1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích ảnh hưởng của các đặc điểm khoản vay đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

96 809 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

---MAI PHƯỢNG LIÊN PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM KHOẢN VAY ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Chuyên ngành : Tài chính

Trang 1

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM

KHOẢN VAY ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

-MAI PHƯỢNG LIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2013

Trang 2

-MAI PHƯỢNG LIÊN

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM

KHOẢN VAY ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng

Mã số : 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS Lê Thị Lanh

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2013

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan nội dung bài luận văn là do tôi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của Giáo viên hướng dẫn PGS.TS Lê Thị Lanh Các nội dung trong luận văn được đúc kết trong quá trình học tập, kinh nghiệm thực tế và các kết quả nghiên cứu trong thực tiễn Số liệu trong luận văn là trung thực, chính xác và được thu thập từ những nguồn chính thống và đáng tin cậy

Tôi cam đoan rằng luận văn này chưa được công bố trên bất kỳ công trình nghiên cứu nào

TP Bà Rịa, ngày 10 tháng 10 năm 2013

Học viên

Mai Phượng Liên

Trang 4

MỤC LỤC

TRANG BÌA PHỤ

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ

TÓM TẮT 1

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Vấn đề nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Kết cấu của luận văn 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM KHOẢN VAY ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG 4

1.1 Tín dụng ngân hàng 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Phân loại 5

1.1.2.1 Căn cứ thời hạn cho vay 5

1.1.2.2 Căn cứ theo phương thức cho vay 5

1.1.2.3 Căn cứ theo mục đích vay 6

1.1.2.4 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: 6

1.1.2.5 Căn cứ vào đối tượng cho vay 7

1.2 Rủi ro tín dụng 7

1.3 Một số phương pháp lượng hóa rủi ro tín dụng 10

1.3.1 Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s 10

1.3.2 Mô hình điểm số Z (Z score – Credit scoring model) 11

1.3.3 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng 13

1.3.4 Mô hình hồi quy Logistic 15

1.4 Chuẩn mực quản trị rủi ro của Ủy ban Basel 16

Trang 5

1.5 Các đặc điểm khoản vay ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng 20

1.5.1 Thời hạn vay và Rủi ro tín dụng 20

1.5.2 Số tiền vay và Rủi ro tín dụng 20

1.5.3 Tài sản bảo đảm và Rủi ro tín dụng 21

1.5.4 Ngành cho vay và Rủi ro tín dụng 22

1.5.5 Chi nhánh cho vay và Rủi ro tín dụng 22

1.5.6 Yếu tố vĩ mô và Rủi ro tín dụng 22

1.6 Các nghiên cứu thực nghiệm về phân tích ảnh hưởng của các đặc điểm khoản vay đến rủi ro tín dụng 23

1.6.1 Các đặc điểm khoản vay và Rủi ro tín dụng (Characteristics Loan and Credit Risk) của Gabirel Jiménez & Jesús Saurina (2002) 23

1.6.2 Tài sản thế chấp, Người vay và Mối quan hệ Ngân hàng là những yếu tố ảnh hưởng đến Rủi ro tín dụng (Collateral, Tyles of Lender and Relationships Banking as Determinants of Credit Risk) của Gabirel Jiménez & Jesús Saurina (2003) 23

1.6.3 Cho vay dựa trên tài sản thế chấp trong nền kinh tế mới nổi: Một bằng chứng thực nghiệm tại Thái Lan (Collateral-based lending in emerging markets: Evidence from Thailand) của Lukas Menkhoff (2004) 24

1.6.4 Ảnh hưởng của các đặc điểm khoản vay đến rủi ro tín dụng của các Công ty dưới hệ thống luật mới của Trung Quốc (The impact of loan characteristics on credit risk of Chinese listed firms under the new Banking Regulatory Systerm) của Miao Jianchun (2009) 24

Kết luận chương 1 25

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CÁC ĐẶC ĐIỂM KHOẢN VAY ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 26

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Agribank tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) 26

2.1.1 Lịch sử hình thành 26

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 26

2.1.3 Mạng lưới 27

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 28

Trang 6

2.2 Mô hình ước lượng ảnh hưởng của các đặc điểm khoản vay đến rủi ro tín

dụng 31

2.3 Chọn mẫu dữ liệu 33

2.4 Mô tả dữ liệu 34

2.5 Kiểm định mô hình ước lượng 38

2.5.1 Kiểm định tính dừng của dữ liệu 38

2.5.2 Kiểm định tương quan giữa các biến độc lập 39

2.5.3 Kiểm định độ phù hợp tổng quát của mô hình 40

2.6 Kết quả nghiên cứu 41

2.6.1 Mô hình cơ bản 41

2.6.2 Các mô hình khác 46

2.6.3 Phân tích chi tiết về vai trò của tài sản bảo đảm 50

2.6.4 Mô hình ước lượng tối ưu 52

Kết luận chương 2 53

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM KHOẢN VAY ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 55

3.1 Giải pháp 55

3.1.1 Đối với Agribank 55

3.1.2 Đối với Agribank tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 57

3.1.3 Đối với NHNN 61

3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 62

Kết luận chương 3 63

KẾT LUẬN 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

A Tài liệu trong nước 1

B Tài liệu nước ngoài 1

PHỤ LỤC 1 BẢNG MÃ HÓA BIẾN 5

PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH NGHIỆM ĐƠN VỊ DỮ LIỆU GỐC 6

Phụ lục 2a Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị của biến PD 6

Trang 7

Phụ lục 2b Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị của biến thoihanvay 6

Phụ lục 2c Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị của biến sotienvay 7

Phụ lục 2d Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị của biến taisanbaodam 7

Phụ lục 2e Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị của biến nganhchovay 8

Phụ lục 2f Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị của biến chinhanhchovay 8

PHỤ LỤC 3 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TƯƠNG QUAN 9

PHỤ LỤC 4 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THAM SỐ TỔNG THỂ 9

PHỤ LỤC 5 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG PHƯƠNG TRÌNH PD 10

Phụ lục 5a Mô hình 1 10

Phụ lục 5b Mô hình 2 11

Phụ lục 5c Mô hình 3 12

PHỤ LỤC 6 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG PHƯƠNG TRÌNH PD – YẾU TỐ VĨ MÔ 13

Phụ lục 6a Mô hình biến GDP 13

Phụ lục 6b Mô hình biến lãi suất 14

PHỤ LỤC 7 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG PHƯƠNG TRÌNH PD THEO CHI NHÁNH 15

Phụ lục 7a Hội sở Tỉnh 15

Phụ lục 7b Huyện Long Điền 16

Phụ lục 7c Huyện Xuyên Mộc 17

Phụ lục 7d Huyện Châu Đức 18

Phụ lục 7e Huyện Tân Thành 19

Phụ lục 7f Huyện Đất Đỏ 20

Phụ lục 7g Khu công nghiệp 21

PHỤ LỤC 8 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG PHƯƠNG TRÌNH PD – VAI TRÒ CỦA TÀI SẢN BẢO ĐẢM 22

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ

Đồ thị 1.1 So sánh giữa LP và Logit Model Error! Bookmark not defined Bảng 2.1 Tổng nguồn vốn huy động từ 2008 – 2012 Error! Bookmark not defined Bảng 2.2 Tổng dư nợ cho vay từ 2008 – 2012 Error! Bookmark not defined Bảng 2.3 Nợ xấu từ 2008 – 2012 Error! Bookmark not defined Bảng 2.4 Lợi nhuận từ 2008 – 2012 Error! Bookmark not defined Bảng 2.5 Thị phần của Agribank so với các TCTD trên địa bànError! Bookmark

not defined.

Bảng 2.6 Bảng phân phối các mẫu theo thời gian Error! Bookmark not defined.

not defined.

Bảng 2.8 Bảng phân phối Tỷ trọng tần số khoản vay theo thời gian (%) Error!

Bookmark not defined.

defined.

Bảng 2.10 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lậpError! Bookmark not

defined.

Bảng 2.11 Ước lượng phương trình PD Error! Bookmark not defined.

defined.

defined.

Bảng 2.14 Ước lượng phương trình PD - Vai trò của tài sản bảo đảm Error!

Trang 10

TÓM TẮT

Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của các đặc điểm khoản vay (như thời hạn vay, số tiền vay, tài sản thế chấp, ngành cho vay, chi nhánh cho vay, yếu tố vĩ mô) đến rủi ro tín dụng Sử dụng phương pháp hồi quy Logistic và dữ liệu thu thập của hơn 120.000 khoản vay đang dư nợ tại Agribank Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu qua các năm từ 2009 đến 2012, tác giả tìm thấy có mối quan hệ giữa các đặc điểm khoản vay và rủi ro tín dụng Kết quả thực nghiệm của bài nghiên cứu có thể hữu ích đối với các nhà quản trị ngân hàng trong việc giám sát rủi ro tín dụng cũng như là nền tảng phát triển các hướng nghiên cứu tiếp theo

Từ khóa: rủi ro tín dụng, xác suất vỡ nợ, đặc điểm khoản vay, hồi quy Logistic

LỜI MỞ ĐẦU

1 Vấn đề nghiên cứu

Đo lường chính xác rủi ro vỡ nợ của khoản vay là tiêu chuẩn đầu tiên đối với bất cứ một mô hình xếp hạng tín dụng nào Các phương pháp được sử dụng hiện nay như chấm điểm xếp hạng tín dụng, phương pháp thống kê phân tích các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế Các thông tin chấm điểm đưa vào thường bị điều chỉnh bởi người chấm điểm, các báo cáo tài chính không được cập nhật kịp thời và đảm bảo độ tin cậy do không buộc kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán độc lập Phương pháp xếp hạng tín dụng nâng cao theo tiêu chuẩn Basel chưa được áp dụng rộng rãi bởi các ngân hàng còn hạn chế về trình độ và kỹ thuật trong việc xử lý dữ liệu

Một hướng nghiên cứu cho phép khai thác những ưu điểm và khắc phục những hạn chế là những mô hình kết hợp, sử dụng phân tích hồi quy Probit hay Logit với biến phụ thuộc là biến nhị phân thể hiện tình trạng vỡ nợ của khoản vay

và biến phụ thuộc là các đặc điểm khoản vay Jiménez (2002) phân tích tác động của các đặc điểm khoản vay đến rủi ro tín dụng với dữ liệu khoảng ba triệu khoản vay của Ngân hàng Tây Ban Nha Carling (2007) đo lường tác động của các đặc

Trang 11

điểm khoản vay bao gồm cả yếu tố vĩ mô đến rủi ro của các doanh nghiệp trong trường hợp Ngân hàng Thụy Điển Hai nghiên cứu khác điển hình trong trường hợp nền kinh tế mới nổi là: Lukas (2004) phân tích ảnh hưởng của tài sản thế chấp đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Thái Lan và Miao Jianchun (2009) đo lường ảnh hưởng của các đặc điểm khoản vay đến rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp của NHTM Trung Quốc Các nghiên cứu trên đều tìm thấy có mối quan hệ giữa các đặc điểm khoản vay và rủi ro tín dụng, tuy nhiên, tại Việt Nam chưa tìm thấy những nghiên cứu thực nghiệm tương tự

Nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề trên, tôi chọn đề tài “Đo

lường ảnh hưởng của các đặc điểm khoản vay đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” nhằm

phân tích những ảnh hưởng của các đặc điểm khoản vay đến rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cũng như giám sát rủi ro tín dụng tại chi nhánh

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu đề tài nghiên cứu tập trung vào:

- Đo lường ảnh hưởng của các đặc điểm khoản vay đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

- Đưa ra giải pháp góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cũng như giám sát

rủi ro tín dụng tại chi nhánh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các đặc điểm khoản vay như: thời hạn vay, số tiền vay, tài sản bảo đảm, ngành cho vay, ngân hàng cho vay, yếu tố vĩ mô và xác suất

vỡ nợ của khoản vay

Phạm vi nghiên cứu:

- Hơn 120.000 khoản vay đang dư nợ tại thời điểm cuối năm từ năm 2009 –

2012

Trang 12

- Tập trung phân tích ảnh hưởng đặc điểm của các khoản vay dưới hình thức cho vay nội tệ tín dụng thông thường, không bao gồm các hình thức cấp tín dụng khác như: thấu chi, bảo lãnh, bao thanh toán, chiết khấu, cho thuê tài chính và cho vay ngoại tệ

- Yếu tố kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế Việt Nam ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng như GPD, lãi suất liên ngân hàng Không nghiên cứu các yếu tố khác như yếu tố chính trị, xã hội…

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phương pháp định lượng bằng cách sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic trên phần mềm STATA 11, dựa trên chuỗi số liệu thứ cấp thu thập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu qua các năm

5 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm có 03 chương ngoài phần mở đầu và kết luận:

Chương 1 Tổng quan về rủi ro tín dụng và các đặc điểm khoản vay ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng

Chương 2 Thực trạng về các đặc điểm khoản vay ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Chương 3 Giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của các đặc điểm khoản vay đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Trang 13

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM KHOẢN VAY ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG

1.1 Tín dụng ngân hàng

1.1.1 Khái niệm

Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội Quan hệ tín dụng được phát sinh ngay từ thời kỳ chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, cũng đồng thời xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa Thời kỳ này tín dụng xuất hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật – hàng hóa Về sau, tín dụng đã chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ

Tín dụng, xuất phát từ gốc từ Latin: Gredittum, tức là tin tưởng, tín nhiệm Tín dụng là sự tin tưởng cho phép một bên cung cấp nguồn lực cho một bên khác

mà bên thứ hai không hoàn trả cho bên đầu tiên ngay lập tức (do đó tạo ra món nợ), thay vào đó sẽ sắp xếp hoặc hoàn trả hoặc trả lại những nguồn lực vào thời điểm sau

đó Các nguồn lực được cung cấp có thể là tài chính (ví dụ như cấp một khoản vay), hoặc có thể bao gồm hàng hóa dịch vụ (ví dụ như tín dụng tiêu dùng) Tín dụng được mở rộng bởi một chủ nợ, được biết đến như một người cho vay và một con nợ được biết đến như một người vay

Quan hệ tín dụng hiện diện trong gần như tất cả các quan hệ kinh tế, giữa các

cá nhân với nhau, giữa cá nhân với doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp và giữa các quốc gia với nhau

- Tín dụng quốc gia là quan hệ tín dụng giữa các quốc gia với nhau, hay giữa các tổ chức quốc tế với các quốc gia Tín dụng quốc gia phát sinh khi có sự thâm hụt ngân sách, các nguồn thu từ thuế, từ hoạt động của bộ máy Nhà nước không đủ

bù chi và dùng để đầu tư cơ sở hạ tầng

- Tín dụng đối với các doanh nghiệp, cá nhân là quan hệ tín dụng theo đó các doanh nghiệp có thể vay lẫn nhau, vay từ cá nhân hay huy động vốn từ nguồn khác Hình thức phổ biến nhất là Tín dụng ngân hàng

Trang 14

Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa

Ngân hàng và khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định Tín dụng ngân hàng bao gồm ba yếu tố sau:

+ Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người

sử dụng

+ Sự chuyển nhượng này có thời hạn (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn)

+ Bao giờ cũng phát sinh một khoản chi phí hay còn gọi là phí sử dụng vốn

1.1.2 Phân loại

Tùy theo tiêu thức phân loại mà Tín dụng ngân hàng được chia thành nhiều loại cho vay khác nhau:

1.1.2.1 Căn cứ thời hạn cho vay

- Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn vay đến 12 tháng

- Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn vay từ trên 12 tháng đến

36 tháng

- Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn vay từ trên 36 tháng

1.1.2.2 Căn cứ theo phương thức cho vay

- Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn khách hàng và Ngân hàng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời thời gian nhất định

- Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống

- Cho vay hợp vốn: một nhóm các Ngân hàng cùng cho vay đối với một dự

án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó một Ngân hàng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các Ngân hàng khác

- Cho vay trả góp: khi vay vốn, Ngân hàng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều

kỳ hạn trong thời hạn cho vay

Trang 15

- Các phương thức cho vay khác: như cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, cho vay theo hạn mức thấu chi và các phương thức cho vay khác theo quy định của pháp luật

1.1.2.3 Căn cứ theo mục đích vay

- Cho vay tài trợ thương mại: là mảng tín dụng phục vụ cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, nhằm đáp ứng cho các mục đích vay vốn như:

- Cho vay tiêu dùng: là mảng tín dụng dành cho các đối tượng khách hàng là

hộ gia đình, cá nhân, nhằm đáp ứng cho các mục đích vay vốn như:

+ Cho vay trả góp CBCNV

+ Xây dựng, sửa chữa nhà

+ Mua sắm, sửa chữa phương tiện vận chuyển

+ Cho vay du học, chữa bệnh

+ Cho vay các mục đích khác

- Cho vay tài trợ dự án: đáp ứng cho các mục đích vay vốn như:

+ Cho vay dự án bất động sản

+ Cho vay đầu tư mới

+ Cho vay đầu tư mở rộng

+ Cho vay đầu tư chiều sâu

1.1.2.4 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:

- Cho vay có tài sản bảo đảm: là loại cho vay mà nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay hay bảo lãnh của bên thứ ba

- Cho vay không có tài sản bảo đảm: là loại cho vay mà nghĩa vụ trả nợ của

Trang 16

khách hàng không được bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp hay được bảo đảm bằng uy tín của các tổ chức chính trị - xã hội

1.1.2.5 Căn cứ vào đối tượng cho vay

- Cho vay hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác tại Việt Nam: là loại cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác tại Việt Nam

- Cho vay tổ chức: là loại cho vay đáp ứng nhu cầu vốn đối với khách hàng

là Công ty nhà nước, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã, Công ty hợp danh, Các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, và các tổ chức khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Luật Dân sự

- Cho vay cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam: là loại cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng là cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam

1.2 Rủi ro tín dụng

Tùy theo cách tiếp cận, có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro:

- Theo quan điểm truyền thống: Rủi ro (Risk) là những thiệt hại, mất mát hay nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hay điều không chắc chắn có thể xảy ra đối với con người

- Theo quan điểm trung hòa: Rủi ro là một sự không chắc chắn, một tình trạng bất ổn hay sự biến động tiềm ẩn ở kết quả Tuy nhiên, không phải sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro Chỉ những tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán được xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro Những tình trạng không chắc chắn nào chưa từng xảy ra và không thể ước đoán được xem là sự bất trắc, chứ không phải rủi ro Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được

Có nhiều cách tiếp cận khái niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng Rủi ro tín dụng là rủi ro mà bên đối tác không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khi đến hạn hoặc sau đó bất cứ lúc nào Hình thức cổ điển nhất của rủi ro trong thị trường tài chính là rủi ro tín dụng, được biết đến như là rủi ro vỡ nợ (Altman,1968)

Nghiên cứu về rủi ro tín dụng luôn thu hút sự quan tâm của các nhà học thuật, họ cố gắng diễn tả nhiều vấn đề liên quan đến rủi ro vỡ nợ, các giả thuyết và

Trang 17

mô hình đo lường để giải thích và tính toán rủi ro vỡ nợ Dự đoán được rủi ro tín dụng tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh ở giai đoạn sớm và cung cấp những cảnh báo hữu ích đối với các nhà đầu tư có thể làm giảm thiểu rủi ro (Altman, 1998)

Rủi ro tín dụng còn được định nghĩa là là rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện một nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với một ngân hàng, bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn Hiểu một cách khác thì rủi ro tín dụng là rủi ro không thu hồi được nợ khi đến hạn do người vay đã không thực hiện đúng cam kết vay vốn theo hợp đồng tín dụng, không tuân thủ nguyên tắc hoàn trả khi đáo hạn (Trần Huy Hoàng, 2010)

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN “ Quyết định về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của TCTD ” thì khái niệm rủi ro tín dụng được định nghĩa như sau:

“Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.”

Theo Joel Bessis (2008), Rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng nhất trong ngân hàng Đó là rủi ro đối tác sẽ vi phạm nghĩa vụ trả nợ

Theo các quy định, rủi ro tín dụng chia thành các thành phần như:

Rủi ro vỡ nợ là khi người đi vay không thể đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ Vỡ

nợ gây ra thua lỗ một phần hay toàn phần đối với khoản tiền được cho vay Có

Trang 18

nhiều sự kiện vỡ nợ: gây chậm trễ trong nghĩa vụ trả nợ, tái cấu trúc nghĩa vụ trả nợ

do sụt giảm uy tín tín dụng đáng kể của người đi vay, phá sản

Khái niệm vỡ nợ tùy thuộc vào luật lệ và quy ước Luật phổ biến là việc không trả nợ kéo dài, ít nhất là 90 ngày, tuy nhiên định nghĩa này không áp dụng ở tất cả mọi nơi Ví dụ các cơ quan xếp hạng cho các nhà đầu tư tính vỡ nợ kể từ ngày đầu tiên vi phạm nghĩa vụ trả nợ

Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, Rủi ro tín dụng được phân thành hai loại: Rủi ro giao dịch và Rủi ro danh mục

- Rủi ro giao dịch:

Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng Rủi ro giao dịch có 3 bộ phận chính là: Rủi ro lựa chọn, Rủi ro bảo đảm và Rủi ro nghiệp

vụ

+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng khi ngân hàng lựa chọn phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay

+ Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều kiện trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản bảo đảm, chủ thể bảo đảm, hình thức bảo đảm, và mức cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm

+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật

xử lý các khoản vay có vấn đề

- Rủi ro danh mục:

Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được chia thành hai loại: Rủi ro nội tại và Rủi ro tập trung

+ Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn

Trang 19

+ Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, một lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao (Trần Huy Hoàng, 2010)

Như vậy, có thể kết luận Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng

1.3 Một số phương pháp lượng hóa rủi ro tín dụng

1.3.1 Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s

Rủi ro tín dụng trong cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu và các khoản cho vay Việc xếp hạng này được thực hiện bởi một số dịch vụ xếp hạng tư nhân, trong đó có Moody’s và Standard & Poor’s là những dịch

vụ tốt nhất

Đối với Moody’s xếp hạng cao nhất từ Aaa, nhưng với Standard & Poor’s thì cao nhất từ AAA Việc xếp hạng từ Aaa (Moody’s) và AAA (Standard & Poor’s) thấp dần đến C để phản ảnh rủi ro không hoàn được vốn cao Trong đó, các khoản cho vay xếp hạng bốn mức đầu tiên: Aaa, Aa, A, Baa (Moody’s) và AAA, AA, A, BBB (Standard & Poor’s) được xem như khoản vay ngân hàng nên đầu tư hay cho vay, còn các khoản vay xếp hạng thấp hơn thì ngân hàng không nên đầu tư hay cho vay

Trang 20

MÔ HÌNH XẾP HẠNG CỦA CÔNG TY MOODY’S VÀ STANDARD & POOR’S

Nguồn: Trần Huy Hoàng (2010), Quản trị ngân hàng

1.3.2 Mô hình điểm số Z (Z score – Credit scoring model)

Việc tìm ra một công cụ để phát hiện dấu hiệu báo trước sự phá sản của khách hàng vay luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu về rủi ro

Có nhiều công cụ được áp dụng, trong đó chỉ số Z là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành, công nhận và sử dụng trên thế giới Chỉ số này được phát minh bởi Giáo sư Edward I.Altman, Trường kinh doanh Leonard N.Stern, thuộc trường Đại học New York, và được phát triển độc lập bởi Giáo sư Richard Taffler và những nhà nghiên cứu khác Đến nay, hầu hết các nước vẫn còn sử dụng vì nó có độ tin cậy khá cao

Chỉ số Z bao gồm 5 chỉ số: X1, X2, X3, X4, X5

X1 = Vốn lưu động/Tổng tài sản

X2 = Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản

X3 = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/Tổng tài sản

X4 = Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu/Giá trị sổ sách của Tổng nợ

Trang 21

X5 = Doanh số/Tổng tài sản

Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người đi vay và phụ thuộc vào:

- Trị số của các chỉ số tài chính của người vay

- Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất rủi ro của người vay trong quá khứ

Trị số Z càng cao thì xác suất rủi ro của người vay càng thấp Ngược lại, khi trị số Z càng thấp hoặc là một số âm thì đó là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có rủi ro cao

Altman đã xây dựng mô hình điểm trong các trường hợp cụ thể như sau:

- Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản xuất

- Đối với doanh nghiệp ngành thương mại, dịch vụ và khác: Do có sự

khác biệt khá lớn giữa các ngành nên X5 được bỏ qua

Z ’’ = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4

Trang 22

+ Nếu Z’’ > 2,6: doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

+ Nếu 1,2 < Z’’ < 2,6: doanh nghiệp nằm trong cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

+ Nếu Z’’ < 1,2: doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản

cao

Mô hình điểm số Z có những hạn chế:

- Được xây dựng trên mẫu tương đối nhỏ

- Chỉ nghiên cứu dựa trên các trường hợp công ty của Mỹ Các mô hình chỉ

số Z là phù hợp với Mỹ hoặc đối với một số ngành cụ thể, không nhất thiết phù hợp tại các nước khác và ngành khác

1.3.3 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng

Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mô hình điểm

số tín dụng tiêu dùng là: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác

Bảng dưới đây là những hạng mục và mức điểm được sử dụng các ngân hàng ở Mỹ:

I Nghề nghiệp của người vay

II Trạng thái nhà ở

Trang 23

IV Kinh nghiệm nghề nghiệp

V Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành

VIII Các tài khoản tại ngân hàng

Nguồn: Trần Huy Hoàng (2010), Quản trị ngân hàng

Khách hàng có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 mục trên là 43 điểm, thấp nhất là 9 điểm Giả sử ngân hàng biết mức 28 điểm là ranh giới giữa khách hàng tín dụng tốt và khách hàng tín dụng xấu, từ đó hình thành khung chính sách tín dụng theo mô hình điểm số như sau:

Nguồn: Trần Huy Hoàng (2010), Quản trị ngân hàng

Trang 24

1.3.4 Mô hình hồi quy Logistic

Đồ thị 1.1 So sánh giữa LP và Logit Model

Nguồn: http:www.appstate.edu

Có nhiều mô hình dùng để dự đoán các sự kiện nhị phân ví dụ như vỡ nợ hay không vỡ nợ, có hay không, xảy ra hay không xảy ra, hoặc để ước lượng xác suất những sự kiện đó sẽ xảy ra Những mô hình này bao gồm các mô hình hồi quy tuyến tính và các mô hình Logit, Probit Các mô hình này đều mô tả mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Y trong mô hình hồi quy) và nhiều biến độc lập (Xi trong mô hình hồi quy)

Khi có một biến phụ thuộc nhị phân, và được mã hóa là 1 (nếu sự kiện xảy ra) và 0 (nếu sự kiện không xảy ra), giá trị ước lượng của biến phụ thuộc phải rơi trong khoảng (0,1) Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính thông thường, không thể

dự đoán biến phụ thuộc như xác suất, tức là rơi trong khoảng từ (0,1) Vì khi di chuyển dọc theo trục X, các giá trị dự đoán của Y có thể lớn hơn 1 hay nhỏ hơn 0

Trang 25

Mô hình Logit hay Probit đều có thể sử dụng để ước lượng biến nhị phân, tuy nhiên

Mô hình Probit sử dụng phân phối chuẩn phức tạp hơn Mô hình Logit sử dụng phân phối nhị phân Vì vậy, mô hình Logit được sử dụng rộng rãi hơn

Vì Y là biến nhị phân nên Y chỉ mang hai giá trị như sau:

1: nếu sự kiện xảy ra 0: nếu sự kiện không xảy ra

Để đo lường khả năng xảy ra sự kiện, người ta sử dụng khái niệm p Tuy nhiên, trong hồi quy logistic người ta sử dụng một khái niệm khác thể hiện khả năng xảy ra sự kiện thay cho p đó là odds Odds được định nghĩa là tỷ lệ giữa xác suất sự kiện xảy ra và xác suất sự kiện không xảy ra

Đặt pi = p(Yi = 1/Xi) là xác suất để Yi = 1, tức là xác suất sự kiện xảy ra khi

biến độc lập mang giá trị Xi Vì p là xác suất nên 0 ≤ pi ≤ 1 , đây là giả thuyết cơ bản của mô hình hồi quy logistic

Theo lý thuyết của hồi quy Logistic, xác suất pi được xác định từ công thức sau:

Từ (1.1), khi biến độc lập Xi thay đổi từ -∞ → +∞ thì pi chỉ nhận giá trị từ 0 đến 1 thoả mãn giả thuyết cơ bản của mô hình

(1.1) theo z:

Đây là mô hình kinh tế lượng ứng dụng dạng đa biến của hồi quy logistic

1.4 Chuẩn mực quản trị rủi ro của Ủy ban Basel

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision - BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel

Yi =

Trang 26

(Thụy Sỹ) nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80 Hiện nay, các thành viên của Ủy ban gồm đại diện ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của các nước: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy

Sỹ và Ý

Ủy ban Basel không có bất kỳ một cơ quan giám sát nào, những kết luận của

Ủy ban không có tính pháp lý và yêu cầu tuân thủ đối với việc giám sát ngân hàng Thay vào đó, Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn, hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất với kỳ vọng các

tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng rộng rãi phù hợp với quốc gia của họ Theo cách này,

Ủy ban khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các thành viên

Năm 1988 Ủy ban đã phê duyệt một văn bản đầu tiên lấy tên là Hiệp ước về vốn của Basel (Basel I) Thành tựu cơ bản của Basel I là đã đưa ra được định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về vốn ngân hàng và tỷ lệ vốn tối thiểu của ngân hàng Theo quy định của Basel I, các ngân hàng cần xác định tỷ lệ vốn tối thiểu cần

có để bù đắp cho rủi ro có thể xảy ra Mức vốn tối thiểu phải đạt 8% rổ tài sản được tính theo trọng số rủi ro, các trọng số rủi ro khác nhau với các loại tài sản khác nhau

sẽ có những yêu cầu về vốn khác nhau Tuy nhiên, Basel I chỉ mới nhìn nhận các nguy cơ từ rủi ro tín dụng

Năm 1999, Hiệp ước Basel I được sửa đổi có tính đến rủi ro thị trường, theo

đó rủi ro thị trường bao gồm cả rủi ro thị trường chung và rủi ro thị trường cụ thể Rủi ro thị trường đề cập đến những thay đổi về giá trị thị trường do có sự biến động lớn trên thị trường Rủi ro thị trường cụ thể là những thay đổi về giá trị của một loại tài sản nhất định

Mặc dù có nhiều điểm mới nhưng Hiệp ước Basel I với bản sửa đổi vẫn còn nhiều điểm hạn chế, đó là chưa đề cập đến một loại rủi ro ngày càng trở nên phức tạp và ngày càng tăng, đó là rủi ro hoạt động

Trang 27

Năm 2004, một Hiệp ước mới về vốn được chính thức ban hành, gọi là Basel

II Basel II đặt ra những quy tắc mới để chi phí vốn rủi ro tín dụng nhạy cảm với rủi

ro hơn, cải tiến các phép đo rủi ro tín dụng trong Hiệp ước Basel I, bổ sung những yêu cầu về vốn đối với rủi ro hoạt động và trình bày chi tiết các những “trụ” về giám sát và kỷ luật thị trường

1 Trụ cột 1 (Minimum Capital Requirements)

Trụ cột 1 liên quan đến việc yêu cầu vốn tối thiểu Vốn yêu cầu được tính toán theo ba loại rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường

và rủi ro hoạt động

Basel II đưa ra các phương pháp tiếp cận để đo lường các loại rủi ro:

- Rủi ro tín dụng, gồm có hai cách tiếp cận:

+ Cách tiếp cận chuẩn hóa (SA): phương pháp tiếp cận này đo lường rủi ro tín dụng tương tự như Basel I, nhưng mức độ nhạy cảm rủi ro cao hơn vì phương pháp này sử dụng các xếp hạng do các tổ chức xếp hạng tài chính độc lập cung cấp làm hệ số khi tính toán tài sản điều chỉnh theo rủi ro

+ Cách tiếp cận “cơ sở” và “cao cấp” dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ (IRB): phương pháp này chủ yếu dựa vào xếp hạng nội bộ do ngân hàng chỉ định cho những đối tác Chi phí vốn được tính từ những hàm số trọng số rủi ro ứng với mỗi danh mục đầu tư hay danh mục tài sản Mỗi danh mục tài sản có ba nhân tố chính:

 Các thành phần rủi ro bao gồm: xác suất vỡ nợ (PD), nguy cơ vỡ nợ (EAD), thua lỗ khi vỡ nợ (LGD), kỳ hạn (M) và các tham số khác ẩn trong hàm trọng số rủi ro

 Các hàm trọng số rủi ro: đây là công cụ để biến đổi các thành tố rủi ro thành những tài sản có trọng số rủi ro và yêu cầu vốn Có nhiều hàm tuỳ thuộc vào hạng mục tài sản

 Yêu cầu tối thiểu: những yêu cầu tối thiểu một ngân hàng phải đáp ứng để có thể sử dụng cách tiếp cận IRB cho một hạng mục tài sản nhất định

Trang 28

- Rủi ro thị trường: đo lường bằng cách tiếp cận chuẩn hóa và cách tiếp cận

mô hình nội bộ (Value-at-risk VAR)

- Rủi ro hoạt động: đo lường bằng phương pháp dùng chỉ tiêu cơ bản, phương pháp dùng chuẩn hoá và phương pháp đo lường nội bộ nâng cao (AMA)

2 Trụ cột 2 (Supervisory Review Process)

Trụ cột 2 liên quan đến việc đưa ra các hướng dẫn liên quan đến quá trình giám sát các loại rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, gọi chung là rủi ro còn lại (residual risk) Ủy ban Basel đưa ra bốn quy tắc cơ bản giám sát và quản trị ngân hàng gồm:

+ Các ngân hàng phải có một quy trình xác định mức vốn an toàn tương ứng với cơ cấu rủi ro của ngân hàng và chiến lược duy trì mức vốn của mình

+ Các cơ quan quản lý phải xem xét và đánh giá việc xác định mức vốn an toàn của nội bộ ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và tuân thủ của họ đối với quy định về vốn tối thiểu, đồng thời các cơ quan quản lý phải có biện pháp can thiệp kịp thời nếu không hài lòng về kết quả đánh giá

+ Các cơ quan quản lý phải yêu cầu các ngân hàng hoạt động với mức vốn cao hơn mức vốn tối thiểu theo quy định

+ Các cơ quan quản lý phải sớm can thiệp nhằm ngăn chặn vốn của ngân hàng xuống thấp hơn mức tối thiểu và yêu cầu ngân hàng có biện pháp kịp thời nếu mức vốn an toàn không được khôi phục và duy trì

3 Trụ cột 3 (Market Discipline)

Trụ cột này liên quan đến kỷ luật thị trường Basel II nhấn mạnh vai trò của

kỷ luật thị trường trong việc củng cố những quy định về vốn và nỗ lực giám sát để đảm bảo sự an toàn của ngân hàng và hệ thống tài chính Khi đã xác định được ảnh hưởng của phương pháp nội bộ với các yêu cầu vốn, Basel II cho rằng sự công khai hóa sẽ giúp những người tham gia thị trường hiểu mối quan hệ giữa rủi ro và vốn của một tổ chức Vì những lý do đó, Basel II yêu cầu các ngân hàng công khai hóa

Trang 29

các thông tin cơ bản liên quan đến vốn, rủi ro để đảm bảo khuyến khích các kỷ luật thị trường

1.5 Các đặc điểm khoản vay ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng

Có nhiều đặc điểm khoản vay ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, những đặc điểm này được xác định căn cứ trên cơ sở lý thuyết, kinh nghiệm thực tiễn và tham khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan trước đây

1.5.1 Thời hạn vay và Rủi ro tín dụng

Thời hạn vay cũng có thể ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Jackson (1999) cho rằng thời hạn vay càng dài thì nguy cơ gặp rủi ro càng lớn Flannery (1986) lại lập luận rằng thời hạn vay là một công cụ thay thế giải quyết vấn đề lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức trong các mối quan hệ tín dụng Khi khách hàng biết rõ họ có chất lượng tín dụng cao, thường thích vay ngắn hạn hơn vay dài hạn, vì chi phí rủi ro thấp hơn Vì vậy, mà người vay có rủi ro thấp thường chọn thời hạn vay ngắn, như

là một tín hiệu cho thấy họ có rủi ro thấp Do vậy mà thời hạn vay ngắn hạn có rủi

ro thấp hơn thời hạn vay dài hạn

Theo Manove và Padilla (2001), điều này còn liên quan đến mối quan hệ giữa thời hạn vay và sự kiểm tra, giám sát khoản vay Các khoản vay ngắn hạn ít nhận được sự kiểm tra, giám sát thì khả năng rủi ro cao hơn và ngược lại những khoản vay dài hạn sẽ có rủi ro thấp hơn khi chúng nhận được sự kiểm tra, giám sát

kỹ lưỡng hơn

Các nghiên cứu thực nghiệm tìm thấy giữa rủi ro tín dụng và thời hạn vay có mối quan hệ cùng chiều (Angbazo và cộng sự (1998)), mối quan hệ ngược chiều (Berger and Udell (1990), Jiménez (2002)) và không có mối quan hệ (Booth (1992)) Trong phạm vi của bài luận văn này, kỳ vọng của tác giả là các khoản vay

có thời hạn cho vay càng ngắn, thì rủi ro càng thấp

1.5.2 Số tiền vay và Rủi ro tín dụng

Số tiền vay liên quan trực tiếp đến các yếu tố khác như tuổi đời của công ty, kinh nghiệm của người vay, chiều dài mối quan hệ ngân hàng - người vay cũng có thể là một yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Các khoản vay nhỏ thường được

Trang 30

cấp cho khách hàng vay mới, ít kinh nghiệm hay các công ty mới thành lập Những đối tượng này có rủi ro cao, do vậy những khoản vay cấp cho những đối tượng này cũng sẽ có xác suất rủi ro cao hơn

Và ngược lại, các khoản vay lớn có xu hướng đáp ứng cho những đối tượng khách hàng lớn, truyền thống, rủi ro thấp vì nội lực tài chính của họ mạnh Hơn nữa, các vay này luôn nằm trong tầm kiểm soát khắc khe hơn nên mức độ rủi ro sẽ thấp hơn Các nghiên cứu thực nghiệm của Berger và Udell (1990), Booth (1992), Jiménez (2002) và Miao Jianchun (2009) khẳng định cho lập luận trên

Lĩnh vực đầu tư trọng điểm của Agribank tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là tam nông: nông nghiệp - nông dân - nông thôn Thị phần đầu tư nông nghiệp chiếm khoảng 80% tổng dư nợ, đặc thù là các khoản vay số tiền nhỏ với thời hạn vay ngắn hạn Do đó, kỳ vọng của tác giả là các khoản vay với số tiền càng nhỏ thì có mức độ rủi ro càng thấp

1.5.3 Tài sản bảo đảm và Rủi ro tín dụng

Có rất nhiều tranh luận về ảnh hưởng của tài sản bảo đảm đến rủi ro tín dụng Manove và Padilla (2001) cho rằng tài sản bảo đảm nhiều hơn nghĩa là khả năng rủi

ro cao hơn Thứ nhất, nếu ngân hàng được bảo vệ bằng mức độ cao của tài sản bảo đảm, họ ít có động lực thẩm định đầy đủ điều kiện vay vốn của khoản vay tại thời điểm quyết định cho vay, cũng như giám sát khách hàng vay trong suốt quá trình vay vốn Thứ hai, thế chấp tài sản nhiều hơn, khiến người vay ít nỗ lực cho sự thành công của dự án đã đưa ra

Đồng quan điểm trên, Allen (1990) cũng cho rằng tài sản bảo đảm nhiều hơn đồng nghĩa với rủi ro tín dụng cao hơn Bởi vì để kiểm soát rủi ro thì ngân hàng thường yêu cầu những khách hàng có rủi ro cao thế chấp nhiều tài sản hơn, điều mà

họ không yêu cầu đối với những khách hàng có rủi ro thấp

Tuy nhiên, cũng có quan điểm ngược lại Bester (1985), Besanko và Thako (1987a,b), Chan và Thakor (1987) lập luận rằng tài sản bảo đảm của người vay có thể giúp làm giảm vấn đề lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức mà các ngân hàng phải

Trang 31

đối mặt khi cho vay Người vay có rủi ro thấp hơn sẵn sàng thế chấp tài sản nhiều hơn và tốt hơn, rủi ro thấp hơn nghĩa là ít có khả năng họ để mất tài sản bảo đảm đó

Nhiều bằng chứng thực nghiệm đã tìm thấy mối quan hệ giữa tài sản bảo đảm và rủi ro tín dụng Orgler (1970), Hester (1979), Jiménez (2002), Miao Jianchun (2009) tìm thấy rằng các khoản vay được bảo đảm tài sản có rủi ro cao hơn khoản vay không có tài sản bảo đảm và ngược lại, Lukas (2004) lại tìm thấy các khoản vay có tài sản bảo đảm càng nhiều thì rủi ro càng thấp

Kỳ vọng của tác giả là các khoản vay có tài sản bảo đảm sẽ có mức độ rủi ro thấp hơn các khoản vay không có tài sản bảo đảm

1.5.4 Ngành cho vay và Rủi ro tín dụng

Ngành nghề cho vay cũng có thể ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Điều này liên quan đến mục đích sử dụng vốn và hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng Khi nền kinh tế suy thoái, việc đầu tư tập trung nhiều vào một ngành nghề nào đó, khả năng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng

Ngoài ra, một số ngành có rủi ro cao những ngành khác do yếu tố khách quan, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên như ngành khai thác đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, Kỳ vọng của tác giả một số ngành cho vay có rủi ro cao là tiêu dùng, bất động sản và thủy sản

1.5.5 Chi nhánh cho vay và Rủi ro tín dụng

Chi nhánh cho vay cũng có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, điều này tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế địa phương và chính sách chỉ đạo điều hành của từng chi nhánh Kỳ vọng của tác giả, chi nhánh có mức độ rủi ro cao nhất là Hội sở Tỉnh và huyện Xuyên Mộc

1.5.6 Yếu tố vĩ mô và Rủi ro tín dụng

Theo tài liệu của Credit Metrics (JP Morgan (1997)), rủi ro tín dụng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô, bao gồm sự thay đổi lãi suất, chỉ số chứng khoán,

tỷ giá và tỷ lệ thất nghiệp JP Morgan (1997) chỉ ra rằng khả năng vỡ nợ của khoản vay liên quan đến rủi ro thị trường là kết quả của những thay đổi của nền kinh tế,

Trang 32

cho nên một công cụ lý tưởng đối với đo lường rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng là phải liên kết với rủi ro thị trường

Một số nghiên cứu của Wilson và cộng sự (1997b), Credit Portfolior View cho thấy rủi ro vỡ nợ phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế Khi nền kinh tế suy thoái, khả năng vỡ nợ và giảm hạng tín dụng tăng, và ngược lại Rõ ràng, rủi ro tín dụng có mối tương quan chặt chẽ đến yếu tố vĩ mô

1.6 Các nghiên cứu thực nghiệm về phân tích ảnh hưởng của các đặc điểm khoản vay đến rủi ro tín dụng

1.6.1 Các đặc điểm khoản vay và Rủi ro tín dụng (Characteristics Loan and Credit Risk) của Gabirel Jiménez & Jesús Saurina (2002)

Bài nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của các đặc điểm khoản vay đến rủi

ro tín dụng Sử dụng phương pháp hồi quy Logistic và dữ liệu thu thập của gần ba triệu khoản vay của Ngân hàng Tây Ban Nha trong một chu kỳ kinh tế từ 1988 –

2000 Kết quả thực nghiệm cho thấy, những khoản vay có tài sản bảo đảm các xác suất rủi ro cao hơn các khoản vay không có tài sản bảo đảm hay bảo đảm một phần, các khoản vay dài hạn và số tiền vay lớn có xác suất rủi ro thấp nhất, ngân hàng tiết kiệm rủi ro thấp hơn ngân hàng thương mại, và cuối cùng là mối quan hệ giữa ngân hàng – khách hàng, khách hàng càng thân thiết với ngân hàng thì khả năng rủi ro càng lớn Từ đó, Tác giả rút ra bài học kinh nghiệm rằng các ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng cách tăng cường công tác kiểm tra giám sát trong việc cấp tín dụng các khoản vay lớn và trung dài hạn

1.6.2 Tài sản thế chấp, Người vay và Mối quan hệ Ngân hàng là những yếu tố ảnh hưởng đến Rủi ro tín dụng (Collateral, Tyles of Lender and Relationships Banking as Determinants of Credit Risk) của Gabirel Jiménez & Jesús Saurina (2003)

Tương tự bài nghiên cứu trên, với cùng phương pháp và số liệu phân tích, Gabirel Jiménez phân tích ảnh hưởng của các đặc điểm khoản vay đến rủi ro tín dụng đối với công ty vay vốn tại Ngân hàng Tây Ban Nha Các đặc điểm khoản vay gồm tài sản bảo đảm, ngân hàng cho vay và mối quan hệ giữa ngân hàng – khách

Trang 33

hàng Kết quả tìm thấy, các khoản vay có tài sản bảo đảm rủi ro cao hơn các khoản vay không có tài sản bảo đảm hay bảo đảm một phần, ngân hàng tiết kiệm rủi ro cao nhất và mối quan hệ thân thiết giữa ngân hàng – khách hàng càng tăng thì khả năng rủi ro càng cao

1.6.3 Cho vay dựa trên tài sản thế chấp trong nền kinh tế mới nổi: Một bằng chứng thực nghiệm tại Thái Lan (Collateral-based lending in emerging markets: Evidence from Thailand) của Lukas Menkhoff (2004)

Bài nghiên cứu này đại diện cho một bằng chứng thực nghiệm phân tích ảnh hưởng của các đặc điểm khoản vay đến rủi ro tín dụng đối với các nước có nền kinh

tế mới nổi, cụ thể là tài sản thế chấp đóng vai trò ảnh hưởng như thế nào đối với rủi

ro tín dụng trong hoạt động cho vay của các NHTM Thái Lan Sử dụng số liệu của hơn 560 khoản vay của các NHTM Thái Lan trong khoảng thời gian từ 1992 –

1996, kết quả cho thấy các khoản vay có tài sản bảo đảm ít rủi ro hơn các khoản vay không có tài sản bảo đảm Bài học kinh nghiệm rút ra từ bài nghiên cứu này là Ngân hàng Thái Lan đã thành công trong việc dùng tài sản thế chấp như là một biện pháp

để giảm thiểu rủi ro trong việc cấp tín dụng

1.6.4 Ảnh hưởng của các đặc điểm khoản vay đến rủi ro tín dụng của các Công ty dưới hệ thống luật mới của Trung Quốc (The impact of loan characteristics on credit risk of Chinese listed firms under the new Banking Regulatory Systerm) của Miao Jianchun (2009)

Đây là nghiên cứu thứ hai xem xét mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và các đặc điểm khoản vay đối với các nước có nền kinh tế mới nổi – Trung Quốc Ngoài các đặc điểm khoản vay tài sản thế chấp, thời hạn vay, tác giả còn xem xét mối quan

hệ này dưới ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Ngân hàng Trung Quốc Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy Logistic và dữ liệu của tất cả các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng Hải trong khoảng thời gian từ 2002 – 2007 Bài nghiên cứu tìm thấy, rủi ro tín dụng có mối quan hệ cùng chiều với tài sản bảo đảm và mối quan hệ nghịch với thời hạn vay dài hạn Kết quả trên càng được khẳng định hơn khi đặt trong môi trường thực thi các luật mới của Ngân hàng Trung Quốc

Trang 34

Tác giả đã rút ra bài học kinh nghiệm rằng tuân thủ đúng các quy định của luật pháp

sẽ làm giảm thiểu rủi ro trong việc cấp tín dụng

Kết luận chương 1

Chương 1 trình bày tổng quan về rủi ro tín dụng và các đặc điểm khoản vay ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Ngoài ra, chương này cũng giới thiệu về các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng và một số nghiên cứu thực nghiệm phân tích ảnh hưởng của các đặc điểm khoản vay đến rủi ro tín dụng trên thế giới

Trang 35

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CÁC ĐẶC ĐIỂM KHOẢN VAY ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Agribank tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

2.1.1 Lịch sử hình thành

Agribank tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thành lập từ ngày 06/01/1994 theo Quyết định số 336/QĐ-NHNN ngày 27/11/1993 của Tổng Giám đốc Agribank, trên cơ sở tách ra từ chi nhánh tỉnh Đồng Nai, thời điểm này chi nhánh có 3 huyện: Châu Thành, Long Đất và Xuyên Mộc Là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu và bảng cân đối kế toán riêng, chức năng nhiệm vụ và phạm vi hoạt động theo ủy quyền của Agribank

Năm 2011 Agribank chuyển đổi sang mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu Theo đó, năm 2012 Agribank tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đăng ký thay đổi tên và con dấu trở thành: Công ty TNHH Một thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam, chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Trang 36

Cơ cấu tổ chức của Agribank tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gồm:

- Ban Giám đốc gồm có 03 người: 01 Giám đốc và 02 phó Giám đốc

- Phòng nghiệp vụ gồm có 08 phòng nghiệp vụ: Tín dụng, Kế toán & Ngân quỹ, Dịch vụ & Marketing, Hành chính & Nhân sự, Kiểm tra Kiểm soát nội bộ, Kế hoạch Tổng hợp, Điện toán và Thẩm định

- Các chi nhánh loại III gồm có 06 chi nhánh: Agribank chi nhánh huyện Long Điền, Agribank chi nhánh Agribank huyện Xuyên Mộc, Agribank chi nhánh huyện Châu Đức, Agribank chi nhánh huyện Tân Thành, Agribank chi nhánh huyện Đất Đỏ và Agribank Khu công nghiệp Tân Thành

- Các phòng giao dịch gồm 16 phòng giao dịch, trong đó 04 phòng giao dịch trực thuộc Hội sở Agribank tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, và 12 phòng giao dịch trực thuộc các chi nhánh loại III

Đến 31/12/2012, tổng số cán bộ nhân viên trong định biên là 333 người, trong đó tại Hội sở tỉnh là 118 người, các chi nhánh loại III là 215 người

2.1.3 Mạng lưới

Đến thời điểm 31/12/2012, Agribank tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là chi nhánh loại I, hạng 1, mạng lưới có 23 điểm giao dịch gồm:

- Hội sở chính đặt tại Thành phố Bà Rịa

- 06 chi nhánh loại III trực thuộc gồm 05 chi nhánh đặt tại các huyện và 01 chi nhánh đặt tại Khu công nghiệp Phú Mỹ

- Mạng lưới phòng giao dịch gồm 16 phòng giao dịch, trong đó Hội sở tỉnh trực tiếp quản lý 04 phòng giao dịch và 12 phòng giao dịch còn lại do các chi nhánh loại III quản lý

Mạng lưới điểm giao dịch tự động thông qua hệ thống máy ATM của Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 22 máy, phối hợp với 14 máy ATM

do Agribank chi nhánh Vũng Tàu quản lý, tạo nên mạng lưới gồm 36 máy ATM của Agribank trải rộng khắp tại địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đáp ứng tốt nhu cầu

Trang 37

giao dịch của khách hàng địa phương, và khách vãng lai khi đến công tác, tham quan, du lịch

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh

Trang 38

Bảng 2.2 Tổng dư nợ cho vay từ 2008 – 2012

Trang 40

Bảng 2.5 Thị phần của Agribank so với các TCTD trên địa bàn

Đvt: tỷ đồng

Nguồn: NHNN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2012 đạt 7.040 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 68% so với năm 2008 Tổng dư nợ đạt 4.098 tỷ đồng, tốc độ tăng 28% Tỷ lệ

nợ xấu: 2.8% giảm 1.1% so với năm 2008 Lợi nhuận đạt 202 tỷ đồng, tốc độ tăng 106% Xét về thị phần Agribank tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đứng vị trí thứ 2 so về nguồn vốn huy động và đứng vị trí thứ 1 về dư nợ cho vay so với các TCTD trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Lĩnh vực đầu tư trọng yếu của Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

là đầu tư phát triển đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

2.2 Mô hình ước lượng ảnh hưởng của các đặc điểm khoản vay đến rủi ro tín dụng

ảnh hưởng của các biến số là các đặc điểm khoản vay đến xác suất vỡ nợ (PD) Sử dụng phương pháp Maximum Likelihood để ước lượng phương trình hồi quy Logistic

Các biến số được đưa vào mô hình gồm:

- Các biến số đặc điểm khoản vay (biến độc lập): gồm thời hạn vay, số tiền vay, tài sản bảo đảm, ngành cho vay và chi nhánh cho vay (Xi) Các biến độc lập này được chia thành nhiều nhóm biến có cùng đặc điểm với nhau

- Biến phụ thuộc là xác suất vỡ nợ (Y) Biến Y là một biến nhị phân, Y =1 nếu khoản vay nghi ngờ là vỡ nợ và Y = 0 nếu ngược lại

Ngày đăng: 09/08/2015, 13:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Nhà XB: Nhà xuất bản Hồng Đức TP Hồ Chí Minh
2. Joel Bessis, 2008. Quản trị rủi ro ngân hàng. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch: Trần Hoàng Ngân, Đinh Thế Hiển, Nguyễn Thanh Huyền, 2011. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro ngân hàng
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội TP Hồ Chí Minh
3. Phan Đình Anh và Nguyễn Hòa Nhân, 2013. Kết hợp cách tiếp cận quyền chọn với phân tích hồi quy logistic đo lường rủi ro vỡ nợ các doanh nghiệp niêm yết trên thị trưởng chứng khoán Việt Nam.Tạp chí Phát triển kinh tế, số 272, trang 18-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết hợp cách tiếp cận quyền chọn với phân tích hồi quy logistic đo lường rủi ro vỡ nợ các doanh nghiệp niêm yết trên thị trưởng chứng khoán Việt Nam
4. Quyết định số 1300/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 03/12/2007 của Hội đồng Quản trị Agribank “Quyết định ban hành quy định thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống NHNo VN” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quyết định ban hành quy định thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống NHNo VN
5. Quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng Nhà nước “Về việc ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Về việc ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng
6. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước “Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD
7. Trần Huy Hoàng, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động xã hội
1. Allen, N.B, and Gregory F., 1990. Collateral, loan quality and Bank risk. Journal of Monatery Economics. vol.25, pp.21-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Collateral, loan quality and Bank risk
2. Altman, E.I., 1968. Financial ratios, discriminant analysis and the prediction of corporate bankcruptcy. Journal of Finance, vol.23, pp.589- 611 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Financial ratios, discriminant analysis and the prediction of corporate bankcruptcy
3. Altman, E.I., 1998. Credit risk measurement: Developments over the last 20 years. Journal of Banking and Finance, vol.21, pp.1721-1742 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Credit risk measurement: Developments over the last 20 years
5. Berger, A.N and G.F.Udell, 1990. Collateral, Loan Quatity and and Bank Risk. Journal of Monetary Economics, vol.25, pp.21-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Collateral, Loan Quatity and and Bank Risk
6. Besanko, D. And A.V.Thakor, 1987a. Collateral and Rationing: Sorting Equilibria in Monopolistic and Competitive Credit Markets. International Economic Review, vol.28, pp.671-689 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Collateral and Rationing: Sorting Equilibria in Monopolistic and Competitive Credit Markets
7. Besanko, D. And A.V.Thakor, 1987b. Competitive Equilibria in the Credit Market Under Asymmetric Information. Journal of Economic Theory, vol.42, pp.167-182 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Competitive Equilibria in the Credit Market Under Asymmetric Information
8. Bester H., 1985. Screening vs. Rationing in Credit Markets with Imperfect Information. American Economic Review, vol.75, pp.850-855 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Screening vs. Rationing in Credit Markets with Imperfect Information
9. Booth, J.R, 1992. Contract Costs, Bank Loans, and the Cross-Monitoring Hypothesis. Journal of Financial Economics, vol.31, pp.25-41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Contract Costs, Bank Loans, and the Cross-Monitoring Hypothesis
10. Carling K., 2007. Coporate credit risk modeling and the macro economy. Journal of Banking and Finannce, vol.31, no3, pp.845-868 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Coporate credit risk modeling and the macro economy
11. Chan, Y.S. and A.V.Thakor, 1987. Collateral and Competitive Equilibria with Moral Hazard and Private Information. Journal of Finance, vol.42, pp.345-364 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Collateral and Competitive Equilibria with Moral Hazard and Private Information
12. Flannery, M.J, 1986. A Symmetric Information and Risk Debt Maturity Choice. The Journal of Finance, vol.XLI, no.1, pp.19-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Symmetric Information and Risk Debt Maturity Choice
13. Hester, D.D., 1979. Customer Relationships and Terms of Loans. Journal of Money, Credit and Banking, vol.11, pp.349-357 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Customer Relationships and Terms of Loans
14. Jackson P. and W.Perraudin, 1999. The Nature of credit risk: The Effect of Maturity, Type of Obligor, and County of Domicile. Financial Stability Review, November, pp.128-140 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Nature of credit risk: The Effect of Maturity, Type of Obligor, and County of Domicile

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w