ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh tây Hà Nội (Trang 56)

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI

3.1.1. Triển vọng phát triển của ngành Ngân hàng

2.2.3.94. “Các ngân hàng của Việt Nam sẽ đối diện với những thách thức về chất

lượng tài sản, lợi nhuận thấp và năng lực về vốn yếu.

2.2.3.95. Ngày 11/2/2014, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s đã công bố Báo cáo về triển vọng khu vực ngân hàng của Việt Nam trong năm 2014. Trong đó, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s nhận định hoạt động kinh doanh của khu vực ngân hàng sẽ gặp thuận lợi nhờ môi trường kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục ổn định. Tăng trưởng tín dụng trong năm nay dự kiến phục hồi nhưng với mức tăng thấp.

2.2.3.96. Các ngân hàng của Việt Nam sẽ đối diện với những thách thức về chất lượng tài sản, lợi nhuận thấp và năng lực về vốn yếu. Do đó, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s đã nhấn mạnh về sự cần thiết và mức độ quan trọng của các cải cách trong lĩnh vực ngân hàng đối với sự phát triển bền vững của kinh tế Việt Nam, mặc dù quá trình này còn cần nhiều thời gian.

2.2.3.97. Tín dụng kỳ vọng ở ngân hàng lớn

2.2.3.98. Theo Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2014 có thể đạt mức 5,5%, cao hơn so với mức 5,4% của năm 2013. Kinh tế Việt Nam đã tránh được những tác động của việc bán tháo cổ phiếu ở các nền kinh tế mới nổi vào năm ngoái, chủ yếu do thặng dư thương mại lớn và thu hút được đáng kể lượng vốn FDI.

2.2.3.99. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng từ sự sụt giảm của nhu cầu toàn cầu, nhất là từ khu vực Liên minh châu Âu và Trung Quốc.

2.2.3.100. Tăng trưởng tín dụng trong năm 2014 được dự báo tăng thấp ở mức 2 con số và cũng ở mức thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân

trong giai đoạn 2005-2010. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s kỳ vọng các ngân hàng lớn sẽ nỗ lực để đạt được mức tăng trưởng tín dụng cao hơn so với mức tăng trưởng tín dụng bình quân của Ngành trong năm 2014.

2.2.3.101. Lợi nhuận ngân hàng năm 2014 vẫn thấp

2.2.3.102. Lợi nhuận của các ngân hàng sẽ vẫn ở mức thấp với hệ số ROA được dự báo ở mức 0,8%-1% trong năm 2014 với các lý do sau: Lãi suất cho vay giảm nhanh hơn lãi suất huy động, đặc biệt là đối với các lĩnh vực cho vay ưu tiên khiến chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn đã bị thu hẹp đáng kể;

2.2.3.103. Tỷ lệ cho vay/vốn huy động đã bị sụt giảm; Dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu trong năm 2014 có thể tăng cao vì tăng trưởng kinh tế dự kiến vẫn ở mức khiêm tốn và nhiều khoản nợ xấu chưa được trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ.

2.2.3.104. Thanh khoản của các ngân hàng Việt Nam vẫn được dự báo ổn định trong năm 2014. Tuy nhiên, khả năng huy động vốn vẫn dễ chịu ảnh hưởng từ các mối lo ngại liên quan đến vấn đề quản trị ngân hàng và sự lành mạnh của chính khu vực ngân hàng. Bên cạnh đó, những khách hàng gửi tiền có xu hướng lựa chọn các hình thức đầu tư như các tài sản định giá bằng USD, bất động sản và vàng trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát tăng cao hơn lãi suất tiền gửi.

2.2.3.105. Cải cách đóng vai trò then chốt

2.2.3.106. Mặc dù số lượng ngân hàng ở Việt Nam đã giảm xuống nhưng Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s cho rằng, hoạt động kinh doanh của khu vực ngân hàng vẫn đối mặt với nhiều thách thức và quá trình hợp nhất mới chỉ diễn ra ở một số ngân hàng quy mô nhỏ. Theo Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s, những ngân hàng lớn hạn chế việc hợp nhất vì không chắc chắn về chất lượng tài sản của những đối tác tiềm năng, do sự thiếu sự minh bạch về số liệu báo cáo. Thêm vào đó, tình trạng sở hữu chéo diễn ra khá phổ biến. 2.2.3.107. Chính sách hạn chế quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với

ngân hàng Việt Nam làm giảm cơ hội cho các ngân hàng trong nước đẩy nhanh quá trình củng cố năng lực tài chính, đổi mới năng lực quản trị, điều hành. Theo

quy định, một nhà đầu tư trong nước không được phép sở hữu quá 20% cổ phần trong một ngân hàng Việt Nam và tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không được phép vượt quá 30% trong một ngân hàng.

2.2.3.108. Hiện nay, có một số ngân hàng nước ngoài đang nắm thiểu số cổ phần trong các ngân hàng Việt Nam và lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là của các ngân hàng Nhật Bản, đang ở mức cao. Sự thay đổi mới đây theo hướng nâng cao tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với các ngân hàng Việt Nam trong một số trường hợp đặc biệt được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s đánh giá là bước đi ban đầu tích cực của Việt Nam trong quá trình tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng thương mại.

2.2.3.109. Liên quan đến vấn đề xử lý nợ xấu, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s cho rằng, trong năm 2014 tỷ lệ mua về nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) sẽ tăng lên 2-4% từ mức 1% tính đến cuối năm 2013. Tuy nhiên, tiến trình xử lý nợ xấu được nhận định là còn chậm chạp. Bên cạnh đó, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s kỳ vọng một số quy định mới liên quan đến phân loại và xử lý nợ xấu sẽ được thực hiện trong năm 2014.”

2.2.3.110. Theo Minh Ngọc, Thời báo Ngân hàng

3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn của chi nhánh

2.2.3.111. Năm 2012 và 2013, trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới và trong nước, công tác huy động vốn của ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất kinh doanh, ngừng sản xuất, giải thể, phá sản… hàng tồn kho tăng cao, nguồn thu hạn hẹp. Trước tình hình đó, chi nhánh VietinBank Tây Hà Nội đã chủ động triển khai tích cực nhiều giải pháp huy động vốn, phát triển đa dạng sản phẩm, tiếp thị linh hoạt và cạnh tranh, với uy tín thương hiệu, chi nhánh tiếp tục thu hút được nhiều nguồn vốn với khối lượng lớn ổn định từ trong nước và quốc tế, tích cực khai thác các nguồn vốn tái tài trợ từ các ngân hàng nước ngoài, đáp ứng kịp thời các dự lớn. Để thực hiện chiến lược đưa chi nhánh trở thành ngân hàng có quy mô trung bình khá trong khu vực, hoạt động kinh doanh tăng trưởng bền vững, an toàn, hiệu quả, nhiệm vụ mà chi nhánh đặt ra đối với công tác huy động vốn là:

- Tiếp tục giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng hoạt động kinh doanh;

- Cơ cấu lại nguồn vốn và sử dụng vốn theo hướng đảm bảo cân đối theo đồng tiền và kỳ hạn;

- Tận dụng, khai thác mọi nguồn vốn có hiệu quả, trong đó ưu tiên các nguồn vốn ổn định, nguồn vốn từ dân cư, các tổ chức, doanh nghiệp…

- Tăng trưởng thị phần và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh tây Hà Nội (Trang 56)