Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh tây Hà Nội (Trang 64)

- Ngân hàng Nhà nước với chức năng quản lý và điều hành hệ thống các ngân hàng, được xem là Ngân hàng của các ngân hàng, có vị trí rất lớn trong quản lý điều hành thị trường tiền tệ ngân hàng. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và đường lối chính sách phát triển nền kinh tế của Nhà nước trong tưng thời kỳ nhất định.

- Thực tế những năm qua cho thấy, bằng các biện pháp thích hợp như : ổn định giá trị đồng nội tệ, kiềm chế lạm phát, tạo lập hệ thống Ngân hàng ngày càng vững mạnh,... đã có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, trong thời gian tới để các Ngân hàng thương mại phát huy hơn nữa công tác huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư thì các chính sách điều tiết vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước cần phải tiếp tục được hoàn thiện và đổi mới. Cụ thể như sau:

- Trước hết, để công cụ lãi suất tiếp tục phát huy được vai trò tác dụng của mình trong tình hình mới, Ngân hàng Nhà nước cần thiết ban hành một hệ thống lãi suất cơ bản hợp lý, có tính ổn định lâu dài và phù hợp với từng thời kỳ nhất định nhưng vẫn bảo đảm mức lãi suất thực dương có lợi cho người gửi tiền, người vay tiền và Ngân hàng.

- Cần hạn chế sự biến động về tỷ giá, tạo sự an tâm cho người gửi tiền, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng thương mại huy động được nguồn vốn ngoại tệ đang nằm trong dân, trong thời gian tới, chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện trên cơ sở tập trung vào các vấn đề sau:

+ Tích cực hoàn thiện thị trường ngoại hối và thị trường nội tệ thông qua việc sử dụng có hiệu quả hai công cụ thị trường này

+ Hình thành các quỹ ngoại tệ tập trung do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp đứng ra điều hành và quản lý

+ Không ngừng cải tiến và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý ngoại hối, đảm bảo luôn đi sâu, đi sát với tình hình thực tế.

+ Tiếp tục vận hành cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái theo hướng nới rộng phạm vi kiểm soát, cho phép tỷ giá được hình thành khách quan hơn, sát thực hơn với quan hệ cung - cầu về ngoại tệ trên thị trường vào những thời điểm nhất định...

- Tiếp tục áp dụng các biện pháp chủ động kiềm chế và đẩy lùi nguy cơ lạm phát nhằm ổn định giá trị của đồng nội tệ. Bởi nếu lạm phát cao, đồng tiền sẽ bị mất giá người dân sẽ không mặn mà với việc gửi tiền vào ngân hàng mà chuyển qua các hình thức khách như dự trự ngoại tệ, vàng,…

- Hoàn chỉnh và tổ chức tốt thị trường tiền tệ: Đây là thị trường vốn ngắn hạn, là công cụ để Ngân hàng Nhà nước điều hòa khả năng thanh toán giữa các ngân hàng, là nơi đáp ứng nhu cầu về vốn của các ngân hàng thương mại thiếu vốn và là thị trường đầu ra cho các ngân hàng thương mại đang dư thừa vốn.

- Mở rộng mạng lưới thanh toán không dùng tiền mặt để giảm lượng tiền cung ứng trong lưu thông và góp phần lằm tăng khả năng tạo tiền của toàn hệ thống ngân hàng thương mại, tăng tốc độ tăng trưởng vốn.

- KẾT LUẬN

- Công tác huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn tiền gửi từ tiết kiệm là một khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, tạo nguồn lực để ngân hàng mở rộng kinh doanh, đầu tư sinh lời.

- Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Tây Hà Nội cũng như rất nhiều Ngân hàng thương mại khác đang nỗ lực hết mình trong cuộc chạy đua ấy. Vấn đề đặt ra cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Tây Hà Nội là cần phải có những giải pháp phù hợp và mang tính hiệu quả để thành công trong công tác huy động vốn tiền gửi tiết kiệm nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.

- Để giải quyết vấn đề trên, khóa luận từ việc tìm hiểu về những cơ sở lý luận về công tác huy động và quản trị nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm đến việc phân tích tình hình huy động và quản trị nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Tây Hà Nội, đã đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy các thế mạnh sẵn có, góp phần giúp Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Tây Hà Nội nâng cao hiệu quả công tác huy động nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Tây Hà Nội nói riêng và nền kinh tế xã hội nói chung.

- Do những hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, tài liệu cũng như thời gian nghiên cứu, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như chưa hoàn chỉnh về mặt hình thức. Tuy nhiên, em hy vọng với việc nghiên cứu thực trạng, từ đó đưa ra các giải pháp, khóa luận có thể góp một phần nào đó vào việc phát triển sâu rộng hơn nữa hoạt động huy động vốn nói chung và huy động tiền gửi khách hàng nói riêng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Tây Hà Nội.

Giám đốc Giám đốc

Khối kinh doanh Khối kinh doanh Phó giám đốc

Phó giám đốc

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh tây Hà Nội (Trang 64)