4.5.1. Chi phí mua hàng
Bảng 4.15: Thống kê mô tả biến phụ thuộc Lựa chọn nhà cung cấp
Biến quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
CP1 2.00 5.00 3.5460 .98289
CP2 2.00 5.00 3.5345 .89731
4.5.2. Chất lượng sản phẩm
Bảng 4.16: Hệ số tương quan Pearson giữa các nhân tố
Biến quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
CL1 2.00 5.00 3.8333 .70574
CL2 2.00 5.00 3.7184 .74182
CL3 2.00 5.00 3.7241 .66610
4.5.3. Phân phối tin cậy
Bảng 4.17: Các hệ số xác định sự phù hợp của mô hình hồi quy
Biến quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
PP1 2.00 5.00 3.5862 .85412
PP2 2.00 5.00 3.4943 .91074
PP3 2.00 5.00 3.5805 .87474
4.5.4. Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật
Bảng 4.18: Thống kê mô tả biến dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật
Biến quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
DV1 1.00 5.00 4.1379 .77044
DV2 2.00 5.00 4.0575 .66029
DV3 2.00 5.00 4.1149 .73595
4.5.5. Hợp tác và liên kết
Bảng 4.19: Thống kê mô tả biến hợp tác và liên kết
Biến quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
HT1 2.00 5.00 3.5287 .79506
4.5.6. Tình hình tài chính
Bảng 4.20: Thống kê mô tả biến tình hình tài chính
Biến quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
TC1 1.00 5.00 3.5517 .85692
TC2 1.00 5.00 3.5920 .85352
TC3 1.00 5.00 3.5000 .88501
4.5.7. Quyết định lựa chọn NCC
Bảng 4.21: Thống kê mô tả biến Quyết định lựa chọn NCC
Biến quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
LC1 2.00 5.00 3.6954 .80049
LC2 2.00 5.00 3.5575 .69234
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu: kết quả kiểm định các thang đo, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy có 6 thành phần ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NCC. Chương tiếp theo sẽ trình bày kết luận, kiến nghị cho NCC, những hạn chế của nghiên cứu và các hướng nghiên cứu tiếp theo.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chương 5 này trình bày thảo luận kết quả nghiên cứu và kết luận của nghiên cứu, từ đó tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh nguyên phụ liệu may mặc. Đồng thời chương này cũng đưa ra những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất các định hướng nghiên cứu tiếp theo.
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu đề xuất 6 yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NCC nguyên phụ liệu của các công ty may mặc tại TP.HCM. Theo kết quả phân tích dữ liệu thì 6 yếu tố đó đều tác động có ý nghĩa thống kê đến quyết định lựa chọn NCC. Trong đó, chi phí có tác động mạnh nhất đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu may mặc và tài chính có tác động ít nhất đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu may mặc.
Chi phí mua hàng có ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu.
Tiếp đến là yếu tố phân phối tin cậy có ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng tích cực tiếp theo đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu đó là chất lượng sản phẩm.
Tiếp theo là yếu tố dịch vụ hỗ trợ kỹ thuất có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu.
Hợp tác và liên kết cũng tác động tích cực đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu.
Yếu tố cuối cùng tác động đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu đó là tình hình tài chính của nhà cung cấp.
5.2. Kết luận
Dựa vào mô hình của Shin- Chang Ting & Danny I. Cho (2008) cùng với các nghiên cứu trước đây, tác giả đã đề xuất mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu của các doanh nghiệp may mặc tại TP.HCM. Và đưa ra giả thuyết mối quan hệ giữa 6 yếu tố: chi phí mua hàng, chất lượng sản phẩm, phân phối tin cậy, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, hợp tác và liên kết, tình hình tài chính với quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu may mặc.
Quá trình nghiên cứu được thông qua hai bước là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia (10 người) nhằm mục đích hiệu chỉnh thang đo và các biến quan sát các khái niệm nghiên cứu.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với số mẫu khảo sát là 174 mẫu. Thang đo gồm 22 biến quan sát tương ứng với 6 thành phần nghiên cứu.
Kết quả phân tích cho thấy, mô hình nghiên cứu phù hợp với tập dữ liệu khảo sát và tất cả các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính đều được thỏa mãn. Kết quả phương trình hồi quy được thể hiện như sau:
Quyết định lựa chọn nhà cung cấp = -0.222 + 0.203*Phân phối tin cậy + 0.187*Chất lượng sản phẩm + 0.175*Dịchvụ hỗ trợ kỹ thuật + 0.230*Chi phí mua hàng + 0.120*Tình hình tài chính + 0.124*Hợp tác liên kết.
5.3. Kiến nghị
Theo như kết quả nghiên cứu trình bày, thì chi phí mua hàng, chất lượng sản phẩm, phân phối tin cậy, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, hợp tác liên kết và tình hình tài chính đều có ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu. Kết quả nghiên cứu không đơn thuần chỉ là khám phá ra những yếu tố tác động quan trọng, mà nó còn thể hiện sự kỳ vọng và mong đợi của khách hàng khảo sát. Do đó, các
doanh nghiệp cung cấp nguyên phụ liệu may mặc có thể dựa vào kết quả nghiên cứu này để dưa ra các mục tiêu chiến lược kết hợp nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu của các doanh nghiệp may mặc. Dựa vào kết quả nghiên cứu có được, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh nguyên phụ liệu.
5.3.1. Để NCC có được chi phí hợp lý đối với bên mua
Kết quả khảo sát cho thấy đánh giá của khách hàng đối với các biến quan sát đo lường chi phí mua hàng ở mức trung bình (từ 3,55 đến 3,61, xem phụ lục 5). Điều này cho thấy khách hàng quan tâm đến chi phí mua hàng khi lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu. NCC phải cân nhắc để vừa đáp ứng được nhu cầu của bên mua vừa đảm bảo hoạt động của NCC là lợi nhận không giảm.
NCC tạo mạng lưới giao hàng khắp toàn quốc một cách chuyên nghiệp để có thể giao nguyên phụ liệu đến nhà máy chỉ định của doanh nghiệp may mặc đặt hàng với chi phí là thấp nhất.
NCC cần tạo hệ thống cũng như cách thức đặt hàng đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng, tiện lợi, ít tốn thời gian và chi phí nhất cho bên mua khi tiến hàng đặt hàng như đặt hàng trên hệ thống website hoặc gửi e-mail.
5.3.2. Để NCC có được chất lượng sản phẩm đạt được yêu cầu của bên mua
Kết quả khảo sát cho thấy đánh giá của khách hàng đối với các biến quan sát đo lường chất lượng sản phẩm cao hơn mức trung bình (từ 3,72 đến 3,83, xem phụ lục 5). Điều này cho thấy khách hàng khá quan tâm đến chất lượng sản phẩm khi lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu. Bên mua nhìn nhận chất lượng sản phẩm cao thông qua các yếu tố: Nguyên phụ liệu giao đến nhà máy không có sản phẩm lỗi, không không có sản phẩm bị trả lại, NCC có hệ thống đánh giá chất lượng nguyên phụ liệu đáng tin cậy.
NCC cần có những hành động phù hợp để đảm bảo nguyên phụ liệu đạt yêu cầu thiết kế ban đầu, không có hàng lỗi bị trả về khi giao hàng, chia sẻ thêm thông tin về hệ thống quản lí chất lượng tại NCC để tăng niềm tin đối với bên mua.
NCC cần đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại nhằm tạo ra nguyên phụ liệu đạt kiểu dáng và thiết kế, chất lượng đúng theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.
Bộ phận kỹ thuật phân tích kết quả chất lượng nguyên phụ liệu định kỳ trong sản xuất để sớm phát hiện ra lỗi và đưa ra phương án cải thiện. Chia sẻ thông tin sau khi xử lí khiếu nại khách hàng với những nhân viên có trách nhiệm liên quan để có biện pháp phòng ngừa và rút ngắn thời gian giải quyết cho những lần sau.
NCC soạn thảo nội dung thuyết trình cụ thể về hệ thống quản lí chất lượng tại công ty để giới thiệu đến khách hàng tham quan. Bổ sung quy trình quản lí chất lượng, chứng chỉ chất lượng liên quan của NCC gửi đến khách hàng.
Huấn luyện đội ngũ nhân viên kinh doanh kiến thức chất lượng cơ bản để họ có thể giải thích và tư vấn cho bên mua. Soạn thảo bộ các câu hỏi thường gặp của khách hàng về chất lượng nguyên phụ liệu để nhân viên kinh doanh có thể tra cứu khi cần.
5.3.3. Để NCC phát triển được sự tin cậy về phân phối đến với bên mua
Kết quả khảo sát cho thấy đánh giá của khách hàng đối với các biến quan sát đo lường sự tin cậy về phân phối ở mức trung bình (từ 3,49 đến 3,59, xem phụ lục 5). Điều này cho thấy khách hàng cũng quan tâm đến yếu tố phân phối tin cậy khi lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu.
Bên mua đang tin tưởng vào NCC về việc: đảm bảo được thời gian và số lượng giao hàng theo đúng như yêu cầu, có sự phân phối linh hoạt khi có sự thay đổi yêu cầu sản phẩm.
NCC thực hiện tốt phân phối tin cậy sẽ tạo được cảm giác an tâm và tin tưởng cho bên mua trong việc quyết định lựa chọn nhà cung cấp cho những lần tiếp theo.
Xây dựng nhóm điều phối: liên lạc với bên mua trước mỗi lần cấp hàng để xác nhận lại đúng yêu cầu giao hàng (địa điểm, thời gian, số lượng, thay đổi bổ sung,..).
Xây dựng trước phương án đáp ứng những đơn hàng đặc biệt khẩn cấp để có được sự chủ động đáp ứng tất cả yêu cầu từ khách hàng.
5.3.4. Để NCC phát triển được sự tin cậy về dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật với bên mua mua
Kết quả khảo sát cho thấy đánh giá của khách hàng đối với các biến quan sát đo lường dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cao hơn mức trung bình khá nhiều (từ 4,06 đến 4,14, xem phụ lục 5). Điều này cho thấy khách hàng rất quan tâm đến yếu tố dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật khi lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu.
Bên mua đánh giá khá cao nhân tố này. NCC thực hiện tốt vai trò này sẽ tạo được sự khác biệt mang tính cạnh tranh rất tốt với các đối thủ trong ngành.
Đầu tư vào bộ phát triển sản phẩm mới: nghiên cứu cải tiến chất lượng nguyên phụ liệu. Bộ phận này sẵn sàng tư vấn miễn phí và hỗ trợ để thiết kế ra đúng nguyên phụ liệu cao theo yêu cầu bên mua.
Thực hiện theo dõi với nhân viên thu mua, kinh doanh của doanh nghiệp may mặc để ghi nhận những phản hồi chưa tốt. Từ đó thông tin khiếu nại được chuyển về bộ phân liên quan để có hành động giải quyết/ giải trình ngay lập tức.
5.3.5. Để NCC phát triển được sự hợp tác và liên kết với bên mua
Kết quả khảo sát cho thấy đánh giá của khách hàng đối với các biến quan sát đo lường hợp tác và liên kết ở mức trung bình (từ 3,53, xem phụ lục 5). Điều này cho thấy khách hàng cũng quan tâm đến yếu tố hợp tác và liên kết khi lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu.
Để tăng được sự cạnh tranh, các nhà cung cấp không chỉ luôn tìm kiếm khách hàng mới, mà còn cần có chiến lược giữ khách hàng cũ, những khách hàng lâu năm đặt hàng thường xuyên và đều đặn.
Cần có chính sách chiết khấu đặc biệt cho bộ phận đặt hàng.
Giảm giá cho đơn hàng dài hơn 1 năm.
Nhân viên kinh doanh cần thường xuyên chăm sóc khách hàng, hối thúc đặt hàng, đặc biệt cần có chính sách tặng quà lễ tết cho bộ phận đặt hàng nhằm thiết lập mối quan hệ bền vững lâu dài với khách hàng.
5.3.6. Để NCC đưa được thông tin về tình hình tài chính rõ hơn đến với bên mua mua
Kết quả khảo sát cho thấy đánh giá của khách hàng đối với các biến quan sát đo lường tình hình tài chính ở mức trung bình (từ 3,50 đến 3,59, xem phụ lục 5). Điều này cho thấy khách hàng cũng quan tâm chút ít đến yếu tố tài chính của nhà cung cấp khi lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu..
NCC chia sẻ về tình hình tài chính của mình, đặc biệt đối với những bên mua có hướng hợp tác liên kết lâu dài để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.
NCC cần công bố thông tin về về vốn, tài sản và nợ, về lợi nhuận hàng năm, về dòng tiền đầu tư phát triển trên website cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo niềm tin đối với khách hàng.
5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 5.4.1. Hạn chế của nghiên cứu 5.4.1. Hạn chế của nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu chỉ tập trung trong phạm vi hẹp là Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, kết quả nghiên cứu chưa thể hiện được mối quan hệ giữa các nhân tố ở những khu vực khác. Trong điều kiện cho phép, tác giả chỉ khảo sát bằng phương pháp thu thập dữ liệu thuận tiện do đó kết luận không thể bao quát hết toàn bộ vấn đề nghiên cứu.
Thứ hai, nghiên cứu chỉ xem xét 6 nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu của các doanh nghiệp may mặc. Ngoài các nhân tố này, còn có các nhân tố khác có tác động đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu mà tác giả chưa đề cập đến như: vị trí địa lý, uy tín thương hiệu,...
5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo
Mô hình nghiên cứu được đánh giá chính xác hơn, kết quả nghiên cứu có giá trị hơn nếu như nghiên cứu được thực hiện tại các địa phương khác nhau.
Xem xét một số yếu tố khác có khả năng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu may mặc như: vị trí địa lý, uy tín thương hiệu,..
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (2010, 2012, 2013), Bản tin kinh tế - dệt may, các số ra trong năm 2010-2013.
http://www.vietnamtextile.org.vn/vi/thong-ke-nganh/ban-tin/12402/ban-tin-kinh-te--- det-may-thang-7-2013/newsdetail.aspx
2. Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (2013), Thị trường và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 2013.
http://www.vietnamtextile.org.vn/vi/thong-ke-nganh/viet-nam/12492/thi-truong-va- kim-ngach-xuat-khau-hang-det-may-cua-viet-nam-7-thang-2013/newsdetail.aspx 3. Hiệp Hội Dệt May Việt Nam, Nhập khẩu vải của Việt Nam từ các thị trường 2013.
http://www.vietnamtextile.org.vn/vi/thong-ke-nganh/viet-nam/11834/nhap-khau-vai- cua-viet-nam-tu-cac-thi-truong-nam-2013/newsdetail.aspx
4. Hiệp Hội Dệt May Việt Nam, Cân đối xuất nhập khẩu hàng dệt may của việt nam 2012.
http://www.vietnamtextile.org.vn/vi/thong-ke-nganh/viet-nam/11767/can-doi-xuat- nhap-khau-hang-det-may-cua-viet-nam-uoc-11-thang-2012/newsdetail.aspx
5. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức, tập 1 & 2.
6. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2011), Thống kê ứng dụng trong kinh tế - xã hội, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
7. Lê Tấn Bửu (2010), Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam và tác động đến xuất