Tăng cường huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh tây Hà Nội

67 530 3
Tăng cường huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh tây Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Trang 1 GVHD: TS. Nguyễn Thu Thủy MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Với bất kỳ một doanh nghiệp nào, vốn là một trong các yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với Ngân hàng thương mại - tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi và cho vay khách hàng, đồng thời làm các dịch vụ Ngân hàng thì vai trò của nguồn vốn càng trở nên đặc biệt quan trọng. Qui mô, cơ cấu và các đặc tính của nguồn vốn quyết định hầu hết các hoạt động của một Ngân hàng thương mại , từ đó quyết định khả năng sinh lời và sự an toàn của mỗi Ngân hàng. Tuy nhiên, vấn đề làm sao để có thể tăng cường huy động được nguồn vốn với chi phí hợp lý và ổn định, khai thác tối đa những nguồn vốn đang còn tiềm tàng trong các tổ chức kinh tế và dân cư để có một nguồn vốn phong phú với cơ cấu vốn tối ưu đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và của bản thân mỗi Ngân hàng luôn là vấn đề khiến các nhà quản trị Ngân hàng phải đau đầu, nhất là khi tình hình chính trị và kinh tế thế giới có nhiều bất ổn do cuộc suy thoái kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến thu nhập của từng người dân, làm giảm đi lượng tiền nhàn rỗi từ dân cư. Bên cạnh đó, lượng tiền nhàn rỗi này lại không chảy vào các Ngân hàng thương mại mạnh mẽ như trước nữa bởi vì một phần lớn đã chảy vào các kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn như vàng, chứng khoán, đã làm cho tình hình huy động vốn của các Ngân hàng thương mại trở nên khó khăn hơn. Do vậy yêu cầu tăng cường huy động vốn có mức chi phí hợp lý và ổn định cao được đặt ra hết sức cần thiết đối với Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam nói riêng. Do đó việc nghiên cứu về công tác huy động nguồn vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh tây Hà Nội là một yêu cầu cấp thiết để giúp cho nhà quản trị ngân hàng nói chung và các nhà quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh tây Hà Nội nói riêng có những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác huy động nguồn vốn tiền gửi. Sinh viên: Cao Thị Hoài Thu Lớp: K46H1 Trang 2Khóa luận tốt nghiệp Trang 2 GVHD: TS. Nguyễn Thu Thủy Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn tiền gửi cũng như những khó khăn mà các ngân hàng đang gặp phải và sau thời gian tiếp xúc thực tế tại ngân hàng Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh tây Hà Nội, em đã chọn đề tài “Tăng cường huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh tây Hà Nội” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng thương mại. - Phân tích để thấy rõ được thực trạng huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh tây Hà Nội, những kết quả mà chi nhánh đã đạt được cũng như hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất các giải pháp tăng cường huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh tây Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh tây Hà Nội. - Về thời gian: nghiên cứu hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh tây Hà Nội trong 3 năm 2011, 2012, 2013. - Giới hạn đối tượng nghiên cứu: huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh tây Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên nền tảng các phương pháp luận truyền thống: duy vật biện chứng hay duy vật lịch sử, trong đề tài này cũng sử dụng một số phương pháp và công cụ nghiên cứu dưới đây: - Phương pháp tổng hợp: Từ các dữ liệu đã thu thập được tiến hành tổng hợp lại theo các tiêu thức cần thiết, sau đó thống kê các kết quả, các con số theo các tiêu thức đó như số liệu tình hình nợ xấu các năm, kết quả báo cáo tài chính của ngân hàng… - Phương pháp so sánh: Dựa trên các báo cáo tổng hợp, các số liệu thứ cấp, tiến hành so sánh mức chênh lệch, độ thay đổi qua các năm, giữa các tiêu thức để rút ra kết luận về sự tăng trưởng, hoạt động, nhân tố nào chiếm vị trí quan trọng. Điều kiện so sánh các số Sinh viên: Cao Thị Hoài ThuLớp: K46H1Sinh viên: Cao Thị Hoài Thu Lớp: K46H1 Trang 3Khóa luận tốt nghiệp Trang 3 GVHD: TS. Nguyễn Thu Thủy liệu phải phù hợp về không gian, thời gian, nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh doanh. - Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và biến hóa của đối tượng để phát hiện bản chất và quy luật của đối tượng. - Phương pháp thống kê: Tổng hợp các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu được từ đó hình thành nên các bảng số liệu, các biểu so sánh để thấy được xu hướng của sự biến đổi. Phân tích các thông tin, xem xét sự tác động, tương tác giữa các yếu tố, chiều hướng hoạt động của chúng như thế nào. 5. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, mục lục, các danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, từ viết tắt, kết luận, các tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của khóa luận gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng Thương mại Chương II: Thực trạng huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN VÀ CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Ngân hàng thương mại và các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát trển hàng trăm năm. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, hệ thống Ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện, phát triển và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế bởi vai trò quan trọng của nó đối với nền kinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng, từng địa phương nói riêng. Ngân hàng là gì? Ngân hàng là một loại hình tổ chức đã có quá trình phát triển lâu dài nhưng đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về ngân hàng. Thông thường, Sinh viên: Cao Thị Hoài ThuLớp: K46H1Sinh viên: Cao Thị Hoài Thu Lớp: K46H1 Trang 4Khóa luận tốt nghiệp Trang 4 GVHD: TS. Nguyễn Thu Thủy khi đưa ra khái niệm về một tổ chức người ta thường hay căn cứ vào các chức năng hay hoạt động mà tổ chức đó thực hiện trong nền kinh tế. Theo cách tiếp cận này ta có thể định nghĩa Ngân hàng như sau: "Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là dịch vụ tín dụng, thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế" – (Peter Rose). Đối với ngân hàng thương mại, đạo luật ngân hàng ở mỗi quốc gia lại có một định nghĩa khác nhau. - Ở Mỹ: "Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính" - Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) định nghĩa: "Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính". - Còn ở Việt Nam, theo Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng (2010): "Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận". Luật Ngân hàng Nhà nước định nghĩa hoạt động ngân hàng như sau: "Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ, và dịch vụ ngân hàng với nội dung là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán". 1.1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại Cùng với sự phát triển đa dạng các nghiệp vụ kinh doanh, ngân hàng ngày càng thực hiện nhiều vai trò mới để có thể duy trì khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu xã hội. Các ngân hàng ngày nay có những vai trò cơ bản sau: - Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính, thực hiện vai trò điều chuyển các khoản tiết kiệm, chủ yếu từ hộ gia đình thành vốn tín dụng cho các tổ chức kinh doanh và các thành phần kinh tế khác để đầu tư vào nhà cửa, thiết bị và các tài sản khác. - Ngân hàng thương mại giữ vai trò là trung gian thanh toán, thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán các giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ của họ. - Ngân hàng thương mại giữ vai trò là người bảo lãnh, cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách hàng mất khả năng thanh toán. Sinh viên: Cao Thị Hoài ThuLớp: K46H1Sinh viên: Cao Thị Hoài Thu Lớp: K46H1 Trang 5Khóa luận tốt nghiệp Trang 5 GVHD: TS. Nguyễn Thu Thủy - Ngân hàng thương mại giữ vai trò đại lý, thay mặt khách hàng quản lý và bảo vệ tài sản của họ, phát hành hoặc chuộc lại chứng khoán… - Ngân hàng thương mại là người thực hiện các chính sách kinh tế của Chính phủ, góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội. - Ngân hàng thương mại là cầu nối cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia. Sinh viên: Cao Thị Hoài ThuLớp: K46H1Sinh viên: Cao Thị Hoài Thu Lớp: K46H1 Trang 6Khóa luận tốt nghiệp Trang 6 GVHD: TS. Nguyễn Thu Thủy 1.1.1.3. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại a) Hoạt động huy động vốn: Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức: - Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức nước ngoài. - Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước. - Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. b) Hoạt động tín dụng: Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. - Cho vay: Ngân hàng thương mai được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức: + Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. + Cho vay trung và dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. - Bảo lãnh: Ngân hàng thương mại được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh Ngân hàng khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một Ngân hàng thương mại không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của Ngân hàng thương mại. - Chiết khấu: Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác. - Cho thuê tài chính: Ngân hàng thương mại được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính. c) Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Sinh viên: Cao Thị Hoài ThuLớp: K46H1Sinh viên: Cao Thị Hoài Thu Lớp: K46H1 Trang 7Khóa luận tốt nghiệp Trang 7 GVHD: TS. Nguyễn Thu Thủy Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua Ngân hàng, Ngân hàng thương mại được mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước. Để thực hiện thanh toán giữa các Ngân hàng với nhau thông qua Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng thương mại phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi Ngân hàng thương mại đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định. Ngoài ra, chi nhánh của Ngân hàng thương mại được mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của Ngân hàng thương mại bao gồm các hoạt động: - Cung cấp các phương tiện thanh toán - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng - Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ - Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước - Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép - Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng - Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên Ngân hàng trong nước - Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép d) Các hoạt động khác: Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động vốn tiền gửi, cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, Ngân hàng thương mại còn có thể thực hiện một số hoạt động khác bao gồm: - Góp vốn và mua cổ phần: Ngân hàng thương mại được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác trong nước theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Ngân hàng thương mại còn được góp vốn, mua cổ phần và liên doanh với Ngân hàng nước ngoài để thành lập Ngân hàng liên doanh. - Tham gia thị trường tiền tệ: Ngân hàng thương mại được tham gia thị trường tiền tệ, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, thông qua hình thức mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ. - Kinh doanh ngoại hối: Ngân hàng thương mại được phép kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc kinh doanh ngoại hối vàvàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. - Ủy thác và nhận ủy thác đầu tư: Ngân hàng thương mại được ủy thác, nhận ủy thác làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động Ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác, đại lý. Sinh viên: Cao Thị Hoài ThuLớp: K46H1Sinh viên: Cao Thị Hoài Thu Lớp: K46H1 Trang 8Khóa luận tốt nghiệp Trang 8 GVHD: TS. Nguyễn Thu Thủy - Cung ứng dịch vụ bảo hiểm: Ngân hàng thương mại được cung ứng dịch vụ bảo hiểm, được thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật. - Tư vấn tài chính: Ngân hàng được cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tư vấn trực thuộc Ngân hàng - Bảo quản vật quý giá: Ngân hàng thương mại được thực hiện các dịch vụ bảo quản vật quý giá, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ vàcác dịch vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật. Sinh viên: Cao Thị Hoài ThuLớp: K46H1Sinh viên: Cao Thị Hoài Thu Lớp: K46H1 Trang 9Khóa luận tốt nghiệp Trang 9 GVHD: TS. Nguyễn Thu Thủy 1.1.2. Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại Theo các nhà kinh tế học: “Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập, huy động được để cho vay, đầu tư và thực thi các dịch vụ ngân hàng”. Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn tiền gửi và vốn phi tiền gửi. 1.1.2.1. Vốn chủ sở hữu “Vốn chủ sở hữu là vốn riêng của một Ngân hàng thương mại, bao gồm số vốn ban đầu và số vốn gia tăng không ngừng cùng với sự phát triển của Ngân hàng thương mại”. Vốn chủ sở hữu bao gồm: - Vốn điều lệ: là vốn đầu tư ban đầu của ngân hàng, được ghi trong bản điều lệ và phải đạt mức tối thiểu theo quy định của pháp luật, còn được gọi là vốn pháp định. - Vốn bổ sung trong hoạt động + Bổ sung vốn từ nguồn lợi nhuận: luật pháp cho phép ngân hàng giữ 1 phần lợi nhuận để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc trích từ nguồn lợi nhuận bao nhiêu tùy thuộc vào quyết định của ban lãnh đạo. + Bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm. - Các quỹ + Quỹ thặng dư cổ phần: là phần đánh giá lại tài sản của ngân hàng và chênh lệch giữa thị giá với mệnh giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu mới. Nguồn thặng dư này sẽ chuyển thành cổ phần trong tương lai. + Quỹ dự phòng tổn thất: được trích lập hàng năm nhằm bù đắp tổn thất xảy ra trong quá trình hoạt động của ngân hàng. + Quỹ bảo toàn vốn: nhằm bù đắp hao mòn của vốn dưới tác động của lạm phát trong trường hợp ngân hàng chưa có hoặc chưa kịp có những ứng phó trong hoạt động kinh doanh. + Các quỹ khác: quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ giám đốc… Các quỹ này dùng vào mục đích làm tăng giá trị ngân hàng, tạo gắn kết với người lao động. Sinh viên: Cao Thị Hoài ThuLớp: K46H1Sinh viên: Cao Thị Hoài Thu Lớp: K46H1 Trang 10Khóa luận tốt nghiệp Trang 10 GVHD: TS. Nguyễn Thu Thủy 1.1.2.2. Vốn tiền gửi “Tiền gửi là tài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà ngân hàng đang tạm thời quản lý sử dụng với trách nhiệm hoàn trả”. Vốn tiền gửi bao gồm: - Tiền gửi thanh toán là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Lãi suất của khoản tiền trong tài khoản thanh toán thường có lãi suất rất thấp hoặc bằng không. - Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội là tiền gửi của doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân tại ngân hàng trong một thời gian nhất định. Tiền gửi có kì hạn của khách hàng doanh nghiệp, tổ chức có đặc điểm: lãi suất cao hơn và số dư ổn định hơn tiền gửi thanh toán, tuy nhiên khách hàng vẫn có thể rút tiền bất cứ lúc nào nhưng không thể thực hiện các giao dịch thanh toán. - Tiền gửi tiết kiệm là tiền gửi của dân cư gửi vào ngân hàng trong một khoảng thời gian xác định nhờ ngân hàng giữ hộ và hưởng lãi. Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định cao, lãi suất cao. - Tiền gửi của các ngân hàng khác là số tiền mà 1 ngân hàng gửi tại ngân hàng khác. 1.1.2.3. Vốn phi tiền gửi - Tiền vay + Vay Ngân hàng Nhà nước: Khi rơi vào trạng thái thiếu vốn hoặc cần giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả, các Ngân hàng thương mại có thể vay tiền của Ngân hàng Nhà nước. + Vay các tổ chức tín dụng khác: Các Ngân hàng thương mại chuyển vốn cho nhau trong thời gian ngắn với mức lãi suất hợp lý để đảm bảo mức dự trữ tiền gửi theo quy định và đáp ứng được nhu cầu ngân quỹ đột xuất. + Vay trên thị trường tài chính • Huy động vốn ngắn hạn: ngân hàng phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn. • Huy động vốn trung và dài hạn: phát hành trái phiếu Sinh viên: Cao Thị Hoài ThuLớp: K46H1Sinh viên: Cao Thị Hoài Thu Lớp: K46H1 [...]... Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Tây Hà Nội dược thành lập từ ngày 24/02/2006 theo Quyết định số 054/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên cơ sở tách từ chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Cầu Giấy Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Tây Hà Nội hoạt động với... tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cả nước Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Tây Hà Nội là một đơn vị thuộc hệ thống chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt Nam tên giao dịch là Vietinbank Sau đó đổi tên thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi Nhánh Tây Hà Nội vào ngày 04/08/2009 Tiền thân của chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Tây Hà Nội là chi nhánh. .. VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Tây Hà nội Ngân Hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) có hội sở chính tại 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam; được thành lập vào ngày 03 tháng 07 năm 2009 theo giấy phép thành lập và hoạt động số142/GP-NHNN của Ngân hàng. .. nguồn vốn tiền gửi so với tổng nguồn vốn của NHTM, so sánh xem lượng vốn tiền gửi huy động từ dân cư chi m tỷ trọng bao nhiêu phần trăm so với tổng vốn huy động của toàn ngân hàng Quy mô nguồn vốn tiền gửi huy động của ngân hàng lớn là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng Điều đó cho thấy Ngân hàng đã thành công khi thu hút được nhiều khách hàng biết tới Ngân hàng, ... Ngân hàng Nhà nước Chi phí phi lãi bao gồm các khoản chi phí khác liên quan đến hoạt động huy động vốn tiền gửi của các Ngân hàng thương mại như chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí dưới dạng dữ trữ bắt buộc theo quy định, chi phí quảng cáo, tiếp thị, chi phí quản lý, chi phí nhân viên… Việc xác định chi phí huy động vốn tiền gửi là mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà quản trị Ngân hàng Người gửi tiền. .. sẽ được ngân hàng cung cấp Ngân hàng nào không tuân thủ theo sở thích của khách hàng sẽ phải trả giá cao hơn ngân hàng khác để huy động tiền gửi Vì vậy, việc đưa ra chính sách khách hàng của mỗi ngân hàng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng Thông thường, Ngân hàng phân chia khách hàng thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có những cách phục vụ riêng như đối với khách hàng lâu... bộ ngân hàng trong một thời gian dài Uy tín của ngân hàng trong hoạt động huy động tiền gửi thể hiện bởi khả năng sẵn sàng thanh toán khi khách hàng có nhu cầu rút tiền trước hạn và chất lượng hoạt động Ngân hàng nào có uy tín thì khách hàng sẽ tìm đến ngân hàng gửi tiền nhiều hơn những ngân hàng khác mặc dù có thể lãi suất huy động ở ngân hàng đó cao hơn Khách hàng luôn có xu hướng trung thành với ngân. .. thức huy động tiền gửi phù hợp vừa phát triển vừa đảm bảo mục đích kinh doanh có lợi nhuận Sinh viên: Cao Thị Hoài ThuLớp: K46H1Sinh viên: Cao Thị Hoài Thu Lớp: K46H1 Trang 31Khóa luận tốt nghiệp Trang 31 CHƯƠNG II GVHD: TS Nguyễn Thu Thủy THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG... vốn tiền gửi thừa đủ để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng + Nếu hệ số này < 1 phản ánh nguồn vốn tiền gửi không đủ để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng + Nếu hệ số này = 1 phản ánh nguồn vốn tiền gửi vừa đủ để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng Hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng thương mại được đánh giá thông qua sự phù hợp giữa nguồn vốn huy động. .. qua ngân hàng cũng thường bằng nội tệ Vì vậy, nguồn tiền gửi huy động bằng nội tệ thường chi m tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền gửi huy động và có lãi suất huy động cao hơn so với lãi suất tiền gửi huy động bằng ngoại tệ  Huy động bằng tiền gửi ngoại tệ Xuất phát từ nhu cầu thanh toán quốc tế, yêu cầu đầu tư, cất trữ các ngoại tệ mạnh của khách hàng nên để đa dạng hóa hoạt động huy động vốn, ngân hàng . hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh tây Hà Nội. - Về thời gian: nghiên cứu hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần. nhằm tăng cường huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 đề cơ bản về huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng Thương mại Chương II: Thực trạng huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội Chương III:

Ngày đăng: 02/05/2015, 07:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do lựa chọn đề tài

    • 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 4. Phương pháp nghiên cứu

    • 5. Kết cấu khóa luận

    • CHƯƠNG I

    • NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

      • 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN VÀ CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

        • 1.1.1. Ngân hàng thương mại và các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại

        • 1.1.2. Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại

        • 1.1.3. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại

        • 1.2. HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

          • 1.2.1. Đặc điểm huy động vốn tiền gửi

          • 1.2.2. Các hình thức huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại

            • 1.2.2.2. Theo đối tượng huy động

            • 1.2.2.3. Theo thời hạn huy động

            • 1.2.2.4. Phân theo loại tiền

            • 1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại

            • 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

              • 1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan

              • 1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan

              • CHƯƠNG II

              • THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI

                • 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI

                  • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Tây Hà nội

                  • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của Vietinbank chi nhánh Tây Hà Nội

                  • 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn từ 2011 đến 2013.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan