1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHTM CP công thương việt nam – chi nhánh thái bình

78 369 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 356,41 KB

Nội dung

Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vựctiền tệ - tín dụng, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay vàcung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh t

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Mi

Trần Thị Diễm Mi

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CKĐT : Chứng khoán đầu tư

CKKD : Chứng khoán kinh doanh

ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông

KD : Kinh doanh

KHCN : Khách hàng cá nhân

KHDN : Khách hàng doanh nghiệp

NHNN : Ngân hàng nhà nước

NHNNVN: Ngân hàng nhà nước Việt Nam

NHTM : Ngân hàng thương mại

NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ SƠ ĐỒ

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngân hàng thương mại ( NHTM) là doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanhtrong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng – một tổ chức cung ứng vốn chủ yếu và hữuhiệu của nền kinh tế Việc tạo lập, tổ chức và quản lý vốn của NHTM là mộttrong những vấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ vì lợi ích riêng củabản thân các NHTM mà còn vì sự phát triển chung của nền kinh tế

Tại Việt Nam, việc huy động vốn của NHTM còn nhiều bất hợp lý.Điều này dẫn đến quy mô không ổn định, việc sử dụng nguồn vốn để tài trợcho danh mục tài sản không phù hợp làm hạn chế khả năng sinh lời, buộcngân hàng phải đối mặt với các loại rủi ro Do đó việc tăng cường huyđộng vốn từ bên ngoài với sự ổn định cao là yêu cầu ngày càng trở nên cấpthiết và quan trọng

NHTM CP Công thương Việt Nam là một ngân hàng đã có một quá trìnhphát triển hơn 20 năm, với khoảng thời gian đó cộng với những thành quả đạtđược, NHTM CP Công thương Việt Nam đã có quyền tin tưởng vào sự pháttriển của mình trong tương lai Với vị thế là một trong những ngân hàng hàngđầu trong khối NHTM CP về quy mô hoạt động, NHTM CP Công thươngViệt Nam có nhiều lợi thế phát triển công tác huy động vốn Tuy nhiên trongđiều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ trong hệ thống NHTM màcòn từ sự tham gia ngày càng nhiều của các tổ chức tín dụng phi ngân hàngđòi hỏi NHTM CP Công thương Việt Nam phải có những giải pháp huy độngvốn đúng đắn, thích hợp mới có thể thực hiện tốt công tác huy động vốn và

đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế Chính vì vậy em đã chọn “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHTM CP Công thương Việt Nam – chi nhánh Thái Bình” là đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Trang 7

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản của công tác huy độngvốn từ bên ngoài của NHTM CP Công thương Việt Nam Trong đó, đi sâunghiên cứu công tác huy động vốn tại NHTM CP Công thương Việt Nam trêncác khía cạnh: Quy mô vốn huy động và đối tượng huy động trên cơ sở số liệuhuy động vốn từ ngân hàng Mục đích của đề tài là trên cơ sở phân tích các dữliệu thực tế, kết hợp với những lý luận chung trong công tác huy động vốncủa NHTM để đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốncho NHTM CP Công thương Việt Nam, đáp ứng mục tiêu phát triển củaNHTM CP Công thương Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung

3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu công tác huy động vốn của NHTM CP Công thươngViệt Nam giai đoạn 2011 – 2013 trong phạm vi chi nhánh Thái Bình, nhằmtìm ra những giải pháp để tăng cường huy động vốn của đơn vị

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biệnchứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp chỉ số, phân tích, so sánh vàtổng hợp, khái quát hóa và trừu tượng hóa, sử liệu thống kê để luận chứng

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có kết cấu gồm 3 chương:

- Chương 1: Lý luận chung về hoạt động huy động vốn tại NHTM

- Chương 2: Thực trạng huy động vốn từ bên ngoài của NHTM CP Côngthương Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình giai đoạn 2011 -2013

- Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn từ bên ngoài tại NHTM CPCông thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình

Trang 8

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại.

1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại.

Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về NHTM, song nhìn chung cácđịnh nghĩa đều thể hiện những đặc trưng cơ bản của một NHTM đó là:

- Là một tổ chức được phép nhận tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả

- Sử dụng tiền gửi của khách hàng để cho vay, chiết khấu và đầu tư

- Thực hiện khoản thanh toán và các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng

Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vựctiền tệ - tín dụng, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay vàcung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế quốc dân

1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại.

1.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng.

Xuất phát từ đặc điểm tuần hoàn vốn tiền tệ trong quá trình tái sản xuất

xã hội, có một mâu thuẫn đã phát sinh là hiện tượng vốn tiền tệ nhàn rỗi ở chủthể kinh tế này trong khi chủ thể kinh tế khác có nhu cầu lại thiếu vốn, cầnđược bổ sung Giải quyết vấn đề này NHTM đóng vai trò là trung gian tíndụng, là cầu nối để người có vốn và người cần vốn gặp nhau

Đối với chức năng này, NHTM thực hiện các nghiệp vụ:

- Thứ nhất: NHTM huy động các khoản tiền nhàn rỗi của các chủ thể kinh tế

trong xã hội, từ các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, cơ quan Nhà nước,Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụngkhác để hình thành nguồn vốn cho vay

- Thứ hai: NHTM dùng nguồn vốn đã huy động được để cho vay đối với chủ

thể kinh tế thiếu vốn, có nhu cầu bổ sung vốn, gửi vào tài khoản dự trữ bắt

Trang 9

buộc hoặc tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Trung ương, NHTM hoặc các

tổ chức tín dụng khác

Như vậy, NHTM vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò làngười cho vay Do NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ - tín dụng, có khảnăng nắm bắt tình hình cung cầu tín dụng nên việc thu hút vốn tiền gửi vớikhối lượng lớn, NHTM có thể giải quyết mối quan hệ giữa cung và cầu tíndụng cả về khối lượng cho vay và thời hạn cho vay

Chức năng trung gian tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với tất cảcác đối tác trong quan hệ tín dụng:

• Người gửi tiền thu được lợi từ vốn tạm thời nhàn rỗi với khoản lãi tiền gửi.Hơn nữa, ngân hàng còn đảm bảo an toàn cho các khoản tiền gửi và cung cấpcho khách hàng các dịch vụ thanh toán tiện lợi

• Người đi vay thỏa mãn được nhu cầu vay vốn cho sản xuất kinh doanh hoặctiêu dùng, mà không phải tốn kém nhiều chi phí và thời gian cho việc tìmkiếm nơi cung cấp vốn

• Bản thân ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãisuất tiền gửi Lợi nhuận này là cơ sở để tồn tại và phát triển ngân hàng

• Đối với nền kinh tế, chức năng này góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, điềuhòa và lưu thông tiền tệ, ổn định sức mua đồng tiền và kiềm chế lạm phát

Từ những nội dung trên, có thể kết luận rằng chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của NHTM

1.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán.

NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở thực hiệnchức năng trung gian tín dụng Thông qua việc nhận tiền gửi của khách hàng,NHTM thực hiện các khoản thanh toán chi trả cho khách hàng Hơn nữa, việcthanh toán trực tiếp bằng tiền mặt giữa các chủ thể kinh tế có nhiều hạn chếnhư không an toàn, chi phí lớn đã tạo nên nhu cầu thanh toán qua ngân hàng

Trang 10

Đóng vai trò là trung gian thanh toán, NHTM thực hiện các nghiệp vụnhư: mở tài khoản tiền gửi, nhận vốn tiền gửi vào tài khoản và thanh toántheo yêu cầu của khách hàng Trong khi đó, thanh toán theo yêu cầu củakhách hàng là kết quả sau khi thực hiện hai công việc trên Ngân hàng tríchtiền từ tài khoản tiền gửi của khách hàng để thanh toán tiền hàng hóa, tiền thubán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của khách hàng

Với sự ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại, phần lớn cáckhoản tiền gửi thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ của xã hội được thực hiệnqua ngân hàng với những hình thức thanh toán tiên tiến và thủ tục ngày càngđơn giản

Chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa quan trọng đối với hoạtđộng kinh tế:

• Nhờ tập trung công việc thanh toán của xã hội vào ngân hàng, nên mọi tàikhoản thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ trở nên thuận tiện, nhanh chóng, antoàn và tiết kiệm chi phí Điều này góp phần tăng nhanh tốc độ lưu thông hànghóa, tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội

• Do thực hiện chức năng trung gian thanh toán, NHTM có điều kiện huy độngtiền gửi của khách hàng tới mức tối đa, mở rộng cho vay và đầu tư, đẩy mạnhhoạt động kinh doanh của ngân hàng

• Qua chức năng này, NHTM đã góp phần giám sát kỷ luật hợp đồng kinh tế,tài chính và thanh toán đúng theo quy định của pháp luật Nhà nước

Trang 11

1.1.2.3 Chức năng tạo tiền.

Chức năng này được thực hiện trên cơ sở:

• Khi hệ thống ngân hàng hai cấp đã được hình thành, các ngân hàng không cònhoạt động riêng lẻ mà theo hệ thống Trong đó NHTW giữ độc quyền pháthành giấy bạc ngân hàng và với vai trò ngân hàng của các ngân hàng Còn cácNHTM chuyên kinh doanh tiền tệ trong mối quan hệ với các doanh nghiệp và

cá nhân

• Với chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, NHTM có khảnăng tạo ra tiền gửi thanh toán Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngânhàng sử dụng số tiền vốn huy động được để cho vay, số tiền vay lại được kháchhàng sử dụng để thanh toán chuyển khoản cho khách hàng ở ngân hàng khác vàchỉ khi thực hiện nghiệp vụ cho vay, ngân hàng mới bắt đầu tạo tiền.Từ mộtkhoản tiền gửi ban đầu, thông qua cho vay bằng chuyển khoản trong hệ thốngNHTM, số tiền gửi đã tăng lên gấp bội so với số tiền gửi ban đầu

Khả năng tạo tiền của NHTM phụ thuộc vào các yếu tố như: tỷ lệ dự trữ bắtbuộc, tỷ lệ dự trữ dư thừa và tỷ lệ giữa tiền mặt so với tiền gửi thanh toán

Mở rộng tiền gửi là chức năng vốn có của hệ thống NHTM, gắn liền vớihoạt động tín dụng và thanh toán Hay nói cách khác khi ngân hàng cung ứngtín dụng bằng chuyển khoản là nó tạo ra tiền và tăng lượng tiền cung ứng, khithu nợ lượng tiền cung ứng giảm xuống

Như vậy, lượng tiền giao dịch không chỉ là giấy bạc ngân hàng doNHTW phát hành, mà bộ phận quan trọng là do các NHTM tạo ra

Chức năng tạo tiền có ý nghĩa quan trọng:

• Khối lượng tiền do các NHTM tạo ra có ý nghĩa lớn, tạo ra sự thuận lợi choquá trình sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền của xã hội

• Việc tạo ra tiền chuyển khoản để thay thế cho tiền mặt là một sáng kiến quantrọng thứ hai của lịch sử hoạt động ngân hàng Chính nhờ phương thức tạotiền đã tiết kiệm được chi phí lưu thông và ngân hàng trở thành trung tâm củađời sống kinh tế xã hội

Trang 12

1.1.3.1 Ngân hàng thương mại góp phần thúc đẩy sự phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, để mở rộng quy mô sản xuất, đòihỏi các doanh nghiệp phải có lượng vốn lớn để đổi mới thiết bị và công nghệ,

áp dụng những tiến bộ khoa học – kỹ thuật hiện đại, bổ sung vốn huy độngthiếu cho các phương án sản xuất kinh doanh Trong điều kiện đó NHTMcung cấp đầy đủ và kịp thời vốn tín dụng, các dịch vụ ngân hàng nhằm hỗ trợdoanh nghiệp thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh

Mặt khác, thông qua cung ứng vốn tín dụng và các dịch vụ ngân hàngnhanh chóng, thuận tiện đã thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa, luânchuyển vốn, tiết kiệm chi phí và từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhcho từng doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế

1.1.3.2 Ngân hàng thương mại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nhờ có hệ thống NHTM mà các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội được huyđộng để đầu tư cho các doanh nghiệp, cá nhân cần vốn Ngân hàng thương mạicòn có khả năng điều chuyển vốn giữa các chi nhánh trong hệ thống để đảm bảocân đối vốn cần thiết Như vậy, từ hoạt động tín dụng của NHTM góp phần hìnhthành cơ cấu kinh tế hợp lý giữa các ngành, vùng, thành phần kinh tế Đó là mộttrong những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững

Trang 13

1.1.3.3 Ngân hàng thương mại tạo lập môi trường cho việc thực thi chính sách tiền tệ của NHTW.

Để thực thi chính sách tiền tệ, NHTW phải sử dụng các công cụ lãi suất,

tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thị trường mở Chính các NHTM là môi trường đểNHTW sử dụng các công cụ này Nói cụ thể hơn, NHTM còn là tổ chức phảichấp hành những quy định trong nội dung của các công cụ chính sách tiền tệ

và đóng vai trò cầu nối trong việc chuyển tiếp các tác động của chính sáchtiền tệ đến nền kinh tế Thông qua các NHTM, NHTW phát hành thêm hoặcthu hồi bớt tiền từ lưu thông về Cũng thông qua NHTM sự biến động lãi suất,

tỷ giá hối đoái… của nền kinh tế được phản hồi về NHTW để NHTW có giảipháp điều tiết thích hợp theo yêu cầu của chính sách tiền tệ

1.1.3.4 Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa kinh tế quốc gia và kinh tế quốc tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới làmột tất yếu NHTM có vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ đắc lực vàtăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế Thông quanghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu, thông tin, bảo lãnh đã giúp cho các doanhnghiệp thực hiện hợp đồng kinh tế với đối tác nước ngoài nhanh chóng, thuậntiện và an toàn

1.1.4 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại.

Hoạt động cơ bản của NHTM được thông qua các nghiệp vụ cơ bản: hoạtđộng huy động vốn (nghiệp vụ nợ), hoạt động sử dụng vốn (nghiệp vụ có),hoạt động ngân quỹ, hoạt động cho vay, hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính– hoạt động trung gian (chuyển tiền, ủy thác, tư vấn, bảo lãnh, …) và một sốhoạt động khác

Trang 14

1.1.5 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại.

1.1.5.1 Nguồn vốn chủ sở hữu.

Vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc sở hữu của NHTM, thể hiện giá trị vốncủa những người chủ sở hữu (cổ đông) ngân hàng Mỗi ngân hàng đều bắt đầuvới một số lượng vốn do các cổ đông đóng góp và tiếp theo sẽ huy động vốn

từ công chúng để tạo “đòn bẩy” cho hoạt động Trên thực tế, các ngân hàng lànhững doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính (tài trợ bằng nợ) lớn nhất Vốn chủ

sở hữu của ngân hàng gồm nhiều khoản mục, đó là: Vốn của ngân hàngthương mại (vốn điều lệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua tài sản cố định,vốn khác); Quỹ của ngân hàng thương mại (quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ,quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi);Một số tài sản nợ được xếp vào vốn chủ sở hữu của ngân hàng (chênh lệchđánh giá lại tài sản, chênh lệch thu nhập – chi phí trong năm, kết quả lợinhuận sau thuế chưa phân phối)

Vốn chủ sở hữu tuy chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạtđộng của NHTM song VCSH của ngân hàng lại đóng vai trò quan trọng vàthực hiện một số chức năng không thể thay thế trong hoạt động ngân hàngnhư: đảm bảo đáp ứng điều kiện để thành lập ngân hàng theo quy định củapháp luật; cung cấp nguồn lực ban đầu để giúp ngân hàng mới thành lập hoạtđộng ví dụ như xây dựng hội sở, chi nhánh, nhập công nghệ ; cung cấp nềntảng cho sự tăng trưởng và mở rộng, giúp ngân hàng chống lại rủi ro, bảo vệtài sản của người dân, duy trì niềm tin cho công chúng vào khả năng quản lý

và phát triển của ngân hàng

1.1.5.2 Vốn nợ.

Với đặc thù là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, vốn nợ của NHTMchiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu và đây là loại vốn cơ bản,

Trang 15

chủ yếu để tài trợ cho các danh mục tài sản của NHTM Vốn nợ được hìnhthành từ vốn tiền gửi, vốn vay và các nguồn vốn khác

Có thể nói vốn nợ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự tồn tại vàphát triển của các ngân hàng Vốn nợ đóng vai trò là nguồn vốn chính để thựchiện cho vay, đầu tư, mua sắm tài sản cố định cho ngân hàng cũng như hìnhthành các khoản tiền gửi tại các ngân hàng khác Không chỉ vậy, quy mô cũngnhư cơ cấu của vốn nợ có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô cũng như cơ cấu củacác nhóm tài sản trên Thêm vào đó, chi phí và kỳ hạn của vốn nợ có ảnhhưởng rất lớn đến số tiền dự trữ, kỳ hạn các khoản cho vay, lãi suất cho vay,loại chứng khoán đầu tư cho phù hợp Nếu việc sử dụng vốn và huy động vốnkhông có sự phù hợp, tương xứng với nhau có thể xảy ra hàng loạt rủi ro màngân hàng phải gánh chịu như: rủi ro thanh toán, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá Như vậy, nguồn vốn đóng vai trò quyết định đến sự tồn vong củaNHTM, trong đó, vốn nợ đóng vai trò đặc biệt quan trọng Để có được nguồnvốn nợ đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được thuận lợi thì không thểkhông kể đến hoạt động huy động vốn từ bên ngoài của NHTM

1.2 Những vấn đề cơ bản về huy động vốn từ bên ngoài của ngân hàng thương mại.

1.2.1 Khái niệm huy động vốn.

Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàngthương mại nhằm thực hiện thu hút vốn từ các cá nhân, tổ chức trong nềnkinh tế để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình

1.2.2 Đối tượng của hoạt động huy động vốn.

Hiện nay, các NHTM thực hiện huy động vốn thông qua các tổ chức, cánhân trong nền kinh tế, cụ thể là:

Trang 16

- Dân cư: đây là khu vực huy động đầy tiềm năng cho các ngân hàng,

do dân cư là đối tượng đông đảo nhất trong xã hội Ngân hàng huy động từcác khoản tiền nhàn rỗi của dân chúng và trả lãi, sau đó dùng nguồn vốn huyđộng được để đầu tư vào nền kinh tế Tiền gửi của dân cư có thể không phải

có giá trị lớn nhưng tập hợp đông đảo dân cư thì lại tạo ra cho ngân hàng mộtnguồn vốn tương đối dồi dào

- Doanh nghiệp và các tổ chức xã hội: đây là nguồn huy động được

đánh giá là khá lớn Để tiết kiệm thời gian và chi phí trong thanh toán, cácdoanh nghiệp dù lớn hay nhỏ hầu hết đều có tài khoản trong ngân hàng Cácdoanh nghiệp khi bán được hàng hóa đều gửi tiền vào ngân hàng và rút ra khicần Chu kỳ tiền của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội là không giốngnhau Vì vậy ngân hàng luôn có trong tay một khoản tiền lớn mà có thể được

sử dụng một cách tương đối thuận lợi Tuy nhiên độ lớn của khoản tiền nàyphụ thuộc nhiều vào các dịch vụ, các tiện ích mà ngân hàng mang lại chokhách hàng khi họ sử dụng các dịch vụ của ngân hàng Điều này khiến choviệc huy động vốn từ các doanh nghiệp và tổ chức xã hội gắn liền với việc mởrộng, cải tiến ngân hàng

- Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác: trong quá

trình hoạt động các ngân hàng thường có khoản tiền gửi ở các NHTM khác đểthuận tiện trong giao dịch, thanh toán,… Ngoài ra việc vay lẫn nhau giữa cácngân hàng cũng làm tăng nguồn vốn huy động Điều này tuy không thườngxuyên song là cần thiết trong hoạt động kinh doanh của mỗi NHTM Khi xuấthiện việc thiếu hụt dự trữ hay khả năng thanh toán bị đe dọa, các NHTM cóthể vay lẫn nhau

Trang 17

1.2.3 Các hình thức huy động vốn từ bên ngoài.

1.2.3.1 Huy động vốn từ tiền gửi.

 Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Trong quá trình hoạt động của mình, các tổ chức kinh tế thường có một

bộ phận tiền nhàn rỗi tạm thời Để đảm bảo an toàn tài sản và mục đích sinhlời, các tổ chức kinh tế có thể gửi số vốn nhàn rỗi đó vào ngân hàng Hoặctrong quá trình thanh toán, các tổ chức kinh tế có thể chọn ngân hàng là kênhtrung gian thanh toán hay muốn sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, các tổchức kinh tế có thể gửi vốn vào ngân hàng Có các dạng tiền gửi của tổ chứckinh tế như sau:

- Tiền gửi giao dịch

Một trong những dịch vụ nhận tiền gửi lâu đời nhất mà các ngân hàngcung cấp là nhận tiền gửi để thanh toán hộ cho khách hàng Tiền gửi giao dịchđòi hỏi ngân hàng phải thanh toán ngay lập tức các lệnh rút tiền cho một cánhân hay cho bên thứ ba, được chỉ rõ là người thụ hưởng

Tiền gửi giao dịch là một trong những nguồn vốn biến động nhiều nhất vàngân hàng khó có thể dự báo về quy mô tiền gửi giao dịch có thể huy động,đồng thời kỳ hạn tiềm năng của tiền gửi giao dịch là ngắn nhất bởi vì nó có thểđược rút ra mà không cần báo trước Tuy nhiên đây cũng là một nguồn vốn huyđộng khá quan trọng của ngân hàng vì chi phí phải trả tương đối thấp

- Tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi có sự thỏa thuận về thời hạn rút tiền.Nghĩa là theo đúng nguyên tắc, người gửi chỉ có thể rút tiền theo thời hạn đãthỏa thuận Tuy nhiên, trên thực tế các ngân hàng vẫn cho phép người gửi rúttiền trước hạn để thu hút tiền gửi với kỳ hạn dài nhưng khách hàng chỉ được

Trang 18

hưởng lãi suất không kỳ hạn hoặc mức lãi suất tương ứng theo loại kỳ hạnnhất định do ngân hàng quy định

Nguồn vốn này có ưu điểm là tính ổn định tương đối cao, tạo điều kiệncho ngân hàng chủ động lên kế hoạch sử dụng Tuy nhiên nó có đặc điểm làchi phí sử dụng vốn lớn Kỳ hạn tiền gửi càng dài thì chi phí sử dụng cànglớn Vì vậy để thu hút nhiều hơn loại tiền này, các NHTM thường đưa ranhiều loại kỳ hạn khác nhau với mức lãi suất tương ứng

 Tiền gửi của dân cư

Tiền gửi của dân cư là một bộ phận thu nhập bằng tiền của các tầng lớpdân cư trong xã hội gửi vào ngân hàng nhằm mục đích tiết kiệm, sinh lời vàthanh toán Tiền gửi của dân cư bao gồm hai loại: Tiền gửi tiết kiệm và tiềngửi thanh toán

- Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động vốn truyền thống của ngânhàng Với loại tiền gửi này, người gửi được ngân hàng giao cho một sổ tiếtkiệm, trong thời gian gửi tiền, sổ tiết kiệm có thể dùng làm vật cầm cố hoặcđược chiết khấu để vay vốn ngân hàng

Tiền gửi tiết kiệm bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửitiết kiệm có kỳ hạn với các kỳ hạn khác nhau

- Tiền gửi thanh toán

Dân cư có nhu cầu thanh toán qua ngân hàng cũng có thể mở tài khoảntiền gửi thanh toán tại các ngân hàng và gửi tiền vào đó để thực hiện thanhtoán cũng như sử dụng các tiện ích khác có liên quan của ngân hàng

Giống như tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửithanh toán của dân cư tạo nên nguồn vốn hoạt động cho NHTM

Trang 19

Trên thực tế, tiền gửi của dân cư luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn trongtổng vốn huy động của ngân hàng Để khai thác nguồn vốn này, các ngânhàng thường chú trọng đa dạng hóa các hình thức huy động như đưa ra nhiềusản phẩm huy động khác nhau với mức lãi suất phong phú

 Tiền gửi khác

Ngoài hai loại tiền gửi trên, tại các NHTM còn có thêm các khoản tiềngửi khác như:

- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác

- Tiền gửi của Kho bạc nhà nước

- Tiền gửi của các tổ chức đoàn thể xã hội

1.2.3.2 Huy động vốn từ tiền vay

Trong quá trình kinh doanh của mình, các NHTM luôn có tình trạng hoặc làthừa vốn tạm thời hoặc là thiếu vốn tạm thời NHTM thừa vốn khi mà huy độngđược một số vốn nhất định nhưng tạm thời chưa cho vay hết và thiếu vốn tạm thờikhi mà người gửi tiền đến rút trước hạn trong khi vốn vay chưa đến lúc thu hồi.Trong trường hợp này, các NHTM có thể gửi tiền vào các TCTD khác để hưởnglãi, hay đi vay vốn để tận dụng cơ hội kinh doanh hoặc đảm bảo khả năng thanhtoán Các NHTM có thể vay vốn từ các TCTD khác

Hầu hết các NHTM đều được tổ chức thành hệ thống gồm nhiều chinhánh và hạch toán kinh doanh toàn ngành, thực hiện điều chuyển vốn giữacác chi nhánh thông qua hội sở chính Khi thừa vốn, các chi nhánh điềuchuyển về hội sở chính, khi thiếu vốn, các chi nhánh nhận vốn điều chuyển từhội sở chính Vì vậy, việc vay vốn của TCTD khác trong và ngoài nướcthường chỉ thực hiện ở NHNN của từng hệ thống

Vốn vay từ TCTD khác không có nhiều ý nghĩa trong việc tạo lập nguồnvốn cho NHTM, tuy nhiên nó đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo khảnăng thanh toán, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn cho NHTM, qua đó gópphần đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống

Trang 20

1.2.3.3 Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá

Thông qua việc phát hành giấy tờ có giá, các NHTM có thể huy độngthêm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình Các giấy tờ có giá cóthể được phát hành như: Kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, chứngchỉ tiền gửi

Những tổ chức, cá nhân có số vốn nhàn rỗi hay phần thu nhập tạm thờichưa sử dụng đến mà không có khả năng và cơ hội đầu tư trực tiếp có thể muacác giấy tờ có giá trên để hưởng lãi Những giấy tờ có giá trên có thể dễ dàngchuyển đổi thành tiền thông qua việc bán, chuyển nhượng trên thị trường vốnhoặc chiết khấu tại ngân hàng

Phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn có ưu điểm là giúp ngân hàng

có khả năng tập trung một khối lượng vốn lớn trong thời gian ngắn và hoàntoàn chủ động trong việc sử dụng Hình thức huy động vốn này phù hợp khi

mà ngân hàng đã tiếp nhận được những dự án vay vốn lớn với thời điểm giảingân nhanh của khách hàng, hay sau khi đã cân đối giữa nguồn vốn và sửdụng vốn trong toàn hệ thống mà vẫn còn thiếu và được sự đồng ý của Thốngđốc NHNN

Ngoài những nguồn vốn kể trên, các NHTM còn có thể huy động vốn từnhững nguồn vốn khác như:

- Vốn trong thanh toán: là số vốn có được do ngân hàng làm trung gian thanhtoán

- Vốn ủy thác đầu tư, tài trợ của chính phủ hoặc của các tổ chức trong và ngoàinước cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

- Vốn từ việc làm đại lý bán cổ phiếu, trái phiếu, thu hộ lợi tức từ đầu tư chứngkhoán

Những nguồn vốn này tuy không lớn cũng như thời gian sử dụng ngắnnhưng lại có ưu điểm là không tốn kém chi phí huy động đồng thời tạo điều

Trang 21

kiện cho ngân hàng phát triển các nghiệp vụ và đa dạng hóa các dịch vụ củamình, phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn

1.2.4 Mục tiêu của công tác huy động vốn từ bên ngoài của ngân hàng thương mại.

Nguồn vốn trước tiên đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại của ngânhàng Nếu không có vốn ngân hàng không thể hoạt động được Với đặc thùhoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, vốn đóng vai trò như nguyên liệuđầu vào trong hoạt động của ngân hàng Một ngân hàng có nguồn vốn huyđộng dồi dào còn có thể khẳng định thương hiệu cũng như sức mạnh củamình Nhìn chung nguồn vốn huy động để thực hiện một số hoạt động cơ bảncủa NHTM:

- Huy động vốn để cho vay

- Huy động vốn để đầu tư

- Huy động vốn để đảm bảo khả năng thanh toán

- Huy động vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn từ bên ngoài của ngân hàng thương mại.

1.2.5.1 Các nhân tố khách quan

Huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong tất cảcác hoạt động của NHTM, hoạt động này chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nhữngnhân tố khách quan Sau đây là những nhân tố khách quan có ảnh hưởng đếnhoạt động huy động vốn:

Trang 22

 Hành lang pháp lý trong công tác huy động vốn.

Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh trong xã hội đều chịu sự điều chỉnhcủa pháp luật và hoạt động của các NHTM cũng không phải là ngoại lệ Bảnchất ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền

tệ - tín dụng, một lĩnh vực đặc biệt, nhạy cảm, chứa đựng nhiều rủi ro tiềmtàng, có sức ảnh hưởng lớn đến sự ổn định kinh tế quốc gia, do đó, ngân hàngchịu sự điều chỉnh của rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau, cơ bản nhất làLuật các TCTD Vì đây là lĩnh vực kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro nên đòihỏi ngân hàng càng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật Sựthay đổi trong ban hành các quy định liên quan đến tiền gửi, lãi suất, dự trữ,hạn mức cho vay có sự tác động lớn và trực tiếp đến hoạt động huy độngvốn của ngân hàng

 Chính sách tiền tệ quốc gia

Chính sách tiền tệ quốc gia cũng là một trong những nhân tố quan trọngtác động đến hoạt động huy động vốn của các NHTM Nó thể hiện ở mục tiêucủa chính sách tiền tệ Giả sử trong điều kiện NHNN thực thi chính sách tiền

tệ thắt chặt, lãi suất tăng lên khuyến khích hút tiền từ nền kinh tế về, hoạtđộng huy động vốn của NHTM sẽ thuận lợi hơn Ngược lại, trong điều kiệnNHNN thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng thì hoạt động huy động vốn sẽ khókhăn hơn

 Tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước

Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, giá cả và sức mua đồngtiền bất ổn, lạm phát ở mức cao thì người dân có xu hướng mua vàng, ngoại tệmạnh hay các dạng tài sản khác để tích trữ thay vì gửi tiền vào ngân hàng vìnỗi lo trượt giá Ngược lại, trong điều kiên nền kinh tế ổn định, sản xuất phát

Trang 23

triển, lạm phát được kiềm chế ở mức thấp thì người dân sẽ có cái nhìn khảquan hơn và việc huy động vốn của các NHTM cũng thuận lợi hơn

 Mức thu nhập, tâm lý, tập quán, thói quen tiêu dùng của người dân

Khi thu nhập của dân cư ổn định, khả năng tích lũy tăng lên, khả nănggửi vào ngân hàng một phần thu nhập cũng tăng theo Thói quen tiêu dùngtiền mặt hay việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng của người dân cũng có ảnhhưởng không hề nhỏ đến khả năng mở rộng huy động vốn của các NHTM

 Sự phát triển của các kênh đầu tư khác như: Ngoại tệ, vàng, chứng khoán

Ngân hàng cũng là một trong số các kênh đầu tư trong xã hội Đối với

cá nhân, tổ chức có vốn nhàn rỗi, họ thường cân nhắc việc đầu tư vốn củamình vào đâu để sinh lời nhiều nhất Trong điều kiện các kênh đầu tư khác cókhả năng sinh lời cao hơn, hấp dẫn hơn thì họ sẽ không mặn mà với ngânhàng và ngược lại

 Cơ cấu dân cư và vị trí địa lý

Ở những khu vực phát triển, nhiều doanh nghiệp hoạt động, dân cư đôngđúc, thu nhập người dân cao, đời sống ổn định, tình hình chính trị xã hội đảmbảo thì việc huy động vốn của các NHTM sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn so vớinhững khu vực kém phát triển Ví dụ như những thành phố lớn, dân cư đôngđúc, dân trí cao, thu nhập ổn định thì việc huy động vốn sẽ dễ dàng hơnnhững khu vực nông thôn, miền núi

1.2.3.4 Các nhân tố chủ quan

 Mức độ tín nhiệm của ngân hàng

Khi gửi tiền vào ngân hàng nghĩa là người dân đã chấp nhận giao tài sảncủa mình cho ngân hàng Tâm lý người gửi tiền luôn muốn tài sản của mìnhphải được đảm bảo an toàn tuyệt đối, do vậy họ thường chọn ngân hàng nàomình cho là tin cậy nhất để gửi gắm tài sản của mình Những ngân hàng cóthâm niên hoạt động ổn định lâu năm, có quy mô vốn lớn, đạt nhiều thành tích

Trang 24

cũng như nhiều giải thưởng quốc gia, quốc tế thường được người dân cho

là có độ tín nhiệm cao Các ngân hàng cần biết vận dụng uy tín của mình đểtạo ưu thế trong hoạt động huy động vốn

 Hình thức huy động vốn

Các hình thức huy động vốn càng đa dạng, càng phù hợp với nhu cầucủa người gửi tiền thì càng thu hút được lượng vốn huy động lớn Ngày nay,các ngân hàng rất chú trọng nghiên cứu ra nhiều loại sản phẩm huy động phùhợp với nhiều đối tượng dân cư, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ nhằm đẩymạnh công tác huy động vốn Đối với người dân, khi có một sản phẩm phùhợp, có lợi sẽ thúc đẩy họ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn Có thể nói, côngtác đa dạng hóa và liên tục đổi mới sản phẩm huy động đang là một trongnhững hoạt động được các ngân hàng chú ý nhất hiện nay

 Mạng lưới huy động vốn

Hiện nay, tuy nhiều hình thức giao dịch mới tiên tiến đã ra đời, tuynhiên, phần lớn các giao dịch ngân hàng vẫn thực hiện qua quầy (Giao dịchtrực tiếp) Vậy nên, mạng lưới phân bố các chi nhánh, PGD cũng có ảnhhưởng tương đối đến công tác huy động vốn của ngân hàng Thực tế kháchhàng muốn gửi tiền vào ngân hàng vẫn phải đến mở tài khoản, đến nộp tiềnvào tài khoản nên khoảng cách địa lý cũng là một trở ngại với họ Nếu ngânhàng có chi nhánh rộng khắp, thuận tiện cho người dân giao dịch thì rõ ràng

đó là một lợi thế của ngân hàng trong thu hút tiền gửi

 Việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại

Đây cũng là một cách để tăng cường huy động vốn Việc áp dụng côngnghệ hiện đại sẽ giúp cho ngân hàng cải thiện đáng kể khâu thanh toán, việcluân chuyển vốn được nhanh, an toàn, tiết kiệm cho khách hàng Giúp choviệc gửi tiền và rút tiền được an toàn, thuận tiện Việc này giảm bớt được việclưu thông bằng tiền mặt vừa không hiệu quả vừa kém an toàn, theo đó tỷ lệ

Trang 25

thanh toán không dùng tiền mặt sẽ tăng lên, ngân hàng sẽ càng có cơ hội thuhút được những khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội vào hệ thống của mình, đồngthời góp phần giảm bớt chi phí bảo quản, in ấn, kiểm đếm tiền mặt Sự ra đờicủa hệ thống máy rút tiền tự động, dịch vụ thanh toán qua SMS là hai trong sốnhiều công nghệ như vậy Muốn làm được việc này, trước hết ngân hàng phảinghiên cứu ra những công nghệ mới, sau đó thực hiện đầu tư mạnh mẽ đểtăng cường huy động vốn hiệu quả hơn

 Lãi suất huy động vốn

Lãi suất là phần thu nhập của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng, dovậy nó có ảnh hưởng sát sườn đến quyền lợi của khách hàng Mỗi khách hàngtrước khi quyết định gửi tiền vào ngân hàng nào đó đều có sự tham khảo lãisuất các ngân hàng Do vậy chính sách lãi suất cạnh tranh luôn là biện phápđược các ngân hàng quan tâm hàng đầu khi muốn huy động thêm vốn Mộtchính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý, hấp dẫn người dân sẽ đem lại kết quả làviệc huy động được hiệu quả hơn Nếu người dân nhận thấy gửi tiền vào ngânhàng vẫn tạo ra thu nhập sau khi đã loại trừ yếu tố trượt giá, đồng thời so sánhvới kênh đầu tư khác và nhận thấy việc gửi tiền là an toàn thì ngân hàng đãthành công trong việc đẩy mạnh huy động vốn

 Năng lực, trình độ của cán bộ ngân hàng

Đối với cán bộ lãnh đạo thì năng lực quản trị tốt là một yếu tố quantrọng, giúp định hướng cho nhân viên của mình trong công tác huy độngvốn Đối với cán bộ nghiệp vụ thì trình độ chuyên môn là yếu tố tác độngtrực tiếp đến hiệu quả của hoạt động huy động vốn Nếu họ biết cáchnghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu cũng như tiềm năng của khách hàng, thựchiện công tác tiếp thị, quảng bá, marketing thì sẽ đẩy mạnh được thu hútnguồn vốn về cho ngân hàng

Trang 26

 Cơ sở vật chất của ngân hàng

Cơ sở vật chất là bộ mặt của ngân hàng nếu cơ sở vật chất của ngânhàng khang trang, hiện đại, trang phục của nhân viên nhã nhặn, lịch sự sẽ tạo

ra sự thoải mái cho khách hàng trong giao dịch, dễ tạo thiện cảm và sự tintưởng cho khách hàng, quan trọng hơn là để lại ấn tượng tốt trong tâm tríkhách hàng và cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác huy động vốn

 Thái độ và phong cách phục vụ của nhân viên ngân hàng

Đây là một yếu tố quan trọng mà hầu hết các ngân hàng đều chú ý đếntrong giai đoạn hiện nay Một nhân viên ngân hàng có thái độ phục vụ nhiệt tình,lịch sự, tôn trọng khách hàng, biết xử lý tình huống thông minh sẽ luôn làmkhách hàng hài lòng và cảm thấy mình được chăm sóc tốt nhất Việc đó luôn thôithúc khách hàng tìm đến giao dịch và gia tăng nguồn lợi cho ngân hàng

Trang 27

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ BÊN NGOÀI CỦA NHTM CP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN

2011 – 2013 2.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

- Là ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò trụ cột của ngành ngân hàngViệt Nam

- Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 sở giao dịch, 150 chinhánh và trên 1000 phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm

- Có 9 công ty hạch toán độc lập là Công ty cho thuê tài chính, Công tychứng khoán công thương, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, Công tybảo hiểm Vietinbank, Công ty quản lý quỹ, Công ty vàng bạc đá quý, Công ty

Trang 28

công đoàn, Công ty chuyển tiền toàn cầu, Công ty VietinAviva và 3 đơn vị sựnghiệp là: Trung tâm công nghệ thông tin, Trung tâm thẻ, Trường đào tạo vàphát triển nguồn nhân lực.

- Là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của ngân hàngINDOVINA

- Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới

- Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO9001:2000

- Là thành viên của hiệp hội ngân hàng Việt Nam, hiệp hội ngân hàngchâu Á, hiệp hội tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), tổchức phát hành và thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế

- Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vàthương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị và kinh doanh

- Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại châu Âu, đánhdấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khuvực và thế giới

 Sứ mệnh: Là ngân hàng số một của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp cácdịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế

 Tầm nhìn: Đến năm 2018, trở thành một tập đoàn tài chính hiện đại, đa năng,theo tiêu chuẩn quốc tế

 Giá trị cốt lõi:

- Hướng đến khách hàng

- Hướng đến sự hoàn hảo

- Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện đại

Trang 29

- Trung thực, chính trực, minh bạch, đạo đức nghề nghiệp.

- Sự tôn trọng

- Bảo vệ và phát triển thương hiệu

- Phát triển bền vững và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội

 Cơ cấu tổ chức

- Đại hội đồng Cổ đông

Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan quyền lực cao nhất củaVietinBank, bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết có tên trong danhsách đăng ký cổ đông đều có quyền tham dự ĐHĐCĐ có thể được tổ chứcthông qua cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên, ĐHĐCĐ bất thường hoặc lấy ýkiến bằng văn bản ĐHĐCĐ quyết định tổ chức lại và giải thể Ngân hàng,quyết định định hướng phát triển của Ngân hàng, bổ nhiệm, miễn nhiệm thànhviên Hội đồng Quản trị, thành viên Ban Kiểm soát; quyết định các công việckhác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Ngân hàng

- Hội đồng Quản trị

Hội đồng Quản trị (HĐQT) là cơ quan quản trị cao nhất của Ngân hàng, cóđầy đủ quyền hạn để thay mặt ĐHĐCĐ quyết định các vấn đề liên quan đếnmục tiêu và lợi ích của Ngân hàng, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn củaĐại hội đồng Cổ đông Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra.Chủ tịch Hội đồng Quản trị là người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng

- Ban kiểm soát

Ban kiểm soát là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt các

cổ đông để kiểm soát một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt

Trang 30

động kinh doanh, quản trị và điều hành Ngân hàng, chịu trách nhiệm trướcĐại hội đồng cổ đông trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Trang 31

- Ban Điều hành

Ban Điều hành bao gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm và có sự thông qua của NHNNVN Tổng Giám đốc là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Ngân hàng

Trang 32

Khối kiểm soát và phê duyệt tín dụng Khối dịch vụ Khối Hỗ trợ và tác nghiệp Khối công nghệ thông tin Khối quản lý rủi ro tuân thủ

Khối tài chính Khối kinh doanh vốn và thị trường

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Phòng kiểm toán nội bộ

Phòng kiểm soát nội bộ VPĐD ĐàNẵng Phòng kiểm soát nội bộ VPĐD TP.HCM

Các Ủy ban, Hội đồng

Ban thư ký HĐQT Các Ủy ban:

1 UB nhân sự ,tiền lương ,khen thưởng

Khối khách hàng doanh nghiệp Khối khách hàng bán lẻ

Hình 1: Cơ cấu tổ chức chi tiết

Trang 33

 Sản phẩm dịch vụ chính

- Huy động vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng

- Sử dụng vốn ( tín dụng, đầu tư, ) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng

- Các dịch vụ trung gian: thực hiện thanh toán trong và ngoài nước,thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảohiểm nhân thọ qua ngân hàng

- Kinh doanh ngoại tệ và vàng

- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ

2.1.1.2 Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Thái Bình.

Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Công thương Thái Bình làmột chi nhánh của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, được thành lậpngày 01/01/1991 theo nghị quyết số 605/QĐ-NHNN ngày 22/12/1990 củaThống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi thành ngânhàng 2 cấp theo pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã, tín dụng và công ty tàichính sáp nhập ngân hàng thị xã Thái Bình với phòng ngoại hối của ngânhàng Nhà nước tỉnh Trụ sở chính đặt tại số 100 phố Trưng Trắc thị xã TháiBình (nay là số 190 phố Hai Bà Trưng thành phố Thái Bình)

Từ tháng 7/2006 do ngân hàng Công thương Việt Nam yêu cầu hiện đạihóa hệ thống ngân hàng nên chi nhánh ngân hàng Công thương Diêm Điền trước

Trang 34

là chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh ngân hàng Công thương Thái Bìnhchuyển thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc ngân hàng Công thương Việt Nam.

Từ tháng 04/2009 ngân hàng Công thương Thái Bình được giao nhiệm

vụ làm đại lý nhận lệnh chứng khoán

Từ một chi nhánh có quy mô hoạt động nhỏ, hơn 20 năm xây dựng vàphát triển với nhiều thử thách và khó khăn đến nay chi nhánh ngân hàngTMCP Công thương Thái Bình đã phần nào tự khẳng định mình trở thành mộttrong các chi nhánh ngân hàng thương mại lớn hoạt động trên địa bàn Bằngnhững nỗ lực rất lớn của chính bản thân cộng với sự chỉ đạo, hỗ trợ của ngânhàng TMCP Công thương Việt Nam, họat động kinh doanh của chi nhánhThái Bình đã có nhiều khởi sắc và được đánh giá là một ngân hàng lớn nhấtgiữ vị trí hàng đầu trên địa bàn về thị phần, sản phẩm dịch vụ đa dạng, côngnghệ ngân hàng hiện đại, đảm bảo chất lượng về cung cấp các sản phẩm dịch

vụ, văn minh giao dịch, góp phần phấp đấu, xây dụng chi nhánh trở thànhmột chi nhánh hoạt động kinh doanh đa năng, hiện đại

Về cơ cấu tổ chức gồm hội sở chính, 11 phòng giao dịch và 5 quỹ tiếtkiệm đặt tại những nơi tập trung đông dân cư và kinh tế phát triển, thuận lợicho việc huy động vốn cũng như cho vay Hoạt động chủ yếu của chi nhánhngân hàng TMCP Công thương Thái Bình là huy động nguồn vốn của các tổchức kinh tế và các tầng lớp nhân dân để cho các tổ chức kinh tế và các cánhân hoạt động trong lĩnh vực công thương nghiệp, kinh doanh, dịch vụ vay

và thực hiện các nghiệp vụ như thanh toán quốc tế… thuộc phạm vi, chứcnăng và nhiệm vụ cho phép

2.1.2 Các sản phẩm dịch vụ.

2.1.2.1 Sản phẩm khối khách hàng doanh nghiệp.

Trang 35

 Tiền gửi:

- Tiền gửi thanh toán – lãi suất bậc thang

- Tiền gửi đầu tư đa năng

- Tiền gửi kết hợp

- Tiền gửi đầu tư linh hoạt

Trang 36

 Cho vay:

Đối với doanh nghiệp Vietinbank cho vay với các nhu cầu vốn cho sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển…

 Chuyển tiền:

- Chuyển tiền trong nước

- Chuyển tiền ra nước ngoài

 Thanh toán xuất nhập khẩu:

Vietinbank đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về các nghiệp vụ liênquan đến thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa cho khách hàng một cáchnhanh chóng, chính xác, an toàn và hiệu quả

- Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) xuất khẩu

- Ngoài phương thức thanh toán bằng L/C, Vietinbank còn thực hiệncác phương thức thanh toán khác như:

+ nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P)

+ nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A)

 Dịch vụ tài khoản

 Kinh doanh ngoại tệ

 Bảo lãnh

 Kho quỹ

Trang 37

- Cho vay tiêu dùng

- Cho vay sản xuất kinh doanh

- Cho vay đặc thù

 Dịch vụ thẻ

 Chuyển tiền:

- Dịch vụ chuyển tiền trong nước VND

- Dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài

- Chuyển tiền kiều hối

 Kiều hối

Trang 38

 E – bank

 Quản lý tài chính cá nhân

 Dịch vụ khác

2.1.2.3 Sản phẩm khối ngân quỹ.

- Giao dịch hối đoái giao ngay (Spot) (mua ngoại tệ, bán ngoại tệ,chuyển đổi ngoại tệ)

- Giao dịch hối đoái kỳ hạn (Forward) (mua ngoại tệ, bán ngoại tệ)

- Giao dịch hối đoái hoán đổi (Swap) (mua Spot/ bán Forward, bánSpot/ bán Forward)

- Giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ - Currently Option

- Giao dịch quyền chọn mua, bán vàng – Gold Option

- Đổi, kiểm đếm tiền VND, USD, EUR, Vàng

- Cất giữ hộ vàng

- Giao dịch mua, bán vàng giao ngay theo giá niêm yết

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Thái Bình.

Hiện tại để tạo điều kiện phù hợp với hoạt động kinh doanh của mìnhchi nhánh Vietinbank Thái Bình đã sắp xếp và tổ chức bộ máy bao gồm: 01giám đốc, 02 phó giám đốc và 07 phòng nghiệp vụ như sau:

- Phòng khách hàng doanh nghiệp

- phòng khách hàng cá nhân

- Phòng kế toán giao dịch

- Phòng tổ chức hành chính

Trang 39

- Phòng tiền tệ kho quỹ

- Phòng tổng hợp quản lý rủi ro, nợ có vấn đề

- Tổ thông tin điện tử

2.3.1.1 Nhiệm vụ và chức năng của chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương Thái Bình.

- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức cá nhân

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức cá nhân

- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong vàngoài nước

- Vay vốn NHNN và các tổ chức tín dụng khác

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá

- Kinh doanh ngoại tệ

- Thanh toán ngoại tệ và thực hiện các giao dịch liên quan đến ngoại tệ khác

- Chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức

2.3.1.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban

- Phòng khách hàng doanh nghiệp: trực tiếp thực hiện nhiệm vụ vớikhách hàng là các doanh nghiệp tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội để khai thácvốn bằng VNĐ và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng,quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ thể lệ hiện hành và hướngdẫn của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Tiếp thị giới thiệu sảnphẩm dịch vụ ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng vềdịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hàilòng khách hàng

Ngày đăng: 14/04/2016, 10:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. PGS. TS Dương Đăng Chinh ( Chủ biên) ( 2009), “ Giáo trình Lý thuyết Tài chính”, Nhà xuất bản Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý thuyếtTài chính
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài Chính
3. GS. TS Vũ Văn Hóa ( chủ biên) ( 2008), “ Giáo trình Lý thuyết Tiền tệ”, Nhà xuất bản Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý thuyết Tiền tệ
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài Chính
4. PGS. TS Nguyễn Thị Mùi ( chủ biên) ( 2008), “ Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Nghiệp vụNgân hàng thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài Chính
5. PGS. TS Nguyễn Thị Mùi, ThS. Trần Cảnh Toàn ( đồng chủ biên) (2011),“Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại
Tác giả: PGS. TS Nguyễn Thị Mùi, ThS. Trần Cảnh Toàn ( đồng chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài Chính
Năm: 2011
8. Website: http://baodientu.chinhphu.vn 9. website: http://www.sbv.gov.vn Link
1. Báo cáo thường niên Vietinbank năm 2011, năm 2012, năm 2013 Khác
6. Tài liệu về cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động do Vietinbank chi nhánh Thái Bình cung cấp Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w