4.2.1.1. Độ tin cậy Cronbach Alpha
Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo được chọn khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên. (Nunnally và Burnstein, 1994).
Thang đo chi phí mua hàng (CP) có hệ số tin cậy Cronbach alpha là 0.836 đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0.3). Do vậy, thang đo này đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này được đưa vào cho phân tích nhân tố khám phá EFA.
Thang đo chất lượng sản phẩm (CL) có hệ số tin cậy Cronbach alpha là 0.864 khá cao so với mức đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến
đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0.3). Do vậy, thang này đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
Thang đo phân phối tin cậy (PP) có hệ số tin cậy Cronbach alpha là 0.906
khá cao so với mức đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0.3). Do vậy, thang này đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
Thang đo dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật (DV) có hệ số tin cậy Cronbach alpha
là 0.839 khá cao so với mức đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0.3). Do vậy, thang này đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
Thang đo hợp tác và liên kết (HT) có hệ số tin cậy Cronbach alpha là 0.806 khá cao so với mức đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0.3). Do vậy, thang này đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
Thang đo tình hình tài chính (TC) có hệ số tin cậy Cronbach alpha là 0.813 khá cao so với mức đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0.3). Do vậy, thang này đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
Bảng 4.2: Phân tích Cronbach alpha của các biến độc lập
Biến Quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s alpha nếu loại biến Thang đo chi phí mua hàng _Cronbach Alpha = 0.836
CP1 7.1494 2.625 .667 .809
CP2 7.1609 2.957 .633 .833
CP3 7.0805 2.664 .807 .670
Thang đo chất lượng sản phẩm _Cronbach Alpha = 0.864
CL1 7.4425 1.624 .777 .776
CL2 7.5575 1.589 .738 .815
CL3 7.5517 1.798 .715 .834
Thang đo phân phối tin cậy _Cronbach Alpha = 0.906
PP1 7.0747 2.752 .842 .841
PP2 7.1667 2.729 .767 .905
PP3 7.0805 2.710 .830 .850
Thang đo dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật _Cronbach Alpha = 0.839
DV1 8.1724 1.589 .713 .769
DV2 8.2529 1.832 .728 .760
DV3 8.1954 1.719 .678 .802
Thang đo hợp tác và liên kết _Cronbach Alpha = 0.806
HT1 10.2529 4.572 .734 .708
HT2 10.2529 4.236 .772 .682
HT3 10.3391 4.642 .637 .749
HT4 10.5000 4.991 .401 .872
TC1 7.0920 2.315 .710 .694
TC2 7.0517 2.442 .649 .757
TC3 7.1437 2.390 .632 .776
4.2.1.2. Phân tích nhân tố EFA
Mục đích của phân tích nhân tố khám phá là để thu nhỏ và gom các biến lại nhằm đạt được giá trị hội tụ của các biến quan sát theo từng nhân tố và giá trị phân biệt giữa các nhân tố. Điều kiện cần và đủ để áp dụng phân tích nhân tố là khi kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) với sig. ≤ 0.05 và chỉ số KMO ≥ 0.5.
Trong phân tích nhân tố phương pháp Principal components analysis đi cùng với phép xoay varimax thường được sử dụng. Sau khi xoay các nhân tố, hệ số tải nhân tố ≥ 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Tổng phương sai trích phải ≥ 50%. Trị số Eigenvalues phải lớn hơn 1. Những nhân tố có Eigenvalues nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Ngoài ra, khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và Al-Tamimi, 2003).