây cũng là ngày hội của nhân dân Quảng Ninh giới thiệu, mời gọi bạn bè, dukhách trong nước và quốc tế để chiêm ngưỡng, khám phá kỳ quan thiên nhiênThế giới Vịnh Hạ Long và những di sản văn hóa đa sắc màu
Tổ chức thành công, gây tiếng vang nhiều sự kiện, lễ hội lớn của tỉnh, đấtnước trên cơ sở nguồn lực huy động chủ yếu từ xã hội hóa lên tới hàng ngàn tỷ
Trang 21đồng và được thực hiện bởi chính người dân các dân tộc trên địa bàn có thể xem
là một điểm nhấn mà Quảng Ninh đã làm được trong 8 năm qua Đặc biệt phải
kể đến là chuỗi hoạt động chính và các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm 50 nămthành lập tỉnh, 20 năm thành lập thành phố Hạ Long được tổ chức rộng khắp từtỉnh đến cơ sở Các lễ hội lớn như Lễ hội hoa anh đào, Carnaval Hạ Long được
tổ chức thường niên, thể hiện dấu ấn văn hoá riêng, thu hút hàng triệu du khách
đã dần tạo dựng được thương hiệu của Quảng Ninh
Thời gian qua, Quảng Ninh cũng đã có những bước tiến đáng kể trong việcbảo tồn, phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long Đó là thànhcông trong việc vận động người dân toàn cầu bình chọn cho Vịnh Hạ Long trởthành một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới Việc đầu tư hệ thống cơ
sở hạ tầng dịch vụ, phát huy giá trị Vịnh Hạ Long thời gian qua được làm bàibản, hài hoà với vẻ đẹp của di sản, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách Cácdịch vụ tàu tham quan, lưu trú nghỉ đêm trên Vịnh được đầu tư với chất lượngngày càng cao cấp, tạo thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn riêng có của Vịnh
Hạ Long Vịnh Hạ Long nay đã trở thành một điểm du lịch quan trọng hàng đầutrên bản đồ du lịch quốc gia và quốc tế, mỗi năm đón trên 2,6 triệu lượt kháchquốc tế
Carnaval Hạ Long đã tở thành sự kiện thường niên từ gần chục năm trở lạiđây để chào đón mùa hè Trở thành điểm hẹn của những người yêu biển, yêu lễhội cũng như trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Quảng Ninh
1.2.3 Ý nghĩa
Chương trình Carnaval Hạ Long là hoạt động thường niên của tỉnh QuảngNinh, thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân trong cả nước vàđối tác, du khách nước ngoài, đã từng bước trở thành thương hiệu riêng, độc đáo,góp phần tích cực vào công tác quảng bá hìnhảnh vùng đất, con người QuảngNinh và tôn vinh giá trị Di sản Vịnh Hạ Long- Kỳ quan thiên nhiên mới của Thếgiới với bạn bè trong nước và quốc tế Cùng với sự quan tâm chỉ đạo thườngxuyên của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp và vào cuộc có hiệu quả của
Trang 22các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, địa phương; sự đồng hành hợp tác, góp sứccủa nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp; sự hỗ trợ của các nhà tài trợ, các tổ chứcquốc tế, các công ty lữ hành trong và ngoài nước; các cơ quan thông tấn báo chítrong và ngoài nước và đặc biệt là sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhândân và khách du lịch, Carnaval Hạ Long đã thực sự đem lại cho du khách và nhândân những cảm nhận mới, những khám phá, những trải nghiệm thú vị về mộtvùng đất hội tụ những những kiệt tác và các sắc mầu văn hóa.
Carnaval Hạ Long là hoạt động điểm nhấn nằm trong chuỗi các hoạt độngcủa Tuần Du lịch Hạ Long- Quảng Ninh nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh vềvùng đất, con người, các sản phẩm du lịch Quảng Ninh đến với khách du lịch vàcác nhà đầu tư trong và ngoài nước; tiếp tục đưa chương trình Carnaval trởthành một sản phẩm du lịch đặc sắc, thực sự là ngày hội lớn của nhân dân QuảngNinh, bạn bè và du khách trong nước và quốc tế
Tôn vinh quảng bá giá trị toàn cầu của Di sản thiên nhiên thế giới Vinh HạLong- Kỳ quan thiên nhiên thế giới mới với khách du lịch trong và ngoài nước
Tổ chức thành công, gây tiếng vang nhiều sự kiện, lễ hội lớn của tỉnh, đấtnước trên cơ sở nguồn lực huy động chủ yếu từ xã hội hóa lên tới hàng ngàn tỷđồng và được thực hiện bởi chính người dân các dân tộc trên địa bàn có thể xem
là một điểm nhấn mà Quảng Ninh đã làm được trong 8 năm qua Các lễ hội lớnnhư Lễ hội hoa anh đào, Carnaval Hạ Long được tổ chức thường niên, thể hiệndấu ấn văn hoá riêng, thu hút hàng triệu du khách đã dần tạo dựng được thươnghiệu của Quảng Ninh
Trang 23CHƯƠNG 2:
CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ LỄ HỘI CARNAVAL HẠ LONG
2.1 Thực trạng công tác tổ chức lễ hội Carnaval Hạ Long
2.1.1 Công tác chuẩn bị
Carnaval Hạ Long là hoạt động khai hội mùa du lịch đường phố thườngniên ở thành phố Hạ Long- Quảng Ninh nhằm tăng cường quảng bá hình ảnhvùng đất, con người, các sản phẩm du lịch Quảng Ninh đến khách du lịch và cácnhà đầu tư trong và ngoài nước Là hoạt động hưởng ứng, thiết thực chào mừng
kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Ngày giảiphóng vùng mỏ 1/5 Ngay từ trước khi diễn ra lễ hội, công tác chuẩn bị chochương trình đã được Đảng ủy, UBND, Sở, Ban, Ngành quan tâm và đầu tư BởiCarnaval đã trở thành thương hiệu du lịch không chỉ của Quảng Ninh mà còn nó
đã trở thành món quà lễ hội lớn dành tặng bạn bè trong nước và quốc tế
Hàng năm, Chương trình Carnaval Hạ Long do UBND tỉnh Quảng Ninhchủ trì tổ chức Đơn vị thực hiện là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh QuảngNinh Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh đã ra quyết định thành lậpBan chỉ đạo, Ban tổ chức chương trình dựa trên Kế hoạch của UBND tỉnh Ban chỉ đạo chương trình Carnaval Hạ Long chính là Thường trực UBNDQuảng Ninh và thường trực Tỉnh ủy phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Dulịch được thành lập bao gồm các đồng chí Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh, Giám đốc
Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Quảng Ninh với nhiệm vụ đó là chỉ đạo xâydựng và phê duyệt kế hoạch chương trình Carnaval Hạ Long; chỉ đạo triển khaithực hiện kế hoặc đã đã phê duyệt Ban chỉ đạo còn có chức năng quyết định vềphương hướng thực hiện chương trình Carnaval Hạ Long; huy động và phân bổcác nguồn lực cho chương trình Carnaval Hạ Long Chỉ đạo và và phối hợp giảiquyết những vấn đề liên quan đến chương trình Carnaval Hạ Long Đôn đốc,kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai, thực hiện Chương trình Carnaval HạLong Cùng với nhiệm vụ được thực hiện, Trưởng Ban chỉ đạo quyết định banhành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo
Trang 24Ban tổ chức được thành lập với các đồng chí có tên trong Quyết định vớivai trò cụ thể, phối hợp với lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đơn vị; Văn phòngUBND tỉnh, Sở thông tin- truyền thông, Sở tài chính, Công an tỉnh, Đài phátthanh Truyền hình tỉnh, Tập đoàn than- Khoáng sản Việt Nam cùng với đó làmời lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, đồng chí Bí thưThành đoàn Hạ Long tham gia vào Ban tổ chức Trưởng các phòng, ban, đơn vị:Văn hóa và Thông tin, Văn phòng Hội đồng nhân dân (HĐND) và UBNDThành phố, Tài chính- Kế hoạch, Quản lý đô thị, Y tế, Giáo dục và Đào tạo,Công an thành phố, Tài chính- Kế hoạch, Ban chỉ huy Quân sự, Trung tâm Vănhóa- Thể thao, Đài truyền thanh- Truyền hình, Ban Quản lý các dịch vụ côngích, Điện lực, Bãi Cháy; Chủ tịch UBND các phường Bãi Cháy, Hùng Thắnggiữ vai trò là Ủy viên Ban Tổ chức
Ban tổ chức chương trình có nhiệm vụ tổ chức chương trình Carnaval theo
kế hoạch của Ban chỉ đạo chương trình và các nhiệm vụ cụ thể có liên quan theonhiệm vụ của Trưởng ban tổ chức Chỉ đạo tập luyện đóng trên địa bàn Tổ chức
kí hợp đồng với các bộ phận: âm thanh, ánh sáng, màn hình Thiết kế hình minhhọa cho biểu diễn trên sân khấu và đường phố trong suốt thời gian diễn raCarnaval Hạ Long, pháo hoa sân khấu, đạo cụ, trang phục, xe mô hình, cột nướctrên biển, lắp đặt và trang trí sân khấu Dưới Ban tổ chức thành lập bộ phậnThường trực để giải quyết những công việc cụ thể từ khi bắt đầu đến khi kếtthúc lễ hội và các tiểu ban chuyên môn; Tiểu ban cơ sở vật chất- tài chính- hậucần; Tiểu ban tuyên truyền; Tiểu ban khánh tiết- lễ tân; Tiểu ban an ninh trật tự
và an toàn giao thông… các tiểu ban này có nhiệm vụ giúp ban tổ chức điềuhành công việc chuẩn bị cũng như khi tổ chức lễ hội, đồng thời báo cáo ban tổchức về việc tổ chức chương trình hoạt động Nhiệm vụ của từng thành viêntrong Bộ phận Thường trực và các tiểu ban do Trường bộ phận thường trực,Trưởng các tiểu ban phân công Mỗi tiểu ban có Trưởng tiểu ban, Phó tiểu ban
và các Ủy viên
Trang 25Tuy nhiên, từ năm 2014 lần đầu tiên tỉnh Quảng Ninh giao thành phố HạLong chủ trì tổ chức Cơ quan chủ trì thực hiện chính là UBND thành phố HạLong thành lập Ban chỉ đạo, Ban Tổ chức và các Tiểu ban để triển khai tổ chứcthực hiện, mời lãnh đạo các sở, ngành có liên quan của tỉnh và các địa phươngtrong tỉnh tham gia Cùng với đó, cơ quan phối hợp tổ chức chính là Sở VHTTL
và các sở, ngành, địa phương trong tỉnh thực hiện các nghiệp vụ chuyên mônkhác nhau
Để đảm bảo cho chương trình Carnaval được diễn ra theo đúng kế hoạch vàđược đông đảo công chúng biết tới, các Tiểu ban đã thực hiện kế hoạch và triểnkhai các hạng mục cơ bản Đồng thời triển khai hoạt động tuyên truyền cổ độngtrên các phương tiện thông tin đại chúng
Qua 2 lần tổ chức, với sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Đảng ủy,HĐND, UBND, sự phối hợp hiệu quả của các Sở, Ban, Ngành trên địa bàn toàntỉnh, chương trình đã được tổ chức thành công Triển khai thực hiện theo vănbản chỉ đạo của UBND về Kế hoạch tổ chức Carnaval Hạ Long, Kế hoạch thànhlập Ban chỉ đạo chương trình, Ban chỉ đạo vận động tài trợ, Ban tổ chức chươngtrình và các tiểu ban nội dung- Trang trí khánh tiết, Thông tin truyền thông, Antoàn- an ninh trật tự, Lễ tân hậu cần, Tài chính- Vận động tài trợ, nhóm ekipsáng tạo nghệ thuật trong đó mời lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, đơn vị, địaphương có liên quan tham gia Ngay sau khi được thành lập, Ban chỉ đạo, Ban
tổ chức và các Tiểu ban đã xây dựng kế hoạch theo đúng mục đích, yêu cầu vàtiến độ đã đề ra
Trong quá trình tổ chức, các hạng mục chuẩn bị được phân công rõ ràng, cụthể để đảm bảo không chỉ an ninh trật tự mà còn là tiến độ thực hiện chươngtrình và sự phối hợp giữa Ban chỉ đạo chương trình cùng với cơ quan, chínhquyền các cấp Nhằm đem lại hiệu quả cao, tầm ảnh hưởng sâu rộng tới đôngđảo công chúng
Công tác chuẩn bị các hạng mục sân khâu chính, hệ thống âm thanh, ánhsáng, các khối trình diễn, xe hoa, đạo cụ được đích thân Chủ tịch UBND tỉnh
Trang 26đến kiểm tra, đôn đốc tiến độ Sân khấu và các thiết bị kĩ thuật chuyên dùng chosân khấu Carnaval Hạ Long là điểm nhấn chính trong trang trí tổng thể và cótầm quyết định quan trọng đến chất lượng nghệ thuật của chương trình Sử dụngcác thiết bị âm thanh, ánh sáng chuyên dùng cho biểu diễn sân khấu và lễ hộiđường phố Thiết bị ánh sáng kĩ thuật cao, công nghệ cao Các loại đèn kĩ thuậtchiếu sáng cần phải được thiết kế, cung cấp thiết bị, trang trí mĩ thuật chuyênnghiệp để thực hiện thiết kế, trang trí sân khấu Carnaval để tạo được điểm nhấnqua các năm Màn hình led (60m2/màn hình) tại các khu vực khán đài sân khấu
A, B, C; 2 bên sân khấu chính và khán đài phục vụ du khách khu vực này xemcác hoạt động Carnaval trên cả 02 không gian (trên sân khấu, trên đường bộ) quatruyền hình trực tiếp Kèm theo đó là cấu hình thiết bị âm thanh, ánh sáng sânkhấu chuyên dùng
Phục trang được Ban tổ chức chương trình Carnaval trang bị cho khối diễnviên một cách chu đáo và phong phú để tái hiện lại sắc màu văn hóa địa phươngcũng như để thỏa mãn nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của đông đảo người xem.Phục trang cho các nhóm diễn viên chuyên nghiệp thực hiện nghệ thuật hóa cáctrình diễn dân gian, trò chơi dân gian theo bản sắc văn hóa văn hóa của các tộcngười phù hợp với nội dung cảnh diễn Phục trang của nhóm diễn viên khôngchuyên địa phương thực hiện phần tái hiện các trình diễn văn hóa dân gian củadân tộc và phục trang của dân tộc sẽ sử dụng nguyên bản của địa phương để thểhiện nét phong phú đa màu sắc của tỉnh Quảng Ninh
Công tác đảm bảo vệ sinh, an ninh trật tự đươc Công an thành phố, PhòngQuản lý đô thị đảm nhiệm sát sao, huy động tối đa để chương trình diễn ra thànhcông Ngoài ra Ban tổ chức cũng phân luồng giao thông, bố trí các điểm đỗ xe
và cửa đón khách hợp lý để đại biểu, du khách và người dân đến tham dự lễ hộithuận lợi
Giao sở Thông tin truyền thông đảm bảo công tác tuyên truyền, cung cấpthông tin cho các đơn vị truyền thông, cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoàinước, chuẩn bị kĩ lưỡng nội dung họp báo liên quan đến sự kiện, yêu cầu côngtác lễ tân hậu cần, đón tiếp đại biểu phải được thực hiện chu đáo
Trang 27Sở Tài chính được giao nhiệm vụ về Tài chính và vận động tài trợ Phương
án chi và huy động kinh phí xã hội hóa 100% Phát huy sức mạnh từ xã hội hóa,địa phương đã huy động được nhiều doanh nghiệp, đơn vị tài trợ cho Carnaval.Một số đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vẫn liên tục là đơn vị tài trợ chochương trình Carnaval qua các năm Chẳng hạn như đối với Carnaval năm 2014,Sabeco- Tổng công ty Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn là đơn vị tài trợ sânkhấu và một phần hệ thống âm thanh, ánh sáng với giá trị gần 2 tỷ đồng.Vinacomin, nhà tài trợ thường xuyên của lễ hội cũng đã ủng hộ tiền mặt là 1.5 tỷđồng Nhiều đơn vị khác cũng đã chung tay cùng địa phương tổ chức chươngtrình Carnaval như: Tập đoàn Tuần Châu ủng hộ tiệc chiêu đãi gần 1000 kháchmời dự lễ hội, Bim Group ủng hộ trạm biến áp và một phần đường điện hạ thế;Công ty Điện lực Quảng Ninh góp 2 máy phát điện dự phòng; nhiều khách sạnlớn giảm giá phòng cho các đại biểu về dự Carnaval Theo ông Trần TrọngTrung, Phó chủ tịch UBND thành phố Hạ Long cho biết, tổng kinh phí từ huyđộng xã hội hóa vào khoảng 6-7 tỷ đồng, chưa kể nguồn kinh phí của các địaphương chi cho lực lượng diễn viên quần chúng phục vụ Carnaval
2.1.1.1 Nội dung kịch bản chương trình
Phòng Văn hóa và Thông tin Thành phố Hạ Long là cơ quan thường trực,chủ trì tham mưu cho Tiểu ban nội dung-trang trí khánh tiết và Tiểu ban thôngtin tuyên truyền trong công tác chỉ đạo, phối hợp, điều hành và triển khai thựchiện các nội dung theo kế hoạch
Toàn bộ kịch bản nội dung chương trình cũng như chủ đề luôn được xemxét, thay đổi qua các năm để tạo sự gần gũi, thân thiện, đổi mới trong conceptchương trình
Toàn bộ nội dung chương trình do Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh chỉđạo thực hiện Kịch bản chương trình cũng được Đạo diễn chương trình hìnhthành dựa trên nội dung chương trình đã được chỉ thị từ Tỉnh ủy, UBND tỉnhQuảng Ninh
Trang 28Carnaval 2007 với chủ đề “Đêm Hạ Long huyền ảo” Là năm đầu tiên tổchức, Carnaval Hạ Long đã để lại không chỉ trong lòng du khách mà còn cảngười dân Quảng Ninh bao cảm xúc và hình ảnh ấn tượng Chương trình với sự
có mặt của Hoa hậu Báo Tiền Phong Mai Phương Thúy và một số người đẹp;những kỷ lục gia Việt Nam đã gây được sự quan tâm của nhiều người
Carnaval 2008 mang chủ đề “Hướng tới kì quan thiên nhiên thế giới” Lànăm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong cuộc bầu chọn Vịnh Hạ Long trở thành
1 trong 7 kì quan thiên nhiên của tổ chức New Open World Chính vì vậy, Lễhội Du lịch Hạ Long 2008 nhằm mục đích tạo ra một sự kiện tuyên truyền,quảng bá đặc biệt cho Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long- một địa danhđang đứng đầu trong danh sách cuộc bầu chọn
Để xây dựng thương hiệu “Carnaval Hạ Long” trở thành một hoạt độngthường niên, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế, Carnaval HạLong 2008 đã được dàn dựng rất công phu, cùng một lúc trên biển, sân khấu trên
bờ vịnh và trên đường phố dọc bờ biển với nhiều nội dung đặc sắc: diễu hànhtrên biển, trên đường phố, vũ hội hóa trang, trình diễn máy bay trên vịnh Điểmmới của Carnaval Hạ Long 2008 là hai màn trình diễn trên cạn và dưới nướcdiễn ra song song Chương trình được đầu tư cả về hình thức lẫn nội dung
Bắt đầu từ năm 2014, là năm đầu tiên thành phố Hạ Long được tỉnh QuảngNinh giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức chương trình Carnaval Hạ Long Phối hợpvới sở VHTTDL, UBND các địa phương và các sở, ngành trong tỉnh xây dựng,phê duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức, triển khai tổng thể chươngtrình Carnaval Hạ Long 2014 đảm bảo an toàn, hiệu quả Tuy gặp những khókhăn nhưng chương trình vẫn đạt được những thành công nhất định.Với chủ đề
“Quảng Ninh hội tụ và lan tỏa”- Carnaval Hạ Long 2014 sẽ là một “bữa tiệc vănhóa” Carnaval Hạ Long 2014 sẽ phát huy, tôn vinh tối đa bản sắc, những giá trịvăn hóa của dân tộc, tiềm năng văn hóa du lịch của các vùng, miền, đây cũng làngày hội của nhân dân Quảng Ninh giới thiệu, mời gọi bạn bè, du khách trongnước và quốc tế hãy đến để chiêm ngưỡng, khám phá di sản, kì quan thiên nhiên
Trang 29thế giới Vịnh Hạ Long và những di sản văn hóa đa sắc màu được tái hiện, trìnhdiễn bởi chính những chủ nhân của di sản văn hóa đó ngày một chau chuốt, tinhsảo, hấp dẫn để những giá trị ấy được lan tỏa nhanh tới mọi miền đất nước vàquốc tế.
Carnaval Hạ Long 2015 với chủ đề “Hội tụ tinh hoa- Lan tỏa nụ cười” vớihình thức tổ chức thể hiện rất khác biệt cho thấy tầm quy mô được nâng lên khiCarnaval được diễn ra Carnaval 2015 được biểu diễn song hành trên sân khấu
và dưới đường với những đoàn Carnaval để tạo cho người xem và khán giảTruyền hình cảm nhận đầy đủ về sự mới lạ, tạo được không khí lễ hội đầy đặn
và rực rỡ hơn Chủ đề “Hội tụ tinh hoa- Lan tỏa nụ cười” chính là để ca ngợi về
vẻ đẹp vốn có của vùng đất Quảng Ninh Không chỉ có kì quan thiên nhiên thếgiới mà nó còn mang những tiềm năng vượt trội khác với những danh thắng,những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị khác mà hiếm địa phươngnào sánh nổi Để chứng minh rằng Quảng Ninh chính là nơi “Hội tụ tinh hoa”của đất nước Đồng thời năm 2015 cũng là năm mà tỉnh Quảng Ninh phát độngchương trình “Nụ cười Hạ Long” nhằm quảng bá sâu rộng trong các tầng lớpnhân dân Quảng Ninh- thành phố Hạ Long thể hiên sự thân thiện mến khách, đểgóp phần xây dựng Hạ Long- Quảng Ninh ngày một tốt đẹp hơn, sâu đậm hơntrong lòng du khách
2.1.1.2 Công tác huy động lực lượng và tổ chức luyện tập
Về lực lượng tham gia: Chương trình Carnaval hàng năm chủ yếu huy độnglượng diễn viên chuyên nghiệp trong tỉnh; mời các ca sĩ người Quảng Ninh đãtham gia trên tinh thần tự nguyện, hết lòng vì quê hương; một số diễn viên nổitiếng, diễn viên ở các trường nghệ thuật trong nước; diễn viên phong trào củacác đoàn thể, các ngành, địa phương, các doanh nghiệp trên địa bàn; các đoànnghệ thuật khách mời quốc tế, khách du lịch trong và ngoài nước Lực lượngdiễn viên tham gia tổ chức tập luyện huy động xã hội hóa 5/6 số lượng diễn viêntham gia chương trình Ngoài những diễn viên chuyên nghiệp thì các diễn viênđược huy động tham gia chương trình chính là khối diễn viên chuyên nghiệp
Trang 30Quảng Ninh, sinh viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Du lịch Hạ Long.Nhóm diễn viên ngành than TKV và diễn viên Hội Phật giáo Quảng Ninh dođơn vị tự chi trả cho diễn viên Khối diễn viên tại các huyện, thị xã, thành phốnhư: huyện Đông Triều, thành phố Uông Bí (người Kinh), thị xã Quảng Yên(người Kinh), huyện Hoành Bồ ( người Dao), thành phố Hạ Long ( người Kinh),thành phố Cẩm Phả ( người Kinh và Sán Dìu), huyện Vân Đồn ( người Kinh vàSán Dìu), huyện Ba Chẽ (người Cao Lan, Dao Thanh Y), huyện Tiên Yên(người Sán Chay), người Bình Liêu (người Tày), huyện Đầm Hà (người Kinh),huyện Hải Hà (người Dao), thành phố Móng Cái (người Kinh) nguồn xã hội hóađược huy động tài trợ từ các địa phương Cùng với Sở VHTTDL và thanh niêntỉnh đoàn
Lực lượng tham gia chủ yếu là diễn viên chuyên nghiệp trong tỉnh; mời các
ca sĩ người Quảng Ninh đã thành danh trên tinh thần tự nguyện, hết lòng vì quêhương; một số diên viên nổi tiếng, diễn viên ở các trường nghệ thuật trongnước; diễn viên phong trào của các đoàn thể, các ngành, địa phương , các doanhnghiệp trên địa bàn; các đoàn nghệ thuật khách mời quốc tế, du khách trong vàngoài nước
Chương trình diễn tập về phần kĩ thuật được diễn ra trước khi chương trìnhdiễn ra 2-3 ngày Tổ chức kí hợp đồng với các bộ phận sáng tạo thực hiện theokịch bản đã được lãnh đạo tỉnh phê duyệt Xây dựng thời gian địa điểm tậpluyện báo cáo Tổng đạo diễn biết để kiểm tra Chuẩn bị nguồn điện an toàn vàcung ứng điện cho sân khấu cùng các khối kĩ thuật để phục vụ chương trình hiệuquả nhất
Trang 31Xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện các hoạt động trang trí, khánh tiết.Huy động lực lượng diễn viên tham gia thực hiện các nội dung chươngtrình.
Chỉ đạo lắp đặt sân khấu khán đài
Thực hiện hoạt động quảng cáo của nhà tài trợ
Tổng hợp các ý kiến, các công việc phát sinh báo cáo ban tổ chức
Tổng hợp báo cáo, đề nghị, khen thưởng
2.1.1.4 Vận động tài trợ
- Sở Tài chính tham gia Ban chỉ đạo vận động tài trợ
- Phát huy sức mạnh từ xã hội hóa, hàng năm, chương trình Carnaval đãhuy động được nhiều doanh nghiệp, đơn vị tài trợ cho Carnaval Các đơn vịtrong tỉnh vẫn là những đơn vị đóng góp vào phần rất quan trọng cho thành côngcủa lễ hội như Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Bia- Rượu-Nước giải khát Sài Gòn tài trợ âm thanh, ánh sáng Tập đoàn Vianacomin ủng
hộ tiền mặt cho chương trình Nhiều đơn vị khác trên địa bàn tỉnh cũng đã cónhững hình thức quyên góp khác nhau như như Tập đoàn Tuần Châu hàng nămluôn mở tiệc chiêu đãi khách mời, Bim Group ủng hộ các trạm biến áp và mộtphần đường điện hạ thế, Công ty Điện lực Quảng Ninh góp máy phát điện dựphòng, cùng với đó là nhiều khách sạn giảm giá phòng cho các đại biểu về dựchương trình Carnaval
- Tổ chức vận động các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân ủng hộ kinh phí,huy động các nguồn lực hợp pháp để thực hiện chương trình Carnaval Hạ Long
- Chỉ đạo thực hiện hoạt động quảng cáo của các nhà tài trợ
- Đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ để vận động các doanh nghiệp trên địa bàntỉnh tài trợ kinh phí
- UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tham gia chương trình chủ động huyđộng và cân đối kinh phí để chi cho toàn bộ các hoạt động diễn ra tại chươngtrình
Trang 32- Vận động các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân ủng hộ kinh phí, huyđộng nguồn lực hợp pháp để thực hiện chương trình.
2.1.1.5 Lễ tân- hậu cần
- Xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện các hoạt động lễ tân, hậucần
- Tổng hợp danh sách các đoàn khách và gửi giấy mời
- Chủ trì việc mời, đón, tiếp các đại biểu, khách mời tại các khách sạn vàcác điểm tổ chức; đón, tiễn các đoàn đại biểu, đoàn nghệ thuật, đoàn khách mờiquốc tế từ cửa khẩu sân bay về Hạ Long và ngược lại
- In giấy mời, phù hiệu
- Đảm bảo cung ứng điện, nước, vệ sinh an toàn thực phẩm, thường trựccấp cứu, y tế
2.1.1.6 Việc đảm bảo an toàn, an ninh trật tư
- Thực hiện chỉnh trang đô thị, tăng cường công tác vệ sinh môi trường, anninh trật tự trên địa bàn, đảm bảo an toàn giao thông trước, trong và sau chươngtrình Carnaval Hạ Long
- Xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện các phương án đảm bảo an ninh trật
tự, an toàn cho chương trình Carnaval Hạ Long
- Tổ chức phân luồng giao thông
- Tổ chức các hoạt động cứu nạn cứ hộ
- Huy động tối đa lực lượng an ninh trên địa bàn toàn tỉnh, phân công côngviệc, vị trí rõ ràng nhằm đảm bảo chương trình được diễn ra an toàn
2.1.2 Diễn trình tổ chức lễ hội Carnaval Hạ Long
Carnaval Hạ Long từ năm 2007 đến 2012 được tổ chức tại Khu du lịch BãiCháy- Thành phố Hạ Long Nhưng từ năm 2013, Carnaval Hạ Long được tổchức tại địa điểm mới, khung cảnh rộng rãi nhưng có phần“trống trải”đó làđường Hoàng Quốc Việt, phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, QuảngNinh