ROA PORYIELD OPECOSTS AVELOAN NUMCUSTOMERS

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CÔNG TY VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ.PDF (Trang 43)

4. Các kết quả của bài nghiên cứu 1 Thống kê mô tả

ROA PORYIELD OPECOSTS AVELOAN NUMCUSTOMERS

Mean 0.033039 0.058165 0.124995 284.301 413,780.4 Median 0.058700 0.056500 0.102500 174.040 4,500 Maximum 0.271100 0.459100 0.563100 6,119.940 8,166,287 Minimum -0.418200 -0.124000 0.021000 61.330 161.0000 Std. Dev. 0.097153 0.081411 0.092426 695.826 1,679,865 Skewness -2.557951 1.292599 3.090292 8.026 4.002 Kurtosis 11.94620 9.554420 13.71985 67.764 17.125 Jarque-Bera 331.8966 155.1365 478.4838 13,912.710 823.736 Probability 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 Sum 2.477900 4.362400 9.374600 21,322.560 31,033,529 Sum Sq. Dev. 0.698467 0.490458 0.632145 35,828,866 2.09E+14 Observations 75 75 75 75 75 (Tính toán của tác giả)

Bảng này cho thấy, ROA trong các tổ chức tài chính vi mô được điều tra ở Việt Nam cao hơn so với thế giới, 3.30% so với 1.6%. Trong khi đó, tỷ suất sinh lợi danh

mục thì thấp hơn, 5.8% so với 39.1% (các kết quả trong nghiên cứu của Mersaland và Strom, 2007). Chi phí hoạt động trên tài sản của các tổ chức tài chính vi mô được

điều tra ở Việt Nam trung bình là 12.5%. Tuy nhiên, cá biệt có một tổ chức tài

chính vi mô ACE năm 2007 có chi phí hoạt động trên tài sản lên đến 56.13%.

Các khoản cho vay trung bình là một sự phản ánh những khoản cho vay nhỏ trong tài chính vi mô. Số tiền cho vay thấp nhất là 61.33 USD, trong khi mức trung bình là 284.301 USD. Số tiền tối đa gần 6,119.94 USD là một trường hợp đặc biệt của tổ

chức tài chính vi mô CPCF thực hiện trong năm 2012. Trong bảng 5, trình bày báo cáo thống kê mô tả trên các biến giải thích và biến kiểm soát không được hiển thị

trong bảng 4.

Bảng 5: Bảng thống kê miêu tả của các biến còn lại trong mô hình

(Tính toán của tác giả)

Bảng này đa số là các biến những đặc điểm công ty mà được giảđịnh là không đổi theo thời gian. Ví dụ, là một tổ chức tài chính vi mô thuộc một tổ chức phi chính phủkhông thay đổi từnăm này sang khác.

Trung bình đến 76% các tổ chức tài chính vi mô có trong mẫu được sở hữu bởi các tổ chức phi chính phủ. Phần còn lại 24% thuộc về các hình thức khác như công ty

cổđông sở hữu, hợp tác xã…

Bảng này cũng cho thấy chỉ có 25.33% các tổ chức tài chính vi mô được điều tra ở

Việt Nam được quy định trong các khuôn khổ pháp lý. Điều này cho thấy, lĩnh vực tài chính vi mô còn khá mới mẻở Việt Nam để có những luật lệquy định.

Thịtrường chính của tổ chức tài chính vi mô chỉđịnh với hai khu vực là: thị trường thành thị và nông thôn. Do đó, chúng ta nhận thấy rằng các tổ chức tài chính vi mô trong mẫu dữ liệu hoạt động trên thị trường thành thị là 16%, thấp hơn nhiều so với nông thôn. Điều này chứng tỏ, các tổ chức tài chính vi mô có một định hướng để

tiếp cận những người nghèo hơn.

Bảng 5 cũng cho thấy có hai loại phương pháp cho vay là: cho vay theo nhóm và

cho vay cá nhân. Trong đó chỉ có 5.33% là cho vay cá nhân, còn lại các tổ chức tài chính vi mô được điều tra ở Việt Nam chủ yếu là cho vay theo nhóm. Điều này cũng dễ lý giải là, đa phần các tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam thành lập dựa theo mô hình của ngân hàng Grameen ở Bangladesh với hình thức cho vay theo nhóm là chủ yếu. Bài nghiên cứu tạo ra một giả định phương pháp cho vay theo nhóm và các khoản vay cá nhân. Như vậy, biến giả là 1 nếu các phương pháp cho

vay chính thực hiện bởi các tổ chức tài chính vi mô trong mẫu là các khoản vay cá nhân, còn 0 là phương pháp cho vay theo nhóm.

Chúng ta cũng thấy rằng các tổ chức tài chính vi mô trong mẫu còn khá trẻ. Mặc dù, một số tổ chức có nguồn gốc hoạt động tài chính vi mô từ năm 1991, khi các tổ

chức này bắt đầu cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh nhỏ. Tuy nhiên, phần

đông các tổ chức tài chính vi mô có ít thời gian để xây dựng một mối quan hệ với khách hàng. Điều này làm gia tăng bất cân xứng thông tin trong các tổ chức tài

chứng thực nghiệm từ một số quốc gia cho thấy rằng, chi phí cho các khách hàng có

xu hướng giảm khi mối quan hệ ngân hàng – khách hàng càng gắng bó.

Biến phần trăm khách hàng là nữ cho thấy, phụ nữ chiếm 94.65% khách hàng phục vụ của các tổ chức tài chính vi mô trong mẫu. Biến này được cho là có tác động tốt cho độ sâu của tiếp cận cộng đồng, khi các khoản vay cho phụ nữđược xã hội đánh

giá cao.

Biến tài sản thể hiện quy mô của các tổ chức tài chính vi mô, chúng ta nhận thấy thống kê kurtosis là 17.99 chứng tỏ dữ liệu lệch phải nên có một số tổ chức tài chính vi mô có quy mô cao bất thường. Ở đây, chúng ta có thể thấy là Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam cao hơn hẳn phần còn lại cả về quy mô lẫn khách hàng mà nó phục vụ.

Hai biến cuối cùng là ROE (tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu) và OSS (tự vững trong hoạt động là tổng doanh thu/tổng chi phí) có thể đo lường được hiệu quả tài chính cùng với biến ROA. Con số trung bình của OSS là 10.09% cho thấy các tổ

chức tài chính vi mô có thể tự trang trải chi phí hoạt động của nó. Tuy nhiên, ROE khá thấp là 6.47%, có một số tổ chức bị âm qua một sốnăm.Điều này cho thấy, các tổ chức này vẫn cần những khoản ưu đãi nhất định, để có thể thực hiện được sứ

mệnh là góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Qua phần trên, bài luận văn đã trình bày về các biến sử dụng trong mô hình cũng như một số nhận xét đưa ra. Phần kế tiếp phân tích các hồi quy để tìm ra tác động của biến độc lập trên hiệu quả tài chính và tiếp cận cộng đồng.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CÔNG TY VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ.PDF (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)