Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu của các doanh nghiệp may mặc tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh” là công tr
Trang 1**********
NGUYỄN BẢO QUỲNH
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐỀN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP NGUYÊN PHỤ LIỆU CỦA CÁC CÔNG TY MAY MẶC TẠI
KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
Trang 2**********
NGUYỄN BẢO QUỲNH
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐỀN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP NGUYÊN PHỤ LIỆU CỦA CÁC CÔNG TY MAY MẶC TẠI
KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kinh Doanh Thương Mại
Mã số: 60340121
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS TRIỆU HỒNG CẨM
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Kính thưa Quý Thầy Cô,
Tôi tên Nguyễn Bảo Quỳnh, là học viên cao học khóa 21 – Lớp Thương Mại đêm
7 – Trường Đại học Kinh tế TP HCM
Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu của các doanh nghiệp may mặc tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây
TP.HCM, ngày 10 tháng 09 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Bảo Quỳnh
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn 4
1.6 Kết cấu của luận văn 4
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
2.1 Cơ sở lý thuyết 6
2.1.1 Thị trường tổ chức 6
2.1.2 Quá trình mua của khách hàng tổ chức 8
2.1.3 Lý thuyết về nhà cung cấp 10
2.1.4 Một vài phương pháp lựa chọn nhà cung cấp 11
2.2 Tổng quan thị trường may mặc và thị trường nguyên phụ liệu may mặc 12
2.2.1 Ngành công nghiệp sản xuất 12
2.2.2 Ngành trồng bông và chế biến bông 13
Trang 52.2.3 Ngành sản xuất sợi/xơ sợi 13
2.2.4 Ngành sản xuất vải 14
2.2.5 Ngành hàng may mặc 14
2.2.6 Thị trường nguyên phụ liệu 15
2.3 Các nghiên cứu liên quan 15
2.3.1 Mô hình nghiên cứu của Shin-Chan Ting & Danny I.Cho 15
2.3.2 Mô hình nghiên cứu của Dickson 16
2.3.3 Mô hình nghiên cứu của Luis Dalmau Bayle 17
2.3.4 Các mô hình nghiên cứu khác 18
2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất, giả thuyết nghiên cứu và các khái niệm liên quan 20
2.4.1 Lí do lựa chọn mô hình nghiên cứu 20
2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu 21
2.4.3 Các khái niệm liên quan 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 26
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1 Quy trình nghiên cứu 27
3.2 Nghiên cứu sơ bộ định tính 28
3.2.1 Mẫu nghiên cứu định tính 28
3.2.2 Trình tự tiến hành nghiên cứu 28
3.2.3 Kêt quả nghiên cứu sơ bộ 29
3.3 Lập bảng câu hỏi 31
3.4 Nghiên cứu chính thức định lượng 32
3.4.1 Thiết kế mẫu 32
3.4.2 Thu thập dữ liệu 32
3.4.3 Phân tích dữ liệu 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 36
Trang 6CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
4.1 Thống kê mẫu nghiên cứu 37
4.1.1 Mẫu dữ liệu nghiên cứu 37
4.1.2 Thống kê mô tả biến định tính 37
4.2 Phân tích thang đo 38
4.2.1 Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NCC 38
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 41
4.2.3 Thang đo yếu tố quyết định lựa chọn NCC 44
4.3 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 48
4.4 Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính 48
4.4.1 Xác định biến độc lập, biến phụ thuộc 48
4.4.2 Phân tích tương quan 49
4.4.3 Phân tích hồi quy tuyến tính bội 50
4.5 Thống kê mô tả các biến độc lập trong mô hình 55
4.5.1 Chi phí mua hàng 55
4.5.2 Chất lượng sản phẩm 56
4.5.3 Phân phối tin cậy 56
4.5.4 Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật 56
4.5.5 Hợp tác và liên kết 56
4.5.6 Tình hình tài chính 57
4.5.7 Quyết định lựa chọn NCC 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 58
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu 59
5.2 Kết luận 60
5.3 Kiến nghị 60
5.3.1 Để NCC có được chi phí hợp lý đối với bên mua 61
Trang 75.3.2 Để NCC có được chất lượng sản phẩm đạt được yêu cầu của bên
mua 61
5.3.3 Để NCC phát triển được sự tin cậy về phân phối đến với bên mua 62
5.3.4 Để NCC phát triển được sự tin cậy về dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật với bên mua 63
5.3.5 Để NCC phát triển được sự hợp tác và liên kết với bên mua 63
5.3.6 Để NCC đưa được thông tin về tình hình tài chính rõ hơn đến với bên mua 64
5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 64
5.4.1 Hạn chế của nghiên cứu 64
5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI PHỎNG VẤN SÂU
PHỤ LỤC 1B: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI CHÍNH THỨC
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH DOANH NGHIỆP THAM GIA PHỎNG VẤN SÂU PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH DOANH NGHIỆP THAM GIA PHỎNG VẤN
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SPSS
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Những giai đoạn chủ yếu của quá trình mua sắm công nghiệp
Bảng 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp, Dickson
Bảng 2.3 Bảng tóm tắt các tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp được quan tâm nhiều nhất từ 14 bài nghiên cứu
Bảng 3.1 Thang đo của biến “Chi phí mua hàng”
Bảng 3.2 Thang đo của biến “Chất lượng sản phẩm”
Bảng 3.3 Thang đo của biến “Phân phối tin cậy”
Bảng 3.4 Thang đo của biến “Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật”
Bảng 3.5 Thang đo của biến “Hợp tác và liên kết”
Bảng 3.6 Thang đo của biến “Tình hình tài chính”
Bảng 3.7 Thang đo của biến “Quyết định lựa chọn nhà cung cấp”
Bảng 4.1 Bảng mã hóa dữ liệu để chạy SPSS
Bảng 4.2 Phân tích Cronbach alpha của các biến độc lập
Bảng 4.3 Kiểm định KMO và Bartlett của các biến độc lập
Bảng 4.4 Kết quả phân tích phương sai tổng thể của biến độc lập
Bảng 4.5 Kết quả phân tích nhân tố các thang đo thành phần sau khi xoay
Bảng 4.6 Kiểm định KMO và Bartlett của biến phụ thuộc
Bảng 4.7 Kết quả phân tích phương sai tổng thể của biến phụ thuộc
Bảng 4.8 Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc
Bảng 4.9 Thống kê mô tả biến Chi phí mua hàng
Bảng 4.10 Thống kê mô tả biến Chất lượng sản phẩm
Bảng 4.11 Thống kê mô tả biến Phân phối tin cậy
Bảng 4.12 Thống kê mô tả biến Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật
Bảng 4.13.Thống kê mô tả biến Hợp tác liên kết
Bảng 4.14 Thống kê mô tả biến Tình hình tài chính
Trang 9Bảng 4.15 Thống kê mô tả biến phụ thuộc Lựa chọn nhà cung cấp
Bảng 4.16 Hệ số tương quan Pearson giữa các nhân tố
Bảng 4.17 Các hệ số xác định sự phù hợp của mô hình hồi quy
Bảng 4.18: Thống kê mô tả biến dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật
Bảng 4.19: Thống kê mô tả biến hợp tác và liên kết
Bảng 4.20: Thống kê mô tả biến tình hình tài chính
Bảng 4.21: Thống kê mô tả biến Quyết định lựa chọn NCC
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu số lượng các doanh nghiệp tham gia vào ngành dệt may ở thời điểm 2012
Trang 10
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Mô hình cứu nghiên cứu của Shin-Chan Ting & Danny I.Cho
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu đề tài
Hình 4.1 Biểu đồ phân tán phần dư và giá trị dự đoán quyết định lựa chọn NCC Hình 4.2 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa
Trang 11DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CMT: cut-make-trim (gia công thuần túy)
FOB: free on board
NCC: nhà cung cấp
GTTB: giá trị trung bình
ODM: original design manufacturing (nhà sản xuất với thiết kế gốc)
OEM: original equipment manufacturing (nhà sản xuất thiết bị gốc)
TPP: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương)
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới phát triển kinh tế của Việt Nam, cùng với các ngành kinh tế khác, ngành công nghiệp may mặc đã đóng góp một phần không nhỏ, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tăng thu nhập quốc dân, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, giải quyết một khối lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động và đã trở thành một trong những ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong những năm gần đây Với những lợi thế riêng như ổn định chính trị, chi phí nhân công thấp, đáp ứng được sự đa dạng về các chủng loại hàng may mặc…, Dệt may Việt Nam đang ngày càng khẳng định được uy tín trên thị trường thế giới và đứng trong top các nước xuất khẩu cao Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2012 của Việt Nam đạt mức cao nhất thế giới với 32%, trong khi đó Trung Quốc đạt 15%, Ấn Độ 10%, các nước Thỗ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Thái Lan đạt mức 7% Có thể khẳng định ngành dệt may đang chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh
tế Việt Nam Sự phát triển của ngành dệt may chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, thị trường đầu ra, đầu vào, môi trường thể chế pháp luật Trong đó yếu tố nguyên phụ liệu đầu vào có ý nghĩa quyết định
Hiện tại, ngành may mặc Việt Nam có nguồn nguyên phụ liệu nhập từ nước ngoài chiếm đến trên 70% Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh nói riêng
và sự phát triển của ngành may mặc Việt Nam nói chung Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm chú trọng đến phát triển sản xuất nói chung và ngành may mặc nói riêng Tuy vậy, cùng với xu hướng hội nhập quốc tế và sự đào thải nghiệt ngã của cơ chế thị trường, trong giai đoạn hiện nay các doanh nghiệp ngành may đang gặp phải những vấn đề những khó khăn, thách thức và ngày càng trở nên bức xúc, chi phí đầu vào tăng cao, không chủ động, giảm sức cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc
tế
Trang 13Trong 7 tháng đầu năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc khoảng 9.700 tỷ đô la Mỹ, tăng hơn 16%, thì nhập khẩu nguyên phụ liệu toàn ngành đã đạt khoảng 7.700 tỷ đô la Mỹ và tăng trên 18% so với cùng kỳ năm trước Cân đối giữa xuất và nhập khẩu của ngành cho thấy, dù xuất khẩu tăng trưởng cao nhưng khoảng cách giữa nhập và xuất khẩu vẫn khá sít sao, nếu tình trạng bị động về nguyên phụ liệu, phụ thuộc vào một số thị trường cung cấp chủ lực kéo dài, thì ngành dệt may sẽ dần đuối sức cạnh tranh Nguồn nguyên phụ liệu đầu vào trong nước đáp ứng rất thấp khoảng 30% nhu cầu, tính cả nước Việt Nam có khoảng 2.590 doanh nghiệp may mặc, doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu khoảng 970, riêng TP.HCM, doanh nghiệp may mặc khoảng hơn 1.000, sản xuất nguyên phụ liệu khoảng hơn 600 doanh nghiệp, số lượng các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu tương đối nhưng chất lượng và tiến
độ giao hàng hiện tại không đáp ứng được sự đòi hỏi của ngành may mặc trong nước, nhất là may mặc xuất khẩu Hơn nữa, Việt Nam cùng với 11 quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện đang trong giai đoạn nước rút đàm phán Hiệp định đối tác kinh
tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định thương mại được đánh giá
là tiêu biểu của thế kỷ 21, dự kiến sẽ được ký kết vào cuối năm nay TPP là cơ hội để Việt Nam giảm bớt tình trạng nhập siêu quá nặng nề từ các thị trường nước ngoài
Vì vậy, các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang cung cấp nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp may mặc của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung cần cấp thiết nâng cao chất lượng, số lượng cũng như các yếu tố nội tại để có thể đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp may mặc trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay
Với mong muốn tìm hiểu nhiều hơn các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu của các doanh nghiệp may mặc để từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả, nâng cao được tính cạnh tranh cho doanh nghiệp, tác giả thực hiện đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
Trang 14chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu của các doanh nghiệp may mặc tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu và xác định các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu may mặc
Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp
Đưa ra các ý kiến đề xuất và hướng đi cho nhà cung cấp nguyên phụ liệu may mặc
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu may mặc
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng: Nghiên cứu định tính: thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận ý kiến chuyên gia
để điều chỉnh thang đo, từ đó xây dựng bảng khảo sát phù hợp với từng thang đo để tiến hành khảo sát
Nghiên cứu định lượng được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu chính thức với
kỹ thuật thu thập thông tin qua hình thức phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi nhằm
Trang 15mục đích kiểm định lại thang đo lường và mô hình lý thuyết Thang đo được kiểm định
sơ bộ bằng hệ số tin cây Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội,… thông qua phần mềm xử lý thống kê SPSS
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu giúp cho ban lãnh đạo của các nhà cung cấp nguyên phụ liệu may mặc trong nước cũng như các doanh nghiệp cung cấp nguyên phụ liệu có vốn đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam một số cơ sở ban đầu về các nhân tố tác động đến quyết
định lựa chọn nhà cung cấp của các doanh nghiệp may mặc tại thành phố Hồ Chí Minh
Một số hàm ý rút ra từ nghiên cứu góp một phần vào việc xây dựng chiến lược và
kế hoạch hành động để thu hút người mua trong giai đoạn sắp tới Cụ thể là:
Những nhân tố chính tác động vào quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu may mặc
Một số hàm ý cho việc xây dựng các kế hoạch hành động đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp trong ngành may mặc tại thời điểm hiện nay
Cuối cùng, phương pháp nghiên cứu sử dụng trong nghiên cứu này cũng góp phần định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo về quyết định lựa chọn nhà cung cấp, đặc biệt là về phương pháp đo lường, đánh giá các nhân tố Các nhà cung cấp nguyên phụ liệu có thể sử dụng phương pháp này, điều chỉnh các thang đo cho từng trường hợp cụ thể để đánh giá sự tác động đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp đối với công ty mình
1.6 Kết cấu của luận văn
Luận văn được chia thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu
Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết về sự lựa chọn nhà cung cấp và đề nghị mô hình nghiên cứu
Trang 16Chương 3: Phương pháp nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu của các doanh nghiệp may mặc tại thành phố Hồ Chí Minh
Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu về các nhân tố và mức độ tác động đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu của các doanh nghiệp may mặc tại thành phố Hồ Chí Minh
Chương 5: Tóm tắt những kết quả chính, đóng góp và kiến nghị của nghiên cứu đối với ban lãnh đạo của các nhà cung cấp nguyên phụ liệu trong ngành cũng như những hạn chế của nghiên cứu để định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo
Trang 17CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Thị trường tổ chức
2.1.1.1 Khái niệm thị trường tổ chức
Thị trường tổ chức bao gồm: thị trường doanh nghiệp mua tư liệu sản xuất (còn gọi là thị trường doanh nghiệp sản xuất), thị trường người mua bán lại và thị trường
chính quyền [11]
Thị trường doanh nghiệp sản xuất
Thị trường doanh nghiệp sản xuất bao gồm những người mua hàng hóa và dịch
vụ nhằm sản xuất ra những sản phẩm và dịch vụ khác để bán, cho thuê hoặc cung cấp cho những người khác Họ là các doanh nghiệp sản xuất từ nhiều loại hình như sản xuất - chế biến, xây dựng, giao thông vận tải, truyền thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, dịch vụ, nông lâm ngư nghiệp, khai khoáng và các ngành phục vụ công cộng
Thị trường doanh nghiệp sản xuất là thị trường tổ chức lớn nhất và đa dạng nhất
Thị trường người mua bán lại
Thị trường người bán lại (reseller market) bao gồm tất cả những người mua sản phẩm và dịch vụ nhằm mục đích bán lại hoặc cho cho những người khác thuê để kiếm
lời, hay để để phục vụ cho các nghiệp vụ của họ
Nếu các doanh nghiệp trong thị trường sản xuất mua tư liệu sản xuất để sản xuất
ra những ích dụng về vật phẩm, thì những người bán lại sản xuất ra ích dụng về thời gian, nơi chốn và sở hữu Trong vai trò là những đại diện mua cho các khách hàng của mình, những người bán lại mua và sở hữu các loại sản phẩm để bán lại, ngoại trừ một
số ít sản phẩm các nhà sản xuất bán trực tiếp cho khách hàng
Thị trường chính quyền
Thị trường chính quyền (Government market) bao gồm các tổ chức chính quyền trung ương và địa phương mua hoặc thuê mướn hàng hóa và dịch vụ để thực hiện những chức năng chính của chính quyền
Trang 182.1.1.2 Đặc điểm của thị trường tổ chức
Xét theo những phương diện nào đó, các thị trường tổ chức cũng giống như các thị trường tiêu dùng, cả hai thị trường đều bao gồm những người đóng các vai trò mua
và đưa ra những quyết định mua để thỏa mãn các nhu cầu Nhưng trên nhiều phương diện khác, các thị trường tổ chức khác hẳn với những thị trường tiêu dùng Những khác biệt chủ yếu nằm trong cấu trúc thị trường và các đặc tính về nhu cầu, bản chất của tổ
chức mua và các loại quyết định mua cũng như tiến trình quyết định mua
2.1.1.3 Kết cấu thị trường và đặc điểm của nhu cầu
Trong thị trường tổ chức số lượng người mua ít hơn, nhưng khối lượng mua lớn
hơn so với thị trường tiêu dùng
Có tính tập trung về mặt địa lý hơn
Nhu cầu của thị trường tổ chức là nhu cầu có tính phát sinh (derived demand), về
cơ bản nó bắt nguồn từ nhu cầu về sản phẩm tiêu dùng cho người tiêu dùng cuối cùng Nếu nhu cầu của những người tiêu dùng cuối cùng giảm xuống thì nhu cầu về tư liệu sản xuất cần thiết để làm ra chúng cũng giảm theo
Trong các thị trường tổ chức, nhu cầu không có tính co dãn (hệ số co dãn của cầu theo giá thấp)
Trong các thị trường tổ chức, nhu cầu có tính biến động mạnh Nhu cầu đối với tư liệu sản xuất có xu hướng dễ biến động hơn so với nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng Một tỉ lệ phần trăm nhỏ của sự gia tăng nhu cầu của người tiêu dùng có thể dẫn đến một tỉ lệ gia tăng lớn trong nhu cầu tư liệu sản xuất Các nhà kinh tế học gọi điều này là nguyên lý gia tốc (acceleration principle)
2.1.1.4 Bản chất của khách hàng tổ chức
Người mua ở thị trường tổ chức có tính chuyên nghiệp hơn so với người tiêu
dùng, quyết định mua của họ liên quan đến nhiều bên tham gia hơn
Quyết định mua hàng thường phức tạp, quá trình quyết định lâu hơn
Trang 19Trong tiến trình mua của khách hàng tổ chức, người mua và người bán thường
phụ thuộc khá nhiều vào nhau
Ngoài ra còn một số đặc điểm khác của khách hàng tổ chức, như xu hướng mua trực tiếp từ người sản xuất hơn là qua trung gian; xu hướng thuê mướn thay vì mua ngày càng tăng
Khách hàng tổ chức trong bài nghiên này chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất trong nước cũng như xuất khẩu thuộc lĩnh vực may mặc tại khu vực
TP.Hồ Chí Minh
2.1.2 Quá trình mua của khách hàng tổ chức
Robinson và các cộng sự nghiên cứu đưa ra khung sơ đồ mua hàng của khách
hàng tổ chức như sau:
Bảng 2.1 Những giai đoạn chủ yếu của quá trình mua sắm công nghiệp
Tình huống mua Mua phục vụ
nhiệm vụ mới
Mua lặp lại có thay đổi
Mua lặp lại không thay đổi
Trang 20Nguồn: Robinson, P J., Faris, C W., Wind, Y (1967), Industrial Buying and Creative
Marketing, Allyn & Bacon, Inc
Mua lặp lại không có thay đổi Mua lặp lại không có thay đổi là một tình huống mua sắm trong đó bộ phận cung ứng đặt hàng lại theo như thường lệ (ví dụ, văn phòng phẩm, hóa chất để rời) Người đi mua lựa chọn người cung ứng trong "danh sách đã được duyệt", có tính đến mức độ thỏa mãn của họ trong những lần mua trước Những người cung ứng "được chọn" cố gắng duy trì chất lượng sản phẩm và dịch vụ Họ thường đề nghị sử dụng hệ thống đơn đặt hàng lặp lại tự động để nhân viên cung ứng không mất thời gian làm thủ tục tái đặt hàng Những người cung ứng "không được chọn" thì cố gắng chào một mặt hàng mới hay lợi dụng trường hợp người mua không hài lòng để họ sẽ xem xét đến việc mua một số lượng nào đó của mình Những người cung ứng không được chọn cố gắng giành cho được một đơn đặt hàng nhỏ rồi sau đó dần dần phấn đấu tăng "tỷ lệ hàng mua" của mình
Mua lặp lại có thay đổi là tình huống trong đó người mua muốn thay đổi quy cách sản phẩm, giá cả, yêu cầu giao hàng hay những điều kiện khác Tình huống mua lặp lại
có thay đổi thường liên quan đến quyết định bổ sung về những người tham gia của cả hai bên, bên mua và bên bán Những người cung ứng được chọn trước đây bắt đầu lo lắng và buộc phải cố gắng giữ khách Những người cung ứng không được chọn trước đấy thấy có cơ hội để đưa ra đơn chào hàng có lợi hơn nhằm giành lấy mối làm ăn mới Mua sắm phục vụ nhiệm vụ mới Mua sắm phục vụ nhiệm vụ mới là tình huống người mua phải mua một sản phẩm hay dịch vụ lần đầu tiên (ví dụ, xây dựng văn phòng, hệ thống vũ khí mới) Chi phí và/ hay rủi ro càng lớn thì số người tham gia quyết định càng đông, khối lượng thông tin cần thu thập càng lớn, vì thế mà thời gian
để hoàn tất quyết định dài hơn Tình huống mua sắm phục vụ nhiệm vụ mới là một cơ hội và thách thức lớn nhất đối với người hoạt động thị trường Họ cố gắng tìm cách tiếp cận càng nhiều người có ảnh hưởng đến chuyện mua sắm càng tốt và cố gắng cung cấp những thông tin hữu ích và hỗ trợ thêm Do tính chất phức tạp của việc bán hàng
Trang 21trong tình huống mua sắm phục vụ nhiệm vụ mới, nhiều công ty đã sử dụng một lực lượng bán hàng và tuyên truyền gồm những nhân viên bán hàng giỏi nhất của mình Việc lựa chọn nhà cung cấp là bước quan trọng nhất của quá trình mua Nó bao gồm một quá trình xem xét cẩn thận một số yếu tố sẽ ảnh hưởng chất lượng sản phẩm
và dịch vụ của các nhà cung cấp Do đó khi xem xét để lựa chọn các nhà cung cấp cần phải đề ra một số tiêu chí đánh giá cụ thể, phù hợp cho từng ngành và điều kiện công
ty Ví dụ như: giá cả, chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu, dịch vụ kỹ thuật, … Quá trình lựa chọn nhà cung cấp sẽ trở nên đơn giản nếu chỉ có một tiêu chuẩn được dùng trong quá trình ra quyết định Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, người mua phải dùng đến nhiều tiêu chuẩn đánh giá trong quá trình ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp của mình
2.1.3 Lý thuyết về nhà cung cấp
Theo tiêu chuẩn đánh giá trách nhiệm xã hội SA8000 (Social Accountability) của
tổ chức Trách nhiệm Quốc tế SAI thì nhà cung cấp là “Một thực thể kinh doanh cung
cấp hàng hoá và/hoặc dịch vụ cho công ty để tạo nên một phần trong sản phẩm hoàn chỉnh của công ty và được công ty sử dụng để sản xuất ra hàng hoá và/ hoặc dịch vụ” [12]
Các nhà cung cấp là cần thiết đối với bất kì doanh nghiệp nào, bên cạnh đó quá trình xác định và lựa chọn các nhà cung cấp phù hợp cũng rất có ý nghĩa và quan trọng không kém Các nhà cung cấp sẽ liên lạc với các tổ chức mua hàng thông qua các đại diện bán hàng của họ, xây dựng các trung tâm bán hàng riêng hoặc thông qua các doanh nghiệp bán hàng trực tiếp của họ để tiếp thị trên các kênh kinh doanh công nghiệp Để có thể hiểu rõ các nhà phân phối, những người kinh doanh độc lập và nguồn cung nhập khẩu
Nhà sản xuất: hầu hết những công ty bán lẻ hay những công ty đại diện độc lập sẽ mua hàng từ đây Giá từ nguồn này thường rẻ nhất, nếu không kể các chi phí vận chuyển
Trang 22Nhà phân phối: họ được biết đến như những nhà buôn sỉ, những nhà môi giới hoặc kẻ đầu cơ, những nhà phân phối này mua một lượng hàng hóa lớn từ nhà sản xuất
và lưu kho để sau đó bán lại Mặc dù giá của họ cao hơn giá các nhà sản xuất, nhưng
họ có thể cung cấp cho các đơn hàng lẻ với nhiều chủng loại khác nhau của nhà sản xuất Các doanh nghiệp sẽ có được cước phí vận chuyển thấp hơn và thời gian nhanh hơn từ những nhà phân phối ở gần họ
Những người buôn bán độc lập: bao gồm cả các nhà phân phối đơn vị, họ thường
mua thông qua các văn phòng đại diện và các showroom thương mại
Nguồn nhập khẩu: một vài nhà bán lẻ sẽ mua hàng ở nước ngoài từ các nhà nhập khẩu, họ hoạt động giống như những nhà buôn bán sỉ nội địa Hoặc sẽ dựa vào mối quan hệ của công ty với nguồn cung từ nước ngoài, hay mua hàng thông qua các hợp đồng cộng tác với nước ngoài
Do yếu tố đặc trưng của sản phẩm may mặc của các doanh nghiệp dệt may tại TP.HCM gia công và xuất khẩu với số lượng lớn, cần nguồn cung nguyên phụ liệu ổn định về số lượng, chất lượng, thời gian cung ứng, giao hàng, … do đó hầu hết các doanh nghiệp tại TP.HCM hiện nay đều mua trực tiếp từ các nhà sản xuất hay từ các nhà phân phối lớn Vì vậy, có thể xem các nhà cung cấp nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp may mặc thuộc nhóm thứ nhất: nhà sản xuất hoặc thứ hai: nhà phân phối
2.1.4 Một vài phương pháp lựa chọn nhà cung cấp
Có một vài phương pháp lựa chọn nhà cung cấp trong lý thuyết nghiên cứu Một
số tác giả đề nghị mô hình tỉ trọng tuyến tính, trong đó các nhà cung cấp được đánh giá xếp hạng thông qua các hệ số điểm được cho theo một bảng các tiêu chuẩn đánh giá được đề nghị
Trong mô hình đó sẽ bao gồm việc phân chia các tiêu chuẩn, đánh giá cho điểm các trọng số (Timmerman, 1986) [32] và một quá trình phân tích phân chia thứ bậc AHP (Analytical Hierarchical Process) (Nydick and Hill, 1992) [26]
Trang 23Mô hình chương trình toán cũng thường được xem xét đối với các tiêu chuẩn đánh giá về số lượng như nguyên lý phân tích các yếu tố (Petroni and Braglia, 2000) [27]
Phương pháp phân chia nhóm phụ thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm và khả năng cá
nhân của người mua hàng (Timmerman, 1986) [29]
Qua đó cho thấy có rất nhiều phương pháp lựa chọn các nhà cung cấp sản phẩm đối với các doanh nghiệp, do đó tùy thuộc vào từng loại sản phẩm, tình huống mua hàng và hoàn cảnh cụ thể của từng công ty mà mỗi công ty sẽ có phương pháp lựa chọn nhà cung cấp phù hợp với doanh nghiệp của mình
Theo tình hình thực tế trong ngành may mặc, phần đông doanh nghiệp thường lựa chọn nhà cung cấp dựa trên việc phân chia các tiêu chuẩn, đánh giá cho điểm các trọng
số Tóm lại, trong nghiên cứu này khách hàng tổ chức là: các doanh nghiệp may mặc sản xuất trong nước, các doanh nghiệp gia công, các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu trong lĩnh vực may mặc Nhà cung cấp sẽ là các nhà sản xuất, nhà phân phối cung cấp nguyên phụ liệu may mặc trong nước cũng như các doanh nghiệp sản xuất, phân phối cung cấp nguyên phụ liệu có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Nghiên cứu sẽ tập trung vào bước ra quyết định lựa chọn NCC để xem xét tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến bước ra quyết định này
2.2 Tổng quan thị trường may mặc và thị trường nguyên phụ liệu may mặc
2.2.1 Ngành công nghiệp sản xuất
Hình dung toàn cảnh số các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam ở thời điểm quý 1 năm 2012: Hiện trong số 3.700 doanh nghiệp trong ngành, có 70% là doanh nghiệp may, trong khi đó doanh nghiệp dệt, sợi, nhuộm chỉ chiếm lần lượt 17%, 6% và 4% qua biểu đồ hình 2.2 sau:
Trang 24Biểu đồ 2.2 Cơ cấu số lượng các doanh nghiệp tham gia vào ngành dệt may ở thời
điểm 2012
Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam
2.2.2 Ngành trồng bông và chế biến bông
Diện tích trồng bông năm 2010 là 10,400 ha
Sản lượng hạt bông thu hoạch năm 2010 là 10,400 tấn
Sản lượng sợi bông năm 2010 là 3,640 tấn
Nhu cầu về bông cho sản xuất hàng dệt may
Nhu cầu bông cho sản xuất dệt may trong năm 2011 là 380.000 tấn, nhưng Việt Nam chỉ có thể cung cấp 40,000 tấn, phần còn lại phải nhập khẩu từ Châu Phi (72,000 tấn), Ấn Độ (120,000 tấn), Hoa Kỳ (130,000 tấn) và một
số nước khác
Hiện nay chỉ có 8 nhà máy sản xuất bông đang hoạt động
2.2.3 Ngành sản xuất sợi/xơ sợi
Số lượng cọc sơi: 4.000.000
Sản lượng sợi/xơ sợi:
Công suất sản xuất sợi là gần 650,000 tấn/năm, dư thừa so với nhu cầu trong nước Vì vậy, 70% các loại sợi sản xuất là để xuất khẩu
Hiện tại năm 2012 có khoảng 222 doanh nghiệp sản xuất sợi/xơ sợi
DN may (2590 DN)
DN dệt (629 DN)
DN sản xuất sợi (222 DN)
DN nhuộm (148 DN)
Trang 25 Hiện nay năm 2012 có hơn 450 nhà sản xuất vải dệt thoi tại Việt Nam b/ Sản xuất vải dệt kim
2.2.5 Ngành hàng may mặc
Số lượng thiết bị: 918.700 (2009)
Sản lượng hàng may mặc là 2.400 triệu đơn vị (2009)
Đến đầu năm 2012 có 2590 nhà sản xuất hàng may mặc tại Việt Nam Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam, gần 80% các doanh nghiệp ngành dệt may có quy mô vừa và nhỏ dưới 500 công nhân/ 1 doanh nghiệp, điều này có lợi là dễ thay đổi
cơ cấu tổ chức và chiến lược kinh doanh Tuy nhiên, quy mô kinh doanh nhỏ khó khăn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam đã phát triển đáng kể với tốc
độ tăng trưởng khoảng 20%/năm Xuất khẩu hàng dệt may và may mặc chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia
Trang 26Trong 2.590 doanh nghiệp may, doanh nghiệp gia công thuần túy CMT make-trim) chiếm hơn 60% (cả nguyên phụ liệu và thiết kế đều được chỉ định bởi nhà nhập khẩu), nhà sản xuất thiết bị gốc OEM/FOB (original equipment manufacturing / free on board) (người đặt gia công chỉ cung cấp thiết kế và nhà sản xuất sẽ tự tìm kiếm lựa chọn nguyên phụ liệu, sản xuất, lắp ráp và cung cấp thành phẩm cho người đặt gia công) chiếm 35%, nhà sản xuất với thiết kế gốc ODM (original design manufacturing) (nhà sản xuất tự chào thiết kế riêng, tự bỏ vốn để mua nguyên phụ liệu, lắp ráp và sau
(cut-đó xuất thành phẩm cho người đặt gia công) chiếm 5% trong xuất khẩu [16]
2.2.6 Thị trường nguyên phụ liệu
Thị trường nguyên phụ liệu bao gồm:
Nguyên liệu: bông, xơ, sợi, vải, …
Phụ liệu gồm: các mặt hàng ren, thun, dây đai, các loại bông trang trí, các loại hột ủi, dây nịt, nón , các loại tem, nhãn mác, chỉ may, chỉ sợi màu các loại (PE, COTTON, T/C, TR), dây kép nhựa, dây ren, móc quần áo, dây khóa kéo (nylon, plastic, kim loại), cúc (nút) kim loại, băng gai dính, dây thun, móc quần áo, các loại móc khóa, keo vải, nút áo, keo, chỉ thêu, thùng đựng hàng, giá treo thành phẩm, ruy bang,…
2.3 Các nghiên cứu liên quan
2.3.1 Mô hình nghiên cứu của Shin-Chan Ting & Danny I.Cho
Mô hình nghiên cứu của Shin-Chan Ting & Danny I.Cho (2008), “An intergrated approach for supplier selection and purchasing decision”[30], được áp dụng trong việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp của các công ty công nghệ cao tại
Đài Loan, chuyên sản xuất các sản phẩm motherboard cho máy tính Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đạt được hiệu quả và có tính ứng dụng cao Nó cung cấp cho các nhà nghiên cứu thị trường công nghiệp một sự hiểu biết tốt hơn trong lựa chọn các nhà cung cấp của các khách hàng tổ chức
Trang 27Hình 2.1 Mô hình cứu nghiên cứu của Shin-Chan Ting & Danny I.Cho [30]
Nguồn: Shin-Chan Ting & Danny I.Cho (2008), An Intergrated Approach For Supplier
Selection And Purchasing Decision, Supply Chain Management International Journal,
pp 116-127
2.3.2 Mô hình nghiên cứu của Dickson
Dickson (1966) [22] đã thực hiện một nghiên cứu dựa trên một bảng câu hỏi được gửi tới 273 đại lí mua hàng và các nhà quản lí mua hàng ở Mỹ và Canada Theo nghiên cứu này, Dickson đã chọn ra được 23 yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp, trong đó có 10 yếu tố sau đây được nhiều người đánh giá nhất
Trang 28Bảng 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp, Dickson [22]
2.3.3 Mô hình nghiên cứu của Luis Dalmau Bayle
Luis Dalmau Bayle (2003) [25], cho rằng để quyết định lựa chọn nhà cung cấp phải xác định các thông tin sau:
Xác định chính xác số lượng nhà cung cấp cho thiết bị, dịch vụ, hàng hóa cần tìm
Xác định mức chỉ tiêu và thông tin nhà cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau
Xác định việc sản xuất hay mua loại hàng đó
Thu thập và phân tích nhà cung cấp qua ma trận năng lực
Dùng mô hình và thuật toán để chuyển đổi, phân loại và xếp lớp thông tin
Xác định khu vực mua hàng để tiết kiệm chi phí
Xác định các nhu cầu mua hàng trong tương lai
Thu thập danh sách các nhà cung cấp được đồng ý
Trang 292.3.4 Các mô hình nghiên cứu khác
Dựa vào 23 tiêu chuẩn của Dickson, một vài tiêu chuẩn mới cũng được đề xuất theo nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp trong nghiên cứu của Bross & Zhao (2004) [18] là chi phí, chất lượng, mối quan hệ và cơ cấu tổ chức
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Tullons & Munsion (1991) [33] thông qua việc chọn mẫu gồm 80 công ty sản xuất Họ đã phát hiện ra rằng: chất lượng, giá
cả, dịch vụ kỹ thuật, sự phân phối, sự tin tưởng và thời gian giao hàng là những yếu tố quan trọng trong việc quyết định lựa chọn nhà cung cấp
Theo một số nhà nghiên cứu khác như Choi and Harley (1996) [21]; Lee et al (2002) [24]; Pi and Low (2005) [28], Chang et al (2007) [20] thì có 5 tiêu chuẩn đánh giá quan trọng:
Chất lượng: chất lượng của sản phẩm cung cấp
Giá cả: giá mà doanh nghiệp phải trả để mua hàng
Sự phân phối: cách thức mà nhà cung cấp phân phối sản phẩm
Trang 30Bảng 2.3 Bảng tóm tắt các tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp được quan tâm nhiều
nhất từ 14 bài nghiên cứu [23]
4 Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuât
Dickson (1966), Choi & Hartley (1996), Chaudry et al (1993), Lee et al (2001), Murahdhaman (2001), Prahinski & Benton (2004), Pi & Low (2005)
5 Hợp tác & liên kết Dickson (1966), Cusumano & Takeishi
Trang 31(1991), Choi & Hartley (1996)
6 Uy tín thương hiệu Dickson (1966), Deng & Wortzel (1995)
7 Vị trí địa lí Dickson (1966), Deng & Wortzel (1995)
8 Tình hình tài chính Dickson (1966), Cusumano & Takeishi
(1991), Choi & Hartley (1996)
9 Mối quan hệ quen biết trước Cusumano & Takeishi (1991),Choi &
Hartley (1996)
Nguồn: Kuang-Hsun Shih, Hsu-Feng Hung, Binshan Lin (2009), "Supplier evaluation
model for computer auditing and decision-making analysis", Kybernetes, Vol 38 Iss:
9, pp.1439 – 1460
2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất, giả thuyết nghiên cứu và các khái niệm liên quan
2.4.1 Lí do lựa chọn mô hình nghiên cứu
Dựa vào cơ sở lí thuyết của các mô hình nghiên cứu trước đây cũng như thực tế thị trường may mặc, tác giả mạnh dạn đề xuất mô hình nghiên cứu của Shin-Chan Ting
& Danny I.Cho, 2008 [30] sẽ được áp dụng đối với nguyên phụ liệu may mặc của các nhà sản xuất cung cấp nguyên phụ liệu may mặc trong nước cũng như các doanh nghiệp sản xuất cung cấp nguyên phụ liệu có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với
những điểm tương đồng cơ bản sau:
Trang 32 Theo kinh nghiệm 3 năm làm việc trong ngành may mặc, tác giả thấy rõ các yếu
tố giá cả (liên quan đến chi phí mua hàng), tiến độ giao hàng (liên quan đến phân phối tin cậy), chất lượng sản phẩm rất được bên mua quan tâm đến khi mua hàng
Mô hình nghiên cứu Shin-Chan Ting & Danny I.Cho cũng cùng chung quan điểm nên có thể giúp tác giả kiểm định lại rõ nhận định chủ quan của mình
2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu
Chi phí mua hàng (purchasing costs) được chọn từ mô hình của Shin-Chan Ting
& Danny I.Cho, 2008, Dickson (1966), Cusumano & Takeishi (1991),Webber & Current (1993), Chaudry et al (1993), Swift (1995), Lee et al (2001) Prahinski & Benton (2004), Kreng & Wang (2005), Pi & Low (2005) cho rằng khi bên mua hài lòng về chi phí và giá cả thì quyết định mua sản phẩm của họ càng đưa ra dễ dàng Chi phí mua có liên quan với tổng chi phí nguyên phụ liệu, nó có ảnh hưởng trực tiếp cạnh tranh về giá của công ty, bao gồm các loại chi phí sau:
Giá sản phẩm
Chi phí vận chuyển
Chi phí đặt hàng
Giả thuyết H1 (+): Nếu chi phí mua hàng hợp lý thì khách hàng tổ chức sẽ dễ dàng ra
quyết định lựa chọn nhà cung cấp
Chất lượng sản phẩm (Product quality) được chọn từ mô hình của Shin-Chan
Ting & Danny I.Cho, Dickson (1966), Cusumano & Takeishi (1991),Webber & Current (1993), Chaudry et al (1993),Swift (1995),Jayaraman et al (1999), Lee et al (2001), Prahinski & Benton (2004), Kreng & Wang (2005), Pi & Low (2005), khi bên mua có nhận thức về chất lượng thì từ đó sẽ có thái độ và hành vi đối với sản phẩm đó, bao gồm 3 biến quan sát:
Tỷ lệ sản phẩm bị lỗi
Tỷ lệ sản phẩm bị trả lại
Hệ thống đánh giá chất lượng sản phẩm
Trang 33Giả thuyết H2 (+): Có một sự tương quan thuận giữa chất lượng sản phẩm và quyết
định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu may mặc của khách hàng tổ chức
Phân phối tin cậy (Delivery reliability) được thể hiện rõ trong mô hình của
Shin-Chan Ting & Danny I.Cho, Dickson (1966), Cusumano & Takeishi (1991),Webber & Current (1993), Chaudry et al (1993), Choi &m Hartley (1996), Jayaraman et al (1999), Lee et al (2001), Murahdhaman (2001), Prahinski & Benton (2004), Kreng & Wang (2005), Pi & Low (2005) bao gồm các biến sau:
Thời gian giao hàng đúng hẹn
Giao hàng đúng số lượng
Phân phối linh hoạt khi có sự thay đổi yêu cầu sản phẩm
Giả thuyết H3 (+): Có một sự tương quan thuận giữa sự phân phối tin cậy với quyết
định chọn nhà cung cấp của khách hàng tổ chức
Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật (customer services) thể hiện rõ trong nghiên cứu của
Shin-Chan Ting & Danny I.Cho (2008), Dickson (1966), Choi & Hartley (1996), Chaudry et al (1993), Lee et al (2001), Murahdhaman (2001), Prahinski & Benton (2004), Pi & Low (2005), trong nghiên cứu các ông nhận định rằng các nhà cung cấp
có thêm dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn tốt sẽ được các bên mua quan tâm nhiều hơn trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp của mình với 3 biến quan sát:
Trách nhiệm thay thế sản phẩm hư hỏng
Trách nhiệm cập nhật thông tin sản phẩm mới và tư vấn kỹ thuật miễn phí
Trách nhiệm xử lý khiếu nại khách hàng trong thời gian sớm nhất
Giả thuyết H4 (+): Nếu nhận được các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật tốt từ nhà cung cấp nào
thì bên mua dễ dàng ra quyết định lựa chọn sản phẩm của nhà cung cấp đó
Sự hợp tác và liên kết (Cooperation and partnership) theo nghiên cứu của
Dickson (1966), Cusumano & Takeishi (1991), Choi & Hartley (1996) và Shin-Chan Ting & Danny I.Cho (2008) xác định mối quan hệ hợp tác dài hạn và chặt chẽ với các nhà cung cấp với 4 biến quan sát:
Trang 34 Tìm kiếm người mua để hợp tác chiến lược lâu dài
Cam kết giữ nguyên giá trong dài hạn
Sẵn sàng chia sẽ thông tin trong ngành nhiều hơn cho khách hàng
Tập trung phát triển mạnh thương hiệu để thuyết phục khách hàng hợp tác chiến lược lâu dài
Giả thuyết H5 (+): Nếu nhà cung cấp có được sự hợp tác và liên kết tốt với bên mua
thì sẽ tạo được sự tác động tích cực đến quá trình ra quyết định của bên mua
Tình hình tài chính (Financial status) được thể hiện theo mô hình của Shin-
Chang Ting & Danny I Cho (2008) và Dickson (1966), Cusumano & Takeishi (1991), Choi & Hartley (1996), tình hình tài chính đại diện cho thương mại lâu dài độ tin cậy của các nhà cung cấp, có thể được mô tả bởi các báo cáo kế toán cơ bản được sử dụng
để báo cáo hoạt động của công ty
Vốn, tài sản và nợ
Thu nhập hàng năm
Dòng tiền đầu tư
Giả thuyết H6 (+): Nếu nhà cung cấp có tình hình tài chính tốt sẽ tác động tích cực
đến quá trình ra quyết định của bên mua
Trang 35Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
2.4.3 Các khái niệm liên quan
Chi phí mua hàng
Chi phí mua hàng của bên mua là toàn bộ các chi phí mà bên mua phải bỏ ra để
có được sản phẩm Nó bao gồm cả các chi phí thời gian, sức lực và tinh thần để tìm kiếm và chọn mua sản phẩm Người mua đánh giá các chi phí này cùng với chi phí tiền bạc để có một ý niệm đầy đủ về tổng chi phí của bên mua [13]
Trong ngành may mặc thì giá bao gồm chi phí vận chuyển, thử nghiệm cũng như dịch vụ đi kèm Giá cạnh tranh giữa các nhà cung cấp là giá cuối cùng giao đến tận nhà
máy sản xuất Giá này sẽ thay đổi tùy thuộc vào khoảng cách từ nhà cung cấp đến nhà
máy Hiện tại có rất nhiều nhà cung cấp nguyên phụ liệu và nhờ công nghệ thông tin hiện đại nên chi phí thời gian, sức lực và tinh thần để tìm chọn sản phẩm của người mua xem như không đáng kể
H3 H2
H1 Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật
H6
Trang 36 Chất lượng sản phẩm
Luật “Chất lượng sản phẩm và hàng hoá” định nghĩa chất lượng sản phẩm, hàng hoá “là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hoá đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng” [17]
Phân phối tin cậy
Phân phối tin cậy chủ yếu liên quan đến qui trình phân phối đúng, đủ số lượng sản phẩm yêu cầu Yếu tố này sẽ tạo ra sự tin tưởng rất lớn đối với các doanh nghiệp, giúp họ an tâm hơn khi đặt những đơn hàng tiếp theo Riêng trong thị trường may mặc, việc đáp ứng nhanh các thay đổi yêu cầu về sản phẩm hoặc thời gian giao hàng đột xuất cũng rất quan trọng
Đối với ngành may mặc, nhà cung cấp chiến lược sẽ được ưu tiên mua nhiều sản phẩm hơn các nhà cung cấp khác dựa trên các hợp đồng ràng buộc ưu đãi cho người mua Tại thị trường kinh doanh của Việt Nam, mối quan hệ giữa người bán và người mua cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự hợp tác và liên kết
Tình hình tài chính
Biểu hiện cho sự đáng tin cậy trong hoạt động kinh doanh lâu dài của nhà cung cấp, được thể hiện qua bảng báo cáo tài chính về hoạt động kinh doanh
Trang 37KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương này trình bày tóm tắt các lý thuyết, các mô hình của các nhà nghiên cứu
đi trước như là Dickson (1966), Shin-Chan Ting & Danny I.Cho (2008), Kuang-Hsun Shih, Hsu-Feng Hung, Binshan Lin (2009),… Các cơ sở lí thuyết này sẽ được sử dụng như là nền tảng lí luận cho đề tài nghiên cứu
Trên cơ sở các mô hình của tác giả trên, cùng với sự chọn lọc cho phù hợp với nguyên phụ liệu may mặc tại thị trường Việt Nam, tác giả đã mạnh dạn chọn mô hình nghiên cứu của Shin-Chan Ting & Danny I.Cho (2008) để áp dụng trong nghiên cứu này Các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp là:
Trang 38CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu Trong chương 3 này, tác giả trình bày về quy trình nghiên cứu, xây dựng thang đo các khái niệm nghiên cứu, kết quả nghiên cứu định tính và trình bày các bước thực hiện trong nghiên cứu chính thức
3.1 Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng
Cơ sở lý thuyết và các
nghiên cứu trước
Mô hình nghiên cứu Đặc điểm sản phẩm và thị
trường nguyên phụ liệu may mặc
Nghiên cứu định tính sơ bộ (n=10)
Mô hình và thang đo hiệu chỉnh
Xây dựng bảng câu
hỏi
Hoàn thiện bảng câu
hỏi
Nghiên cứu định lượng chính thức (n=174)
- Thống kê mô tả dữ liệu
- Phân tích hệ số Cronbach Alpha
- Phân tích EFA
- Phân tích hồi qui
Viết báo cáo
Trang 39Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu đề tài
3.2 Nghiên cứu sơ bộ định tính
Tác giả thực hiện nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp nghiên cứu định tính với
kỹ thuật phỏng vấn sâu 10 người thông qua bảng thang đo nháp nhằm khám phá ra các yếu tố mới ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu may mặc của khách hàng doanh nghiệp, đồng thời điều chỉnh, bổ sung các thang đo Bảng thang
đo nháp này được xây dựng một phần dựa trên hệ thống thang đo của tác giả Chan Ting & Danny I Cho và một phần do chính tác giả xây dựng
Shin-Kết quả của nghiên cứu định tính này giúp cho tác giả hiểu rõ thái độ của khách hàng doanh nghiệp đối với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu may mặc, đồng thời giúp cho tác giả loại bỏ một số thang đo không phù hợp của nghiên cứu trước đây Sau đó,
sẽ hiệu chỉnh và bổ sung một số thang đo cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, đặc tính của sản phẩm và thị trường hiện tại
3.2.1 Mẫu nghiên cứu định tính
Nghiên cứu dự định được tiến hành qua việc phỏng vấn trực tiếp 10 người ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp ở các doanh nghiệp may mặc (2 giám đốc, 2 trưởng phòng thu mua, 2 quản lý đơn hàng); 4 nhân viên kinh doanh của công ty may mặc (trên 4 năm kinh nghiệm)
3.2.2 Trình tự tiến hành nghiên cứu
Dùng kỹ thuật thảo luận tay đôi dựa trên dàn bài đã lập sẵn về tất cả các yếu tố có liên quan trong mô hình Cụ thể như sau:
Giới thiệu cho người tham gia (gọi là bên mua) biết sơ lược về đề tài nghiên cứu
Gợi ý cho bên mua nêu ra các tiêu chí chính mà bên mua muốn khi chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu may mặc (chú ý hỏi đào sâu đến chi tiết để đánh giá sơ
bộ thang đo)
Các yếu tố tác động mạnh nhất và yếu nhất đến quyết định chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu may mặc của các khách hàng doanh nghiệp
Trang 40(Dàn bài thảo luận tay đôi dùng trong phỏng vấn sâu được trình bày ở phụ lục 1)
3.2.3 Kêt quả nghiên cứu sơ bộ
Sau khi phỏng vấn trong phần nghiên cứu định tính, thì thang đo khái niệm nghiên cứu đã được hiệu chỉnh cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu, tình hình nghiên cứu và môi trường ở Việt Nam như bên dưới:
Bảng 3.1 Thang đo của biến “Chi phí mua hàng”
Ký hiệu Thang đo Chi phí mua hàng
CP1 Giá nguyên phụ liệu thấp nhất
CP2
Chi phí vận chuyển giao đến nhà máy là thấp nhất CP3 Chi phí đặt hàng thấp nhất
Bảng 3.2 Thang đo của biến “Chất lượng sản phẩm”
Ký hiệu Thang đo Chất lượng sản phẩm
CL1 Nguyên phụ liệu giao đến nhà máy không có sản
phẩm lỗi CL2 Nguyên phụ liệu giao đến nhà máy không có sản
phẩm bị trả lại CL3 NCC có hệ thống đánh giá chất lượng nguyên phụ
liệu đáng tin cậy
Bảng 3.3 Thang đo của biến “Phân phối tin cậy”
Ký hiệu Thang đo Phân phôi tin cậy
PP1 NCC giao hàng đúng hẹn
PP2 NCC giao hàng đúng số lượng
PP3 NCC có sự phân phối linh hoạt khi có sự thay đổi
yêu cầu sản phẩm