Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 83 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
83
Dung lượng
913,74 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH VÕ TRẦN TRUNG HIỆU QUẢ CÔNG TY VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ NGÀNH: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS TRẦN NGỌC THƠ TP HCM – Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn ký và ghi rõ họ tên LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên cho tôi xin gởi lời cám ơn chân thành nhất đến GS.TS Trần Ngọc Thơ đã giúp tôi chọn đề tài nghiên cứu phù hợp và định hướng khoa học cho tôi hoàn thành bài luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang đưa ra ý kiến nhận xét vô cùng bổ ích cho tôi thực hiện bài luận văn này. Tôi cũng xin gởi lời cám ơn anh Hoàng Văn Thành – Trưởng phòng nhân lực – hành chính của Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm TP Hồ Chí Minh (CEP) – đã cho tôi những gợi ý và những đóng góp rất giá trị. Tôi xin chân thành cám ơn anh Trần Thanh Bình – Trưởng chi nhánh Quỹ CEP, chi nhánh Nhà Bè – đã cho tôi nhận xét bổ ích và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bài luận văn này trong thời gian tôi công tác tại Quỹ CEP, chi nhánh Nhà Bè. Tôi cũng xin cám ơn tập thể các anh chị Quỹ CEP chi nhánh Nhà Bè chia sẽ công việc cho tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin gởi lời cám ơn đến ThS. Hà Văn Hiếu – Thạc Sĩ Toán, Trường đại học Bordeaux Pháp – đã giúp tôi hiểu về mô hình sử dụng trong bài luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn TS. Nguyễn Đức Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Tài chính Vi mô Học viên ngân hàng, anh Nguyễn Hải Đường - Phó giám đốc Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo Thanh Hoá, chị Nguyễn Thu Hương – Cán bộ giám sát M7 Điện Biên, anh Nguyễn Thanh Hà – Cán bộ Quỹ VietED, chị Nguyễn Thị Hà – Kế toán Quỹ phát triển phụ nữ Uông Bí, chị Nguyễn Thị Tiếp – Quỹ phụ nữ nghèo Sóc Sơn và các anh chị đang công tác tại các tổ chức tài chính vi mô khác đã cung cấp thông tin và dành thời gian trả lời email của tôi. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CGAP : Tập đoàn tư vấn hỗ trợ người nghèo (Consultative Group to Assist the Poor) IDB : Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (Inter-American Development Bank) IFAD : Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (International Fund for Agricultural Development) FinP : Hiệu quả tài chính HĐQT : Hội đồng quản trị HTX : Hợp tác xã MIX : Tổ chức trao đổi thông tin vi mô (Microfinance Information Exchange, Inc) NGO : Hình thức sở hữu bởi tổ chức phi lợi nhuận OC : Chi phí hoạt động Outreach : Tiếp cận cộng đồng (hiệu quả xã hội) PY : Sản lượng danh mục đầu tư SHF : Hình thức sở hữu công ty cổ phần SPI : Chỉ số đo lường hiệu quả xã hội (Social Performance Indicators Initiative) TCVM : Tài chính vi mô TCTCVM : Tổ chức tài chính vi mô USAID : Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (United States Agency for International Development) DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Bảng miêu tả các biến phụ thuộc………………………………………….22 Bảng 2: Bảng miêu tả các biến độc lập và các tác động trên lý thuyết của chúng đối với hiệu quả tài chính (FinP) và tiếp cận cộng đồng (Outreach)………………… 23 Bảng 3: Bảng thống kê mô tả các biến trong đặc điểm hội đồng quản trị…………35 Bảng 4: Bảng thống kê mô tả các biến phụ thuộc được sử dụng trong phân tích….37 Bảng 5: Bảng thống kê miêu tả của các biến còn lại trong mô hình……………….38 Bảng 6: Bảng hồi quy ROA qua bốn năm và tỷ suất sinh lợi danh mục, chi phí hoạt động trong năm 2012 đối với các biến độc lập…………………………………….42 Bảng 7: Bảng hồi quy mức vay trung bình qua bốn năm và số lượng khách hàng trong năm 2012 đối với các biến độc lập………………………………………… 46 Bảng 8: Bảng hệ số tương quan giữa một số biến độc lập trong mô hình…………49 Bảng 9: Bảng hồi quy sau khi loại bỏ lần lượt phương pháp cho vay và số nhân viên trong các hồi quy ROA và mức vay trung bình năm 2012……………………… 50 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1: Sơ đồ cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng………………………….11 Hình 2: Các chỉ số thống kê về các tổ chức tài chính vi mô đang hoạt động tại Việt Nam……………………………………………………………………………… 15 1 Tóm tắt Bài luận văn này xem xét mối quan hệ giữa hiệu quả công ty và quản trị doanh nghiệp trong các tổ chức tài chính vi mô được điều tra ở Việt Nam. Trong đó, bài luận văn đi vào tìm hiểu ảnh hưởng của đặc điểm hội đồng quản trị, hình thức sở hữu doanh nghiệp và khuôn khổ pháp lý đối với việc đo lường hiệu quả của 29 tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam. Kết quả cho thấy rằng, trong đặc điểm hội đồng quản trị, việc phân quyền giữa người quản lý và chủ sở hữu doanh nghiệp (phân quyền giám đốc điều hành/thành viên hội đồng quản trị) cho hiệu quả xã hội tốt hơn nhưng không mang lại hiệu quả tài chính. Bên cạnh đó, giám đốc điều hành là phụ nữ cũng mang lại hiệu quả xã hội nhưng đối với hiệu quả tài chính thì không. Kết quả tiếp theo đưa ra rằng, các tổ chức tài chính vi mô sở hữu bởi các tổ chức phi lợi nhuận sẽ hoạt động tốt hơn trong lĩnh vực này. Và cuối cùng, khuôn khổ pháp lý quy định phù hợp hơn đối với các tổ chức tài chính vi mô, làm gia tăng khả năng mở rộng hoạt động và tiếp cận những người nghèo của các tổ chức này. Từ khóa: tài chính vi mô, tổ chức tài chính vi mô, quản trị, hiệu quả 2 Giới thiệu Việt Nam đã xác định ba vấn đề cốt lõi để đảm bảo con đường phát triển bền vững của đất nước là: tăng trưởng cao về kinh tế gắn với công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Với mục tiêu này, hoạt động tài chính vi mô của Việt Nam đã và đang thể hiện vai trò quan trọng, tăng cường hỗ trợ tài chính cho khu vực nông thôn và các hộ gia đình thu nhập thấp. Vấn đề đặt ra là, chúng ta không dễ đo lường hiệu quả của các tổ chức tài chính vi mô. Thật vậy, chúng ta xem xét tính bền vững tài chính của các tổ chức tài chính vi mô chỉ cho thấy một trong những đặc điểm trong hiệu quả hoạt động. Các tổ chức tài chính vi mô được thành lập để giúp đỡ những người nghèo nhất, đó là khía cạnh tiếp cận cộng đồng trong hoạt động của các tổ chức này. Vì vậy, hiệu quả của một tổ chức tài chính vi mô có thể xem là đa chiều. Trong bài luận văn này, tập trung vào các mối quan hệ giữa hiệu quả công ty và quản trị doanh nghiệp trong các tổ chức tài chính vi mô. Hầu hết, các tổ chức tài chính vi mô tuyên bố có một nhiệm vụ kép là: tiếp cận khách hàng là những người nghèo và bền vững về tài chính. Do đó, hiệu quả của các tổ chức tài chính vi mô nên được đo lường theo cả hai khía cạnh này. Quản trị doanh nghiệp tốt được xác định là một nút thắt quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả tài chính của các tổ chức tài chính vi mô và gia tăng tiếp cận cộng đồng (Rock và các cộng sự, 1998; Labie, 2001; Helms, 2006; United Nations, 2006; Otero và Chu, 2002). Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ có nghiên cứu của Hartarska (2005) ở các tổ chức tài chính vi mô Đông Âu, xét đến ảnh hưởng của quản trị doanh nghiệp đối với hiệu quả của các tổ chức tài chính vi mô. Do đó, bài nghiên cứu của Roy Mersland và Reidar Oystein Strom “Performance and corporate governance in microfinance institutions” năm 2007, đã phân tích rõ hơn mối quan hệ giữa hiệu quả công ty và quản trị doanh nghiệp trong các tổ chức tài chính vi mô. Trong đó, Mersland và Strom (2007) đã khai thác dữ liệu công bố gần đây của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới, để thiết lập dữ liệu bảng cho các tổ chức tài 3 chính vi mô ở 57 quốc gia. Bài luận văn này, dựa trên những nghiên cứu của hai tác giả trên, xem xét mối quan hệ giữa hiệu quả công ty và quản trị doanh nghiệp trong các tổ chức tài chính vi mô được điều tra ở Việt Nam. Trong năm 2005, Liên Hiệp Quốc đã tổ chức nhiều chương trình nghị sự về tài chính vi mô. Thêm vào đó, giải Nobel Hòa Bình cho Mohammed Yunus và Ngân hàng Grameen trong năm 2006, đã chứng tỏ thế giới ngày càng quan tâm đến hoạt động và lợi ích mang lại của tài chính vi mô. Báo cáo của Christen và các cộng sự (2004) cho thấy con số đáng kinh ngạc 500 triệu lượt vay, chủ yếu là với các tài khoản tiết kiệm. Trong khi đó, Hội nghị Thượng đỉnh Tín dụng vi mô trong các cuộc họp năm 2006 tại Halifax kỷ niệm cột mốc 100 triệu người vay. Tuy nhiên, lĩnh vực tài chính vi mô vẫn chỉ đạt một phần nhỏ của người nghèo trên thế giới (Robinson, 2001; Christen và cộng sự, 2004). Do đó, việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của lĩnh vực tài chính vi mô vẫn còn nhiều thách thức (Helms, 2006; CGAP, 2004, 2006). Chúng ta thấy rằng có một sự khác biệt trong quản trị giữa các công ty trong lĩnh vực ngân hàng và các công ty sản xuất. Trong đó, mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người quản lý gần như tìm thấy trong tất cả các công ty. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa công ty và khách hàng trong ngành ngân hàng thì quan trọng hơn trong ngành sản xuất. Đặc biệt, trong các tổ chức tài chính vi mô, điều này càng trở cần thiết, bởi vì các tổ chức này không chỉ quan tâm đến quá trình hoàn trả vốn vay của các khách hàng, mà còn đến đời sống cá nhân của họ. Mục tiêu nghiên cứu Bài luận văn này xem xét đặc điểm hội đồng quản trị tác động đến hiệu quả của các tổ chức tài chính vi mô được điều tra ở Việt Nam. Các đặc điểm này bao gồm: việc phân quyền giám đốc điều hành/thành viên hội đồng quản trị, giám đốc điều hành là nữ, hình thức sở hữu doanh nghiệp tác động đến hiệu quả trên hai khía cạnh của các tổ chức tài chính vi mô. Bên cạnh đó, bài luận văn cũng xem xét các nhân tố tác 4 động đến hiệu quả tài chính và tiếp cận cộng đồng trên phương diện lý thuyết và thực nghiệm. Trong đó nổi bật lên các nhân tố như: phương pháp cho vay (cho vay theo cá nhân hay theo nhóm), thị trường tiếp cận (thành thị hay nông thôn), khuôn khổ pháp lý và số lượng nhân viên trong một tổ chức tài chính vi mô ảnh hưởng như thế nào đến việc đo lường hiệu quả của các tổ chức tài chính vi mô. Câu hỏi nghiên cứu Bài luận văn đi vào lý giải hai câu hỏi quan trọng trong lĩnh vực tài chính vi mô mà còn có nhiều tranh luận trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng là: Câu hỏi thứ nhất: Các nhân tố nào tác động đến hiệu quả của các tổ chức tài chính vi mô được điều tra tại Việt Nam? Câu hỏi thứ hai: Quản trị doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính và tiếp cận cộng đồng của các tổ chức tài chính vi mô được điều tra ở Việt Nam như thế nào? Bố cục luận văn Bố cục bài luận văn gồm 5 phần. Phần 1 nêu lên tổng quan về tài chính vi mô, cũng như lịch sử hình thành và phát triển của các tổ chức tài chính vi mô trên thế giới và Việt Nam. Phần 2 xem xét một số nghiên cứu có liên quan và phát triển giả thuyết. Sau đó, phần 3 đưa ra cách thu thập dữ liệu và những thống kê mô tả. Phần 4 trình bày các kết quả chính của bài luận văn cũng như các kiểm định thống kê, và cuối cùng kết luận ở phần 5. [...]... của các tổ chức tài chính vi mô ở Vi t Nam Chương tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các lý thuyết và các nghiên cứu trước đây, để đo lường hiệu quả công ty và quản trị doanh nghiệp trong các tổ chức tài chính vi mô trên thế giới 2 Các nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết về tài chính vi mô 2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm Nếu như, vi c đo lường hiệu quả tài chính trong các tổ chức tài chính vi mô... cho các tổ chức tài chính vi mô Các biến này sẽ làm rõ hơn các tranh luận đang diễn ra trong các lý thuyết tài chính vi mô về các vấn đề đo lường hiệu quả tài chính và tiếp cận cộng đồng trong các tổ chức tài chính vi mô (Morduch, 2000) Bài luận văn cũng sẽ đưa ra những nhận xét về các kết quả của các biến này Đầu tiên là các phương pháp cho vay sử dụng trong các tổ chức tài chính vi mô Các tổ chức tài. .. vi mô Cả hai loại cơ chế quản trị nội bộ và bên ngoài đều được đưa vào trong phân tích Qua đó, chúng ta có thể xác định được mối quan hệ giữa hiệu quả công ty và quản trị doanh nghiệp trong các tổ chức tài chính vi mô 25 2.2.4 Cơ chế quản trị nội bộ Tầm quan trọng của cơ chế quản trị nội bộ được công nhận trong các tài liệu tài chính vi mô (Rock và cộng sự, 1998; Otero và Chu, 2002; Helms, 2006) Trong. .. tổng tài sản Quản trị thành công sẽ giảm bớt lựa chọn bất lợi và các vấn đề rủi ro đạo đức Ở đây, chúng ta phân biệt giữa cơ chế quản trị nội bộ và bên ngoài Cơ chế quản trị nội bộ bao gồm các đặc điểm của giám đốc điều hành và hội đồng quản trị, và các hình thức sở hữu trong các tổ chức tài chính vi mô Cơ chế quản trị bên ngoài như các khách hàng và khuôn khổ pháp lý quy định đối với các tổ chức tài chính. .. nghiệm của các tổ chức tài chính vi mô, và quy mô doanh nghiệp được bao gồm như các biến điều khiển Biến năng suất lao động bình quân được tính bằng cách lấy mức vay bình quân chia cho số lượng nhân vi n của các tổ chức tài chính vi mô Biến kinh nghiệm của các tổ chức tài chính vi mô là năm mà các tổ chức này thành lập Biến còn lại, quy mô doanh nghiệp là tổng tài sản của các tổ chức tài chính vi mô Chúng... cả hiệu quả tài chính và tiếp cận cộng đồng trong các tổ chức tài chính vi mô của hai loại hình sở hữu NPO và SHF đều tốt Ở Vi t Nam các tổ chức tài chính vi mô còn khá non trẻ nên chỉ chủ yếu là được sở hữu bởi các tổ chức phi chính phủ, còn các hình thức sở hữu khác là ít hơn nhiều Chính vì vậy, bài luận văn chia các hình thức sở hữu các tổ chức tài chính vi mô ở 28 Vi t Nam làm hai loại: một là, các. .. được rằng có nhiều nhân tố để đo lường hiệu quả tài chính và tiếp cận cộng đồng của các tổ chức tài chính vi mô Và vấn đề, thống nhất nhân tố nào là cần thiết và quan trọng trong vi c đo lường này vẫn đang còn nhiều tranh luận Tương tự như vậy, vi c xem xét hiệu quả công ty và quản trị doanh nghiệp trong các tổ chức tài chính vi mô cần có nhiều những nghiên cứu trong tương lai để có thể làm rõ được... các dịch vị tài chính – ngân hàng trên thế giới Hình 1: Sơ đồ cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng Các tổ chức tài chính vi mô ra đời với mục tiêu và sứ mệnh là cung cấp dịch vụ tài chính cho hơn 4 tỷ người trên thế giới Đây có thể xem là một thách thức lớn đối với các tổ chức tài chính vi mô 12 1.3.2 Lịch sử hình thành và phát triển của các tổ chức tài chính vi mô ở Vi t Nam Các tổ chức tài chính. .. vi mô ở các nước Đông Âu trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2002 Trong đó, hiệu quả tài chính và tiếp cận cộng đồng là các biến phụ thuộc, và cơ chế quản lý bao gồm các đặc điểm hội đồng quản trị và hình thức sở hữu là các biến độc lập Tác giả phát hiện ra rằng, trong một tổ chức tài chính vi mô có một hội đồng quản trị tách biệt với người quản lý có ROA tốt hơn Nhưng một tổ chức tài chính vi mô với... chế quản trị nội bộ, biến đầu tiên là mối quan hệ giữa hội đồng quản trị và người quản lý doanh nghiệp Trong tổ chức tài chính vi mô nên có sự phân quyền giữa giám đốc điều hành và các thành vi n trong hội đồng quản trị Trong khi đó, một giám đốc điều hành được kiêm nhiệm bởi thành vi n trong hội đồng quản trị, có thể dẫn đến, giám đốc điều hành theo đuổi các chính sách cho lợi ích cá nhân (Hermalin và . vi mô có thể xem là đa chiều. Trong bài luận văn này, tập trung vào các mối quan hệ giữa hiệu quả công ty và quản trị doanh nghiệp trong các tổ chức tài chính vi mô. Hầu hết, các tổ chức tài. với các tổ chức tài chính vi mô, làm gia tăng khả năng mở rộng hoạt động và tiếp cận những người nghèo của các tổ chức này. Từ khóa: tài chính vi mô, tổ chức tài chính vi mô, quản trị, hiệu quả . quan hệ giữa hiệu quả công ty và quản trị doanh nghiệp trong các tổ chức tài chính vi mô. Trong đó, Mersland và Strom (2007) đã khai thác dữ liệu công bố gần đây của các tổ chức xếp hạng uy