5.4.1. Hạn chế của nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu chỉ tập trung trong phạm vi hẹp là Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, kết quả nghiên cứu chưa thể hiện được mối quan hệ giữa các nhân tố ở những khu vực khác. Trong điều kiện cho phép, tác giả chỉ khảo sát bằng phương pháp thu thập dữ liệu thuận tiện do đó kết luận không thể bao quát hết toàn bộ vấn đề nghiên cứu.
Thứ hai, nghiên cứu chỉ xem xét 6 nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu của các doanh nghiệp may mặc. Ngoài các nhân tố này, còn có các nhân tố khác có tác động đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu mà tác giả chưa đề cập đến như: vị trí địa lý, uy tín thương hiệu,...
5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo
Mô hình nghiên cứu được đánh giá chính xác hơn, kết quả nghiên cứu có giá trị hơn nếu như nghiên cứu được thực hiện tại các địa phương khác nhau.
Xem xét một số yếu tố khác có khả năng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu may mặc như: vị trí địa lý, uy tín thương hiệu,..
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (2010, 2012, 2013), Bản tin kinh tế - dệt may, các số ra trong năm 2010-2013.
http://www.vietnamtextile.org.vn/vi/thong-ke-nganh/ban-tin/12402/ban-tin-kinh-te--- det-may-thang-7-2013/newsdetail.aspx
2. Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (2013), Thị trường và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 2013.
http://www.vietnamtextile.org.vn/vi/thong-ke-nganh/viet-nam/12492/thi-truong-va- kim-ngach-xuat-khau-hang-det-may-cua-viet-nam-7-thang-2013/newsdetail.aspx 3. Hiệp Hội Dệt May Việt Nam, Nhập khẩu vải của Việt Nam từ các thị trường 2013.
http://www.vietnamtextile.org.vn/vi/thong-ke-nganh/viet-nam/11834/nhap-khau-vai- cua-viet-nam-tu-cac-thi-truong-nam-2013/newsdetail.aspx
4. Hiệp Hội Dệt May Việt Nam, Cân đối xuất nhập khẩu hàng dệt may của việt nam 2012.
http://www.vietnamtextile.org.vn/vi/thong-ke-nganh/viet-nam/11767/can-doi-xuat- nhap-khau-hang-det-may-cua-viet-nam-uoc-11-thang-2012/newsdetail.aspx
5. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức, tập 1 & 2.
6. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2011), Thống kê ứng dụng trong kinh tế - xã hội, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
7. Lê Tấn Bửu (2010), Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam và tác động đến xuất khẩu dệt may, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Trường Đại học kinh tế TP.HCM. 8. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản lao động - Xã Hội.
quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Thống Kê.
10. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2007). Nghiên cứu thị trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
11. Tài liệu điện tử, Phân tích thị trường các doanh nghiệp và hành vi mua sắm của doanh nghiệp, truy cập từ địa chỉ
http://voer.vn/content/m33600/latest/?format=pdf
12. Tài liệu điện tử onthivanbang2.com, SA800, truy cập từ địa chỉ http://www.onthivanbang2.com/showthread.php/3534-SA-8000-(t%E1%BA%A5tc% E1%BA%A3-th%C3%B4ng-tin-li%C3%AAn-quan)
13. Tài liệu điện tử 365ngay.com.vn, Khái niệm về dịch vụ, truy cập từ địa chỉ http://www.365ngay.com.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=2498 &Itemid=14.
14. Tài liệu điện tử 365ngay.com.vn, Những khái niệm cơ bản của marketing, truy cập từ địa chỉ
http://www.365ngay.com.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1508 &Itemid=14
15. Trương Hoài Ngọc Châu (2013), Giải pháp đẩy mạnh xuất khuẩu sản phẩm dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP.HCM.
16. Võ Thanh Thu (2012), Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
17. Vũ Thế Dũng & Trương Tôn Hiền (2004), Quản trị tiếp thị - Lý thuyết & Tình huống, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.
Tiếng Anh
18. Bross, M.E & G.Zhao (2004), Supplier selection process in emerging market - The case study of Volvo Bus Corporation in China, School of Economics and Commercial Law Goteborg University.
19. Buygrip Frameword (1967), Industrial buying behavior and Creative Marketing, Boston, 1967.
20. Chang, S.L. Wang, R.C. and Wang,S.Y (2007) “Applying a direct multigranularity linguistie and strategy – orientd aggregation approach on the assessment of supply performance”, European Journal of Operational Research, Vol.177, pp 1013-1025. 21. Choi, T.Y., Hartley, J.L (1996), "An exploration of supplier selection practices across the supply chain", Journal of Operations Management, Vol. 14 , pp.333-43. 22. Dickson, 1966. “An Analysis Vendor Selection Systems And Decision, Journal of Purchasing, Vol.2, pp 5-17.
23. Kuang-Hsun Shih, Hsu-Feng Hung, Binshan Lin (2009), "Supplier evaluation model for computer auditing and decision-making analysis", Kybernetes, Vol. 38 Iss: 9,pp.1439 - 1460
24. Lee, E.K., Ha, S. and Kim, S.K (2001), “Supplier selection and management system considering relationships in supply chain management”, IEEE Transactions on Enginerring Management, Vol. 48, No.3, pp 307-18.
25. Luis Dalmau Bayle (2003), The Internet”s Influences on Industrial Buying Behavior In Small And Medium Sized Enterprised, Master Thesis-Lulea University of Technology, Sweden.
26. Nydick and Hill (1992), Using the Analytic Hierarchy Process to Structure the Supplier Selection Procedure.
27. Petroni and Braglis (2000), “Vendor Selections Using Pricipal Component Analysis”, The Journal of Supply Chain Management A Global Review Of Purchasing and Supply, pp63-69.
28. Pi, W.N. and Low, C (2003), “Supplier evaluation and selection using Taguchi loss function”, International Journal of Advanced Manufacturing Technology, Vol.26, pp 155-160.
29. Robinson, P. J., Faris, C. W., Wind, Y (1967), Industrial Buying and Creative Marketing, Allyn & Bacon, Inc.
30. Shin-Chan Ting & Danny I.Cho (2008), An Intergrated Approach For Supplier Selection And Purchasing Decision, Supply Chain Management International Journal, pp 116-127.
31. Tabachnick & Fidell (1996), An Exploration of the Relationship Between Moral Reasoning and Leadership ...
32. Timmerman (1986), “An Approach to Vendor Performance Evaluation”, The Journal of Supply Chain Management, pp 2-8.
33. Tullous, R.&J.M.Munson (1991).=, “Trade Offs Under Uncertainty: Implications for Industrial Purchasers”, International Journal of Purchasing and Materials Management.
PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI PHỎNG VẤN SÂU
I/ Phần giới thiệu:
Xin chào Anh/Chị.
Tôi là học viên của trường Đại học kinh tế TP.HCM đang thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu của các doanh nghiệp may mặc tại TP.HCM.
Trước tiên tôi xin cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian cho buổi trao đổi này. Tôi cam kết mọi ý kiến hữu ích của Quý Anh/Chị sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Thời gian dự kiến trao đổi là 30 phút.
II/ Nội dung chính:
1. Loại hình kinh doanh của doanh nghiệp Anh/Chị đang công tác?
2. Doanh nghiệp Anh/Chị có xuất khẩu hàng may mặc không? Sang thị trường nào? 3. Công ty của Anh/Chị hiện nay có khoảng bao nhiêu nhân viên? Quy mô vốn của doanh nghiệp?
4. Anh/Chị quan tâm đến yếu tố nào khi ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu?
- Chi phí mua hàng: vị trí địa lí nhà cung cấp (giá vận chuyển), chi phí nguyên phụ liệu, thời hạn chi trả, phương thức thanh toán, tiền hoa hồng, so sánh giá với các nhà cung cấp khác, …
- Chất lượng sản phẩm: đặc tính kỹ thuật của nguyên phụ liệu, quản lí chất lượng khi giao hàng, tỷ lệ hàng lỗi trả về,…
- Phân phối, giao hàng: đúng giờ, đúng số lượng, khả năng linh hoạt đáp ứng, …
- Hợp tác liên kết: Anh/Chị có dự định hợp tác liên kết với nhà cung cấp không ? Nếu có thì Anh/Chị có yêu cầu gì ? Lợi ích Anh/Chị mong muốn là gì ?
- Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật: tư vấn, giải quyết khiếu nại,… - Tài chính: công khai báo cáo tài chính, …
- Khác:…
10. Các đề nghị khác của Anh/Chị để nhà cung cấp nguyên phụ liệu có thể phục vụ tốt hơn?
Xin trân trọng cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian quý báu giúp tôi hoàn thành bảng câu hỏi này. Kính chúc Anh/Chị sức khỏe và thành công, chúc doanh nghiệp luôn phát triển.
PHỤ LỤC 1B: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU
1. Về loại hình kinh doanh
Tác giả phỏng vấn 10 chuyên gia trong việc lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu may mặc, trong đó có 4 chuyên gia đang hoạt động trong công ty có vốn đầu tư nước ngoài, 4 chuyên gia đang làm việc tại công ty tư nhân, và còn lại 2 chuyên gia đang công tác tại công ty nhà nước.
2. Về xuất khẩu hàng may mặc
Hầu hết công ty của 10 chuyên gia tham gia phỏng vấn đang công tác đều có hoạt động xuất khẩu, chủ yếu là xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Mexico, Pháp, Ý,…
3. Về quy mô vốn của doanh nghiệp và số lượng nhân viên
Cả 2 công ty nhà nước và 4 công ty có vốn đầu tư nước ngoài đều có quy mô vốn từ 1 triệu đến 10 triệu USD, số lượng nhân viên hơn 500. Còn 2 công ty tư nhân có quy mô vốn dưới 1 triệu USD, số lượng nhân viên dưới 500.
4. Về việc quan tâm đến yếu tố nào khi ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu
- Chi phí mua hàng: các chuyên gia đều đánh gia cao nhân tố này, yếu tố đầu tiên khi họ quyết định lựa chọn một nhà cung cấp đó chính là giá nguyên phụ liệu, các doanh nghiệp luôn muốn tối thiểu hóa chi phí nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong tình hình cạnh tranh khốc liệt hiện nay, để tìm kiếm một nhà cung cấp tốt có giá cạnh tranh không đơn giản, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lưỡng và so sánh giá chào bán của các nhà cung cấp, không chỉ có giá giao tại xưởng cạnh tranh mà nhà cung cấp cần đưa ra giá bán thấp nhất với chi phí vận chuyển là hợp lý cho bên mua, bởi vì một doanh nghiệp đặt hàng có thể chỉ định giao nguyên phụ liệu tại nhiều nhà máy sản xuất khác nhau, nhà cung cấp sẽ được chú ý hơn nếu giá nguyên phụ liệu là thấp nhất đã bao gồm chi phí vận chuyển. Hơn nữa, khâu thủ tục đặt hàng cần đơn giản hóa nhằm tránh mất thời gian và chi phí của khách hàng.
- Chất lượng sản phẩm: khách hàng không chỉ quan tâm đến chi phí, mà chất lượng cũng là một nhân tố khá quan trọng khi chọn nhà cung cấp. Nếu giá nguyên phụ liệu thấp nhưng không đảm bảo chất lượng, hàng kém thì sẽ không đáp ứng được tiêu chí xuất khẩu. Một sản phẩm hoàn chỉnh chất lượng khi các bộ phận cấu thành nên chúng đều chất lượng, hầu hết doanh nghiệp của 10 chuyên gia được phỏng vấn đều tham gia xuất khẩu, nên chất lượng nguyên phụ liệu rất được quan tâm. Nguyên phụ liệu giao đến nhà máy không đạt yêu cầu, bị trả lại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, làm trì hoãn tiến độ sản xuất cũng như tiến độ xuất hàng cho đối tác nước ngoài. Chính vì vậy nhà cung cấp cần có một hệ thống đánh giá chất lượng đáng tin cậy để tạo lòng tin cho khách hàng.
- Phân phối tin cậy: giao hàng đúng hẹn, đủ số lượng là nhân tố mà hiện nay các doanh nghiệp may mặc mong mỏi lớn nơi nhà cung cấp. Hiện tại các nhà cung cấp của các doanh nghiệp được phỏng vấn đều có tình trạng giao hàng trễ và không đủ số lượng, phải giao thành nhiều lần, làm cho các doanh nghiệp không kịp tiến độ sản xuất, thường xuyên bị đứt chuyền, thường xuyên phải hối thúc nhà cung cấp giao hàng. Hơn nữa, các nhà cung cấp hiện tại chưa có các phương án linh hoạt khi có sự thay đổi yêu cầu sản phẩm, cần mất nhiều thời gian để triển khai.
- Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật: đây là yếu tố sẽ tạo tính cạnh tranh hơn nếu được nhà cung cấp quan tâm phát triển. Các khách hàng luôn mong muốn nhà cung cấp không chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng mà còn cung cấp dịch vụ tốt, trong việc thay thế sản phẩm hư hỏng, cập nhật thông tin sản phẩm mới và tư vấn kỹ thuật miễn phí, cũng như xử lý khiếu nại cho khách hàng trong thời gian sớm nhất. Nếu sản phẩm hư hỏng, nhà cung cấp cần có phương án xử lý và thay thế ngay, cần có trách nhiệm cao trong việc thay thế cho khách hàng trong thời gian sớm nhất, tránh để ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của khách hàng. Nhà cung cấp sẽ tạo được mối quan hệ gắn bó hơn với khách hàng nếu họ thường xuyên cập nhật thông tin trong ngành và sản phẩm mới cho khách hàng.
- Hợp tác liên kết: khách hàng sẽ quan tâm và thiện cảm hơn với các nhà cung cấp luôn tìm kiếm người mua nguyên phụ liệu để hợp tác chiến lược lâu dài, cam kết giữ nguyên giá trong dài hạn nếu khách hàng đảm bảo mua số lượng nguyên phụ liệu nhất định, sẵn sàng chia sẽ thông tin trong ngành nhiều hơn cho khách hàng, tập trung phát triển mạnh thương hiệu để thuyết phục khách hàng hợp tác chiến lược lâu dài. Đây là những nhân tố sẽ tạo sự khác biệt cũng như tính cạnh tranh cao cho nhà cung cấp.
- Tình hình tài chính: công khai báo cáo tài chính của nhà cung cấp sẽ khiến khách hàng an tâm hơn khi lựa chọn để hợp tác lâu dài, nhà cung cấp cần có thông tin rõ ràng về vốn, tài sản và nợ, có thông tin rõ ràng về lợi nhuận hàng năm, có thông tin rõ ràng về dòng tiền đầu tư phát triển. Các nhà cung cấp hiện tại của doanh nghiệp chưa thật sự có chính sách rõ ràng về tình hình tài chính.
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI CHÍNH THỨC
Xin chào Anh/Chị, tôi tên là Nguyễn Bảo Quỳnh. Hiện nay, tôi đang tiến hành nghiên cứu các yếu tố lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu của các doanh nghiệp may mặc tại TP.HCM nhằm phục vụ cho nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ của mình. Rất mong Anh/Chị dành chút ít thời gian để trả lời bảng câu sau đây; mọi ý kiến hữu ích của Quý Anh/Chị đều có giá trị cho bài nghiên cứu của tôi. Rất mong nhận được ý kiến của Anh/Chị.
Phần I: Vui lòng cho biết một số thông tin sau
Tên doanh nghiệp: Địa chỉ:
1. Loại hình kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Khác (xin nêu cụ thể): ... 2. Doanh nghiệp có xuất khẩu hàng may mặc không?
Có, thị trường xuất khẩu ... Không
3. Quy mô vốn của doanh nghiệp < 1 triệu
Từ 1 triệu – 10 triệu USD >10 triệu USD
4. Công ty anh chị có khoảng bao nhiêu nhân viên < 100 nhân viên
Từ 100 – 500 nhân viên > 500 nhân viên
Phần II: Vui lòng cho biết mức độ đồng ý của Anh/Chị cho các phát biểu dưới đây. Quy ước rằng đại từ “chúng tôi” trong các phát biểu là công ty Anh/Chị. Các ô nhận giá trị từ 1 đến 5, với mức độ như sau:
1. Hoàn toàn không đồng ý
2. Không đồng ý
3. Phân vân không biết có đồng ý hay không (trung lập) 4. Đồng ý
5. Hoàn toàn đồng ý
(Xin chỉ khoanh tròn một số thích hợp cho từng phát biểu) A. Chi phí mua hàng
Hiện tại, nhà cung cấp (NCC) nguyên phụ liệu của chúng tôi có đặc điểm của “Chi phí
mua hàng” như sau:
STT Nội dung phát biểu Mức độ đồng ý
1 Giá nguyên phụ liệu thấp nhất 1 2 3 4 5
2 Chi phí vận chuyển giao đến nhà máy là thấp nhất 1 2 3 4 5
3 Chi phí đặt hàng thấp nhất 1 2 3 4 5
B. Chất lượng sản phẩm.
Hiện tại, nhà cung cấp (NCC) nguyên phụ liệu của chúng tôi có đặc điểm của “Chất
lượng sản phẩm” như sau:
STT Nội dung phát biểu Mức độ đồng ý
4 Nguyên phụ liệu giao đến nhà máy không có sản
phẩm lỗi 1 2 3 4 5
5 Nguyên phụ liệu giao đến nhà máy không có sản phẩm bị trả lại 1 2 3 4 5