ðề tài có thể mở rộng nghiên cứu ñánh giá thực trạng hoạt ñộng và ñề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu của toàn hệ thống NH TMCP Công ThươngViệt Nam hay có thể mở
Trang 1TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
-
ðOÀN NGUYỄN THỊ MỸ HẰNG
QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH ðỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP Hồ Chí Minh – Năm 2011
Trang 2TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
-
ðOÀN NGUYỄN THỊ MỸ HẰNG
QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH ðỒNG NAI
C huyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS DƯƠNG THỊ BÌNH MINH
TP Hồ Chí Minh – Năm 2011
Trang 3
Tôi xin cam ñoan Luận văn với ñề tài “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh ðồng Nai” là công trình nghiên cứu của cá nhân Các số liệu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực ñược thu thập từ nguồn thực tế, ñược công bố trên các báo, tạp chí chuyên ngành của cơ quan Nhà nước ñược ñăng tải trên các website trong và ngoài nước
Trang 5Bảng 1: Nguồn vốn huy ñộng giai ñoạn 2006 – 2011
Bảng 2: Dư nợ cho vay giai ñoạn 2006 – 2011
Bảng 3: Số lượng thẻ ATM và thẻ tín dụng phát hành giai ñoạn 2006 – 2011 Bảng 4: Kết quả hoạt ñộng thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại trong giai
ñoạn 2006 – 2011
Bảng 5: Thu dịch vụ ngân hàng giai ñoạn 2006 – 2011
Bảng 6: Kết quả hoạt ñộng giai ñoạn 2006 – 2011
Bảng 7: Cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ giai ñoạn 2006 - 2011
Bảng 8: Cơ cấu nợ xấu theo loại hình khách hàng giai ñoạn 2006 – 2011
Bảng 9: Cơ cấu nợ xấu theo mục ñích vay vốn giai ñoạn 2006 – 2011
Bảng 10: Số tiền trích lập DPRR trong giai ñoạn 2006 – 2011
Bảng 11: Số lượng các khách hàng bị phân loại nợ xấu thời ñiểm cuối năm trong
giai ñoạn 2006 – 2011
Bảng 12: Số khách hàng ñáp ứng ñủ ñiều kiện theo mô hình 6C ñang có quan hệ
tín dụng tại Vietinbank – CN ðồng Nai từ 2006 – 2011
Bảng 13: Kết quả chấm ñiểm và xếp hạng khách hàng có quan hệ tín dụng với
Vietinbank – CN ðồng Nai trong giai ñoạn 2006 – 2011
Bảng 14: Số lượng khách hàng Vietinbank – CN ðồng Nai yêu cầu mua bảo hiểm Bảng 15: Số tiền thu nợ thông qua biện pháp phát mãi tài sản của chính khách hàng
vay giai ñoạn 2006 – 2011
Bảng 16: Số tiền thu nợ thông qua biện pháp phát mãi tài sản của bên bảo lãnh giai
ñoạn 2006 – 2011
Trang 6Bảng 18: Số tiền dự phòng rủi ro ñể xử lý nợ giai ñoạn 2006 – 2011
Bảng 19: Nợ xấu, lãi suất bình quân và thu nhập tương ứng giai ñoạn 2006 – 2011 Bảng 20: Kết quả hoạt ñộng giai ñoạn 2006 – 2011
Trang 7MỤC LỤC
MỞ ðẦU: GIỚI THIỆU VỀ ðỀ TÀI NGHIÊN CỨU 5
1 Tính cấp thiết của ñề tài nghiên cứu 5
2 Mục tiêu nghiên cứu 6
3 Phạm vi nghiên cứu 6
4 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu 6
5 Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nuớc 6
6 ðiểm mới của ñề tài 7
7 Kết cấu của ñề tài 8
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9
1.1 Tổng quan về nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại 9
1.1.1.Quan ñiểm của các nhà kinh tế về chính sách nợ tới giá trị doanh nghiệp 9
Quan ñiểm truyền thống 9
Quan ñiểm của M&M (Merton Miller & Franco Modigliani) 9
Những tranh luận của quan ñiểm truyền thống và quan ñiểm M&M 10
1.1.2 Khái niệm nợ xấu 10
1.1.2.1 Nợ xấu theo quan ñiểm thế giới 10
1.1.2.2.Nợ xấu theo quan ñiểm Việt Nam 12
1.1.3 Nguyên nhân hình thành nên nợ xấu 14
1.1.3.1.Nguyên nhân khách quan 14
1.1.3.2.Nguyên nhân chủ quan 17
1.2 Lý thuyết về quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại 18
1.2.1 Khái niệm quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại 18
1.2.2 Mục tiêu của quản lý nợ xấu 18
1.2.3 Nội dung của quản lý nợ xấu 19
1.2.3.1 Xây dựng chiến lược và thực thi quản lý nợ xấu 19
1.2.3.2.Các biện pháp xử lý nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại 21
a/ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng 22
b/ Yêu cầu tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp và cơ cấu lại nợ 23
c/ Xử lý tài sản bảo ñảm, yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh 25
d/ Sử dụng hệ thống pháp luật ñể giải quyết nợ xấu 25
e/ Sử dụng dự phòng rủi ro 26
f/ Bán các khoản nợ: 26
g/ Chứng khoán hoá các khoản nợ xấu 27
Trang 81.3 Ảnh hưởng của nợ xấu ñến hoạt ñộng kinh doanh của ngân hàng thương mại.
27
1.4 Khái quát về quản lý nợ xấu của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 28
1.4.1 Trung Quốc 28
1.4.2 Thái Lan 30
1.4.3 Hàn Quốc 34
1.4.4 Mỹ: 36
1.4.5 Các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ðỒNG NAI 39
2.1 Khái quát về NH TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh ðồng Nai 39
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NH TMCP Công Thương Việt Nam – CN ðồng Nai 39
2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của NH TMCP Công Thương Việt Nam – CN ðồng Nai 40 2.1.3 Kết quả hoạt ñộng của NH TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh ðồng Nai trong thời gian qua 41
► Tình hình nguồn vốn huy ñộng 41
► Tình hình cho vay 43
► Hoạt ñộng phát hành thẻ 44
► Hoạt ñộng thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại 45
► Thu dịch vụ ngân hàng 45
► Kết quả kinh doanh 46
2.2 Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh ðồng Nai 46
a/Cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ 47
b/Cơ cấu nợ xấu của Vietinbank – CN ðồng Nai theo loại hình khách hàng 48
c/ Cơ cấu nợ xấu của Vietinbank – CN ðồng Nai theo mục ñích vay vốn 49
2.3 Thực trạng nợ xấu ảnh hưởng ñến hoạt ñộng kinh doanh của NH TMCP Công Thương Việt Nam – CN ðồng Nai 51
2.4 Thực trạng quản lý nợ xấu tại NH TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh ðồng Nai 53
2.4.1 Hệ thống pháp luật về quản lý nợ xấu 53
2.4.2 Thực trạng xây dựng chiến lược quản lý nợ xấu 54
2.4.3 Thực trạng quản lý nợ xấu 55
2.4.3.1 Quản trị rủi ro tín dụng 55
Trang 92.4.3.2 Yêu cầu tái cơ cấu tài chắnh doanh nghiệp vay vốn và cơ cấu lại nợ 61
2.4.3.3 Xử lý tài sản bảo ựảm, yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh 61
2.4.3.4 Sử dụng hệ thống pháp luật ựể giải quyết nợ xấu 64
2.4.3.5 Sử dụng dự phòng rủi ro 65
2.4.3.6 Bán các khoản nợ 67
2.4.3.7 Chứng khoán hoá các khoản nợ xấu 67
2.5 đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại NH TMCP Công Thương Việt Nam Ờ CN đồng Nai 68
2.5.1 Những mặt ựạt ựược 68
2.5.2 Những mặt hạn chế 69
2.5.3 Nguyên nhân tồn tại 70
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Ờ CHI NHÁNH đỒNG NAI 72
3.1 định hướng hoạt ựộng và quản lý nợ xấu của Vietinbank Ờ CN đồng Nai ựến 2015 72
3.1.1 định hướng hoạt ựộng của Vietinbank Ờ CN đồng Nai ựến 2015 72
3.1.2 định hướng quản lý nợ xấu của Vietinbank Ờ CN đồng Nai ựến 2015 73
3.2 Các giải pháp quản lý nợ xấu ở tầm vĩ mô 73
3.2.1 đối với Nhà nước 73
3.2.2 đối với Ngân hàng Nhà nước 75
3.2.3 đối với toàn hệ thống NH TMCP Công Thương Việt Nam 77
3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu tại NH TMCP Công Thuơng Việt Nam Ờ Chi nhánh đồng Nai 78
3.3.1 Các giải pháp về tắn dụng 78
3.3.1.1 Hoàn thiện quy trình tắn dụng và nâng cao chất luợng thẩm ựịnh 78
3.3.1.2 Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát khách hàng 80
3.3.1.3 định giá và tái ựịnh giá giá trị TSđB 81
3.3.1.4 Hoàn thiện qui trình quản lý và xử lý nợ có vấn ựề 81
3.3.1.5 Xây dựng bộ cẩm nang tắn dụng cho cán bộ tắn dụng của ngân hàng 82
3.3.1.6 Hoàn thiện công tác phân loại nợ xấu 82
a/ Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tắn dụng nội bộ 82
b/ Xây dựng các thống kê về phân loại nợ xấu 83
3.3.1.7 Hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu 83
a/ Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm ựối với các khoản nợ xấu phát sinh 84
b/ Triển khai và thực hiện việc mua bán nợ trong toàn hệ thống 86
Trang 10c/ Nghiên cứu và ứng dụng biện pháp chứng khoán hoá các khoản nợ xấu 86
3.3.2 Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro 87
3.3.3 Các giải pháp về hệ thống thông tin 88
3.3.4 Các giải pháp về nguồn nhân lực 88
3.3.5 Các giải pháp về kiểm tra, giám sát 90
KẾT LUẬN 91
Trang 11MỞ ðẦU: GIỚI THIỆU VỀ ðỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1 Tính cấp thiết của ñề tài nghiên cứu
Việt Nam những năm ñầu của thế kỷ 21 chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục của ngành tài chính – ngân hàng, trong ñó ấn tượng nhất là của các ngân hàng thương mại
Số lượng và vốn của các ngân hàng thương mại tăng rất nhanh, cùng với ñó là sự ñóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế
Cho ñến hết năm 2009, toàn bộ ñịa bàn ðồng Nai ñã có 146 ñiểm giao dịch của các TCTD trong ñó có 34 chi nhánh cấp 1, 13 chi nhánh cấp 2, 1 quỹ tín dụng nhân dân trung ương, 29 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, 114 phòng giao dịch và 10 quỹ tiết kiệm
Hệ thống TCTD trên ñịa bàn ngày càng lớn mạnh và ñã có ñóng góp lớn ñối với các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ thông qua hoạt ñộng tín dụng, cung cấp dịch
vụ tiện ích ngân hàng ñến các cá nhân, hộ sản xuất, doanh nghiệp trên khắp ñịa bàn Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN ðồng Nai ñược thành lập năm 1988 với 01 ñiểm giao dịch duy nhất tại Trụ sở Chi nhánh Tuy nhiên, ñến nay, không nằm ngoài sự phát triển của hệ thống ngân hàng trên ñịa bàn tỉnh ðồng Nai, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN ðồng Nai ñã có 9 Phòng giao dịch với tổng nguồn vốn huy ñộng là 3.669 tỷ ñồng và dư nợ là 5.044 tỷ ñồng (thời ñiểm 31/12/2011)
Tuy nhiên, bất cứ sự tăng trưởng nào cũng ñi kèm với các mặt trái của nó Cùng với tốc ñộ tăng trưởng của vốn ñiều lệ và ñặc biệt là tổng dư nợ thì tình trạng nợ xấu ñã xuất hiện và thực sự ñáng chú ý khi nền kinh tế ñang lâm vào hoàn cảnh khó khăn như hiện nay
Khi khối lượng nợ xấu tăng ñến một mức nhất ñịnh thì sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển cũng như hoạt ñộng của ngân hàng Vì vậy, vấn ñề quản lý nợ xấu ñược ñặt ra
ở hầu hết các NHTM Tuy nhiên, không tồn tại một mô hình hay một cách thức nào chung về quản lý nợ xấu cho mọi ngân hàng thương mại Tùy từng ñặc ñiểm riêng của mỗi ngân hàng mà họ ñưa ra cho mình cách thức quản lý nợ xấu tốt nhất
Vì vậy, trên cơ sở ñó tôi quyết ñịnh thực hiện ñề tài “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh ðồng Nai”
Trang 122 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn sẽ tập trung làm rõ 3 vấn ñề:
• Thứ nhất: Làm sáng tỏ các vấn ñề về lý luận liên quan ñến quản lý nợ xấu
• Thứ hai: Phân tích thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu tại NH TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh ðồng Nai, từ ñó ñánh giá thực trạng quản lý nợ xấu và chỉ ra các mặt ñạt ñược và chưa ñạt ñược của công tác quản lý nợ xấu tại NHTM này
• Thứ ba: Dựa trên sự phân tích và cơ sở lý luận ñã làm rõ ñể ñưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu của NH TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh ðồng Nai trong tương lai
3 Phạm vi nghiên cứu
ðề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý nợ xấu ở Việt Nam và trên thế giới ñể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ðề tài ñi sâu phân tích nợ xấu và quản lý nợ xấu cũng như các biện pháp xử lý nợ xấu tại NH TMCP Công Thương Việt Nam – CN ðồng Nai trong thời gian qua và nghiên cứu, ñề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu tại NH TMCP Công Thương Việt Nam – CN ðồng Nai trong thời gian tới
4 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
ðề tài chủ yếu dùng phương pháp phân tích hệ thống, thống kê, so sánh, phương pháp ñiều tra, tổng hợp Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp phân tích không có nghĩa mang nặng tính lý thuyết mà cách tiếp cận và giải quyết vấn ñề dựa trên tính logic của hiện tượng kinh tế, các quy luật kinh tế và các lý thuyết kinh tế ñể suy luận
Dựa trên các số liệu thống kê, báo cáo của NH TMCP Công Thuơng Việt Nam – CN ðồng Nai và Ngân hàng nhà nước Việt Nam - CN ðồng Nai Sau khi dùng phương pháp phân tích sơ bộ, căn cứ trên kết quả phân tích, rút ra những mặt ñạt ñược - chưa ñược và ra kết luận cũng như ñề xuất các giải pháp cần thực hiện ñể nâng cao chất lượng quản lý và
xử lý nợ xấu tại NH TMCP Công Thương Việt Nam – CN ðồng Nai
5 Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nuớc
Trang 13Lĩnh vực ngân hàng ñược xác ñịnh là lĩnh vực quan trọng ñối với sự phát triển kinh
tế Thông qua hoạt ñộng của các ngân hàng mà việc giao thương giữa các quốc gia trở nên
dễ dàng và nhanh chóng hơn Do ñó, hoạt ñộng ngân hàng nhận ñược nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước Mảng maketting, huy ñộng vốn, tín dụng, quản lý rủi ro và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ñã ñược nhiều tác giả ñi sâu nghiên cứu và ñưa ra những giải pháp có ý nghĩa thiết thực nhằm hoàn thiện hoạt ñộng ngân hàng
Trong hoạt ñộng tín dụng, việc phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu do nguyên nhân khách quan hay chủ quan là ñiều không thể tránh khỏi Do ñó, nghiên cứu việc quản lý và xử lý
nợ xấu nhằm giúp các ngân hàng nâng cao chất lượng trong công tác xử lý nợ, giúp nguồn vốn quay vòng nhanh, và ñược ñưa ñến người cần vốn kịp thời Có nhiều tác giả ñã nghiên cứu các quy trình quản lý nợ xấu tại một số NHTM cụ thể và ñưa ra giải pháp nhằm nâng cao công tác xử lý nợ xấu Chẳng hạn có một số ñề tài sau:
• Kiểm soát nợ xấu của hệ thống NHTM trên ñịa bàn TP.HCM – Tác giả: Nguyễn Thị Xuân Trang
• Một số giải pháp hạn chế nợ khó ñòi phát sinh trong hoạt ñộng tín dụng của các NHTM trên ñịa bàn TP HCM – Tác giả: ðỗ Thị Thu Hằng
• Giải pháp giảm nợ quá hạn và nợ xấu tại NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Tác giả: Nguyễn Thành Trung
Tuy nhiên, hiện nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu cụ thể, chi tiết
và có hệ thống vấn ñề này tại NH TMCP Công Thương Việt Nam – CN ðồng Nai
Do ñó, tôi chọn ñề tài “Quản lý nợ xấu tại NH TMCP Công Thương Việt Nam – CN ðồng Nai” ñể tìm hiểu sâu hơn về các quy ñịnh, biện pháp, thực trạng, xử lý nợ xấu tại ñây, từ ñó ñưa ra những kiến nghị giúp hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu ñối với NH TMCP Công Thương Việt Nam – CN ðồng Nai nói riêng và NH TMCP Công Thương Việt Nam nói chung
6 ðiểm mới của ñề tài
Việc nghiên cứu ñề tài có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn Nó cung cấp cái nhìn tổng quát về một lĩnh vực trọng yếu hỗ trợ trong hoạt ñộng kinh doanh của ngân hàng
Trang 14thương mại – lĩnh vực quản lý nợ xấu ðề tài hướng ñến ñối tượng chủ yếu là ngân hàng thương mại, một lĩnh vực ñang trên ñà phát triển và cải cách rất nóng trong thời gian gần ñây ðề tài cung cấp một bức tranh toàn cảnh về hoạt ñộng quản lý xấu trong những năm gần ñây và ñề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu tại NH TMCP Công Thương Việt Nam – CN ðồng Nai nói riêng và toàn hệ thống NH TMCP Công Thương Việt Nam nói chung
ðề tài chỉ dừng lại ở nội dung kiện toàn các quy trình, biện pháp quản lý nợ xấu tại
NH TMCP Công Thương Việt Nam – CN ðồng Nai Thực tế, bối cảnh hội nhập có rất nhiều vấn ñề mà ngân hàng cần phải ñối mặt và cải cách ñể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình ðề tài có thể mở rộng nghiên cứu ñánh giá thực trạng hoạt ñộng và ñề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu của toàn hệ thống NH TMCP Công ThươngViệt Nam hay có thể mở rộng ra hệ thống ngân hàng thương mại trên ñịa bàn tỉnh ðồng Nai
7 Kết cấu của ñề tài
Sau phần mục lục, lời mở ñầu, nội dung ñề tài ñược trình bày thành 3 chương:
• Chương 1: Lý thuyết về quản lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại
• Chương 2: Thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh ðồng Nai
• Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh ðồng Nai
Sau cùng là danh mục tài liệu tham khảo
Trang 15CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại
1.1.1 Quan ñiểm của các nhà kinh tế về chính sách nợ tới giá trị doanh nghiệp
Quan ñiểm truyền thống
Theo quan ñiểm này thì mục tiêu của một quyết ñịnh tài chính không những là tối
ña hóa giá trị doanh nghiệp mà còn cực tiểu hóa chi phí sử dụng vốn Họ thấy rằng luôn có
sự tương ñồng giữa hai mục tiêu này, nghĩa là chi phí sử dụng vốn giảm sẽ làm tăng tỷ suất doanh lợi và từ ñó làm tăng giá trị công ty
Như vậy muốn gia tăng giá trị công ty thì phải tìm cách giảm thiểu chi phí sử dụng vốn Việc làm này ñồng nghĩa với việc làm gia tăng ñòn cân nợ trong cấu trúc vốn Bởi vì chi phi sử dụng nợ thấp hơn chi phí sử dụng vốn cổ phần thường, do ñó gia tăng ñòn cân
nợ sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)
(Nguồn: Trần Ngọc Thơ - Chủ biên, Tài chính doanh nghiệp hiện ñại – NXB Thống kê,
2005 – Chương 14)
Quan ñiểm của M&M (Merton Miller & Franco Modigliani)
M&M cho rằng lập luận theo quan ñiểm truyền thống là vô lý Các ông ñã ñưa ra lập luận của mình trong ñiều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo như sau:
• Trường hợp 1: nợ không có rủi ro
Khi gia tăng ñòn cân nợ thì rE không ñứng yên ñể cho WACC giảm mà sẽ tăng tương ứng với sự gia tăng ñòn cân nợ trong cấu trúc vốn, làm cho WACC không thay ñổi
M&M cho rằng khi gia tăng ñòn cân nợ nếu như ñạt ở mức ñộ thấp hợp lý thì vốn vay của doanh nghiệp không có rủi ro Nói cách khác, chi phí sử dụng vốn vay rD là không ñổi ðiều này nói lên rD ñộc lập với ñòn cân nợ và rE sẽ gia tăng tương ứng cùng với sự gia tăng ñòn cân nợ trong cấu trúc vốn
• Trường hợp 2: khi nợ có rủi ro
Trang 16Khi công ty vay nợ nhiều hơn thì rủi ro do công ty không có khả năng trả nợ sẽ càng lớn, trái chủ cũng yêu cầu công ty trả cho họ tỷ suất doanh lợi cao hơn Do ñó, rD sẽ gia tăng cùng với sự gia tăng trong ñòn cân nợ trong cấu trúc vốn Trong khi ñó, dòng lợi nhuận phát sinh từ tài sản thực của công ty là không ñổi nghĩa là tổng rủi ro của công ty là không ñổi Nếu các trái chủ dành nhiều rủi ro hơn thì các cổ ñông sẽ chịu rủi ro ít hơn và
rE thấp hơn Khi công ty tăng cấu trúc vốn vượt quá wD*, rD có khuynh hướng tăng nhưng
rE có khuynh hướng giảm, kết quả là WACC vẫn không thay ñổi, chỉ có tỷ lệ rủi ro tạo ra cho trái chủ và cổ ñông không thay ñổi mà thôi
(Nguồn: Trần Ngọc Thơ - Chủ biên, Tài chính doanh nghiệp hiện ñại – NXB Thống kê,
2005 – Chương 14)
Những tranh luận của quan ñiểm truyền thống và quan ñiểm M&M
Mặc dù ngày nay lý thuyết M&M ñược ñánh giá rất cao nhưng quan ñiểm truyền thống rất có giá trị Do ñó ta phải kết hợp 2 quan ñiểm này: vay nợ vừa phải thì vẫn mang lại hiệu quả cao hơn chỉ chú trọng tài trợ bằng nguồn vốn cổ phần Nói cách khác là trong thực tế sẽ tồn tại một mức nợ tối ưu ñể cực tiểu chi phí sử dụng vốn (wD*)
M&M ñã nghiên cứu lý thuyết này trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo Trong thực tế, các doanh nghiệp lại tiến hành sản xuất kinh doanh trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, sẽ có công ty vay nợ rất dễ dàng với lãi suất rất thấp nhưng cũng có công
ty vay nợ với lãi suất rất cao Do ñó, theo tác giả luận văn, một công ty nên quyết ñịnh sử dụng vốn bao nhiêu là hợp lý tùy thuộc vào công ty ñó ñang ở giai ñoạn nào của chu kỳ kinh doanh, nếu ñang ở giai ñoạn tăng trưởng mở rộng kinh doanh sẽ làm gia tăng doanh thu nên gia tăng ñòn cân nợ; còn nếu như không còn khả năng tăng thêm doanh thu thì nên giảm tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn ñể tránh chi phí lãi vay quá cao
1.1.2 Khái niệm nợ xấu
1.1.2.1 Nợ xấu theo quan ñiểm thế giới
Theo ngân hàng Trung ương Liên minh Châu Âu
Nợ xấu trong các NHTM gồm:
Trang 17- Những khoản nợ không thể thu hồi ñược: những khoản nợ ñã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ ñể ñòi bồi thường từ nợ; người mắc nợ bỏ trốn hoặc bị mất tích, không còn tài sản ñể thanh toán nợ; những khoản nợ mà ngân hàng không thể liên lạc ñược với người mắc nợ hoặc không thể tìm ñược người mắc nợ; những khoản nợ mà khách nợ ñã chấm dứt hoạt ñộng kinh doanh, thanh lý tài sản, hoặc kinh doanh bị thua lỗ
và tài sản còn lại không ñủ ñể trả nợ
- Nợ có thể thu không thanh toán ñầy ñủ cho ngân hàng: là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không ñủ trả nợ Những khoản nợ mà lãi hoặc gốc có thời hạn thanh toán nhưng người mắc nợ không liên lạc với ngân hàng ñể trả, hoặc hoàn cảnh chỉ ra rằng khoản nợ sẽ không thể thu hồi ñược ñầy ñủ
Theo ñịnh nghĩa Nợ xấu của Phòng thống kê – Liên hợp quốc
Về cơ bản một khoản nợ ñược coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên ñã ñược nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán ñã quá hạn dưới 90 ngày nhưng
có lý do chắc chắn ñể nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ ñược thanh toán ñầy ñủ
Theo Basel II
Tháng 6 năm 2004, ủy ban Basel ñã xây dựng Hiệp ñịnh mới về “Tiêu chuẩn vốn quốc tế” - mà chúng ta vẫn gọi là Basel II, và ñược chỉnh sửa liên tục trong các thời gian tiếp theo Theo ñó, các ngân hàng sẽ sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu của nội bộ ñể ñánh giá vấn ñề rủi ro tín dụng, từ ñó xác ñịnh hệ số an toàn vốn tối thiểu
Cụ thể, theo yêu cầu của Basel II, các ngân hàng sẽ sử dụng các mô hình dựa trên
hệ thống dữ liệu nội bộ ñể xác ñịnh khả năng tổn thất tín dụng Các ngân hàng sẽ xác ñịnh các biến số như PD - Probability of Default: xác suất khách hàng không trả ñược nợ; LGD: Loss Given Default - tỷ trọng tổn thất ước tính; EAD: Exposure at Default - tổng dư
nợ của khách hàng tại thời ñiểm khách hàng không trả ñược nợ Thông qua các biến số trên, ngân hàng sẽ xác ñịnh ñược EL: Expected Loss - tổn thất có thể ước tính
Với mỗi kỳ hạn xác ñịnh, tổn thất có thể ước tính ñược tính toán dựa trên công thức sau:
Trang 18EL = PD x EAD x LGD
1.1.2.2 Nợ xấu theo quan ñiểm Việt Nam
Quan niệm về nợ xấu của ngân hàng trước năm 2000
Trước năm 2000, hệ thống NHTM Việt Nam chưa có quy ñịnh cụ thể về nợ xấu mà chỉ có các quy ñịnh về nợ quá hạn, nợ khó ñòi phát sinh do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan trong hoạt ñộng tín dụng của các NHTM
Khi ñó, nợ xấu trong thời kỳ này bao gồm các khoản nợ quá hạn, nợ khó ñòi và việc phân loại nợ xấu ñược xác ñịnh theo thời gian quá hạn bao gồm: nợ quá hạn dưới 90 ngày,
nợ quá hạn từ 90 ngày ñến 180 ngày, nợ quá hạn từ trên 180 ngày ñến 360 ngày, nợ quá hạn trên 360 ngày, trong ñó các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày ñược gọi là nợ khó ñòi Theo quy ñịnh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức tín dụng (TCTD) chỉ có thể chuyển nợ quá hạn ñối với từng kỳ hạn trả nợ bị quá hạn, không ñược chuyển toàn bộ khoản vay sang nợ quá hạn Việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ cụ thể ñược căn cứ vào nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan dẫn ñến nợ quá hạn, nợ khó ñòi không thu hồi ñược
Quan niệm về nợ xấu theo Quyết ñịnh 149/2001/Qð-TTg
Ngày 05/10/2001, Thủ tướng Chính phủ ñã ban hành Quyết ñịnh số TTg về việc phê duyệt ñề án xử lý nợ tồn ñọng của các NHTM Theo Quyết ñịnh này có thể hiểu nợ xấu bao gồm các khoản nợ tồn ñọng phát sinh trước thời ñiểm 31/12/2000 và không có khả năng trả nợ, mặc dù ngân hàng áp dụng nhiều giải pháp theo quy ñịnh hiện hành nhưng vẫn không thu hồi ñược nợ
149/2001/Qð-Như vậy, khác với giai ñoạn trước, các NHTM phân loại các khoản nợ xấu tồn ñọng không căn cứ vào thời gian quá hạn cụ thể mà căn cứ vào tính chất và khả năng thu hồi nợ thông qua các biện pháp bảo ñảm của khoản vay (có tài sản bảo ñảm hoặc không có tài sản bảo ñảm) và tình trạng pháp lý khách hàng (không còn tồn tại hoặc còn tồn tại, hoạt ñộng) ñể phân loại thành 03 nhóm nợ tương ứng với các cơ chế xử lý kèm theo khác nhau, bao gồm:
- Nợ xấu tồn ñọng có tài sản bảo ñảm (nợ tồn ñọng nhóm 1);
Trang 19- Nợ xấu tồn ñọng không có tài sản bảo ñảm và không còn ñối tượng thu hồi (nợ tồn ñọng nhóm 2);
- Nợ xấu tồn ñọng không có tài sản bảo ñảm nhưng con nợ ñang còn tồn tại, hoạt ñộng (nợ tồn ñọng nhóm 3)
Quan niệm về nợ xấu theo Quyết ñịnh 493/2005/Qð-NHNN (giai ñoạn hiện nay)
Theo Quyết ñịnh số 493/2005/Qð-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống ñốc NHNN Việt Nam về việc ban hành “Quy ñịnh về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng ñể
xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt ñộng ngân hàng của tổ chức tín dụng”, Quyết ñịnh số 18/2007/Qð-NHNN của Thống ñốc NHNN Việt Nam ngày 25/04/2007 về việc sửa ñổi,
bổ sung một số ñiều của Quyết ñịnh số 493/2005/Qð-NHNN,thì “Nợ xấu là những khoản
nợ ñược phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ
có khả năng mất vốn)”
Các tiêu chí ñể phân loại nợ xấu cụ thể như sau:
Trích ðiều 6, ðiều 7, Quyết ñịnh 493/2005/Qð-NHNN
* Phân loại nợ theo phương pháp ñịnh lượng:
Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày ñến
180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ñầu, trừ các khoản nợ ñiều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần ñầu phân loại vào nhóm 2 ở trên; các khoản nợ ñược miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không ñủ khả năng trả lãi ñầy ñủ theo hợp ñồng tín dụng; các khoản nợ khác ñược phân loại vào nhóm 3
Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày ñến 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ñầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ ñược cơ cấu lại lần ñầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2; các khoản nợ khác ñược phân loại vào nhóm 4
Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ñầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ ñược cơ cấu lại lần ñầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2
Trang 20quá hạn theo thời hạn trả nợ ñược cơ cấu lại lần thứ hai; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc ñã quá hạn; các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; các khoản nợ khác ñược phân loại vào nhóm 5
* Phân loại nợ theo phương pháp ñịnh tính:
Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm các khoản nợ ñược TCTD ñánh giá là không
có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi ñến hạn Các khoản nợ này ñược TCTD ñánh giá là
1.1.3 Nguyên nhân hình thành nên nợ xấu
1.1.3.1 Nguyên nhân khách quan
ðây là những nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây ra tình trạng nợ xấu tại ngân hàng, tuy nhiên lỗi chính không nằm về phía ngân hàng
- Do các cú sốc về kinh tế không thể lường trước
Mỗi nền kinh tế luôn có những ñặc ñiểm riêng của mình và chịu sự tác ñộng của rất nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố bên ngoài như chính trị, xã hội và các yếu tố nội tại Khi các yếu tố này gặp các cú sốc bất lợi như thiên tai, khủng hoảng chính trị hay sự sụp ñổ của một vài yếu tố kinh tế thì nền kinh tế sẽ bị tác ñộng trực tiếp dẫn ñến khủng hoảng Khi nền kinh tế lâm vào suy thoái, mặc nhiên tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp hay thu nhập của các hộ tiêu dùng cũng sẽ khủng hoảng Vì vậy, khả năng hoàn trả các món nợ ñã vay ngân hàng cũng sẽ giảm sút; dẫn ñến tình trạng nợ xấu gia tăng
Trang 21- Do sự mất ổn ñịnh và thiếu ñồng bộ, hợp lý của pháp luật, môi trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng chưa ñầy ñủ
Một sự thay ñổi trong pháp luật sẽ gây ra tác ñộng không nhỏ tới hoạt ñộng của doanh nghiệp Ví dụ như một sự thay ñổi về chính sách thuế có thể tác ñộng làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm hoặc làm thua lỗ một dự án Bên cạnh ñó, phải kể ñến là sự chồng chéo của các văn bản pháp lý Sự chồng chéo này không những gây ra sự khó khăn cho doanh nghiệp trong việc kinh doanh mà còn gây ra sự khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý các khoản nợ xấu
Các quy ñịnh của pháp luật về hệ thống kế toán, kiểm toán chưa ñầy ñủ, chưa có tính hiệu lực bắt buộc ñối với các doanh nghiệp Trên thực tế có ñến 50% khách hàng không thực hiện ñúng quy ñịnh của pháp luật về kế toán thống kê Dẫn ñến số liệu làm căn
cứ thẩm ñịnh ñể cho vay không ñúng số liệu thật, gây rủi ro lớn cho ngân hàng ðồng thời,
hệ thống kế toán chưa ñáp ứng ñược những yêu cầu quốc tế, chưa có ñược những cơ chế ñánh giá nợ quá hạn theo nguyên nhân xảy ra rủi ro, mức ñộ rủi ro là bao nhiêu NHNN và
cơ quan có thẩm quyền chưa có cơ chế kiểm toán chặt chẽ, chính xác và ngay cả trong các
tổ chức kinh doanh cũng chưa có kiểm toán nội bộ và ñộc lập thích hợp
- Chức năng kinh doanh ñộc lập, quyền tự quyết của ngân hàng chưa ñược ñảm bảo
Mặc dù pháp luật ñã chỉ rõ chức năng của NHTM là chức năng kinh doanh, nhưng thực tế các ngân hàng không thể tránh khỏi những tác ñộng, chỉ thị của NHNN, của Chính phủ nhằm can thiệp, chi phối hoạt ñộng kinh doanh của họ Việc các NHTM nhà nước vẫn chưa tách bạch ñược những khoản vay thương mại và vay phi thương mại nên tỷ lệ nợ quá hạn cao ñối với các khoản vay phi thương mại theo sự chỉ ñạo như: cho vay ñánh bắt cá xa
bờ, cho vay thu mua nông sản ñể bình ổn giá, các dự án ñã ñược duyệt truớc,… Ngay cả NHNN – cơ quan quyền lực cao nhất trong lĩnh vực ngân hàng cũng ñã lấn sân các NHTM, can thiệp sâu vào hoạt ñộng cho vay của NHTM Chính vì vậy, NHTM ñã nảy sinh tính ỷ lại vào NHNN khi gặp khó khăn, gây hạn chế tính chủ ñộng kinh doanh
- NHNN chưa ñủ mức ñộ ñộc lập ñể ñiều hành chính sách tiền tệ hiệu quả Hơn nữa, NHNN còn nhiều hạn chế về trình ñộ nghiệp vụ thanh tra giám sát hệ thống tài chính Hệ
Trang 22thống bộ máy tổ chức NHNN theo tỉnh, thành phố và quan hệ quản lý hành chính càng làm giảm tính ñộc lập của NHNN
- Trình ñộ, năng lực quản lý, ñiều hành yếu kém của khách hàng
ðây là một trong những nguyên nhân quan trọng, chiếm tỷ lệ lớn gây nên tình trạng
nợ xấu cho NHTM Việc sử dụng tiền vay hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào trình
ñộ và năng lực ñiều hành sản xuất, kinh doanh của khách hàng
Một số doanh nghiệp sử dụng vốn ngắn hạn ñầu tư vào cơ sở hạ tầng, tài sản cố ñịnh làm cho vốn bị ñọng gây ra nợ quá hạn cho ngân hàng Bên cạnh ñó, có doanh nghiệp kinh doanh quá nhiều chức năng vượt quá khả năng quản lý vốn ñã yếu kém, dẫn ñến kinh doanh thua lỗ, vốn bị thất thoát không trả ñược nợ ngân hàng
- Các nguyên nhân xuất phát từ vấn ñề ñạo ñức khách hàng
Sử dụng vốn vay sai mục ñích: ñây là một trong những trường hợp gian lận xảy ra khá phổ biến trong thực tế hiện nay Việc không giám sát chặt chẽ của ngân hàng sau khi giải ngân ñã tạo ñiều kiện cho khách hàng sử dụng vốn vay sai mục ñích, dẫn ñến rủi ro không thu hồi ñược nợ vay nếu khách hàng bị thua lỗ, phá sản
Gian lận về số liệu, chứng từ: với những quy ñịnh chưa chặt chẽ về chế ñộ báo cáo tài chính của pháp luật Việt Nam ñã tạo ñiều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng thực hiện gian lận khi lập báo cáo tài chính cung cấp cho ngân hàng nhằm có ñược một ñánh giá tốt khi ñi vay; lập chứng từ, giấy tờ khống ñể qua mặt ngân hàng cũng là nguyên nhân dẫn ñến rủi ro Quá trình này bắt ñầu từ giai ñoạn thẩm ñịnh hồ sơ vay vốn cho tới quá trình quản lý khoản vay, cán bộ tín dụng sẽ không phát hiện những bất thường hay là những dấu hiệu chứng tỏ khả năng không hoàn trả ñược món vay của doanh nghiệp
Lừa ñảo một cách hợp pháp: có một số khách hàng hiểu pháp luật, lập ñủ hồ sơ vay vốn, lúc ñầu trả nợ rất uy tín, sòng phẳng ñể tạo lòng tin Sau ñó, ñề nghị vay với số tiền lớn hơn, và sử dụng tiền vào mục ñích cá nhân, ñến kỳ hạn trả nợ mất khả năng thanh toán cho ngân hàng
Trang 23Không chỉ vậy, có một số khách hàng tuy có khả năng tài chính nhưng tỏ ra chây ỳ, không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, không giao tài sản ñảm bảo cho ngân hàng xử lý, nhằm chiếm dụng hoặc chiếm ñoạt vốn của ngân hàng
1.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan
- Sự yếu kém trong công tác xây dựng và thực thi chiến lược quản lý nợ xấu
Với tình hình thực tiễn của nền kinh tế và ñặc ñiểm của mỗi ngân hàng thì chiến lược quản lý nợ xấu phải ñược xây dựng sao cho phù hợp Tuy nhiên, do sự yếu kém trong công tác này, các sai lầm ví dụ như trong việc ñề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng quá cao khi chưa ñồng bộ với một cơ chế kiểm soát, một qui trình tín dụng chặt chẽ sẽ dẫn ñến sự gia tăng của nợ xấu Bên cạnh ñó là sự mất hợp lý của cơ cấu cho vay, sự thiếu chính xác trong nhận ñịnh xu hướng phát triển hay suy thoái của các ngành, các khách hàng mục tiêu dẫn ñến sự tập trung tín dụng sai lầm
Bên cạnh việc xây dựng chiến lược thì việc thực thi nó cũng quan trọng không kém Một chiến lược ñúng ñắn có thể không ñược thực thi một cách có hiệu quả ðiều này
có thể xuất phát từ cơ chế kiểm soát nội bộ yếu kém nhưng cũng có thể là do sự thiếu ý thức, trình ñộ của nhà quản lý, các nhân viên tín dụng
- Thiếu thông tin thị trường
Thiếu thông tin khách hàng có thể sẽ dẫn ñến thẩm ñịnh dự án/phương án vay vốn không chính xác, ñánh giá không ñúng năng lực thật sự của khách hàng, không phát hiện ñược những âm mưu lừa ñảo, chiếm ñoạt của khách hàng
- Thiếu chiến lược kinh doanh hiệu quả và bền vững
Thực tế cho thấy, một số ngân hàng cho vay theo tín hiệu thị trường, nếu thị trường ñất ñai sôi ñộng thì cho vay kinh doanh bất ñộng sản,… Vì vậy, nhiều quyết ñịnh kinh doanh chỉ dựa vào lợi ích ngắn hạn và khi môi trường kinh doanh thay ñổi, hoặc có biến ñộng tiêu cực thì sẽ kéo theo những khoản nợ lớn cho ngân hàng
- Công tác quản trị và phòng ngừa rủi ro chưa ñược chú trọng
Một số ngân hàng dồn vốn ñầu tư vào những lĩnh vực nhạy cảm như bất ñộng sản hoặc nhận thế chấp tài sản là nhà cửa, ñất ñai Trong khi ñó, công tác ñịnh giá tài sản chưa
Trang 24sát với thực tế, vượt quá giá chuyển nhượng trên thị trường, không phòng ngừa rủi ro khi thị trường bất ñộng sản ñóng băng, không lường trước ñược những rủi ro pháp lý liên quan ñến bất ñộng sản
- Sự yếu kém về trình ñộ và ñạo ñức của nhân viên tín dụng
Các nhân viên tín dụng là những người trực tiếp thực thi việc cho vay cũng như quản lý các món vay Về mặt lợi ích, khi các nhân viên này với ñạo ñức kém và bộ phận kiểm soát không phát hiện kịp thời sẽ lợi dụng quyền hạn (không làm ñúng quy trình tín dụng, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng,…) ñể có thể cho vay các khoản vay với rủi ro cao Họ
có thể thực hiện việc này thông qua việc làm sai lệch cách nhìn về báo cáo tài chính và triển vọng của khách hàng, cũng như là sự sai lệch về giá trị thực của tài sản ñảm bảo
Tuy nhiên, không phải tất cả các lỗi này ñều xuất phát từ vấn ñề ñạo ñức mà có thể xuất phát từ vấn ñề trình ñộ của nhân viên tín dụng, từ ñó dẫn ñến chất lượng thẩm ñịnh thấp, quản lý lỏng lẻo, không sâu sát khách hàng
1.2 Lý thuyết về quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại
Quản lý nợ xấu bao gồm quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng của ngân hàng nhằm ñạt ñược các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; trong ñó tăng cường các biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế phát sinh nợ xấu, ñi kèm với việc xử lý các khoản nợ xấu ñã phát sinh nhằm phù hợp ñối với mục tiêu trong từng giai ñoạn của mỗi ngân hàng
1.2.2 Mục tiêu của quản lý nợ xấu
Mục tiêu của quản lý nợ xấu tại mỗi ngân hàng và các thời ñiểm khác nhau là khác nhau Tuy nhiên, theo một cách chung nhất thì mục tiêu của quản lý nợ xấu trong bất kỳ hoàn cảnh nào và ñối với bất kỳ ngân hàng nào thì ñó chính là việc phải xây dựng và thực thi ñược một qui chế, chính sách sàng lọc khách hàng phù hợp với từng thời kỳ sao cho phải hạn chế ñến mức thấp nhất rủi ro không thể thu hồi ñược của các khoản cho vay mà không ảnh hưởng tới mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng
Cụ thể, mục tiêu quản lý nợ xấu gồm:
Trang 25- Bảo ñảm an toàn trong hoạt ñộng kinh doanh: một khi tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao, vượt quá giới hạn an toàn, uy tín của ngân hàng thương mại sẽ bị giảm sút ñồng thời với việc gia tăng chi phí (chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí quản lý nợ xấu, chi phí trích lập dự phòng rủi ro, và các chi phí khác liên quan) sẽ ảnh hưởng ñến tình hình hoạt ñộng của ngân hàng Do ñó, một trong những mục tiêu hàng ñầu của quản lý nợ xấu là bảo ñảm an toàn trong hoạt ñộng kinh doanh, hạn chế ñến mức thấp nhất việc thất thoát nguồn vốn của các ngân hàng thương mại
- Quản lý khách hàng: một khi công tác quản lý khách hàng (quản lý dòng tiền, kiểm tra
và giám sát quá trình sử dụng vốn, quản lý tài sản ñảm bảo,…) ñược thực hiện tốt thì nợ quá hạn, nợ xấu do nguyên nhân chủ quan sẽ không xảy ra Do ñó, mục tiêu quản lý nợ xấu nhằm quản lý khách hàng mà cụ thể là quản lý khoản tín dụng cấp cho khách hàng
- Tuân thủ các tiêu chí thẩm ñịnh và các ñiều kiện cấp tín dụng của ngân hàng: việc quản
lý nợ xấu nhằm xử lý và ngăn ngừa các khoản nợ xấu phát sinh ðể hạn chế thấp nhất các khoản nợ xấu phát sinh, các ngân hàng thương mại khi thực hiện cấp tín dụng phải tuân theo các chuẩn mực cấp tín dụng hiện hành, ñảm bảo thu hồi ñược nguồn vốn và mang lại lợi nhuận Do ñó, thông qua việc quản lý nợ xấu, ngân hàng thương mại tìm ra nguyên nhân phát sinh nợ xấu từ ñó ñưa ra các biện pháp chế tài phù hợp, qua ñó ñảm bảo việc tuân thủ các tiêu chí thẩm ñịnh và các ñiều kiện cấp tín dụng của ngân hàng
1.2.3 Nội dung của quản lý nợ xấu
1.2.3.1 Xây dựng chiến lược và thực thi quản lý nợ xấu
Mỗi ngân hàng ñều phải xây dựng cho mình một chiến lược quản lý nợ xấu phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình trong từng thời kì, và phải linh hoạt có thể ñiều chỉnh tuỳ theo diễn biến thị trường tín dụng Chiến lược quản lý nợ xấu cũng phải chỉ ra ñược những ñiểm mạnh, ñiểm yếu của ngân hàng, cũng như những cơ hội và thách thức ñối với ngân hàng ñể phát huy tối ña tiềm lực của ngân hàng Như ta thấy nợ xấu là không thể tránh ñược ñối với mỗi ngân hàng, ngân hàng nào cũng phải chấp nhận tồn tại các khoản
nợ xấu Vì thế cần phải xác ñịnh giới hạn cần thiết của nợ xấu hay cụ thể hơn là xác ñịnh mức ñộ và tỷ lệ của nợ xấu thích hợp Nếu ngân hàng duy trì tỷ lệ nợ xấu quá cao hoặc
Trang 26không hợp lý thì nguy cơ phải gặp rủi ro của ngân hàng cao, ảnh hưởng xấu tới hoạt ñộng kinh doanh của ngân hàng
Ngoài ra, chiến lược quản lý nợ xấu hay chiến lược quản lý rủi ro tín dụng cần ñặc biệt chú trọng ñến việc ña dạng hoá danh mục tín dụng nhằm giảm bớt rủi ro Tránh tình trạng
“bỏ trứng vào một giỏ”, tín dụng chỉ tập trung vào một nhóm khách hàng hay một lĩnh vực nào ñó Không chỉ thế, cơ cấu tín dụng còn phải phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy ñộng ñược
Bên cạnh ñó, ñể có thể thực hiện ñược việc quản lý nợ xấu thì ngân hàng phải xây dựng các qui trình, qui chế và thực thi chúng một cách hợp lý Cụ thể:
- Xây dựng và thực hiện tốt quy trình quản lý tín dụng
Bản thân hoạt ñộng tín dụng là hoạt ñộng chứa ñựng nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, vì vậy các ngân hàng cần phải xây dựng một quy trình tín dụng chặt chẽ từ khâu xét duyệt, thẩm ñịnh, giải ngân cho vay ñến các khâu kiểm tra giám sát trước và sau cho vay… Khi các ngân hàng tiến hành hoạt ñộng tín dụng phải tuân thủ nghiêm chỉnh quy trình tín dụng ñó Việc xây dựng, thực hiện và quản lý nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng sẽ giúp ngân hàng hạn chế ñược rủi ro các khoản nợ xấu phát sinh, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm và thiếu sót trong hoạt ñộng kinh doanh của ngân hàng
ðối với mỗi khoản tín dụng không chỉ phải kiểm tra trước khi giải ngân mà công việc kiểm tra giám sát tín dụng sau giải ngân cũng quan trọng không kém Việc này nhằm hạn chế rủi ro ñạo ñức, nhằm ñảm bảo rằng khách hàng vay không làm những việc rủi ro từ nguồn vốn vay Ngân hàng sẽ giám sát tình hình sử dụng vốn vay sau giải ngân bằng cách kiểm tra hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của khách hàng ñịnh kỳ ðây là một yêu cầu bắt buộc trong quy trình tín dụng của bất cứ một NHTM nào
Ngày nay, các ngân hàng có rất nhiều biện pháp khác nhau ñể kiểm tra giám sát các khoản vay, một số các biện pháp cơ bản hầu hết các ngân hàng ñang sử dụng là:
+ Tất cả các loại hình tín dụng ñều phải ñược tiến hành kiểm tra theo ñịnh kì, ví dụ như kiểm tra theo chu kỳ 30, 60 hay 90 ngày ñối với những khoản vay lớn, ñồng thời cũng tiến hành kiểm tra bất thường ñối với những khoản cho vay có quy mô nhỏ
Trang 27+ Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra giám sát một cách thận trọng và chi tiết, bảo ñảm rằng những khía cạnh quan trọng nhất của mỗi khoản vay phải ñược kiểm tra
+ Kiểm soát và theo dõi thường xuyên các khoản cho vay lớn bởi vì những khoản cho vay lớn này nếu xảy ra rủi ro sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng ñến tình hình kinh doanh của ngân hàng
+ Quản lý chặt chẽ và thường xuyên các khoản tín dụng có vấn ñề, tăng cường kiểm tra giám sát khi phát hiện ra những dấu hiệu không lành mạnh có khả năng dẫn ñến rủi ro liên quan ñến khoản vay
+ Trong trường hợp nền kinh tế có chiều hướng suy giảm hay các ngành có tỷ trọng lớn trong danh mục cho vay của ngân hàng phải ñối mặt với những vấn ñề khó khăn lớn thì ngân hàng phải tăng cường các biện pháp kiểm soát tín dụng
- Xây dựng và thực thi qui chế kiểm tra kiểm soát nội bộ
Một khía cạnh khác cũng rất quan trọng của hoạt ñộng kiểm tra giám sát hoạt ñộng tín dụng là công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ Thông qua công tác này có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện quy trình nghiệp vụ tín dụng Bên cạnh ñó, hoạt ñộng kiểm soát nội bộ còn góp phần phát hiện ngăn chặn những rủi ro ñạo ñức do cán bộ tín dụng gây ra Hoạt ñộng kiểm tra kiểm soát nội bộ ñược thực hiện bởi một bộ phận ñộc lập với hoạt ñộng tín dụng ñó là phòng kiểm tra nội bộ, có chức năng ñưa ra các ñánh giá một cách khách quan ñối với hoạt ñộng tín dụng Trên cơ sở ñó,
bộ phận kiểm tra nội bộ thực hiện chức năng tư vấn cho các bộ phận nghiệp vụ và là công
cụ quản lý của ban lãnh ñạo ngân hàng
1.2.3.2 Các biện pháp xử lý nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại
Nợ xấu luôn tồn tại song song với hoạt ñộng ngân hàng Vì vậy, yêu cầu ñược ñặt
ra là phải xử lý các khoản nợ xấu sau khi ñã phát sinh Sau ñây là một số biện pháp xử lý
nợ xấu
Trang 28a/ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
ðối với rủi ro tín dụng nên coi ñó là một hiện tượng rủi ro có thể xảy ra ngoài mong muốn của ngân hàng khi thực hiện cho vay ñối với khách hàng Với quan niệm như vậy, mỗi khi bắt ñầu xem xét một khoản tín dụng, ngân hàng cần lường trước những rủi ro
có thể xảy ra ðây cũng chính là xuất phát ñiểm hình thành nên ý tuởng quản trị rủi ro tín dụng của NHTM Mặc dù rủi ro tín dụng là một rủi ro tiềm ẩn và không phải bao giờ cũng xảy ra khi ngân hàng cho khách hàng vay vốn, nhưng trong nhiều trường hợp, do tính lặp lại của rủi ro nên người ta có thể nhận biết ñược tính quy luật của nó Chính vì ñiều này
mà ngân hàng có thể tìm ra những biện pháp quản lý, có thể hạn chế khả năng xảy ra rủi
ro tín dụng và giảm thiểu tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình tiếp cận một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro tín dụng
ðể thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng, cần thực hiện các nội dung sau:
• Nhận dạng rủi ro tín dụng:
Nhận dạng rủi ro tín dụng bao gồm: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt ñộng
và toàn bộ hoạt ñộng của ngân hàng nhằm thống kê ñược tất cả các loại rủi ro tín dụng, dự báo những rủi ro mới có thể xuất hiện ñối với ngân hàng
• Phân tích rủi ro tín dụng:
Phân tích rủi ro là xác ñịnh nguyên nhân gây ra rủi ro và tìm ra biện pháp tốt nhất ñể phòng ngừa rủi ro tín dụng Trên cơ sở ñó tác ñộng ñến các nguyên nhân làm thay ñổi chúng và phòng ngừa rủi ro tín dụng một cách hữu hiệu nhất
• ðo lường rủi ro tín dụng:
ðể ño lường rủi ro tín dụng, người ta sử dụng các mô hình ñể lượng hóa mức ñộ rủi ro tín dụng, từ ñó xác ñịnh phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối ña ñối với một khách hàng cũng như ñể trích lập dự phòng rủi ro Các mô hình này rất ña dạng, bao gồm các mô hình phản ánh mặt ñịnh tính và mô hình phản ánh mặt ñịnh luợng Các mô hình áp dụng khá phổ biến như sau: mô hình chất lượng 6C (1 Character: tư cách người vay, 2
Trang 29Capacity: năng lực của người vay, 3 Cash: thu nhập của người vay, 4 Collateral: tài sản ñảm bảo, 5 Condition: các ñiều kiện, 6 Cotrol: kiểm soát), mô hình ñiểm số tín dụng tiêu dùng, mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor, mô hình ñiểm số Z (credit scoring model),…
• Tài trợ rủi ro tín dụng:
Khi rủi ro ñã xảy ra, trước hết cần theo dõi, xác ñịnh chính xác những tổn thất về tài sản,
về nguồn nhân lực, về giá trị pháp lý Sau ñó cần có những biện pháp tài trợ rủi ro tín dụng Các biện pháp này ñược chia thành 2 nhóm: tự khắc phục rủi ro và chuyển giao rủi
ro Ngân hàng tự khắc phục rủi ro chủ yếu bằng việc phân loại nợ và trích lập quỹ DPRR tín dụng và sử dụng công cụ bảo ñảm tiền vay Nếu khoản vay ñược ngân hàng mua bảo hiểm thì khi rủi ro tín dụng xảy ra, công ty bảo hiểm có nhiệm vụ bồi thường cho ngân hàng theo quy ñịnh Tham gia bảo hiểm tín dụng sẽ ñảm bảo cho hoạt ñộng kinh doanh của ngân hàng diễn ra liên tục và bình thường Ngoài ra, ngân hàng sử dụng các công cụ của nghiệp vụ mua bán nợ và các công cụ bảo hiểm tín dụng như quyền chọn (credit), hoán ñổi tín dụng (credit swap) ñể chuyển giao rủi ro và trung hòa rủi ro Hiện nay, các ngân hàng thường yêu cầu khách hàng vay mua bảo hiểm trong quá trình xây dựng và bảo hiểm công trình (ñối với các dự án ñầu tư), bảo hiểm hàng hóa ñể có nguồn bù ñắp khi có rủi ro xảy ra
(Nguồn: Trần Huy Hoàng - Chủ biên, Quản trị ngân hàng, NXB Lao ñộng xã hội – Chương 5)
b/ Yêu cầu tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp và cơ cấu lại nợ
ðối với các khoản nợ xấu của khách hàng là doanh nghiệp, sau khi phân tích thực trạng tài chính, hoạt ñộng sản xuất kinh doanh, nếu ñánh giá khách hàng có khả năng phát triển ñể thanh toán nợ xấu cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp cấu trúc lại hay tái cơ cấu doanh nghiệp
Tái cơ cấu doanh nghiệp là quá trình thực hiện tái cơ cấu hoạt ñộng sản xuất kinh doanh, tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp có hiện trạng kinh doanh, tài chính kém nhưng có khả năng phục hồi Việc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp ñược thực hiện giữa các bên có
Trang 30liên quan: nhà ñầu tư, nhà kinh doanh, ngân hàng cho vay nợ với mục ñích cao nhất là hồi sinh, tăng giá trị cho doanh nghiệp
Nói chung, ñề xuất xử lý nợ xấu theo giải pháp cấu trúc lại chỉ ñược áp dụng cho các khoản nợ thuộc nhóm 3 và nhóm 4 và ñối với các khách hàng ñược quyết ñịnh tiếp tục duy trì quan hệ Khi ñã có quyết ñịnh tiếp tục duy trì quan hệ với ñối tượng khách hàng này, khoản nợ có thể ñược quản lý thông qua việc giám sát chặt chẽ, nhằm ñảm bảo rằng bên vay thực thi các hành ñộng cần thiết ñể cải thiện tình hình của họ, và sửa chữa sai sót ðặc biệt, trong trường hợp không trả ñược nợ lần ñầu, ngân hàng cần có hành ñộng cương quyết ñể thuyết phục khách hàng trong việc thực thi các biện pháp cứng rắn ñể củng cố vị thế của khách hàng Ngân hàng duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng ñể giám sát tiến trình xử lý nợ Trên cơ sở ñó, ngân hàng có thể áp dụng các phương pháp:
- ðiều chỉnh kỳ hạn nợ:
Việc ñiều chỉnh kỳ hạn nợ thông thường ñược thực hiện thông qua việc hoãn hoặc/và giảm khối lượng nợ gốc phải thanh toán của kỳ hạn trả nợ, nhưng không ñược giảm tổng số nợ phải trả Nếu ñược sử dụng một cách cẩn thận, việc ñiều chỉnh kỳ hạn nợ
là một hình thức ñược chấp nhận khi thực hiện cơ cấu lại nợ
- Gia hạn nợ:
ðây là phương án tránh áp lực trả nợ của khách hàng ñể hỗ trợ khách hàng tiếp tục kinh doanh Ngân hàng cũng có thể xem xét cấp thêm tín dụng giúp khách hàng vượt qua khó khăn ñồng thời tạo khả năng thu hồi các khoản nợ trước ðây không phải là biện pháp tốt
vì nó mang tính mạo hiểm cao
- Giảm, miễn một phần nợ lãi vay phải trả:
Giải pháp này có thể ñược xem xét áp dụng tuỳ thuộc vào thiện chí trả nợ vay của khách hàng và tuân thủ theo các quy ñịnh hiện hành của Nhà nước và của từng ngân hàng Việc giảm, miễn lãi ñối với khách hàng coi như sự hy sinh một phần doanh thu của ngân hàng ñể có thể tận thu hồi ñược nguồn vốn ñã cho vay
Trang 31c/ Xử lý tài sản bảo ñảm, yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
ðối với những khoản nợ xấu không thể cơ cấu lại nợ, khách hàng không có khả năng phát triển, chây ỳ trong việc trả nợ… NHTM chủ ñộng xử lý các tài sản ñảm bảo nợ vay kể cả tài sản là bất ñộng sản bao gồm ñất ñai, tài sản gắn liền với ñất thuộc quyền ñịnh ñoạt của ngân hàng theo các hình thức sau: Tự bán công khai trên thị trường; Bán qua Trung tâm dịch vụ bán ñấu giá tài sản; Bán cho Công ty mua bán nợ của Nhà nước Trong trường hợp khoản vay không ñược thanh toán ñầy ñủ thì ngân hàng ñược xử lý tài sản ñảm bảo theo nguyên tắc và cơ chế theo luật ñịnh
ðối với các khoản cho vay có sự bảo lãnh của bên thứ 3: Ngân hàng yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay, ngân hàng chủ ñộng xử lý tài sản bảo lãnh tương tự như các tài sản thế chấp cầm cố của bên vay
Thực hiện quyền truy ñòi cho vay gián tiếp: nếu ñến hạn mà người thanh toán không thực hiện nghĩa vụ thì ngân hàng truy ñòi người ñi vay, người bảo lãnh
Mặc dù biện pháp này là không mong muốn do việc phát mại tài sản bảo ñảm hoặc ñòi nợ bên bảo lãnh thường rất phức tạp với nhiều thủ tục, tốn nhiều thời gian, khả năng thu hồi ñầy ñủ nợ thường không cao, song ngân hàng vẫn buộc phải thực hiện ñể thu hồi vốn Cho ñến nay, ñây là một trong số các biện pháp thu hồi vốn có hiệu quả nhất cho các ngân hàng, ñặc biệt các khoản nợ do cơ sở pháp lý chưa ñầy ñủ, khách hàng lừa ñảo ngân hàng…
d/ Sử dụng hệ thống pháp luật ñể giải quyết nợ xấu
Biện pháp kiện khách hàng ra Toà ñể ñòi nợ ñược ngân hàng lựa chọn khi các biện pháp trên không khả thi Ngân hàng có thể nhờ Toà án can thiệp buộc khách hàng trả nợ, chuyển giao tài sản ñảm bảo tiền vay, phát mại tài sản của khách hàng hoặc nếu khách hàng là doanh nghiệp không trả ñược nợ và ngân hàng với tư cách là chủ nợ chính có thể làm ñơn xin toà mở thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo luật phá sản Theo quy ñịnh của luật này, kể từ ngày Toà quyết ñịnh mở thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản, các khoản nợ chưa tới hạn ñược coi là tới hạn, các chủ nợ không ñược tính lãi ñối với thời
Trang 32gian chưa tới hạn Việc ngừng tính lãi (dù nợ chưa trả) là không có lợi cho ngân hàng Cho nên, yêu cầu phá sản doanh nghiệp là biện pháp cuối cùng ñể ngân hàng thu hồi nợ
Trên thực tế, việc phải sử dụng ñến giải pháp này thường không ñem lại hiệu quả cao cho việc ñòi nợ của ngân hàng vì thủ tục rắc rối, khách hàng thường là không còn khả năng trả nợ, tài sản ñảm bảo có tranh chấp về pháp lý hoặc không ñủ giá trị bù ñắp cho khoản vay, việc xử lý tài sản hoặc thu hồi nợ thông qua cơ quan Thi hành án thường mất nhiều thời gian, tốn kém về chi phí và thời gian
e/ Sử dụng dự phòng rủi ro
Theo thông lệ quốc tế, muốn xoá nợ tồn ñọng phải có nguồn tiền nhất ñịnh Ở Việt Nam, tiền dùng ñể xử lý nợ là từ quỹ dự phòng rủi ro của ngân hàng hoặc từ Ngân sách nhà nước
Dự phòng rủi ro là khoản tiền ñược trích lập ñể dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết Dự phòng rủi ro ñược tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt ñộng của TCTD
Những trường hợp ñược xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro là khi khách hàng vay vốn, bên ñược bảo lãnh vay vốn, bên ñược hưởng dịch vụ thanh toán là những tổ chức bị giải thể, phá sản hoặc cá nhân bị chết, mất tích hoặc không thực hiện ñược các nghĩa vụ nợ do bất khả kháng và những khoản nợ thuộc nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn
Do tính chủ ñộng cao nên biện pháp này thường ñược các ngân hàng vận dụng tối
ña nhằm xử lý nợ xấu nhanh chóng Thực chất của biện pháp này là ngân hàng sử dụng nội lực của mình ñể khắc phục gánh nặng nợ xấu nên ảnh hưởng ñến kết quả kinh doanh của ngân hàng Việc sử dụng quá nhiều giải pháp này làm giảm thu nhập của ngân hàng trong khi vốn cho vay vẫn không thu hồi ñược Vì vậy, ngân hàng nên chú trọng vào các biện pháp thu hồi nợ có tính triệt ñể hơn
f/ Bán các khoản nợ:
Biện pháp này ñược ngân hàng sử dụng ñối với các khoản nợ không có tài sản ñảm bảo hoặc không muốn mất thời gian ñòi nợ Ngân hàng sẽ chuyển quyền ñòi nợ cho một tổ chức tín dụng hoặc tổ chức hoặc cá nhân khác có chức năng theo quy ñịnh ñể sớm thu hồi
Trang 33vốn của mình Khi bán các khoản nợ xấu, ngân hàng thường chấp nhận bán với giá thấp hơn giá trị khoản nợ ñể thu hồi vốn nhanh và tránh ảnh hưởng tới những khoản nợ còn lại
ðể thực hiện có hiệu quả biện pháp này, bên cạnh việc nhanh chóng ñưa các khoản nợ xấu
ra khỏi bảng tổng kết tài sản, các ngân hàng thường thành lập một tổ chức có tính chuyên môn hoá cao gọi là Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Công ty này sẽ tiếp nhận các khoản nợ và thực hiện mua bán tiếp theo
g/ Chứng khoán hoá các khoản nợ xấu
Hiện nay, một kỹ thuật mới trong công tác xử lý nợ xấu ñuợc áp dụng rộng rãi trên thế giới là chứng khoán hoá các khoản nợ Chứng khoán hoá là chuyển ñổi một tập hợp có chọn lọc các khoản vay có thế chấp của ngân hàng mà trước ñó không có thị trường thứ cấp ñể giao dịch thành các chứng khoán khả mại, có thể bán trên thị trường thứ cấp Ngân hàng có thể dùng kỹ thuật này ñể xử lý các khoản nợ xấu của mình nhưng cần có sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán cùng giao dịch mua bán nợ
ðối mặt với áp lực rủi ro tín dụng và yêu cầu tăng vốn chủ sở hữu, công cụ quản lý rủi ro chứng khoán hoá các khoản cho vay ñã giúp ngân hàng hạn chế một cách hiệu quả rủi ro tín dụng NHTM bắt ñầu bằng cách khoanh khoản nợ xấu có thế chấp và chuyển nó
ra khỏi nội bảng, hạch toán ngoại bảng ñể bán cho người ñầu tư chứng khoán thông qua trung gian là người ñược uỷ thác Người ñược uỷ thác thường là tổ chức ñược bảo ñảm không bị phá sản và hoạt ñộng chuyên nghiệp về phát hành chứng khoán ðầu tư thông qua hoạt ñộng chứng khoán hoá giúp ngân hàng ña dạng hoá, giảm rủi ro, giảm các chi phí ñối với việc giám sát các khoản cho vay
Công nghệ chứng khoán hoá hấp dẫn nhiều ngân hàng, bởi vì thông qua ñó mà ngân hàng có thể rút ngắn ñược thời gian xử lý nợ xấu, tăng khả năng thanh khoản của tài sản, cung cấp một phương tiện tài trợ mới, giảm ñược các chi phí có tính chất thuế cũng như tăng thu nhập từ thuế
1.3 Ảnh hưởng của nợ xấu ñến hoạt ñộng kinh doanh của ngân hàng thương mại
Nhìn chung, ñối với mỗi ngân hàng thì nợ xấu có tác ñộng trực tiếp tới hoạt ñộng của chính bản thân nó và từ ñó gây ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống ngân hàng Những ảnh hưởng này sẽ dẫn tới làm nguy hại cho nền kinh tế
Trang 34Trước hết, những khoản nợ này làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của các tổ chức tín dụng, giảm vòng quay của vốn, từ ñó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợi nhuận của ngân hàng
Thứ hai, chi phí phát sinh nợ xấu là rất lớn (bao gồm chi trả lãi tiền gửi, chi phí quản lý nợ xấu và các chi phí khác liên quan) Chi phí tăng cao ngoài dự kiến và những chi phí này làm giảm ñáng kể, thậm chí gây lỗ cho các ngân hàng khi hạch toán kết quả kinh doanh Ngân hàng mất vốn phải khoanh nợ, giãn nợ, thậm chí là xoá nợ, ngoài một phần mà ngân sách cấp bù thì phần chủ yếu là do các ngân hàng phải trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro ðiều này sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng
Ngoài ra, khi tỉ lệ nợ quá hạn quá cao, vượt qua giới hạn an toàn theo thông lệ quốc
tế, không thực hiện ñúng cam kết mở L/C, uy tín của hệ thống NHTM trong nước và quốc
tế sẽ giảm sút, ảnh hưởng ñến tình hình hoạt ñộng của ngân hàng
ðồng thời, nợ xấu còn hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng, khả năng kinh doanh của các tổ chức tín dụng Mặt khác, nợ xấu tác ñộng trực tiếp ñến khả năng tài chính của tổ chức tín dụng khi phân tích, ñánh giá tình hình tài chính hoạt ñộng của ngân hàng, là yếu tố bất lợi cho khả năng cạnh tranh và quá trình hội nhập, phát triển của ngân hàng
1.4 Khái quát về quản lý nợ xấu của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.4.1 Trung Quốc
Những năm gần ñây, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM nhà nước Trung Quốc luôn cao hơn mức cho phép Năm 1995, tỷ lệ nợ xấu là 21,4%, ñến năm 2000 tỷ lệ này tăng lên 29% Năm 2001, mặc dù ñã có nhiều cố gắng nhằm làm giảm bớt tỷ lệ nợ xấu song vẫn là 25,4% - cao hơn nhiều so với mức cho phép của quốc tế Năm 2009, các NHTM Trung Quốc ñã cho vay tới 9.600 tỷ NDT (1.400 tỷ USD), trong ñó các khoản cho vay không sinh lời chưa trả ñã chạm mức 426,5 tỷ NDT ðến cuối năm 2009, các khoản cho vay ñược xếp vào loại thất thoát ñã tăng lên 55,8 tỷ NDT, so với 49,5 tỷ NDT một năm trước
ñó, và các khoản cho vay có thể thất thoát lên tới 201,6 tỷ NDT Tỷ lệ nợ xấu quá cao không những cản trở tiến trình cải cách của NHTM Trung Quốc mà còn làm tăng rủi ro tài chính trong hệ thống ngân hàng Chính vì vậy, nhằm xử lý nợ tồn ñọng, Trung Quốc ñã áp
Trang 35- Thành lập 4 công ty Quản lý tài sản (AMC) trực thuộc 4 NHTM nhà nước ñể xử
lý nợ xấu theo hướng chuyển nợ thành cổ phần Các công ty quản lý tài sản ñược lập ra nhằm tiếp nhận, quản lý, xử lý các khoản nợ xấu của ngân hàng chuyển giao Tổ chức AMC ñầu tiên có tên là Cinda, trực thuộc Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) có nhiệm vụ thanh lý 200 tỷ NDT (tương ñương 24,1 tỷ ñôla) của ngân hàng này Ba tổ AMC khác, Huarong, Great Wall, và Orient trực thuộc và có nhiệm vụ thanh lý nợ khó ñòi ở ba ngân hàng thương mại quốc doanh khác là Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc, và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc
Các công ty này coi việc bảo toàn tài sản, giảm thua lỗ cho các doanh nghiệp nhà nước làm mục tiêu hoạt ñộng chủ yếu của mình Vốn ban ñầu của 4 công ty là 10 tỷ NDT (1,2 tỷ USD) và do Bộ Tài chính Trung Quốc cấp Trong quá trình hoạt ñộng, các công ty này có quyền phát hành trái phiếu có sự bảo ñảm của ngành tài chính ra công chúng, sau
ñó dùng vốn thu ñược ñể mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng, trực tiếp chuyển các khoản nợ này thành khoản ñầu tư vào doanh nghiệp hoặc thành cổ phần của doanh nghiệp ðối với các doanh nghiệp Nhà nước lâm vào khó khăn, Công ty Quản lý tài sản thực hiện mua lại quyền sở hữu nợ và cổ phần của các nhà ñầu tư ở trong và ngoài nước của doanh nghiệp nhà nước, tổ chức lại doanh nghiệp thông qua chuyển nợ thành cổ phần, thực hiện thanh lý, phá sản ñối với các doanh nghiệp có những khoản nợ khổng lồ và không có khả năng thanh toán Như vậy, thông qua việc chuyển nợ thành cổ phần, các doanh nghiệp thay vì phải trả lãi các khoản nợ ngân hàng ñã chuyển sang trả cổ tức cho cổ ñông ðây là giải pháp nhằm giải quyết mối quan hệ giữa Ngân hàng và doanh nghiệp
Trang 36Tuy nhiên, các AMC mới chỉ tìm cách bán ựi ựược một phần những khoản nợ tốt nhất trong số những khoản nợ xấu có trong tay, vẫn còn lại tới 95% số nợ phải thanh lý, trong khi không có mấy khách hàng mới tìm ựến Ngoài ra, trong việc xử lý nợ khó ựòi các AMC gặp phải nhiều trở ngại Chẳng hạn, Huarong Asset Management, là tổ chức AMC chịu trách nhiệm thanh lý nợ khó ựòi cho Ngân hàng Công Thương Trung Quốc, nhưng không có chút quyền lực nào trong việc quyết ựịnh bán nợ, Bộ Tài chắnh mới là người ra quyết ựịnh cuối cùng
(Nguồn: Công trình dự thi giải thưởng ỘKhoa học sinh viên - EurekaỢ năm học 2002 Ờ
2003, Giải pháp ựẩy nhanh tiến trình xử lý và ngăn chặn nợ xấu phát sinh cuả các NHTM)
1.4.2 Thái Lan
Thập kỷ 80, 90 nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng, có hiệu quả và tương ứng với diễn biến ựó là nợ xấu (NPLs) ở khu vực ngân hàng là khá thấp Những biện pháp thường ựược các ngân hàng áp dụng là: gia hạn nợ, ựiều chỉnh lãi suất vay, ựảo nợ Các biện pháp này ựã có kết quả khi mới xảy ra nợ xấu đó là việc làm trước tiên của ngân hàng
Nhưng từ năm 1997, nhất là năm 1998, tác ựộng mạnh của cuộc khủng hoảng tài chắnh tiền tệ lên nền kinh tế, nhiều Công ty là khách hàng vay nợ ngân hàng không còn khả năng thanh toán, nợ quá hạn tăng lên ựột ngột thì các giải pháp nói trên tỏ ra không có hiệu quả nữa Do vậy, cần có các giải pháp khác như tái cơ cấu doanh nghiệp, ựấu thầu quản lý Công ty, tái cơ cấu nợ ngân hàng,Ầ qua ựó tách ra khỏi doanh nghiệp các khoản
nợ xấu tạo ựiều kiện ựể họ cạnh tranh ựược trong thị trường ựầy biến ựộng Bốn mô hình (phương thức) ựã ựược Thái Lan áp dụng là: cơ cấu kế hoạch hoá; chu trình CDRAC; phương án không chắnh thức; phương án tái cơ cấu
* Cơ cấu kế hoạch hoá (Planner Regime)
Theo mô hình này, doanh nghiệp con nợ phải ựệ ựơn, cơ quan quản lý phải chỉ ựịnh ựối tác, con nợ phải xuất trình kế hoạch trong thời hạn ấn ựịnh, sự chấp nhận kế hoạch của con nợ, tổ chức gặp gỡ giữa các chủ nợ và người tham gia kế hoạch Toà án xem xét kế hoạch, chấp nhận hoặc không chấp nhận ựể doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch ựó trong thời hạn từ 5-7 năm Ngân hàng có quyền can thiệp vào một Công ty, trong trường hợp
Trang 37công ty không hoàn trả vốn vay ngân hàng Tuy nhiên áp dụng mô hình này rất khó, vì các công ty tìm mọi cách ñể ngân hàng không can thiệp vào Họ tìm cách “ru ngủ” ngân hàng, tạo ra bảng cân ñối của Công ty và chứng tỏ là có lợi nhuận Họ thành lập các Công ty con rồi chuyển lợi nhuận cho các Công ty ñó, và còn nhiều thủ thuật khác ñể ngăn cản không cho ngân hàng can thiệp
* Chu trình CDRAC (Corporate Debt Restructuring Advisory Committee)
Dưới sức ép của IMF, Thái Lan ñã phải xây dựng một Luật ñể có hành lang pháp lý cao hơn Theo ñó yêu cầu chủ nợ là ngân hàng và con nợ phải ký kết với nhau và về phía nhà nước phải lập ra một Uỷ ban tư vấn tái cơ cấu nợ, do Ngân hàng trung ương Thái Lan ñảm nhiệm Uỷ ban này viết tắt là CDRAC Bước tiếp cận mới này, yêu cầu các con nợ phải cung cấp thông tin ñầy ñủ cho chủ nợ và phải có thái ñộ rõ ràng trong một thời gian sớm nhất, ñể biết họ có khả năng tài chính trả nợ không, tiếp ñó là ngân hàng cam kết giúp
ñỡ con nợ duy trì hoạt ñộng ñể có nguồn trả nợ Uỷ ban CDRAC là người có quyền xem xét việc thương thuyết giữa chủ nợ và con nợ, ñưa ra yêu cầu 2 bên phải thực hiện
Thực chất của phương thức này là sử dụng công cụ thương thuyết giữa chủ nợ và con nợ Ngân hàng nào có con nợ lớn nhất thì ñưa ra kế hoạch sơ thảo và ñứng ra triệu tập họp Các chủ nợ họp trước, làm biên bản ghi nhớ, sau ñó mời các con nợ ñến bàn thảo Trong thời gian 3 tháng nghiên cứu, các chủ nợ lập kế hoạch và chuyển kế hoạch ñó cho con nợ nghiên cứu trước Cuộc họp ñược chính thức tiến hành, sau trao ñổi thảo luận là biểu quyết lần 1, nếu không xong lại bàn thảo tiếp và biểu quyết lần 2 Biểu quyết lần 2 mang tính chất bắt buộc Nếu không nhất trí thông qua, thì quay lại từ ñầu Kết quả xấu nhất, qua các lần làm ñi, làm lại vẫn không thống nhất ñược thì biện pháp cuối cùng là ñưa
ra toà án
* Các phương án không chính thức (Informal Workouts)
Phương án này áp dụng với những Công ty có trình ñộ quản lý sản xuất kinh doanh tốt, nhưng lại gặp khó khăn tạm thời về khả năng thanh toán Họ phải chủ ñộng ñề ra các phương án hiệu quả, nhanh chóng khắc phục khó khăn, mà không cần có sự can thiệp nào
từ bên ngoài
Trang 38Tuy vậy có rất ít phương án không chính thức ñể ñưa ñến tái cơ cấu thực sự Hầu hết các khách hàng vay lớn tìm cách bảo vệ quyền lợi của mình và không sẵn sàng thảo luận vay trên cơ sở thương mại Hậu quả là, các ngân hàng không ñầu tư thêm vốn ñể hỗ trợ các Công ty
Ngân hàng Trung ương Thái Lan cho biết, phương pháp này rất có hiệu quả ñối vớí những Công ty thiếu khả năng chi trả tạm thời, nhưng lãnh ñạo Công ty có khả năng và có trình ñộ quản lý kinh doanh Trong trường hợp này, nếu lãnh ñạo Công ty có trình ñộ, có quyết tâm cao và có phương án cụ thể ñể khắc phục, thì ngân hàng tiếp tục hỗ trợ ñể khắc phục sự mất cân ñối tạm thời ñể duy trì sản xuất kinh doanh có hiệu quả Tuy nhiên, nếu lãnh ñạo Công ty yếu kém, thì phương thức này có nhược ñiểm là không ñưa ra ñược tư vấn cụ thể nào cho khách hàng và ngân hàng, nó cũng không giúp cho 2 bên một sáng kiến nào, không ñưa ra một nguồn vốn nào cho chủ nợ và con nợ
* Các Công ty Quản lý tài sản – AMC
Việc xử lý nợ xấu cho các Công ty tài chính và các Ngân hàng thương mại tại Thái Lan theo phương thức AMC, ñược thực thi bằng 2 mô hình: từng ngân hàng tự xử lý và Nhà nước ñứng ra xử lý hoặc hỗ trợ xử lý
Mỗi Ngân hàng thương mại lập ra một bộ phận quản lý nợ (Assets Management Division – AMD) hoặc bộ phận quản lý ñặc biệt (Special Assets Management – SAM) ñể chuyên trách việc xử lý các khoản nợ xấu, từ 5 triệu Bath trở xuống (những khoản nợ xấu trên 5 triệu Bath, phải chuyển ñến Công ty AMC xử lý)
Chính phủ thành lập Công ty Quản lý tài sản AMC, ñể chuyên trách xử lý nợ khó ñòi của Công ty tài chính hoặc NHTM thuộc sở hữu của Chính phủ
Quá trình hình thành Công ty AMC tại Thái Lan có 2 giai ñoạn:
- Từ 1997 ñến năm 2000, Chính phủ thành lập cơ quan tái cơ cấu tài chính FRA và một AMC ñể xử lý nợ khó ñòi của 58 công ty tài chính Công ty AMC ñầu tiên ñược thành lập theo pháp lệnh khẩn cấp BE2540 ngày 22/10/1977, vốn ban ñầu 1.000 triệu Bath
do Chính phủ huy ñộng vốn và Bộ Tài chính là một cổ ñông Sau 2 năm, Công ty AMC này về cơ bản ñã xử lý xong nợ khó ñòi của 58 Công ty tài chính
Trang 39- Tháng 4/2000, Chính phủ bỏ ra 100% vốn (25 triệu Bath), từ quỹ phát triển các ñịnh chế tài chính FIDF thành lập một công ty AMC (Sukhumvit Asset Management Co.,Ltd – Sam) ñể xử lý nợ khó ñòi cho ngân hàng KRUNG THAI BANK ðây là ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước, có nợ khó ñòi chiếm 60% tổng số nợ khó ñòi của hệ thống ngân hàng ðồng thời, nhiều NHTM khác cũng thành lập Công ty AMC thuộc sở hữu của mình (Chatuchak AMC, Chantaburi ACM, Thonburi AMC, Sinsuptawe AMC)
* Cẩm nang thực hành tái cơ cấu nợ
Một dự án do WB tài trợ cho Ngân hàng Trung ương Thái Lan ñể hướng dẫn cho các NHTM thực hành tái cơ cấu nợ ñã ñược triển khai nhanh chóng và có hiệu quả Theo các chuyên gia World Bank (WB) ñánh giá, ñây là tổng hợp cách quản lý và xử lý tốt nhất ñối với nợ xấu, phương pháp này ñưa ra những hướng dẫn chặt chẽ phù hợp với quy ñịnh
và quy trình thực hành tối ưu của quốc tế (SAFS 15, 114, TAS 34 và 36), nhưng vẫn duy trì ñược ñộ linh hoạt tại mỗi quốc gia
Ngân hàng Trung ương Thái Lan tiếp nhận dự án này và ñưa ra một chương trình
cụ thể gồm 5 bước Sau khi quy trình 5 bước ñược ban hành, NHTW ñã tổ chức huấn luyện cho cán bộ NHTM (từ trưởng phó phòng trở lên) và tiếp ñó là tất cả các cán bộ tín dụng của NHTM
ðặc ñiểm của phương thức này là ñưa con nợ và chủ nợ ngồi lại với nhau và nó bảo ñảm ñược 4 tính chất: tính cân bằng, tính thống nhất, tính bắt buộc (kỷ luật), tính linh hoạt, (biến ñổi trong thương thuyết với con nợ)
Quy trình 5 bước bao gồm: Thu thập thông tin, ñánh giá khả năng trả nợ (sơ bộ), ñánh giá cụ thể (thứ cấp), xác ñịnh phương án cơ cấu lại, chọn phương án xử lý ít tốn kém nhất
* Chính sách thuế ñối với xử lý nợ khó ñòi
Tại Thái Lan, Nhà nước rất quan tâm ñến xử lý nợ khó ñòi theo các bước nói trên ðặc biệt là chính sách thuế, ñối với xử lý nợ khó ñòi ñược quy ñịnh rất cụ thể như sau ñể
áp dụng cho năm 2000 và 2001
Trang 40Khi Ngân hàng xố nợ cho khách hàng thì khách hàng khơng bị đánh thuế (vì xố
nợ được coi như 1 khoản khách hàng đầu tư)
Ngân hàng bán tài sản thế chấp, sẽ khơng được tính là thu nhập và khơng bị tính thuế
Cơng ty bán tài sản để trả nợ ngân hàng, cũng khơng bị tính thuế
Cơng ty phải chuyển quyền sở hữu tài sản thì sẽ được giảm thuế từ 2% xuống cịn 0,01%
Khi ngân hàng xố nợ, phần xố nợ đĩ được tính vào chi phí
Ngân hàng được giảm thuế trong trường hợp bị lỗ, hoặc chuyển tài sản khách hàng, hoặc trả nợ giữa khách hàng và ngân hàng ðược giảm, miễn trừ thuế kinh doanh khi ngân hàng chuyển quyền sở hữu tài sản thế chấp để thu nợ
(Nguồn: Cơng trình dự thi giải thưởng “Khoa học sinh viên - Eureka” năm học 2002 –
2003, Giải pháp đẩy nhanh tiến trình xử lý và ngăn chặn nợ xấu phát sinh cuả các NHTM)
1.4.3 Hàn Quốc
Cuối những năm 90, khi nền kinh tế Hàn Quốc lâm vào suy thối, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đồn kinh tế trở nên trì trệ, đình đốn, thậm chí phá sản lan rộng đã khiến chất lượng tài sản đảm bảo của hệ thống ngân hàng sụt giảm trầm trọng, gây mất an tồn cĩ thể dẫn tới đổ vỡ dây chuyền tồn hệ thống
Năm 1998, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Hàn Quốc lên tới 112.000 tỷ won (tương đương 8,9%) Lúc này tâm lý “ngân hàng khơng bao giờ sụp đổ” bởi đã cĩ Chính phủ hỗ trợ, nên các ngân hàng liên tục mở rộng hoạt động cấp tín dụng, bỏ qua cơng tác kiểm sốt rủi ro cần thiết
ðứng trước tình hình trên, Chính phủ Hàn Quốc đưa ra một loạt biện pháp mạnh nhằm làm sạch các khoản nợ xấu tại hệ thống ngân hàng ðây là hành động cực kỳ cần thiết nhằm trấn an niềm tin đối với hệ thống tài chính, tránh hiệu ứng đổ vỡ do người dân đồng loạt rút vốn