LỜI MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC 6 I. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 6 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 6 1.1 Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 6 1.2. Phân loại đào tạo phát triển trong doanh nghiệp 7 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC 7 2.1. Đào tạo trong công việc 7 2.2. Đào tạo ngoài công việc 9 3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN 11 3.1 Các yếu tố thuộc về tổ chức 11 3.1.1. Tài chính (kinh phí đào tạo và phát triển) 11 3.1.2 Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ 11 3.1.3 Quan điểm của các nhà quản trị 12 3.1.4 Đặc điểm sản xuất kinh doanh 12 3.1.5 Nguồn lao động 12 3.1.6 Mục tiêu, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp 12 3.2 Các yếu tố ngoài tổ chức 13 3.2.1 Sự biến động của môi trường sản xuất kinh doanh 13 3.2.2 Sự phát triển của môi trường đào tạo, văn hoá xã hội. 13 4. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 14 II. CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 19 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP 19 2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NICC 21 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG MIỀN BẮC (NICC) 22 I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NICC 22 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NICC 22 2. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 22 2.1 Lĩnh vực hoạt động tư vấn: 23 2.2 Lĩnh vực đầu tư xây dựng 24 2.3 Lĩnh vực thi công xây dựng công trình 24 3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NICC 25 3.1 Năng lực tài chính công ty 25 3.2 Tình hình sản xuất kinh doanh 25 4.CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY. 30 5. CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG TRONG CÔNG TY 31 5.1. Phòng TCHC 31 5.2. Phòng Đầu tư – Dự án 32 5.3. Phòng Kế toán 33 5.4. Phòng Kỹ thuật 33 II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TẠI NICC 34 1. Bộ phận thực hiện công tác đào tạo và phát triển. 34 2.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TẠI NICC 35 2.1 Đặc điểm của nguồn lao động NICC 35 2.2 Mục tiêu, kế hoạch và chiến lược phát triển của NICC 39 2.3 Quy mô và nguồn vốn của NICC. 39 2.4 Đặc thù kinh doanh của công ty 39 3. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NICC 40 3.1 Sơ đồ quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại NICC 40 3.2 Phân tích quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại NICC 41 3.2.1 Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển 41 3.2.2 Xác định mục tiêu đào tạo 43 3.2.4 Xây dựng chương trình, lựa chọn phương pháp đào tạo và giáo viên giảng dạy 44 GIẢNG VIÊN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG BAO GỒM: 45 3.2.5. Dự tính chi phí đào tạo 46 3.2.6. Tổ chức thực hiện đào tạo 47 3.2.7 Đánh giá chương trình và hiệu quả đào tạo 48 4. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NICC 50 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG MIỀN BẮC NICC 55 I. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TẠI NICC 55 1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NICC 55 2. ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI CỦA NICC 56 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 56 1. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ PHÒNG TCHC, BỔ SUNG THÊM CÁN BỘ NHÂN SỰ CHO PHÒNG TCHC VÀ CÁC PHÒNG KHÁC. 57 1.1. Thực hiện đào tạo, nâng cao thêm kiến thức, kinh nghiệm về nhân sự cho các cán bộ tại phòng TCHC 57 1.2. Thực hiện tốt công tác tuyển dụng lao động 58 1.3. Đào tạo thêm cho người lao động 58 2. CẤN XÂY DỰNG KẾT HOẠCH, CHIẾN LƯỢC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TRONG DÀI HẠN CHO NICC 59 2.1 .Thực hiện kế hoạch hoá nguồn nhân lực cả trong ngắn hạn và dài hạn 59 2.2. Xây dựng chiến lược cho đào và tạo phát triển nguồn nhân lực trong dài hạn 59 3. HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 60 3.1 Xác định nhu cầu đào tạo 60 3.2 Xác định mục tiêu đào tạo 61 3.3 Xác định đối tượng đào tạo 61 3.4 Xây dựng chương trình, lựa chọn phương pháp và giáo viên đào tạo 62 3.5 Dự tính chi phí cho đào tạo 63 3.6 Tổ chức thực hiện đào tạo 63 3.7 Đánh giá chương trình và hiệu quả đào tạo 63 4. HOÀN THIỆN CÁC QUY CHẾ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO 64 5. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC: 65 KẾT LUẬN 66
Khóa luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hoài Anh LỜI MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC 6 I. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 6 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 6 1.1 Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 6 1.2. Phân loại đào tạo phát triển trong doanh nghiệp 7 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 7 2.1. Đào tạo trong công việc 7 2.2. Đào tạo ngoài công việc 9 3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN 11 3.1 Các yếu tố thuộc về tổ chức 11 3.1.1. Tài chính (kinh phí đào tạo và phát triển) 11 3.1.2 Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ 11 3.1.3 Quan điểm của các nhà quản trị 12 3.1.4 Đặc điểm sản xuất kinh doanh 12 3.1.5 Nguồn lao động 12 3.1.6 Mục tiêu, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp 12 3.2 Các yếu tố ngoài tổ chức 13 3.2.1 Sự biến động của môi trường sản xuất kinh doanh 13 3.2.2 Sự phát triển của môi trường đào tạo, văn hoá xã hội 13 4. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 14 II. CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 19 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP. 19 2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NICC 21 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG MIỀN BẮC (NICC) 22 4.CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY. 30 5. CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG TRONG CÔNG TY 31 5.2. Phòng Đầu tư – Dự án 32 5.3. Phòng Kế toán 33 5.4. Phòng Kỹ thuật 33 II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TẠI NICC. .34 1. Bộ phận thực hiện công tác đào tạo và phát triển 34 2.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN TẠI NICC 35 2.1 Đặc điểm của nguồn lao động NICC 35 2.2 Mục tiêu, kế hoạch và chiến lược phát triển của NICC 39 2.3 Quy mô và nguồn vốn của NICC 39 3. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NICC 39 3.1 Sơ đồ quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại NICC 39 3.2 Phân tích quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại NICC 41 3.2.1 Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển 41 3.2.2 Xác định mục tiêu đào tạo 43 3.2.4 Xây dựng chương trình, lựa chọn phương pháp đào tạo và giáo viên giảng dạy 44 GIẢNG VIÊN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG BAO GỒM: 45 SVTH: Võ Minh Phúc Lớp B13QTH 1 Khóa luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hoài Anh 3.2.5. Dự tính chi phí đào tạo 46 3.2.6. Tổ chức thực hiện đào tạo 46 3.2.7 Đánh giá chương trình và hiệu quả đào tạo 48 4. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NICC 49 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG MIỀN BẮC NICC 54 I. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TẠI NICC 54 1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NICC 54 2. ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI CỦA NICC 56 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 56 1. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ PHÒNG TCHC, BỔ SUNG THÊM CÁN BỘ NHÂN SỰ CHO PHÒNG TCHC VÀ CÁC PHÒNG KHÁC. 56 1.1. Thực hiện đào tạo, nâng cao thêm kiến thức, kinh nghiệm về nhân sự cho các cán bộ tại phòng TCHC 57 1.2. Thực hiện tốt công tác tuyển dụng lao động 57 1.3. Đào tạo thêm cho người lao động 58 2. CẦN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, CHIẾN LƯỢC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TRONG DÀI HẠN CHO NICC 59 2.1 .Thực hiện kế hoạch hoá nguồn nhân lực cả trong ngắn hạn và dài hạn 59 2.2. Xây dựng chiến lược cho đào và tạo phát triển nguồn nhân lực trong dài hạn 59 3. HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 59 3.1 Xác định nhu cầu đào tạo 59 3.2 Xác định mục tiêu đào tạo 60 3.3 Xác định đối tượng đào tạo 61 3.4 Xây dựng chương trình, lựa chọn phương pháp và giáo viên đào tạo 62 3.5 Dự tính chi phí cho đào tạo 62 3.6 Tổ chức thực hiện đào tạo 63 3.7 Đánh giá chương trình và hiệu quả đào tạo 63 4. HOÀN THIỆN CÁC QUY CHẾ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO 64 5. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC: 64 KẾT LUẬN 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Cạnh tranh đang diễn ra hết sức khốc liệt trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập mạnh mẽ, môi trường kinh doanh luôn biến động và thay đổi không ngừng. Các SVTH: Võ Minh Phúc Lớp B13QTH 2 Khóa luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hoài Anh tổ chức, doanh nghiệp muốn đứng vững không còn cách nào khác là phải chấp nhận cạnh tranh và thích ứng với những điều kiện hoàn cảnh mới. Trong điều kiện đó, nguồn nhân lực đã được các doanh nghiệp xem là một tài sản quý giá, là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của mình. Đối với nước ta, tuy có nguồn nhân lực dồi dào nhưng phần lớn chưa qua đào tạo, trình độ kĩ năng còn hạn chế. Số được đào tạo cũng không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn cả về số lượng, chất lượng lẫn vấn đề cập nhật kiến thức mới, công nghệ mới. Muốn đưa đất nước phát triển nhanh và tiến kịp các nước tiên tiến thi chúng ta cần phải đào tạo được một đội ngũ nhân lực có chất lượng cao và phát huy sử dụng thật tốt nguồn lực đó. Trong hoàn cảnh đó, các doanh nghiệp nước ta cũng gặp rất nhiều khó khăn khi không có được một nguồn nhân lực tốt nhất, không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Do đó, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một giải pháp hiệu quả, là một yêu cầu, nhu cầu tất yếu và khẩn thiết của mọi tổ chức, doanh nghiệp nhằm xây dựng được một nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của mình. Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Miền bắc (NICC) cũng không nằm ngoài thực trạng đó. Sau một thời gian thực tập và tìm hiểu tại NICC nhận thấy công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại đây còn một số vấn đề còn tồn tại cần được giải quyết. Có tầm ảnh hưởng và tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và sự phát triển của NICC nói riêng và tất cả các doanh nghiệp nói chung nên đã tập trung nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Miền bắc” làm chuyên đề thực tập. Hy vọng, kết quả nghiên cứu và các giải pháp đưa ra sẽ giúp NICC hoàn thiện hơn công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đưa NICC ngày càng phát triển và là tài liệu cho các doanh nghiệp khác tham khảo và áp dụng cho mình. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài. - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức, doanh nghiệp. SVTH: Võ Minh Phúc Lớp B13QTH 3 Khóa luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hoài Anh - Phân tích và đánh giá thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Miền bắc nhằm tìm ra các nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo phát triển tại NICC. - Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại NICC 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu là: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. - Phạm vi nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại NICC. 4. Các phương pháp sử dụng nghiên cứu: - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp so sánh đánh giá - Phương pháp phỏng vấn và sử dụng bảng hỏi SVTH: Võ Minh Phúc Lớp B13QTH 4 Khóa luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hoài Anh 5. Kết cấu của chuyên đề. Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia làm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận chung về đào tạo vào phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức, doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Miền bắc. Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, phát triển tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Miền bắc Tôi xin chân thành cảm ơn Giảng viên hướng dẫn, Th.s Nguyễn Hoài Anh đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn, cùng các cán bộ công nhân viên tại NICC đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành được chuyên đề này. SVTH: Võ Minh Phúc Lớp B13QTH 5 Khóa luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hoài Anh CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC I. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1. Một số khái niệm 1.1 Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Đào tạo và phát triển là tất cả các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh. Trong điều kiện hiện nay nguồn nhân lực được xem như là một tài sản của doanh nghiệp thì công tác đào tạo và phát triển cũng là một trong những vấn đề sống còn, làm thế nào để tài sản đó ngày càng lớn lên chính là nhiệm vụ của đào tạo và phát triển. Phát triển nguồn nhân lực theo nghĩa rộng là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động. Như vậy, phát triển nguồn nhân lực chính là toàn bộ những hoạt động học tập được tổ chức bởi doanh nghiệp, do doanh nghiệp cung cấp cho người lao động. Trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có ba nội dung: - Giáo dục: Được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước vào một nghề mới, thích hợp hơn trong tương lai. - Đào tạo được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ kĩ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn. - Phát triển là các hoạt động học tập vươn ra khỏi phạm vi công việc hiện tại của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở SVTH: Võ Minh Phúc Lớp B13QTH 6 Khóa luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hoài Anh những định hướng tương lai của tổ chức. 1.2. Phân loại đào tạo phát triển trong doanh nghiệp Có nhiều cách phân loại đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Căn cứ vào đối tượng đào tạo - Bao gồm: + Đào tạo công nhân kỹ thuật: là đào tạo nghề trong thời gian ít nhất là 3 tháng để người lao động có thể trực tiếp tham gia sản xuất + Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý: là đào tạo, bồi dưỡng cho những người có trình độ từ trung học chuyên nghiệp trở lên để tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo trình độ của mình. - Căn cứ vào mục đích đào tạo Bao gồm: + Đào tạo định hướng: là hướng cho người chưa có chuyên môn, nghề nghiệp vào những công việc nhất định. + Đào tạo lại: Là đào tạo cho những người đã có nghề nghiệp, có chuyên môn song vì một lý do nào đó nghề của họ không còn phù hợp nữa đòi hỏi phải chuyển sang nghề khác, chuyên môn khác. + Đào tạo nâng cao trình độ lành nghề: Là đào tạo nhằm bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kinh nghiệm làm việc để người lao động có thể đảm nhận được những công việc phức tạp hơn. 2. Các phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 2.1. Đào tạo trong công việc Là phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó người lao động sẽ học được những kiến thức, kĩ năng cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của người lao động lành nghề hơn. Bao gồm các phương pháp: • Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc Đây là phương pháp được dùng phổ biến để dạy kĩ năng cho công nhân SVTH: Võ Minh Phúc Lớp B13QTH 7 Khóa luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hoài Anh hoặc cho lao động quản lý. Đây là phương pháp dạy kĩ năng thực hiện công việc dưới sự hướng dẫn trực tiếp, cụ thể, chi tiết theo các bước thực hiện bởi người lao động có trình độ lành nghề hơn. Người học sẽ quan sát và làm thử cho tới khi thành thạo dưới sự hướng dẫn và chỉ dẫn chặt chẽ của người dạy. • Đào tạo theo kiểu học nghề Trong phương pháp này, chương trình thực hiện đầu tiên bằng việc dạy lý thuyết trên lớp, sau đó người học được đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của công nhân lành nghề trong một vài năm để thực hiện các công việc mà họ cần phải học cho đến khi thành thục các kĩ năng. • Kèm cặp và chỉ bảo Phương pháp này chủ yếu giúp cho các lao động quản lý, giám sát mới vào nghề dưới sự hướng dẫn của người quản lý có kinh nghiệm hoặc của người giám sát thông qua trao đổi, hướng dẫn, tiếp xúc… đề có được những kiến thức kĩ năng cần thiết cho công việc trước mắt và cho tương lai. • Luân chuyển và thuyên chuyển công việc Luân chuyển thuyên chuyển công việc là phương pháp chuyển người quản lý từ công việc này sang công việc khác nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm quản lý và làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức. Những kinh nghiệm và kiến thức thu được từ quá trình đó sẽ giúp cho họ có khả năng thực hiện được những công việc cao hơn trong tương lai. Ưu điểm của phương pháp đào tạo trong công việc đó là tiết kiệm chi phí (tiền bạc và thời gian), không tốn kém trong việc mở lớp, thuê địa điểm, thuê giáo viên và mua trang thiết bị… học viên vừa được học vừa được làm việc nên có thêm thu nhập và đào tạo như vậy cũng sát với thực tiễn hơn, nắm bắt công việc nhanh hơn… Bởi vì những gì mà học viên học được chính là những cái mà tổ chức đang cần. Mặt khác đào tạo trong công việc cũng tạo điều kiện cho người học làm quen dần với các đồng nghiệp tương lai của mình giúp sau này thích nghi nhanh hơn. Bên cạnh những ưu điểm đó, phương pháp này cũng bộc lộ nhiều nhược SVTH: Võ Minh Phúc Lớp B13QTH 8 Khóa luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hoài Anh điểm. Đó là trang bị kiến thức lộn xộn, không có hệ thống cho học viên, phần lý thuyết cũng không được dạy đầy đủ và bài bản, nhiều khi người học còn bắt chước những thao tác, kinh nghiệm lạc hậu của người dạy. Chính vì vậy, muốn phương pháp này thực hiện hiệu quả thì chương trình đào tạo phải được tổ chức chặt chẻ, có kế hoạch. Giáo viên dạy nghề phải được lựa chọn cẩn thận và phải đáp ứng được những yêu cầu của chương trình đào tạo về chuyên môn, mức độ thành thạo, khả năng truyền thụ và lòng nhiệt tình với công việc. Ngoài ra cũng cần đặc biệt chú ý công tác giám sát và đánh giá kết quả của chương trình đào tạo để đạt hiệu quả cao nhất. 2.2. Đào tạo ngoài công việc Là nhóm phương pháp mà việc học tách hẳn ra so với nơi làm việc thực tế, trong nhóm phương pháp này có rất nhiều cách tổ chức đào tạo, có thể nêu một số phương pháp điển hình thường gặp sau: • Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp Đây là phương pháp để áp dụng để đào tạo những nghề tương đối phức tạp hoặc những công việc có tính chất đặc thù. Để thực hiện đòi hỏi các doanh nghiệp phải trang bị các phương tiện dành riêng cho quá trình học tập. Theo phương pháp này học viên sẽ được trang bị kiến thức một cách có hệ thống hơn và tạo ra nhiều cơ hội cho người lao động có thể tham gia quá trình đào tạo. Tuy nhiên phương pháp này hơi tốn kém và mất nhiều thời gian. • Cử đi học ở các trường chính quy Là phương pháp cử hoặc hổ trợ nhân viên theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, dạy nghề … theo hình thức chính quy hoặc tại chức. Đây là phương pháp trang bị có hệ thống cả lý thuyết và thực hành. Dù vậy phương pháp này cũng rất tốn thời gian và kinh phí đào tạo. • Các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo Đây là phương pháp tương đối mới và sử dụng khá hiệu quả. Các buổi bài giảng hay hội nghị có thể được tổ chức tại doanh nghiệp hoặc ở một hội nghị bên SVTH: Võ Minh Phúc Lớp B13QTH 9 Khóa luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hoài Anh ngoài, có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các chương trình đào tạo khác. Trong các buổi thảo luận, học viên sẽ thảo luận theo từng chủ đề dưới sự hướng dẫn của người lãnh đạo nhóm và qua đó họ học được kiến thức và kinh nghiệm cần thiết. • Đào tạo theo kiểu chương trình hoá với sự trợ giúp của máy tính Trong phương pháp này, chương trình đào tạo được cài sẵn trong máy tính, các học viên học ngay trên máy tính và được giải đáp ngay trên đó. Đây là phương pháp hiện đại không cần người trực tiếp giảng dạy. Hiện nay phương pháp này ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong các tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới. • Đào tạo theo phương thức từ xa Là phương thức đào tạo mà người dạy và người học không trực tiếp gặp nhau mà thông qua phương tiện nghe nhìn trung gian. Phương thức đào tạo này có ưu điểm nổi bật là người học có thể chủ động bố trí sử dụng thời gian học tập cho phù hợp với kế hoạch của cá nhân và có thể học ở bất kỳ đâu mà không phải lo ngại về khoảng cách địa lý. Tuy nhiên hình thức đào tạo này đòi hỏi phải có tính chuyên môn hoá cao, chuẩn bị bài giảng và chương trình đào tạo phải có sự đầu tư lớn. Trong tương lai chắc chắn phương pháp này sẽ phát huy hiệu quả cao với sự trợ giúp các phương tiện và khoa học công nghệ ngày càng hiện đại. • Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm Các bài tập được mô phỏng và sử dụng rộng rãi là nghiên cứu và phân tích tình huống, trò chơi, diễn kịch, mô phỏng trên lý thuyết… giúp giải quyết vấn đề. Phương pháp này giúp cho người học có thể giải quyết các tình huống thực tế tốt hơn. • Hoạt động tham quan Đây là phương pháp tốt để đào tạo cán bộ quản lý học tập tổ chức sản xuất, phương pháp kinh doanh, phương pháp quản lý, kinh nghiệm… để nâng cao hiệu quả của công ty mình và tránh và giảm được những thất bại xuống mức nhỏ nhất. SVTH: Võ Minh Phúc Lớp B13QTH 10 [...]... CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG MIỀN BẮC (NICC) I MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NICC 1 Lịch sử hình thành và phát triển của NICC Tên công ty: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Miền Bắc Tên tiếng anh: NORTHERN INVESTMENT AND CONSTRUCTION CONSULTANT JOINT STOCK COMPANY (NICC) Logo công ty: Chưa có Slogan: Solid Basic... xung quanh Trong cả hiện tại và tư ng lai, nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã trở thành một nhu cầu cần thiết và cấp bách đối với mọi doanh nghiệp 2 Sự cần thiết phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại NICC Trong xu thế cạnh tranh và hội nhập hiện nay, nguồn nhân lực luôn đóng vai trò là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp, nhu cầu về chất... phòng II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TẠI NICC 1 Bộ phận thực hiện công tác đào tạo và phát triển Bộ phận nhân sự phòng TCHC là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực đào tạo phát triển tại NICC Phòng Tổ chức Hành chính có chức năng tham mưu và giúp Giám đốc chỉ đạo công tác tổ chức, nhân sự, đào tạo, tiền lương và chế độ chính sách của công ty theo quy định của pháp luật... phát triển) Là nguồn kinh phí dành cho đào tạo, phát triển, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp càng mạnh thì nguồn tiền đầu tư cho đào tạo phát triển càng nhiều, công tác đào tạo phát triển càng có điều kiện triển khai thực hiện có hiệu quả Ngược lại, nguồn tài chính hạn hẹp sẽ gây khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp đào tạo, đối tư ng đào tạo, các khoá đào tạo ít chi phí sẽ được tính đến mà nhiều... có hiệu quả và đạt được mục tiêu đặt ra hay không Phòng tổ quản trị nhân sự có vai trò lãnh đạo trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo với sự phối hợp, giúp đỡ và ủng hộ của lãnh đạo và các phòng ban khác II CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1 Sự cần thiết của đào tạo phát triển nguồn nhân lực đối với tổ chức, doanh nghiệp Trong sự phát triển nói chung,... 22 Khóa luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hoài Anh 2.1 Lĩnh vực hoạt động tư vấn: a Đo đạc khảo sát địa hình, địa chất công trình; Điều tra tài liệu khí tư ng thuỷ văn, dân sinh kinh tế phục vụ lập dự án đầu tư xây dựng công trình b Tư vấn về quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình: - Lập dự án đầu tư xây dựng - Thiết kế kỹ thuật - Thiết kế bản vẽ thi công và Dự toán chi phí xây dựng công trình... đồng nghiệp, khách hàng… là thực sự cần thiết cho việc xác định nhu cầu đào tạo b.2 Xác định mục tiêu đào tạo và phát triển Là việc xác định xem kết quả sau đào tạo phát triển đạt được là gì? Bao gồm: - Những kĩ năng cụ thể cần được đào tạo và trình độ kĩ năng có được sau đào tạo - Số lượng cơ cấu học viên - Thời gian đào tạo Mục tiêu của đào tạo, phát triển phải rõ ràng, cụ thể, sát với nhu cầu đào tạo. .. đào tạo phát triển Lựa chọn đối tư ng đào tạo Xác định chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo Nguồn: ThS.Nguyễn Vân Điềm &PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân “Giáo trìnhLựa chọn và đàolực”giáo viên động – Xã hội 2004 quản trị nhân tạo NXB Lao Dự tính chi b.1 Xác định nhu cầu đào tạo phí đào tạo Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả Thiết phát triển đánh chất của toàn bộ công. .. chức thực hiện các lớp đào tạo CBNV, kiểm tra theo dõi đánh giá hiệu quả công tác đào tạo của công ty; - Xây dựng quy trình đào tạo phù hợp cho công ty + Tiền lương, BHXH và BHYT Nhìn chung trình độ nhân viên ở phòng vẫn còn thấp khi mà chức năng của phòng tư ng đối lớn Cán bộ phụ trách mảng dào tạo lại có trình độ không đúng chuyên ngành ( 1tốt nghiệp ĐH Thủy lợi, 1 ĐH Xây dựng _Hệ tại chức) nên còn gặp... nhiều đến phát triển bền vững” Trong một tổ chức, muốn phát triển nhanh và bền vững thì nguồn lực con người chính là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất quyết định doanh nghiệp sẽ phát triển như thế nào ở hiện tại và tư ng lai Muốn vậy, nguồn lực con người cần phải được đầu tư, bồi dưỡng, đào tạo, giáo dục không ngừng Một khi người lao động có trình độ văn hoá, kỹ thuật nghiệp vụ cao, được đào tạo tốt, có . về đào tạo vào phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức, doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Miền bắc. Chương. LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC I. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1. Một số khái niệm 1.1 Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Đào tạo và phát triển là. TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG MIỀN BẮC NICC 54 I. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TẠI NICC 54 1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN