2. Các nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết về tài chính vi mô 1 Các nghiên cứu thực nghiệm
2.2.2. Đo lường hiệu quả của các tổ chức tài chính vi mô
Các tổ chức tài chính vi mô có mục tiêu kép. Mục tiêu thứ nhất là góp phần vào sự
phát triển. Các tổ chức tài chính vi mô cần tiếp cận nhiều khách hàng và tầng lớp
dân cư nghèo (Helms, 2006; Johnson và cộng sự, 2006). Mục tiêu thứ hai là các tổ
chức tài chính vi mô cần đạt được sự bền vững tài chính và độc lập từ các nhà tài
trợ (Mersland và Strom, 2007). Bài luận văn phân tích mối quan hệ giữa quản trị
doanh nghiệp phù hợp với cả hai mục tiêu là: hiệu quả tài chính và tiếp cận cộng
đồng. Đối với biện pháp đo lường hiệu quả tài chính, bài nghiên cứu sử dụng lợi
nhuận trên tài sản (ROA), cũng như các biến chi phí hoạt động và tỷ suất sinh lợi
danh mục như trong đề xuất của Christen (2000). Các biện pháp đo lường tiếp cận
cộng đồng là dư nợ cho vay trung bình của các tổ chức tài chính vi mô và số lượng
khách hàng phục vụ (Schreiner, 2002). Trong đó, dư nợ cho vay trung bình là thước
đo cho độ sâu của tài chính vi mô, có nghĩa là dư nợ càng thấp tiếp cận với những
người nghèo nhất. Số lượng khách hàng tín dụng là thước đo chiều rộng của tiếp
Bảng 1: Bảng miêu tả các biến phụ thuộc
Biến Miêu tả
Hiệu quả tài chính
ROA Lợi nhuận trên tổng tài sản
PORYIELD Tỷ suất sinh lợi danh mục
OPECOSTS Chi phí hoạt động được chia cho tổng tài sản trung bình
hàng năm
DEBTRATIO Tổng nợ, bao gồm cả tiết kiệm chia cho vốn chủ sở hữu
Tiếp cận cộng đồng
AVERAGELOAN Dư nợ cho vay trung bình khách hàng/ Thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI per capita)
NUMCUSTOMERS Số lượng khách hàng tín dụng
Trong khi Rhyne (1998) xem xét hai mục tiêu chính của hiệu quả tài chính và tiếp cận cộng đồng là một tình huống "win-win". Tác giả cho rằng, các tổ chức tài chính vi mô hoạt động hiệu quả sẽ giảm bớt đói nghèo. Tuy nhiên, Woller và các cộng sự
(1999); Morduch (2000) lại cho rằng các tổ chức tài chính vi mô cần được trợ cấp
để tiếp tục hoạt động, và các tổ chức tài chính vi mô không phải là các tổ chức duy nhất để phục vụ các khách hàng nghèo. Trong bài luận văn này, tác giả cũng làm một thử nghiệm của tình huống "win-win" trong mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính và tiếp cận cộng đồng. Cách thức là, tác giả so sánh các kết quả hồi quy của
dư nợ cho vay trung bình khách hàng của biến tiếp cận cộng đồng, với hồi quy ROA của biến hiệu quả tài chính.