1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GỈAI PHÁP PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTM CP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI.PDF

79 293 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 827,17 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGỌC QUYÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NHTM CP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGỌC QUYÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NHTM CP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính – Ngân h à n g Mã số : 603112 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. L Ê TH ÀNH LÂN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân, được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu của tôi trong suốt thời gian qua. NGUYỄN THỊ NGỌC QUYÊN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH 10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH 11 ngày 15/06/2004 . 2/ Báo cáo kết quả hoạt động k in h d oa nh năm 2007, 2008, 2009 của Vietinbank Đồng Nai 3/ Quy chế phát hành Giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định 07/2008/QD-NHNN ngày 24/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: 4/ Sách Quản trị Ngân hàng thương mại của PGS TS Trần Huy Hoàng, NXB Lao động xã hội năm 2007. 5/ Sách Ngân hàng thương mại của GS TS Lê Văn Tư , NXB Thống kê. 6/ PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê. 7/ TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê. 8/ PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học kinh tế quốc dân. 9/ Nghị định số 59/2009/N Đ -CP ngày 16/07/2009 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của ngân hàng thương mại . 10/ Toàn văn cam kết của Việt Nam gia nhập Tổ Chức thương mại thế giới, NXB Lao động Xã Hội, TP.HCM 11/ Một vài luận văn của các khoá trước 12/ Các website: http://www.sbv.gov.vn http://www.vietinbank.com.vn http://www.luatvietnam.com.vn http://taichinhvietnam.net http://www.vietnam.gov.vn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT T Ắ T ATM : Auto Teller Machine – Máy rút tiền tự động Vietinbank : Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam CSTT : Chính sách tiền tệ DTBB : Dự trữ bắt buộc GDP : Tổng sản phẩm quốc nội NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTW : Ngân hàng Trung ương ODA : Official Development Assistance – Hỗ trợ phát triển chính thức TCTD : Tổ chức tín dụng USD : Đôla Mỹ VND : Đồng Việt Nam WB : World Bank – Ngân hàng thế giới WTO : World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới NH : Ngân hàng DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU, ĐỒ T H Ị Kiểu Nội dung Tr a n g Sơ đồ Hệ thống tổ chức 26 Mô hình Bộ máy tổ chức NHNCT Đồng Nai 28 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008-2010 31 Đồ thị 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008-2010 32 Bảng 2.2 Quy mô hoạt động kinh doanh của NHTMCP CT Đồng Nai từ năm 2008 đến 2010 32 Bảng 2.3 Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm 2008-2010 35 Bảng 2.4 Cơ cấu huy động vốn theo các thành phần kinh tế 42 Bảng 2.5 Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn 42 Đồ thị 2.5 Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn 43 Bảng 2.6 Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền từ năm 2008 – 2010 (nội tệ, ngoại tệ) 44 Đồ thị 2.6 Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền từ năm 2008 – 2010 (nội tệ, ngoại tệ) 44 Bảng 2.7 So Sánh tình hình huy động vốn của các NHTM trên địa bàn 45 Đồ thị 2.7 So Sánh tình hình huy động vốn của các NHTM trên địa bàn 45 PHẦN MỞ ĐẦU Hệ thống ngân hàng ngày nay phát triển mạnh mẽ và được xem là hệ thần kinh của nền kinh tế. Trong điều kiện thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ chưa phát triển, hệ thống ngân hàng Việt Nam giữ vai trò chủ lực trong việc làm trung gian giữa tiết kiệm và đầu tư, giữa tác nhân thừa vốn và tác nhân thiếu vốn. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động vào hệ thống NHTM còn chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với tổng nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Hiện nay, hầu hết các NHTM đều thiếu vốn trung dài hạn, khó tìm kiếm các nguồn vốn ổn định với chi phí hợp lý và phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Do vậy, yêu cầu tăng vốn huy động với quy mô và chất lượng cao là hết sức cần thiết. Trước xu thế hội nhập kinh tế của khu vực và toàn cầu cộng với sự cạnh tranh khá gay gắt, Vietinbank Đồng Nai đã và đang cố gắng tìm mọi biện pháp khai thác tối đa những nguồn vốn hiện còn tiềm tàng trong xã hội để có nguồn vốn ổn định, phong phú và phù hợp với nhu cầu đầu tư. Xuất phát từ tầm quan trọng của nguồn vốn đối với sự phát triển kinh tế quốc gia và hoạt động của Vietinbank Đồng Nai, tôi chọn đề tài “Giải pháp phát triển huy động vốn tại NHTMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai” 1. Mục đích nghiên c ứu : Mục đích chính của luận văn là từ những lý thuyết nghiên cứu được phân tích thực trạng huy động vốn của Vietinbank Đồng Nai, đưa ra các giải pháp tăng huy động vốn, ổn định nguồn vốn kinh doanh của Chi nhánh. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên c ứu : - Những vấn đề cơ bản về huy động vốn của NHTM. - Đánh giá thực trạng huy động vốn của Vietinbank Đồng Nai trong 3 năm 2007-2009 để tìm ra các ưu, nhược điểm và nguyên nhân tồn tại trong huy động vốn. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả dựa vào phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp để giải quyết vấn đề nêu ra. Số liệu trong luận văn được thu thập và xử lý qua 2 n guồn: - Dữ liệu nội bộ trong hệ thống Vietinbank Đồng Nai - Dữ liệu ngoại vi thu thập từ các nguồn: sách báo, các phương tiện truyền thông, báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước và một số NHTM trên địa bàn. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên c ứu - Hệ thống hóa các phương thức huy động vốn của NHTM trong nền kinh tế thị trường. - Phân tích thực trạng huy động vốn, cơ cấu huy động vốn tại Vietinbank Đồng Nai để tìm ra những nhược điểm cần khắc phục. - Đề xuất các giải pháp tăng cường huy động vốn cho Vietinbank Đồng Nai. 5. Kết cấu của luận v ă n Luận văn có độ dài 68 trang, được bố cục như sau: Phần mở đầu. Chương 1: Cơ sở lý luận huy về động vốn của NHTM. Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại NHTM CP Công thương Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai Chương 3: Giải pháp phát triển nguồn vốn huy động tại NHTMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai. Kết luận. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 1.1. Những vấn đề cơ bản về nguồn vốn hoạt động của NHTM: 1.1.1. Các nguồn vốn kinh doanh của NHTM Huy động các nguồn vốn khác nhau trong xã hội để kinh doanh là hoạt động trọng tâm của NHTM. Trong bảng cân đối vốn kinh doanh, toàn bộ nguồn vốn của NH thể hiện bên tài sản Nợ (bao gồm các khoản nợ phải trả cho người khác và vốn điều lệ). 1.1.1.1 Vốn điều lệ Vốn điều lệ của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM góp được từ các nguồn hình thành khác nhau. Đối với NH thương mại nhà nước vốn này do Ngân sách Nhà nước cấp, đối vối NH thương mại cổ phần thì do cổ đông đóng góp, đối với NH liên doanh thì do các bên liên doanh góp, đối với NH 100% vốn nước ngòai do hội sở chính của họ cấp. Vốn của tổ chức tín dụng bao gồm vốn điều lệ và vốn bổ sung trong quá trình hoạt động như: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ được trích từ lợi nhuận ròng hàng năm theo một tỷ lệ nhất định nhằm tăng cường vốn chủ sở hữu của NH; quỹ dự phòng tài chính để bù đ ắp rủi ro trong quá trình kinh doanh; lợi nhuận chưa phân bổ và các quỹ nghiệp vụ khác (quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, khấu hao, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ kỹ thuật NH,…). Đặc điểm của nguồn vốn này là rất ổn định, có chức năng bảo vệ, hoạt động và điều chỉnh. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NH nhưng lại rất quan trọng vì nói lên thực lực, quy mô của NH và là cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác, là khởi đầu tạo uy tín của NH trên thị trường tài chính. 1.1.1.2. Vốn huy động Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu của NHTM, được hình thành từ hoạt động huy động tiền gửi trên thị trường, thực chất là tài sản bằng tiền của người gửi mà NH tạm thời quản lý và sử dụng, với nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ theo thỏa thuận với khách hàng. Với tiền nhàn rỗi của khách hàng, Ngân hàng cho vay hoặc đầu tư để kiếm lời. Đối với người gửi tiền, ngoài tiền lãi thì nhu cầu giao dịch tiện lợi nhanh chóng và an toàn được họ quan tâm khi gửi tiền vào NH. Đối với bản thân NH, vốn huy động là nguồn chủ yếu, luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn. Nó tạo ra nguồn lực tài chính, phục vụ cho hoạt động kinh doanh NH. Nguồn vốn huy động gồm có: a) Tiền gửi của các doanh nghiệp và dân cư. b) Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá khác… c) Tiền gởi của các tổ chức tín dụng và định chế tài chính khác. 1.1.1.3. Các khoản vay NHTM có thể đi vay tiền để thực hiện một số đối tượng kinh doanh cụ thể, đồng thời chấp nhận các ràng buộc riêng trong từng hợp đồng vay. NHTM có thể - Vay NHNN Việt Nam dưới hình thức vay hay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá. - Vay của các TCTD trong và ngoài nước. - Vay thanh toán. Người ta thường nói đến vốn vay trên thị trường liên ngân hàng nhưng đang bị nhà nước hạn chế. 1.1.1.4. Nguồn vốn điều hòa trong hệ thống Các NHTM hoạt động trên các địa bàn khác nhau nên luôn xuất hiện tình trạng chi nhánh NH này thừa vốn trong khi chi nhánh khác lại thiếu vốn. Hội sở chính sẽ điều phối vốn, chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu, giúp NH nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 1.1.1.5. Nguồn vốn trong thanh toán: Trong chức năng trung gian thanh toán NHTM cũng có một khoản vốn gọi là khoản vốn trong thanh toán như vốn trên tài khoản ký quỹ mở thư bảo lãnh, tài khoản tiền gửi bảo chi séc và các khoản tiền phong tỏa. 1.1.1.6. Nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư và các nguồn vốn khác Đây là nguồn vốn mà NH TM nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay theo mục đích và đối tượng được chỉ định hay thực hiện những chương trình, dự án định trước theo hợp đồng uỷ thác. NH được hưởng phí [...]... CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI 2.1 Giới thiệu về NH Công thương Việt Nam (Vietinbank) 2.1.1 Sơ lược về Vietinbank Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập từ năm 1988, theo chủ trương chuyển đổi hệ thống NH thành 2 cấp, tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là một ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò, trụ cột tại Việt Nam Theo tên gọi... Nam số 142/GPNHNN, ngày 03/07/2009) Ngày 20/07/2009: Quyết định chuyển đổi, thay đổi tên Sở giao dịch, chi nhánh, Văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (theo quyết định số 117/BB-HĐQT-2009-n của Chủ tịch HĐQT NHTMCPCT Việt Nam) 2.1.3 Các hoạt động chính của NHTMCP Công Thương Việt Nam 2.1.3.1 Huy động vốn Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại... 25/12/2008: tổ chức thành công việc bán đấu giá cổ phiếu lấn đầu tiên ra công chúng Ngày 04/06/2009: Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Ngày 08/07/2009: Công bố Quyết định đổi tên Ngân hàng Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (theo giấy phép thành lập và hoạt động của Thống đốc NHNN Việt Nam số 142/GPNHNN, ngày... Nhà nước có tên Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam) Ngày 21/09/1996: Thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam) Ngày 15/04/2008: Ngân hàng Công thương Việt Nam đổi tên thương hiệu từ INCOMBANK sang tên mới VIETINBANK Ngày 31/07/2008: Ngân hàng Công thương Việt Nam đón nhận "Chứng chỉ... ứng nhu cầu vốn cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đảo quốc 1.3.5 Bài học kinh nghiệm huy động vốn cho Việt Nam - X ây dựng chi n lược tăng trưởng nguồn vốn huy động trên cơ sở cân nhắc giữa lợi nhuận và chi phí Đồng thời phải luôn cân nhắc tốc độ tăng nguồn vốn huy động như thế nào là hợp lý so với dư nợ - Tận dụng nguồn vốn ngoại tệ để bổ sung các khoản thiếu hụt trong huy động vốn nhưng... nguồn vốn huy động được vào NHTM càng lớn Hệ số tiết kiệm cận biên quyết định khả năng huy động tiền gửi dân cư Việc tập họp đủ vốn kinh doanh quyết định khả năng huy động tiền gửi của đơn vị kinh tế - Tâm lý và thói quen tiêu dùng củc người dân cũng ảnh hưởng đến việc a huy động vốn của NHTM Ở các nước phát triển, nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt qua NH rất phát triển Ở các nước đang phát triển, ... động vốn 1.1.5.1 Giới hạn huy động vốn (H1) Nhằm đảm bảo an toàn trong kinh doanh, ngân hàng không được huy động quá nhiều vốn dẫn đến có thể mất khả năng chi trả Cách tính: H1 = (Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn huy động) *100% Trong đó: - Vốn chủ sở hữu: bao gồm vốn điều lệ thực có, quỹ dự trữ và dự phòng, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận giữ lại - Tổng nguồn vốn huy động bao gồm: tiền gửi không... giới hạn tín dụng vốn huy động như vừa phân tích ở trên 1.1.5.5 Chi phí huy động vốn cho nguồn tiền gửi và phi tiền gửi Trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt, ngân hàng cần phải quản lý được chi phí huy động vốn Chi phí huy động = lãi phải trả cho các khoản tiền gửi +Chi phí phi quản lý Ngân hàng muốn tăng lợi nhuận thì phải hạ thấp chi phí này bằng cách tăng tỷ trọng huy động nguồn vốn tiền gửi thanh... ngân hàng phát hành để huy động vốn ngắn hạn, trong đó ngân hàng cam kết trả lãi được hưởng và vốn gốc cho nhà đầu tư khi đến hạn Ngân hàng còn phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn ngắn hạn Ở Việt Nam trong thời gian qua, các NHTM cổ phần ít sử dụng hình thức huy động này so với các NHTM nhà nước + Giấy tờ có giá dài hạn: Trên thực tế các NHTM cần lượng vốn rất lớn và dài hạn hơn, có thể phát hành... NHNN Việt Nam Theo đó giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn, trong đó xác định nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền cụ thể trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện cam kết khác giữa Tổ chức tín dụng và Người mua Các Ngân hàng Việt Nam huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi (chi m 94% tổng nguồn vốn huy động) , chỉ có một số Ngân hàng huy động vốn . trạng công tác huy động vốn tại NHTM CP Công thương Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai Chương 3: Giải pháp phát triển nguồn vốn huy động tại NHTMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai. Kết. nguồn vốn đối với sự phát triển kinh tế quốc gia và hoạt động của Vietinbank Đồng Nai, tôi chọn đề tài “Giải pháp phát triển huy động vốn tại NHTMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGỌC QUYÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NHTM CP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính – Ngân h à n g Mã

Ngày đăng: 10/08/2015, 00:15

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w