Thông qua việc phân tích dữ liệu theo quý từ quý ba năm 2000 đến hết quý bốn năm 2012 tại Việt Nam, bài nghiên cứu này hướng đến việc xác định sự tồn tại của mối tương quan giữa thị trườ
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT
TP.HCM - Năm 2013
Trang 3Tôi tên là : Trần Tuấn Cường
Sinh ngày : 03/02/1986
Nơi sinh : Hải Dương
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự giúp
đỡ tận tình của người hướng dẫn khoa học là PGS TS Phan Thị Bích Nguyệt Các nội dung và kết quả trong nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất cứ công trình nào Số liệu trong mô hình được chính tác giả thu thập,
xử lý và có ghi rõ nguồn gốc Ngoài ra, trong luận văn còn có sử dụng một số trích dẫn từ các nghiên cứu khác có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo và phần trích dẫn Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội Đồng nhà trường
TP Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2013
Người cam đoan
Trần Tuấn Cường
Trang 4Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Phan Thị Bích Nguyệt đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi thực hiện thành công đề tài nghiên cứu của mình
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt những năm học vừa qua Cũng xin gửi lời cám ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình
Trang 51.1 Lý do lựa chọn đề tài 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Kết cấu đề tài 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 5
2.1 Mối tương quan giữa thị trường chứng khoán và các nhân tố kinh tế vĩ mô 5
2.1.1 Thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế 5
2.1.2 Thị trường chứng khoán và lạm phát 9
2.1.3 Thị trường chứng khoán và tỷ giá hối đoái 13
2.1.4 Thị trường chứng khoán và lãi suất 16
2.2 Một số nghiên cứu thực nghiệm gần đây về mối tương quan giữa thị trường chứng khoán và các nhân tố kinh tế vĩ mô 18
2.2.1 Hsing (2013) - Thị trường chứng khoán và các yếu tố kinh tế vĩ mô tại thị trường Nhật Bản 18
2.2.2 Sirucek (2012) - Các nhân tố kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán tại thị trường Mỹ 19
2.2.3 Abdelbaki (2013) - Mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường chứng khoán: bằng chứng từ Bahrain 20
2.2.4 Mohi-u-Din và Mubasher (2013) - Sự tương tác của các nhân tố kinh tế vĩ mô trên thị trường chứng khoán tại Ấn Độ 21
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1 Các biến nghiên cứu 24
3.2 Cơ sở dữ liệu 25
3.3 Phương pháp nghiên cứu 25
Trang 63.3.3 Kiểm định nhân quả Granger 27
3.3.4 Mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM và phương pháp phân tách phương sai VDC 28
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
4.1 Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu 29
4.2 Kiểm định đồng liên kết 29
4.3 Kiểm định nhân quả Granger 31
4.4 Mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM và phương pháp phân tách phương sai VDC 36
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
Trang 7 APT: Arbitrage Pricing Theory – Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá
CPI: Consumer Price Index – Chỉ số giá tiêu dùng
FX: Foreign Exchange – Tỷ giá hối đoái
GDP: Gross Domestic Products – Tổng sản phẩm quốc nội
IMF: International Monetary Fund – Quỹ tiền tệ Quốc tế
LR: Lending rate – Lãi suất cho vay
OLS: Ordinary Least Squares – Phương pháp bình phương bé nhất
USD: United State Dollar – Đô la Mỹ
VAR: Vector Auto Regression – Mô hình vector tự hồi quy
VDC: Variance Decompositions – Phân tách phương sai
VECM: Vector Error Correction Model – Mô hình vector hiệu chỉnh sai số
VND: Vietnamese Dong – Việt Nam Đồng
VNI: Vietnam Index – Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam
VN-Index: Vietnam Index – Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam
Trang 8Bảng 4.2: Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu 30
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định đồng liên kết của các biến trong mô hình 30
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định nhân quả Granger VNI - GDP 32
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định nhân quả Granger VNI - CPI 33
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định nhân quả Granger VNI - FX 34
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định nhân quả Granger VNI - LR 35
Bảng 4.8: Kết quả mô hình VECM với VNI là biến phụ thuộc 36
Bảng 4.9: Kết quả phân tách phương sai với VNI là biến phụ thuộc 37
Bảng 4.10: Kết quả mô hình VECM với GDP là biến phụ thuộc 38
Bảng 4.11: Kết quả phân tách phương sai với GDP là biến phụ thuộc 39
Bảng 4.12: Kết quả mô hình VECM với CPI là biến phụ thuộc 40
Bảng 4.13: Kết quả phân tách phương sai với CPI là biến phụ thuộc 41
Bảng 4.14: Kết quả mô hình VECM với FX là biến phụ thuộc 42
Bảng 4.15: Kết quả phân tách phương sai với FX là biến phụ thuộc 43
Bảng 4.16: Kết quả mô hình VECM với LR là biến phụ thuộc 44
Bảng 4.17: Kết quả phân tách phương sai với LR là biến phụ thuộc 45
Trang 9TÓM TẮT
Từ nhiều năm nay, mối tương quan giữa thị trường chứng khoán và các nhân
tố kinh tế vĩ mô vẫn luôn là một đề tại thu hút được sự chú ý và nghiên cứu của nhiều tác giả Thông qua việc phân tích dữ liệu theo quý từ quý ba năm 2000 đến hết quý bốn năm 2012 tại Việt Nam, bài nghiên cứu này hướng đến việc xác định sự tồn tại của mối tương quan giữa thị trường chứng khoán, mà đại diện là chỉ số thị trường chứng khoán VN-Index, với các nhân tố kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh
tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất cho vay Kết quả thu được từ phân tích quan
hệ nhân quả Granger, đồng liên kết Johansen cũng như mô hình VECM dài hạn và phân tách phương sai đã cung cấp cho chúng ta những bằng chứng về sự tồn tại của mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa thị trường chứng khoán với tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất cho vay cũng như cho thấy vai trò của thị trường chứng khoán trong nền kinh tế
Trang 10CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do lựa chọn đề tài
Xuất hiện từ giữa thế kỷ 15 tại châu Âu với những hình thức sơ khai nhất, thị trường chứng khoán trên thế giới đã trải qua đầy đủ những thăng trầm trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình Đó là những ngày tháng huy hoàng cùng với sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế trong giai đoạn giữa thập niên 70 đến giữa thập niên 80 của thế kỷ trước Đó còn là những ngày tháng kinh hoàng trong tháng 10/1929, ngày thứ hai đen tối 19/10/1987 hay cuộc khủng hoảng kinh tế
1997 tại thị trường châu Á Tuy nhiên, cho đến tận ngày hôm nay, không ai có thể phủ nhận được rằng thị trường chứng khoán đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế của các nước trên thế giới
Nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới đã đưa đến kết luận về sự tồn tại của mối tương quan giữa thị trường chứng khoán và các nhân tố kinh tế vĩ mô Atje và Jovanovic (1993) cũng như Levine và Zervos (1996) cho rằng phát triển tài chính, đặc biệt là phát triển thị trường chứng khoán, ảnh hưởng đến mức độ và tốc
độ tăng trưởng của hoạt động kinh tế Murherjee và Naka (1995) phát hiện giá chứng khoán và các nhân tố kinh tế vĩ mô có mối quan hệ cân bằng kinh tế trong dài hạn Chamberlin (1997), cho thấy các cổ phiếu ngân hàng Mỹ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong tỷ giá đồng đô la Mỹ Feridun (2006) đã tìm ra bằng chứng về mối quan hệ hai chiều giữa thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế ở Canada Menike (2006) phát hiện mối quan hệ ngược chiều giữa lãi suất tín phiếu kho bạc và chỉ số thị trường chứng khoán Sri Lanka Saryal (2007) đưa ra kết luận
sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát đã có tác động mạnh mẽ trong dự báo biến động thị trường chứng khoán ở Thổ Nhĩ Kỳ hơn ở Canada Hay gần đây hơn, Yu Hsing (2013) đã tìm thấy mối quan hệ giữa chỉ số thị trường chứng khoán Nhật Bản với các yếu tố kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, tỷ giá, tỷ lệ lạm phát, chỉ số thị trường chứng khoán nước ngoài…
Trong thời gian qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những biến động không ổn định và chưa phát huy được đầy đủ vai trò của nó trong nền kinh tế Đã có
Trang 11những ý kiến về sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, đồng thời cũng có những quan điểm cho rằng chính sự phát triển không bền vững của thị trường chứng khoán đã dẫn tới tình hình kinh tế bất ổn như hiện nay Việc hiểu rõ mối tương quan giữa thị trường chứng khoán và các nhân tố kinh tế vĩ mô lúc này là một yêu cầu tất yếu để có thể giúp cho thị trường chứng khoán phát triển bền vững, phát huy được vai trò của thị trường chứng khoán trong nền kinh tế Tuy nhiên tại Việt Nam vẫn chưa có những nghiên cứu và những
số liệu phân tích cụ thể để chứng minh sự chính xác của các quan điểm này Chính
vì vậy mà tác giả lựa chọn đề tài “Thị trường chứng khoán Việt Nam trong mối tương quan với các nhân tố kinh tế vĩ mô” để nghiên cứu
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích mối tương quan giữa thị trường chứng khoán và các nhân tố kinh tế vĩ mô tại Việt Nam Từ đó hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp để không chỉ ổn định kinh tế mà còn hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Có như vậy thì thị trường chứng khoán mới phát huy được vai trò kênh huy động vốn hiệu quả của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng
và ổn định của nền kinh tế
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện sẽ giúp chúng ta trả lời được hai câu hỏi:
- Tồn tại hay không sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán?
- Tồn tại hay không sự tác động trở lại của thị trường chứng khoán đối với các nhân tố kinh tế vĩ mô?
Trang 12- Chương 3 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu và các biến dữ liệu được sử dụng trong đề tài
- Chương 4 sẽ đưa ra những phân tích về kết quả nghiên cứu
- Chương 5 sẽ trình bày kết luận và những hạn chế
Trang 13CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1 Mối tương quan giữa thị trường chứng khoán và các nhân tố kinh tế vĩ mô 2.1.1 Thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế
Nhiều năm qua, câu hỏi liệu phát triển thị trường chứng khoán đi trước tăng trưởng kinh tế, hoặc ngược lại, đã được nghiên cứu thực nghiệm và ghi nhận trong nhiều tài liệu kinh tế khác nhau Hầu hết các nghiên cứu kết luận rằng sự phát triển của thị trường chứng khoán và cung cấp dịch vụ trung gian tài chính là rất quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Atje và Jovanovic (1993) cho rằng phát triển tài chính, đặc biệt là phát triển thị trường chứng khoán, ảnh hưởng đến mức độ và tốc độ tăng trưởng của hoạt động kinh tế Bằng cách sử dụng hồi quy giữa các nước khác nhau, họ tìm thấy một mối tương quan đáng kể giữa tăng trưởng kinh tế và giá trị giao dịch của thị trường chứng khoán trên GDP cho 40 quốc gia
Để đánh giá liệu thị trường chứng khoán chỉ đơn thuần là đang phát triển sòng bạc, hay thị trường chứng khoán có vai trò quan trọng liên quan đến tăng trưởng kinh tế, Levine và Zervos (1996) sử dụng hồi quy chuỗi thời gian để đánh giá mối quan hệ giữa phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế Sử dụng dữ liệu trên 41 quốc gia trong giai đoạn 1976-1993, họ nhận thấy rằng sự phát triển thị trường chứng khoán có tương quan cùng chiều với tăng trưởng kinh tế Kết quả nghiên cứu cho thấy thị trường chứng khoán có thể thúc đẩy tăng trưởng thông qua thanh khoản, làm giảm rủi ro đầu tư và cho phép các công ty được tiếp cận thường xuyên với nguồn vốn
Filer và cộng sự (1999) nghiên cứu xem liệu phát triển tài chính gây ra sự tăng trưởng kinh tế, hay đó là một hệ quả của hoạt động kinh tế gia tăng - dựa trên dữ liệu từ 64 quốc gia trong giai đoạn 1985-1997 Kết quả kiểm định nhân quả Granger chứng minh rằng có một mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế trong tương lai cho các nước thu nhập trung bình và thấp, nhưng điều này không được tìm thấy ở các nước thu nhập cao với sự phát triển của nhiều cơ chế tài chính thay thế Họ cũng thấy rằng không có tác động của việc
Trang 14gia tăng hoạt động trên thị trường chứng khoán tới tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển, nơi thiếu các khuôn khổ thể chế thích hợp cản trở khả năng của các thị trường này hoạt động Vì vậy, để có một tác động lớn trong việc tăng tốc độ tăng trưởng dài hạn, họ đề nghị rằng chính sách công cộng và viện trợ quốc tế nên hướng trực tiếp đến việc giới thiệu, bồi dưỡng thị trường chứng khoán, đồng thời cũng cần tạo ra một khuôn khổ thể chế cho hoạt động của thị trường chứng khoán trong đó không có tham nhũng và kiểm soát quá mức của chính phủ
Rousseau và Wachtel (2000) xem xét mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán, các ngân hàng và tăng trưởng bằng cách sử dụng phân tích các khoảng thời gian ngắn để đánh giá tự tương quan cho một tập hợp số liệu hàng năm của 47 nước
từ 1980-1995 Kết quả cho thấy cả hai việc phát triển thị trường chứng khoán và phát triển ngành ngân hàng đã giải thích cho tăng trưởng kinh tế
Khan và Senhadji (2000), nghiên cứu trên 159 quốc gia, trong giai đoạn
1960-1999, về mối quan hệ giữa độ sâu tài chính và tăng trưởng kinh tế Hệ số hồi quy của các chỉ số độ sâu tài chính đại diện bởi vốn hóa thị trường chứng khoán là cùng chiều và rất có ý nghĩa, cho thấy một mối quan hệ cùng chiều giữa phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng
Arestis và cộng sự (2001), trong khi sử dụng phương pháp chuỗi thời gian và
dữ liệu hàng quý từ năm quốc gia công nghiệp phát triển, thấy rằng thị trường chứng khoán góp phần vào tăng trưởng kinh tế dài hạn Tuy nhiên, phát hiện của họ cho thấy rằng hệ thống tài chính ngân hàng có tác động lớn hơn để thúc đẩy tăng trưởng dài hạn hơn so với những nhân tố thị trường Họ cũng thấy rằng sự đóng góp của thị trường chứng khoán trong tăng trưởng kinh tế đã được phóng đại bởi các nghiên cứu sử dụng hồi quy tăng trưởng xuyên quốc gia
Minier (2002), dựa trên phân tích hồi quy và dữ liệu của Levine và Zervos (1998), nghiên cứu xem sự tương quan một phần giữa tăng trưởng và phát triển tài chính có khác nhau dựa trên mức độ phát triển tài chính và kinh tế quốc gia Nghiên cứu cho thấy có mối tương quan thuận giữa phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế ở các nước có mức vốn hóa thị trường cao Tuy nhiên, mối quan
Trang 15hệ này không xuất hiện cho các nước có mức vốn hóa thị trường thấp Phát hiện này cũng được hỗ trợ bởi Rioja và Valev (2004), khi xem xét các tác động của phát triển tài chính trên các nguồn tăng trưởng trong các nhóm khác nhau của các quốc gia Arestis và cộng sự (2005), phân tích vai trò tiềm năng của cấu trúc tài chính và phát triển tài chính trong tăng trưởng kinh tế trong 14 quốc gia, sử dụng một chuỗi thời gian và phương pháp bảng điều khiển không đồng nhất năng động Kết quả của
họ cho thấy rằng đối với phần lớn các quốc gia, cơ cấu tài chính là quan trọng trong việc giải thích tăng trưởng kinh tế
Adjasi và Biekpe (2006) nghiên cứu tác động của sự phát triển thị trường chứng khoán tăng trưởng kinh tế tại 14 quốc gia châu Phi, sử dụng phân tích dữ liệu bảng năng động Phát hiện của họ có ba điểm Thứ nhất, kết quả của họ cho thấy một mối quan hệ cùng chiều giữa phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế của nhóm các nước châu Phi Thứ hai, thị trường chứng khoán chỉ đóng một vai trò cùng chiều trong sự phát triển của giữa các nước châu Phi có thu nhập cao Cuối cùng, căn cứ trên cơ sở vốn hóa thị trường, phát triển thị trường chứng khoán đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng chỉ đúng cho thị trường có mức vốn hóa nhất định Kết quả cho thấy các nước châu Phi có thu nhập thấp và thị trường chứng khoán kém phát triển cần phải phát triển hơn và phát triển thị trường của họ - để nhận ra lợi ích kinh tế từ thị trường chứng khoán
Feridun (2006) phân tích mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán, lãi suất trái phiếu và tăng trưởng kinh tế ở Canada và Mỹ đã phát hiện thị trường chứng khoán góp phần làm tăng trưởng kinh tế thông qua các chức năng riêng có của mình phản ánh một cách trực tiếp và gián tiếp như huy động vốn nhàn rỗi, tạo ra tính thanh khoản cho các khoản vốn đầu tư, đa dạng hóa rủi ro, cải thiện việc cung cấp thông tin và tạo động cơ cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn so với các hình thức huy động vốn truyền thống khác Với một thị trường vốn linh hoạt, thông suốt, rủi ro liên quan đến đầu tư có xu hướng giảm, góp phần thu hút các nhà đầu tư làm gia tăng triển vọng tăng trưởng kinh tế trong dài hạn Đặc biệt mối quan hệ hai
Trang 16chiều giữa thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế đã được tìm thấy ở Canada
Akinlo, A E và Akinlo, O O (2009) nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế cho bảy quốc gia châu Phi trong giai đoạn 1980-2004, sử dụng kiểm định giới hạn độ trễ phân phối tự hồi quy
và kiểm định nhân quả Granger trong bối cảnh của khuôn khổ VECM Các kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng sự phát triển thị trường chứng khoán có tác động lâu dài cùng chiều đối với tăng trưởng Kiểm định nhân quả Granger trong khuôn khổ VECM tiếp tục cho thấy một mối quan hệ một chiều chạy từ phát triển thị trường chứng khoán tới tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, quan hệ nhân quả Granger trong khuôn khổ VAR ngắn hạn cho thấy quan hệ nhân quả hai chiều giữa phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế cho Bờ Biển Ngà, Kenya, Ma-rốc và Zimbabwe Trong trường hợp của Nigeria, một chứng cứ yếu của quan hệ nhân quả một chiều chạy từ tăng trưởng kinh tế để phát triển thị trường chứng khoán được tìm thấy
Zivengwa và cộng sự (2011) khám phá những quan hệ nhân quả giữa phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế ở Zimbabwe trong giai đoạn 1980-2008 Sử dụng phân tích chuỗi thời gian, kết quả cho thấy một liên kết đơn hướng nhân quả chạy từ phát triển thị trường chứng khoán tới tăng trưởng kinh tế Alajekwu, Udoka Bernard và Achubu, Austin A (2012) sử dụng dữ liệu trong
15 năm từ năm 1994 đến năm 2008 để nghiên cứu vai trò của phát triển thị trường chứng khoán tới tăng trưởng kinh tế Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chu chuyển
có một tương quan rất mạnh với tăng trưởng kinh tế Cũng thế, vốn hoá thị trường chứng khoán cũng có mối tương quan chắn chắn với tỷ lệ chu chuyển chứng khoán Nghiên cứu này bao hàm thanh khoản có khuynh hướng kích thích tăng trưởng kinh
tế ở Nigeria và vốn hoá thị trường ảnh hưởng tới thanh khoản thị trường
Kolapo và Adaramola (2012), nghiên cứu tác động của thị trường vốn Nigerian tới tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn từ 1990 – 2010, tác giả cho thấy thị trường vốn Nigeria và tăng trưởng kinh tế có mối liên kết trong dài hạn thông qua
Trang 17kiểm định đồng liên kết Kiểm định nhân quả Granger cho thấy mối quan hệ hai chiều giữa GDP và giá trị giao dịch và quan hệ một chiều từ vốn hoá thị trường tới GDP
Ho và Odhiambo (2012) đã xem xét các mối quan hệ nhân quả giữa phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế ở Hồng Kông - sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian hàng năm từ 1980-2010 Nghiên cứu sử dụng ba chỉ số để đo lường sự phát triển của thị trường chứng khoán, cụ thể là: giá trị vốn hóa, giá trị giao dịch và doanh thu thị trường chứng khoán, tất cả đều được thể hiện dưới dạng một tỷ lệ của GDP Các tác giả đã sử dụng kiểm định giới hạn độ trễ phân phối tự hồi quy để kiểm tra mối liên kết này Kết quả thực nghiệm cho thấy quan hệ nhân quả giữa phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào chỉ số sử dụng để đo mức độ phát triển thị trường chứng khoán Khi vốn hóa thị trường chứng khoán được sử dụng như chỉ số để phát triển thị trường chứng khoán, tương quan một chiều từ sự phát triển thị trường chứng khoán đến tăng trưởng kinh tế được tìm thấy Điều này áp dụng không phân biệt là quan hệ nhân quả được kiểm tra trong thời gian ngắn hoặc trong thời gian dài Tuy nhiên, khi doanh thu thị trường chứng khoán được sử dụng, tương quan từ tăng trưởng kinh tế để phát triển thị trường chứng khoán lại được tìm thấy chiếm ưu thế trong ngắn hạn và trong dài hạn, trong khi một tương quan từ sự phát triển thị trường chứng khoán dẫn đến tăng trưởng kinh tế chỉ được tìm thấy trong các kiểm định ngắn hạn Các quan hệ nhân quả giữa giá trị giao dịch và tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, không mang lại bất kỳ mối quan hệ nhân quả lâu dài từ hai hướng Chỉ có quan hệ nhân quả ngắn hạn từ tăng trưởng kinh tế đến giá trị giao dịch được phát hiện trong trường hợp này
2.1.2 Thị trường chứng khoán và lạm phát
Mối quan hệ giữa lạm phát và thị trường chứng khoán đã được kiểm tra rộng rãi trong các tài liệu Bằng chứng thực nghiệm là khá hỗn hợp và có thể được phân thành ba loại Một số nghiên cứu hỗ trợ sự tồn tại của một mối quan hệ cùng chiều
Trang 18giữa hai biến, một số khác lại tìm ra mối quan hệ ngược chiều, và cuối cùng đã có những nghiên cứu mà không tìm thấy bất kỳ mối quan hệ giữa hai biến
Khil và Lee (2000) quan sát mối quan hệ giữa lợi nhuận chứng khoán thực tế
và lạm phát tại Mỹ và 10 quốc gia châu Á Thái Bình Dương cho giai đoạn
1990-1997 Sự tương tác của các rối loạn sản lượng thực tế và tiền tệ xuất hiện để giải thích mối quan hệ giữa lợi nhuận chứng khoán và lạm phát ở ít nhất chín quốc gia
Ở những nước này, các rối loạn sản lượng thực tế dẫn đến tương quan nghịch giữa lợi nhuận chứng khoán và lạm phát, trong khi rối loạn tiền tệ mang lại quan hệ cùng chiều trong mối quan hệ giữa lợi nhuận chứng khoán và lạm phát Tuy nhiên, Indonesia và Malaysia không đi theo mô hình nêu trên Ở Malaysia, cả hai thành phần thực và tiền tệ mang lại một mối quan hệ cùng chiều giữa lợi nhuận cổ phiếu
và lạm phát Tại Indonesia, cả hai thành phần thực và tiền tệ mang lại một mối quan
hệ ngược chiều giữa lợi nhuận cổ phiếu và lạm phát
Ioannides, Katrakilidis và Ho (2002) nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi nhuận thị trường chứng khoán và tỷ lệ lạm phát cho Hy Lạp trong giai đoạn 1985-2000 Nghiên cứu này đã cố gắng để phân tích nhằm xem xét thị trường chứng khoán Hy Lạp có phải là một nơi an toàn cho các nhà đầu tư Bằng chứng thực nghiệm phân loại các mối quan hệ thành ba loại Trước tiên, có mối quan hệ cùng chiều giữa lợi nhuận thị trường chứng khoán và lạm phát, phù hợp với giả thuyết Fisher Các tác giả sử dụng kỹ thuật kiểm định đồng liên kết, kiểm định giới hạn độ trễ phân phối
tự hồi quy kết hợp với kiểm định nhân quả Granger để kiểm tra tác động dài hạn và ngắn hạn giữa các biến có liên quan cũng như chiều của những hiệu ứng này Có một mối quan hệ ngược chiều từ lạm phát đến thị trường chứng khoán trong giai đoạn đầu tiên Kết quả này phù hợp với Fama (1981) Trong giai đoạn thứ hai, đã có một quan hệ nhân quả chạy từ lợi nhuận thị trường chứng khoán đến lạm phát Bằng chứng cũng cho thấy quan hệ nhân quả chạy từ lạm phát trở lại thị trường chứng khoán trong giai đoạn thứ hai Giai đoạn thứ hai cho thấy mối quan hệ hỗn hợp phù hợp với kết quả nghiên cứu của Spyrou (2001)
Trang 19Al-Khazali (2003) đã nghiên cứu giả thuyết Fisher tổng quát cho chín thị trường chứng khoán ở các nước Châu Á: Australia, Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Thái Lan Kết quả thu được nói rằng thực tế lợi nhuận trên cổ phiếu phổ thông và tỷ lệ lạm phát dự kiến là độc lập Lạm phát không xuất hiện để giải thích sự thay đổi trong lợi nhuận chứng khoán, lợi nhuận cổ phiếu cũng không giải thích sự thay đổi trong lạm phát kỳ vọng Các quá trình ngẫu nhiên của lợi nhuận cổ phiếu danh nghĩa không bị ảnh hưởng bởi lạm phát kỳ vọng Nghiên cứu không tìm thấy hoặc là một phản ứng ngược chiều nhất quán của lợi nhuận chứng khoán với những cú sốc về lạm phát và phản ứng ngược chiều của lạm phát phù hợp với những cú sốc trong lợi nhuận cổ phiếu trong tất cả các nước Giả thuyết Fisher tổng quát đã bị từ chối trong tất cả các nước
Saryal (2007) nghiên cứu tác động của lạm phát đến thị trường chứng khoán ở Thổ Nhĩ Kỳ và Canada Ông đã kiểm tra hai câu hỏi Đầu tiên, làm thế nào lạm phát tạo ra những biến động trên thị trường chứng khoán, được ước tính bằng cách sử dụng lợi nhuận chứng khoán danh nghĩa Thứ hai, mối quan hệ có khác nhau giữa các quốc gia với mức độ khác nhau của lạm phát hay không Các dữ liệu Canada và Thổ Nhĩ Kỳ đã được chọn để so sánh trên cơ sở mức độ lạm phát của họ Lý do của các quốc gia được lựa chọn bởi vì Thổ Nhĩ Kỳ là một đất nước thị trường mới nổi với tỷ lệ lạm phát cao và Canada là một quốc gia phát triển với tỷ lệ lạm phát thấp Kết quả cho thấy khi tỷ lệ lạm phát cao hơn, lợi nhuận cổ phiếu danh nghĩa cao hơn phù hợp với hiệu ứng Fisher Kết quả cho thấy tỷ lệ lạm phát là một trong những yếu tố quyết định cơ bản của điều kiện biến động thị trường chứng khoán đặc biệt là
ở một đất nước lạm phát cao như Thổ Nhĩ Kỳ Sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát đã
có tác động mạnh mẽ trong dự báo biến động thị trường chứng khoán ở Thổ Nhĩ Kỳ hơn ở Canada
Aliyu (2010) đã ước tính một mô hình GARCH phi tuyến cho biến động lợi nhuận chứng khoán hàng tháng và lạm phát trong hai nước Tây Phi là Nigeria và Ghana Ảnh hưởng bất đối xứng của lạm phát và biến động lợi nhuận cổ phiếu đã được điều tra sử dụng cả tỷ lệ lạm phát và mức trung bình của ba tháng tỷ lệ lạm
Trang 20phát ở hai nước Kết quả cho thấy rằng lạm phát là một trong những yếu tố quyết định cơ bản biến động thị trường chứng khoán trong hai thị trường Nhưng, tỷ lệ lạm phát trước đó đã được tìm thấy đã tác động ít hơn so với trung bình của ba tháng tỷ lệ lạm phát trên cổ phiếu trả về biến động trong hai thị trường Những kết quả này, do đó, sẽ có ích cho các nhà đầu tư và các nhà vận hành thị trường ở hai nước trong việc đưa ra tốt quyết định danh mục đầu tư trước biến động trong thị trường chứng khoán Các nhà hoạch định chính sách cũng có thể đưa ra các biện pháp để kiểm soát lạm phát do tác động bất lợi của nó trên thị trường chứng khoán
Katrakilidis, Lake và Trachanas (2012) phân tích tác động của các cú sốc lạm phát trên thị trường chứng khoán Hy Lạp Các tác giả đã phát hiện một mối quan hệ cùng chiều trong dài hạn giữa cổ phiếu và lạm phát Chính sách tiền tệ nới lỏng làm tăng cả hai thị trường chứng khoán và lạm phát (Thorbecke, 1997; Bordo và Wheelock, 2004) Những tác động không đối xứng trong thời gian dài, tiếp tục cho thấy sự can thiệp chống lạm phát gây ra một tác động nhỏ hơn về lợi nhuận thị trường chứng khoán hơn lạm phát Các nhà đầu tư sử dụng thị trường chứng khoán như một hàng rào chống lại lạm phát Tỷ lệ lạm phát giảm làm điều chỉnh danh mục đầu tư và do đó chúng ta sẽ thấy được tác động ngược chiều lên chỉ số thị trường chứng khoán Cộng đồng đầu tư ước tính độ lớn của áp lực lạm phát và tiền thu được để mua chứng khoán để có được bảo vệ chống lại sự mất giá trị của tài sản của
Trang 21họ Chính sách thắt chặt tiền tệ, được sử dụng như một công cụ chống lạm phát, ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận thị trường chứng khoán (Conover, 1999; Durham, 2001) Lý do là, cho những lợi ích của đa dạng hóa quốc tế, các nhà quản lý danh mục đầu tư hoạt động nên bán cổ phiếu trong nước mà ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ của mình
2.1.3 Thị trường chứng khoán và tỷ giá hối đoái
Cùng với tăng trưởng kinh tế, lạm phát, mối tương quan giữa thị trường chứng khoán và tỷ giá hối đoái cũng là một đề tài dành được nhiều sự quan tâm và cũng đã
có không ít những nghiên cứu về vấn đề này với những kết quả đáng được lưu tâm Frank và Young (1972) được coi là những người tiên phong nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu Nghiên cứu của họ đã kết thúc với những kết quả mà hai biến không có liên quan đáng kể nhưng đó chính là bước gợi
mở cho sự phát triển của nhiều nghiên cứu sau này
Jorion (1990, 1991), Bodnar và Gentry (1993), và Bartov và Bodnar (1994) hỗ trợ tất cả các kết quả thực nghiệm của Frank và Young (1972)
Naeem và Rasheed (2002) nghiên cứu các mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái cho bốn quốc gia nam châu Á trong giai đoạn từ 1994-2000 sử dụng dữ liệu hàng tháng Họ kết luận rằng không có mối quan hệ ngắn hạn và lâu dài giữa giá cổ phiếu và tỷ giá ở Pakistan và Ấn Độ Không có mối quan hệ ngắn hạn cũng
đã được tìm thấy cho Bangladesh và Sri Lanka, tuy nhiên, mối quan hệ dài hạn giữa giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái tồn tại ở hai quốc gia này Một nghiên cứu khác được tiến hành bởi Lutfur Rahman và Jashim (2009) đã nghiên cứu mối quan hệ giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái cho ba nước mới nổi Nam Á nước Pakistan, Ấn Độ và Bangladesh Họ không tìm thấy mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái đối với các thị trường mới nổi
Ang và Ghallab (1976) đã nghiên cứu làm thế nào các công ty đa quốc gia Mỹ phản ứng với sự biến động của USD trong khoảng thời gian tháng tám năm 1971 đến tháng ba năm 1973, và kết luận rằng do hiệu quả của thị trường chứng khoán,
Trang 22giá chứng khoán điều chỉnh một cách nhanh chóng với những thay đổi trong tỷ giá hối đoái Aggarwal (1981) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa USD và giá chứng khoán Mỹ trong thời gian năm năm (1974-1978), và kết luận rằng USD và giá chứng khoán Mỹ có tương quan cùng chiều
Smith (1992), sử dụng các mô hình khác nhau để điều tra các mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái, và kết luận rằng giá trị của các cổ phiếu có ảnh hưởng đáng kể đối với tỷ giá hối đoái
Libly (1993) sử dụng ba phương pháp khác nhau để lựa chọn kiểm định cho các quan hệ nhân quả Nghiên cứu cho thấy rằng có quan hệ nhân quả một chiều trong đó giá cổ phiếu tác động đến tỷ giá, nhưng không có mối quan hệ nhân quả ngược lại
Sử dụng dữ liệu hàng ngày trong giai đoạn 1985-1991 trong tám nền kinh tế tiên tiến, Ajayi và Mougoue (1996), cho thấy sự biến động tỷ giá hối đoái có tác động đáng kể rất mạnh với giá cổ phiếu của các nền kinh tế này
Yu, Q (1997), sử dụng dữ liệu hàng ngày từ ba thị trường khác nhau (Hồng Kông, Tokyo và Singapore) cho giai đoạn (1983-1994) và tìm thấy một quan hệ nhân quả một chiều từ tỷ giá đến giá cổ phiếu Singapore, và quan hệ nhân quả hai chiều cho thị trường Tokyo
Abdalla và Murinde (1997), sử dụng phương pháp tiếp cận đồng tích hợp để kiểm tra bất kỳ mối quan hệ nhân quả trong tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu trong bốn thị trường châu Á Pakistan, Ấn Độ, Hàn Quốc và Philippines Ở Pakistan và Hàn Quốc, họ đã không tìm thấy bất kỳ quan hệ nhân quả nào, nhưng họ phát hiện quan hệ nhân quả một chiều từ tỷ giá hối đoái đến giá cổ phiếu ở Ấn Độ và ngược lại ở Philippines
Chamberlin (1997), cho thấy các cổ phiếu ngân hàng Mỹ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong tỷ giá đồng đô la Mỹ Pan, Fok và Lui (1999), báo cáo kết quả thực nghiệm tương tự mà tỷ giá hối đoái là nhân tố tác động vào giá cổ phiếu
Sử dụng dữ liệu từ các nước phát triển và đang phát triển Moradoglu, Taskin
và Bigen (2001), phát hiện mối quan hệ nhân quả một chiều từ tỷ giá hối đoái đối
Trang 23với lợi nhuận cổ phiếu Duy nhất họ tìm thấy quan hệ nhân quả hai chiều giữa các biến ở Mexico
Granger, Huang và Yang (2000) đã tiến hành một nghiên cứu chi tiết về thị trường Philippines và Hàn Quốc và kết luận rằng ở Philippines quan hệ nhân quả một chiều tồn tại giữa thị trường chứng khoán và tỷ giá hối đoái, và chiều của quan
hệ nhân quả là từ thị trường chứng khoán đến tỷ giá hối đoái
Mansoor (2000) không tìm thấy có mối quan hệ lâu dài giữa giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái, nhưng tìm thấy mối quan hệ nhân quả một chiều từ giá cổ phiếu với tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn
Sheng và Shuh (2004) đã nghiên cứu biến động lan toả giữa thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối trong khoảng thời gian tháng 5 năm 1979 đến tháng Giêng năm 1999, và kết luận rằng biến động thị trường chứng khoán ảnh hưởng đáng kể tới biến động của thị trường ngoại hối
Erbaykal và Okuyan (2007) đã nghiên cứu 13 nước đang phát triển và nhận thấy quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và tỷ giá tồn tại trong tám nước và quan hệ nhân quả hai chiều được tìm thấy trong ba quốc gia
Sevuktekin và Nargelecekenler (2007), phát hiện quan hệ nhân quả cùng chiều
và hai chiều giữa các biến tài chính từ thị trường Thổ Nhĩ Kỳ cho giai đoạn
1986-2006
Horobet và Ilie (2007) nghiên cứu về mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán Rumani và tỷ giá hối đoái Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ nhân quả một chiều từ giá cổ phiếu tới tỷ giá hối đoái cho toàn bộ thời gian và giai đoạn thứ hai, và một mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tiên Kết quả kiểm định Granger chỉ ra rằng tỷ giá hối đoái là biến hàng đầu cho giá cổ phiếu và thị trường chứng khoán điều chỉnh khá mạnh với những thay đổi trong tỷ giá hối đoái trong thời gian một tháng
Agrawal và cộng sự (2010) nghiên cứu thực nghiệm giữa sự biến động của lợi nhuận cổ phiếu và chuyển động của tỷ giá hối đoái Rupi-Dollar, về mức độ phụ thuộc lẫn nhau và quan hệ nhân quả Kiểm định nhân quả Granger đã được áp dụng
Trang 24cho hai biến, chứng tỏ quan hệ nhân quả một chiều chạy từ lợi nhuận cổ phiếu đến
tỷ giá ngoại tệ, có nghĩa là, sự gia tăng lợi nhuận của thị trường chứng khoán Ấn Độ gây ra một sự suy giảm trong tỷ giá hối đoái
2.1.4 Thị trường chứng khoán và lãi suất
Lãi suất đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến đấu chống lại lạm phát hay sự nóng lên quá mức của nền kinh tế Một tỷ lệ thấp hơn trong lãi suất sẽ làm giảm chi phí vay cho ngành công nghiệp, có thể làm tăng động lực cho các chủ doanh nghiệp để mở rộng kinh doanh của họ Mặt khác, khi tăng lạm phát, ngân hàng trung ương của hầu hết các nước sẽ tăng lãi suất cơ bản để hạ nhiệt nền kinh tế của họ
Theo Murherjee và Naka (1995), giá chứng khoán và các nhân tố kinh tế vĩ
mô có mối quan hệ cân bằng kinh tế trong dài hạn Lãi suất là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu Điều này được chứng minh bởi các nghiên cứu khác nhau như nghiên cứu tại Singapore của Maysami và Koh (2000), cũng như nghiên cứu tại 29 thị trường mới nổi ở châu Á, Mỹ Latin, châu Mỹ, châu Phi và Trung Đông của Adjasi và Biekpe (2006) và Eita (2011)
Các phương pháp kinh tế lượng được thực hiện bởi Eita (2011) cho thấy, giá
cả thị trường chứng khoán Namibia bị ảnh hưởng bởi lãi suất Kết quả bằng cách sử dụng tỷ lệ chiết khấu như biến đại diện của lãi suất cho thấy, lãi suất và giá cổ phiếu
có mối quan hệ ngược chiều Tác giả giải thích rằng trong chính sách tiền tệ, nếu Ngân hàng Trung ương thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng thông qua việc giảm lãi suất, thanh khoản thị trường sẽ tăng lên, tiền sẽ chảy vào thị trường Bên cạnh
đó, dòng tiền sẽ được tăng lên sau khi được chiết khấu về giá trị hiện tại Kết quả là, đầu tư trở nên hấp dẫn hơn và tăng giá cổ phiếu
Menike (2006) đã kiểm tra những tác động của lãi suất trên giá cổ phiếu ở thị trường chứng khoán Sri Lanka Tác giả đã sử dụng dữ liệu hàng tháng từ tháng 9/1991 đến tháng 12/2001 và lãi suất tín phiếu kho bạc như biến đại diện của lãi suất trong khi chọn chỉ số thị trường chứng khoán Colombo như biến đại diện của
Trang 25giá cổ phiếu Hồi quy đa biến cho thấy có sự tác động ngược chiều của lãi suất tín phiếu kho bạc trên giá cổ phiếu trong thị trường chứng khoán Colombo Tác giả giải thích rằng bất cứ khi nào lãi suất tín phiếu kho bạc tăng, nhà đầu tư sẽ chuyển từ thị trường chứng khoán để mua trái phiếu, khiến giá cổ phiếu giảm
Điều này được hỗ trợ bởi Sohail và Hussain (2011), những người đã nghiên cứu mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu ở Pakistan bằng cách sử dụng phương pháp kiểm định đồng liên kết Johansen Nghiên cứu của họ tiến hành bằng cách sử dụng lãi suất tín phiếu kho bạc kỳ hạn ba tháng như biến đại diện cho lãi suất và dao động trong khoảng từ tháng 10/1991 đến tháng 6/2008 Kết quả cho thấy lãi suất tín phiếu kho bạc kỳ hạn ba tháng đã có một tác động lâu dài có ý nghĩa ngược chiều đến giá cổ phiếu ở Pakistan
Mashayekh và cộng sự (2011) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa lãi suất và giá chứng khoán giá ở Iran Lãi suất được chỉ báo bằng lãi suất huy động trong khi giá
cổ phiếu được chỉ định bởi chỉ số thị trường chứng khoán Tehran Họ đã sử dụng dữ liệu hàng tháng từ tháng 4/1998 đến tháng 12/2008 để thực hiện mô hình hồi quy và phương pháp kiểm định đồng liên kết Johansen Kết quả cho thấy có mối quan hệ
có ý nghĩa và ngược chiều giữa lãi suất tiền gửi ngân hàng và giá cổ phiếu Nói cách khác, sự tăng lên trong các lãi suất huy động sẽ làm giảm giá cổ phiếu Các tác giả
đã giải thích rằng thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán là đối thủ cạnh tranh Suy giảm của lãi suất trên thị trường tiền tệ sẽ làm tăng giá cổ phiếu do tác động thay thế Trong giả thuyết về tác động thay thế, giảm lãi suất sẽ hạ thấp chi phí cơ hội nắm giữ tiền mặt
Tuy nhiên, Kurihara và Nezu (2006) lại thấy rằng lãi suất không có mối quan
hệ với giá chứng khoán ở Nhật Bản trong nghiên cứu của họ Bằng cách sử dụng lãi suất trong nước như các biến đại diện của lãi suất, họ kiểm tra dữ liệu từ tháng 3/1992 đến tháng 3/2005 bằng các kiểm định đồng liên kết Lý do được giải thích ở đây có thể là do lãi suất của Nhật Bản gần như bằng không do chính sách lãi suất bằng không trong năm 1999 và chính sách nới lỏng định lượng tiền tệ trong năm
2001
Trang 262.2 Một số nghiên cứu thực nghiệm gần đây về mối tương quan giữa thị trường chứng khoán và các nhân tố kinh tế vĩ mô
thị trường Nhật Bản
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên số liệu của thị trường chứng khoán và các nhân tố kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, tỷ giá, tỷ lệ lạm phát, chỉ số thị trường chứng khoán nước ngoài ở Nhật Bản trong khoảng thời gian 1975-2009 Sản xuất công nghiệp cao hơn, tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GDP thấp hơn, lãi suất thực tế trong nước thấp hơn hoặc lạm phát kỳ vọng thấp hơn sẽ làm tăng chỉ số thị trường chứng khoán Nhật Bản Chỉ số thị trường chứng khoán Nhật Bản và tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu dụng cũng cho thấy một mối quan hệ phi tuyến, là cùng chiều khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu dụng tương đối thấp và là ngược chiều khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu dụng tương đối cao Chỉ số thị trường chứng khoán Nhật Bản và tỷ lệ cung tiền M2/GDP cũng thể hiện một mối quan hệ phi tuyến Một tỷ lệ M2/GDP cao hơn sẽ làm tăng (giảm) các chỉ số thị trường chứng khoán Nhật Bản nếu nó là ít hơn (lớn hơn) so với giá trị 100,87% Kết quả của một mối quan hệ đảo chiều giữa chỉ số thị trường chứng khoán Nhật Bản và tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu dụng hoặc tỷ lệ M2/GDP là một sự khác biệt lớn với những phát hiện của hầu hết các nghiên cứu trước đây tại thị trường Nhật Bản Mukherjee và Naka (1995) cho thấy sự gia tăng cung tiền M1 làm tăng giá cổ phiếu Nhật Bản Cũng Mukherjee và Naka (1995) cho thấy sự mất giá của đồng yên làm tăng giá cổ phiếu Nhật Bản trong khi Choi (1995) và Ajayi và Mougoue (1996) chứng minh rằng một sự đánh giá cao đồng yên làm tăng giá cổ phiếu Nhật Bản Nieh và Lee (2001) lại không tìm thấy bằng chứng của một mối quan hệ dài hạn giữa giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số gợi ý chính sách Để duy trì một thị trường chứng khoán lành mạnh, các nhà chức trách cần phải giảm giá đồng yên, giảm tỷ lệ M2/GDP, và theo đuổi tăng trưởng kinh tế, chính sách tài khóa thận trọng
và duy trì lãi suất thấp cũng như tỷ lệ lạm phát thấp Kết quả của một mối quan hệ
Trang 27phi tuyến giữa chỉ số thị trường chứng khoán Nhật Bản và tỷ lệ M2/GDP hoặc tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu dụng có ý nghĩa chính sách cực kỳ quan trọng Tăng cung tiền để thích tăng hoạt động kinh tế và kinh doanh sẽ có lợi cho thị trường chứng khoán miễn là tỷ lệ M2/GDP không vượt quá giá trị 100,87% Quá nhiều cung tiền so với GDP dự kiến sẽ tăng kỳ vọng lạm phát và làm tổn hại đến thị trường chứng khoán Mối quan hệ phi tuyến giữa chỉ số thị trường chứng khoán Nhật Bản và tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu dụng cũng cho thấy rằng sự mất giá của đồng yên sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho Nhật Bản hơn là tác động ngược chiều, như các tác động cùng chiều của xuất khẩu sẽ cao hơn miễn là tỷ giá đó không thấp hơn giá trị 52.44
Dựa trên kết quả của các mô hình hồi quy tuyến tính được xác định bằng cách
áp dụng phương pháp bình phương bé nhất OLS, các mô hình theo dõi tác động của biến được lựa chọn trên chỉ số Dow Jones có ý nghĩa thống kê đáng kể Mô hình này cũng khẳng định sự đúng đắn của các lý thuyết kinh tế về tác động của nhân tố kinh tế vĩ mô tới giá cổ phiếu Mối tương quan nghịch giữa lạm phát và giá cổ phiếu tương ứng với kết quả của Sharpe (2002), Ritter, Warr (2002) Kết quả nghiên cứu
Trang 28cũng đề cập đến tầm quan trọng tương đối nhỏ của cung tiền liên quan đến giá cổ phiếu, điều này khác với kết quả của số Musilek (1997), Poire (2000), Shostack (2003) cho rằng cung tiền là một trong những yếu tố quan trọng nhất
Yếu tố quan trọng nhất đối với cả hai mô hình là lạm phát và thất nghiệp và cả hai đều có tác động ngược chiều đến giá cổ phiếu Yếu tố quyết định quan trọng nhất của chỉ số S&P 500 là lãi suất và tỷ lệ thất nghiệp, trong khi sản xuất công nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp, tiếp theo là thay đổi lãi suất và giá dầu, có tác động lớn nhất trên chỉ số Dow Jones Kết quả là, giả thuyết về một liên kết mạnh mẽ hơn của các biến "công nghiệp" và chỉ số Dow Jones đã được xác nhận Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng mặc dù đây là chỉ số mang tên "công nghiệp", khu vực công nghiệp được thể hiện bằng chỉ số Down Jones chỉ bằng xấp xỉ 16% và đa số cổ phiếu là từ công nghệ, tài chính và người tiêu dùng lĩnh vực hàng hóa Với các kết quả được trình bày trong bài viết này tương ứng với lý thuyết kinh tế và xác nhận mức ý nghĩa thống kê cho chỉ số Dow Jones, tác giả kiến nghị các nhà đầu tư nên sử dụng chỉ số Dow Jones để phân tích cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ vì những lý
do lịch sử lâu dài của nó và cấu trúc của nó dựa trên bình quân giá Ngoài ra, như đã nói bởi Gobry (1996), chỉ số này được coi là chỉ số niềm tin trên thị trường thế giới
2.2.3 Abdelbaki (2013) - Mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố kinh tế vĩ
mô và phát triển thị trường chứng khoán: bằng chứng từ Bahrain
Trong bài nghiên cứu này, mục tiêu mà tác giả theo đuổi là trả lời được câu hỏi: kinh tế vĩ mô sẽ giúp đỡ trong việc phát triển thị trường chứng khoán như thế nào? Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các mô hình tự hồi quy
để phân tích và tìm ra mối tương quan giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán Các nhân tố vĩ mô được tác giả đưa vào mô hình gồm: lãi suất thực, lạm phát, tỷ lệ tiết kiệm/GDP, tỷ lệ đầu tư/GDP, cung tiền M2/GDP và thu nhập bình quân trong khi giá trị vốn hóa thị trường/GDP được tác giả lựa chọn để đo lường sự phát triển của thị trường chứng khoán Để tránh những ảnh hưởng của
Trang 29cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến dữ liệu phân tích, tác giả chỉ lựa chọn số liệu từ năm 2000 đến năm 2007
Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy thu nhập bình quân, đầu tư trong nước, phát triển hệ thống ngân hàng, dòng vốn tư nhân và tăng tính thanh khoản thị trường chứng khoán là các yếu tố quyết định quan trọng đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán Bahrain Các kết quả của nghiên cứu này hỗ trợ cho các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về mối tương quan giữa các nhân tố kinh tế vĩ
mô và thị trường chứng khoán
Những phát hiện của nghiên cứu này đã mang đến những kiến nghị về chính sách quan trọng đối với Bahrain Thứ nhất, thanh khoản thị trường chứng khoán đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán Bahrain Cải thiện tính thanh chính là cách đẩy nhanh đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán Bahrain Thứ hai, bài viết này cung cấp bằng chứng cho thấy
sự ổn định kinh tế vĩ mô là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển thị trường chứng khoán Chính phủ Bahrain nên tập trung vào vấn đề này bằng cách thực hiện các chính sách vĩ mô một cách hiệu quả Thứ ba, sự phát triển của một hệ thống ngân hàng là rất quan trọng cho sự phát triển thị trường chứng khoán Bahrain nên sử dụng chính sách để tiếp tục phát triển hệ thống ngân hàng Thứ tư, Bahrain nên thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích dòng vốn chảy nhiều hơn vào thị trường chứng khoán Bahrain cùng với thúc đẩy đầu tư trong nước Cuối cùng, tăng trưởng kinh tế là một nhân tố quan trọng cho sự phát triển thị trường chứng khoán Vì vậy, việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng đối với Bahrain để phát triển thị trường chứng khoán
vĩ mô trên thị trường chứng khoán tại Ấn Độ
Trong lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại, lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT) giả định rằng lợi nhuận trên tài sản là một hàm tuyến tính của các yếu tố kinh
tế vĩ mô khác nhau hoặc chỉ số thị trường mà sự nhạy cảm với những thay đổi trong