3.1. Thu thập dữ liệu
Các tổ chức tài chính vi mô ngày càng phải minh bạch trong hoạt động tài chính của
mình. Trong những năm trở lại đây, cơ quan đánh giá MicroRate đã mời Ngân hàng
Phát triển Liên Mỹ (IDB), Tập đoàn Tư vấn Hỗ trợngười nghèo (CGAP), Cơ quan
Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và hai trong số các cơ quan xếp hạng khác
MCril và Planet Rating đồng ý đưa ra một bộ chỉ số sử dụng trong các tổ chức tài
chính vi mô. Điều này dẫn đến một tài liệu được xuất bản bởi Ngân hàng quốc tế
liên Mỹ (IDB) được gọi là chỉ số hiệu quả cho các tổ chức tài chính vi mô. Tất cả
năm tổ chức đánh giá xếp hạng các tổ chức tài chính vi mô theo bộ chỉ số này.
Đánh giá xếp hạng được coi là một lợi ích trong lĩnh vực tài chính vi mô. Theo
Ratingfund, một tổ chức tài chính vi mô được hưởng lợi từđánh giá xếp hạng theo
bốn cách. Đầu tiên, đánh giá xếp hạng tăng tính minh bạch tài chính và được công
khai cho tất cả các bên quan tâm. Thứ hai, đánh giá xếp hạng cung cấp một chuẩn
mực đối với tổ chức tài chính vi mô và cung cấp cho các nhà quản lý của các tổ
chức khác nhau cơ hội để so sánh kết quả của họ. Thứ ba, đánh giá xếp hạng làm
cho các tổ chức muốn cải thiện hiệu quả, và thông qua phân tích chuyên sâu, các
nhà quản lý có thể chỉ ra những điểm cần chú ý trong hoạt động tài chính vi mô.
Thứtư, đánh giá xếp hạng cho các nhà đầu tư và các nhà tài trợ cơ hội để so sánh và
Các tổ chức tài chính vi mô khác nhau đôi khi có nhiều cách khác nhau để trình bày số liệu. Do đó, các cơ quan đánh giá này trình bày một số biến điều chỉnh, để cho phép một so sánh tốt hơn với các tổ chức khác nhau. Điều chỉnh chính thường liên
quan đến lãi suất cho vay quá hạn, loại bỏ các khoản trợ cấp, điều chỉnh cho lạm
phát, và điều chỉnh ghi nhận khoản vay.
Ngoài ra, Ratingfund đã đồng tài trợ hầu hết các chi phí liên quan đến việc đánh giá xếp hạng các tổ chức tài chính vi mô, nhưng vẫn chỉ có khoảng 300 tổ chức đã chấp nhận lời đề nghị và được xếp hạng. Thêm một chứng cứ xuất phát từ Daley-Harris (2006), có đến 3.133 tổ chức tài chính vi mô và các chương trình tín dụng vi mô. Tuy nhiên, trong số này chỉ có 907 tổ chức phục vụ 2500 khách hàng hoặc nhiều
hơn. Hơn nữa, Daley-Harris cho thấy chỉ có 9 tổ chức tài chính vi mô có hơn 1 triệu khách hàng.
Báo cáo đánh giá làm cơ sở dữ liệu cho bài luận văn này là từ năm 2009 đến năm
2012, với phần lớn dữ liệu là từhai năm qua của 29 tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam. Hơn nữa, mẫu của bài nghiên cứu là hoàn toàn đại diện của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam do có một số tổ chức chưa đủ điều kiện đểđánh giá xếp hạng. Dữ liệu của bài luận văn được thu thập từ những thống kê công bố của Microfinance Information Exchange, Inc (viết tắt là MIX) là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động như một nhà cung cấp thông tin trong lĩnh vực tài chính vi mô. Tổ
chức này được thành lập bởi Tập đoàn Tư vấn Hỗ trợngười nghèo (CGAP) và được tài trợ bởi Quỹ Bill và Melinda Gates Foundation, CGAP, Quỹ Citi, Deutsche Bank Foundation, IFAD, và Omidyar Network. Tổ chức MIX có trụ sở tại Washington
DC, và có văn phòng khu vực ở Peru, Ma-rốc, và Ấn Độ. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là tổ chức công bố thông tin một cách đầy đủ và chính xác nhất về số liệu của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam.
Cụ thể việc thu thập các số liệu như sau: trong năm 2009 và năm 2010, tác giả thu thập được bộ số liệu của 15 tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam. Đến năm 2011, thu
nhất là ở năm 2012, tác giả thu thập được 29 tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam. Bài luận văn này, xem xét thêm một số biến phụ thuộc khác trong năm 2012 như: tỷ
suất sinh lợi danh mục (PORYIELD) và chi phí hoạt động (OPECOSTS) để đo lường hiệu quả tài chính; số lượng khách hàng tín dụng (NUMCUSTOMERS) đo lường chiều rộng của hiệu quả xã hội.
Đối với các biến thông tin khác như phân quyền giám đốc điều hành/thành viên hội
đồng quản trị, giám đốc điều hành là nữ, kiểm toán viên hội đồng quản trịđược tác giả thu thập bằng cách gọi điện trực tiếp phỏng vấn hay gởi bằng email điện tửđến những người đứng đầu các tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam.
Chúng ta chưa có một thống kê nào được công bố, cũng như không thể thu thập
được biến thành phần của hội đồng quản trị do những người đứng đầu các tổ chức tài chính vi mô muốn bảo mật thông tin này. Chính vì vậy, bài luận văn này đã đưa
thêm biến quy mô của tổ chức tài chính vi mô được đo bằng số lượng toàn bộ nhân viên của từng tổ chức tài chính vi mô vào xem xét. Do đó, cần thiết có những nghiên cứu trong tương lai để xét đến thành phần hội đồng quản trị trong các tổ
chức tài chính vi mô.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Bài luận văn chạy dữ liệu trên phần mềm Eview 6. Cách tiến hành, chạy một hồi quy bé nhất ba bước (3SLS) (Greene, 2003) trên các dữ liệu. Một lợi thế của
phương pháp hồi quy bé nhất ba bước là phương pháp này không phụ thuộc vào giả định của hình thức phân phối.
Mô hình sử dụng trong bài luận văn:
i ki k i i i X X X u Y 1 2 2 3 3 ..
Phương pháp bình phương bé nhất ba giai đoạn - 3SLS -là sự mở rộng của 2SLS và dùng đểứơc lượng các phương trình của một hệphương trình. Phương pháp này
gồm ba giai đoạn sau:
Giai đoạn 1. Ứơc lượng các phương trình rút gọn.
Giai đoạn 2. Ước lượng các phương trình cấu trúc bằng cách thay các biến nội
sinh ở vế phải của các phương trình bằng các ước lượng thuđượcở giai đoạn 1.
Giai đoạn 3. Gồm các công việc sau:
Tính các phần dư e1t, e2t, . . . emt thu đượcở giai đoạn 2 tươngứng với các phương trình cấu trúc.
Tính ma trận hiệp phương sai của các sai số ngẫu nhiên đối với từng phương
trình của hệ.
Biếnđổi các biến sốtheo phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát. Các ước lượng nhậnđược theo phương pháp 3SLS là các ước lượng chệch nhưng vững. Phương pháp 3SLS hiệu quảhơn so với 2SLS.