4. Các kết quả của bài nghiên cứu 1 Thống kê mô tả
LABOR FEMALECEO DEBTRATIO DUALITY AUDITOR
Mean 544 0.693333 2.175067 0.093333 0.946667 Median 26 1.000000 1.520000 0.000000 1.000000 Maximum 8.900 1.000000 22.79000 1.000.000 1.000000 Minimum 5 0.000000 0.010000 0.000000 0.000000 Std. Dev. 1,925.864 0.464215 3.019971 0.292858 0.226210 Skewness 3.890117 -0.838557 4.868010 2.795930 -3.975719 Kurtosis 16.37564 1.703177 31.52752 8.817227 16.80634 Jarque-Bera 748.2493 14.04518 2,839.404 203.4657 793.2510 Probability 0.000000 0.000892 0.000000 0.000000 0.000000 Sum 40800.00 52.00000 163.1300 7.000000 71.00000 Sum Sq. Dev. 2.74E+08 15.94667 674.8965 6.346667 3.786667 Observations 75 75 75 75 75 (Tính toán của tác giả)
Tỷ lệ phần trăm các tổ chức tài chính vi mô được điều tra ở Việt Nam có nữ giám
đốc điều hành là cao 69.33% (so với mức trung bình của thế giới là 25%, trong nghiên cứu của Mersland và Strom năm 2007). Với việc có giám đốc điều hành là nữ, các tổ chức tài chính vi mô có được sự hiểu biết tốt hơn về khách hàng của mình. Điều này có nghĩa là, các tổ chức tài chính vi mô sẽ có thể vượt qua bất cân xứng thông tin tốt hơn. Qua đó, các tổ chức tài chính vi mô được điều tra ở Việt Nam có thể giảm sự lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức.
Sự phân quyền giữa giám đốc điều hành/thành viên hội đồng quản trịở các tổ chức tài chính vi mô được điều tra ở Việt Nam là cao, chỉ có 9.33% các tổ chức tài chính vi mô có giám đốc điều hành là thành viên trong hội đồng quản trị. Chúng ta thấy
được rằng, sự phân quyền lớn này được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho
các tổ chức tài chính vi mô được điều tra ở Việt Nam.
Trong mẫu nghiên cứu, có đến 94.67% số tổ chức tài chính vi mô được điều tra ở
Việt Nam có kiểm toán viên nội bộ báo cáo trực tiếp cho hội đồng quản trị. Trong
khi đó, con số này chỉhơn một nữa đối với các tổ chức tài chính vi mô trên thế giới (Mersaland và Strom, 2007).
Việc phân quyền giám đốc điều hành/thành viên hội đồng quản trị cần đòi hỏi phải có sự giám sát chặt chẽ hơn trong hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô được
điều tra ở Việt Nam. Chính vì vậy, tỷ lệ cao trong việc phân quyền giám đốc điều hành/thành viên hội đồng quản trị và có kiểm toán viên nội bộ báo cáo trực tiếp cho hội đồng quản trị là hợp lý.
Tiếp đến, chúng ta sẽ xem bảng 4 để thấy được các đặc điểm của các biến phụ thuộc
được sử dụng trong phân tích. Trong đó ba biến đầu tiên là ROA (lợi nhuận trên tổng tài sản), PORYIELD (tỷ suất sinh lợi danh mục) và OPECOSTS (chi phí hoạt
động) đo lường hiệu quả tài chính. Hai biến còn lại là AVELOAN (khoản vay trung bình khách hàng) và NUMCUSTOMERS (sốlượng khách hàng tín dụng), lần lượt
đo lường hiệu quả về chiều sâu và chiều rộng, trong việc tiếp cận khách hàng nghèo của các tổ chức tài chính vi mô được điều tra ở Việt Nam.
Bảng 4: Bảng thống kê mô tả các biến phụ thuộc được sử dụng trong phân tích