ĐẶT VẤN ĐỀ“Dược liệu là nền tảng của ngành Dược” đã là chủ trương của Bộ Y tế Việt Nam từ nhiều năm qua. Trong các thời kì, dược liệu đã khẳng định vị trí của nó đối với sự nghiệp Chăm sóc sức khoẻ nhân dân và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập của đất nước, đặc biệt là sau sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đòi hỏi rất nhiều các ngành, lĩnh vực, trong đó có công tác Dược liệu phải có những giải pháp để phát triển và hội nhập quốc tế. Và để Dược liệu vẫn là con đường đưa ngành Dược nước ta đón đầu trong xu thế hội nhập, vẫn là nền tảng của ngành Dược, các cơ quan chức năng cần giải quyết một số vấn đề thực tiễn cấp bách, trong đó có tình trạng nhầm lẫn giả mạo dược liệu trên thị trường hiện nay. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả phòng và chữa bệnh bằng dược liệu. Một trong các nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là chưa xây dựng được các tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu. Để có thể sử dụng dược liệu làm thuốc thì đòi hỏi phải xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng, đồng thời xây dựng các phương pháp thử để đánh giá các tiêu chuẩn đó. Cây Cần tây là một loại cây quen thuộc đối với nhân dân ta. Nó có nguồn gốc từ châu Âu và được di thực vào Việt Nam. Cần tây được biết đến vừa là cây rau ăn vừa là cây thuốc. Từ xa xưa, cây Cần tây đã được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc dân gian để chữa cơ thể suy nhược, tiêu hóa kém, tiểu tiện bí, đau khớp, cao huyết áp 13,16… Một số nghiên cứu trên thế giới gần đây đã chứng minh Cần tây có tác dụng hạ huyết áp, giảm đau, chống viêm, hạ lipid máu 11,15,24,26…
BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI ********** NGUYỄN THỊ THUỲ DƯƠNG XÂY DỰNG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU CẦN TÂY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI - 2013 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THUỲ DƯƠNG XÂY DỰNG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU CẦN TÂY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thu Hằng Nơi thực hiện: Bộ môn Dược liệu HÀ NỘI – 2013 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THUỲ DƯƠNG XÂY DỰNG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU CẦN TÂY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thu Hằng Nơi thực hiện: Bộ môn Dược liệu HÀ NỘI – 2013 LỜI CẢM ƠN Bằng tất cả sự chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Thu Hằng, Bộ môn Dược liệu, trường ĐH Dược Hà Nội là người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận. Nhân đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới: DS. Nguyễn Thị Hồng Vân, các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên trong bộ môn Dược liệu đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ để em có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Các thầy cô trong ban giám hiệu nhà trường, các phòng ban, các bộ môn trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường. Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới những người thân trong gia đình, những người bạn đã luôn kịp thời động viên, ủng hộ em trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như trong thời gian thực hiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, tháng 5 năm 2013. Sinh viên Nguyễn Thị Thuỳ Dương MỤC LỤC Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Tên gọi 3 1.2. Đặc điểm thực vật 3 1.3. Phân bố 3 1.4. Thu hái, chế biến 4 1.5. Thành phần hóa học 4 1.6. Tác dụng sinh học 11 1.7. Công dụng 13 Chương 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 2.1. Nguyên liệu và phương tiện nghiên cứu 15 2.2. Nội dung nghiên cứu 16 2.3. Phương pháp nghiên cứu 17 Chương 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 19 3.1. Khảo sát xây dựng một số chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu Cần tây 19 3.1.1. Mô tả dược liệu 19 3.1.2. Soi bột 19 3.1.3. Vi phẫu 24 3.1.4. Định tính 29 3.1.5. SKLM 30 3.1.6. Độ ẩm 33 3.1.7. Tro toàn phần. 33 3.1.8. Xác định chất chiết được trong ethanol (phương pháp chiết nóng) 34 3.2. Dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Cần tây. 35 BÀN LUẬN 40 KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT 42 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT EtOH Ethanol EtOAc Ethyl acetat SKLM Sắc ký lớp mỏng R f Hệ số lưu α Độ tin cậy KHV Kính hiển vi dd dung dịch pư phản ứng TB Trung bình DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1 Thành phần hóa học của tinh dầu Cần tây 4 1.2 Một số flavonoid được phân lập từ thân lá cây Cần tây 7 1.3 Các coumarin được phân lập từ cây Cần tây 8 1.4 Một số thành phần khác có trong cây Cần tây 10 3.1 Độ ẩm trong 3 mẫu dược liệu Cần tây 33 3.2 Tỷ lệ phần trăm của tro toàn phần trong các mẫu Cần tây 34 3.3 Phần trăm chất chiết được trong 3 mẫu dược liệu Cần tây 35 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang 2.1 Ảnh chụp cây Cần tây 15 3.1 Ảnh chụp các đặc điểm bột thân mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV 21 3.2 Ảnh chụp các đặc điểm bột rễ mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV 22 3.3 Ảnh chụp các đặc điểm bột lá mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV 23 3.4 Ảnh chụp đặc điểm vi phẫu thân mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV 26 3.5 Ảnh chụp đặc điểm vi phẫu rễ mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV 27 3.6 Ảnh chụp đặc điểm vi phẫu lá mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV 28 3.7 Ảnh chụp sắc ký đồ dịch chiết EtOH dược liệu Cần tây với hệ dung môi I 31 3.8 Ảnh chụp sắc ký đồ dịch chiết EtOH dược liệu Cần tây với hệ dung môi II 32 1 ĐẶT VẤN ĐỀ “Dược liệu là nền tảng của ngành Dược” đã là chủ trương của Bộ Y tế Việt Nam từ nhiều năm qua. Trong các thời kì, dược liệu đã khẳng định vị trí của nó đối với sự nghiệp Chăm sóc sức khoẻ nhân dân và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập của đất nước, đặc biệt là sau sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đòi hỏi rất nhiều các ngành, lĩnh vực, trong đó có công tác Dược liệu phải có những giải pháp để phát triển và hội nhập quốc tế. Và để Dược liệu vẫn là con đường đưa ngành Dược nước ta đón đầu trong xu thế hội nhập, vẫn là nền tảng của ngành Dược, các cơ quan chức năng cần giải quyết một số vấn đề thực tiễn cấp bách, trong đó có tình trạng nhầm lẫn giả mạo dược liệu trên thị trường hiện nay. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả phòng và chữa bệnh bằng dược liệu. Một trong các nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là chưa xây dựng được các tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu. Để có thể sử dụng dược liệu làm thuốc thì đòi hỏi phải xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng, đồng thời xây dựng các phương pháp thử để đánh giá các tiêu chuẩn đó. Cây Cần tây là một loại cây quen thuộc đối với nhân dân ta. Nó có nguồn gốc từ châu Âu và được di thực vào Việt Nam. Cần tây được biết đến vừa là cây rau ăn vừa là cây thuốc. Từ xa xưa, cây Cần tây đã được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc dân gian để chữa cơ thể suy nhược, tiêu hóa kém, tiểu tiện bí, đau khớp, cao huyết áp [13],[16]… Một số nghiên cứu trên thế giới gần đây đã chứng minh Cần tây có tác dụng hạ huyết áp, giảm đau, chống viêm, hạ lipid máu [11],[15],[24],[26]… Với rất nhiều công dụng hữu ích, cây Cần tây đang ngày càng nhận được sự quan tâm và được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, dược liệu Cần tây vẫn chưa được tiêu chuẩn hóa. Vì vậy, đề tài “Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Cần tây” nhằm góp phần nâng cao giá trị sử dụng dược liệu này. Đề tài được thực 2 hiện với mục tiêu: Khảo sát xây dựng một số chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu Cần tây (toàn cây). Các chỉ tiêu kiểm nghiệm được khảo sát và xây dựng như sau: 1, Mô tả dược liệu 2, Vi phẫu 3, Soi bột 4, Định tính 5, SKLM 6, Xác định độ ẩm 7, Tro toàn phần 8, Xác định các chất chiết được bằng ethanol [...]... - Xử lý số liệu thực nghiệm bằng phương pháp thống kê với khoảng tin cậy 95% (α = 0,05) 19 Chương 3 THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 3.1 Khảo sát xây dựng một số chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu Cần tây 3.1.1 Mô tả dược liệu Toàn cây phơi hay sấy khô hoặc cây tươi của cây Cần tây (Apium graveolens L.), họ Cần (Apiaceae) - Mô tả: Những đoạn thân màu xanh nhạt, khô, dai, có nhiều rãnh dọc, dài 4 – 6cm Đoạn thân... định lượng chất chiết được trong dược liệu bằng phương pháp chiết nóng với ethanol tuyệt đối theo phụ lục 12.10 Dược điển Việt Nam IV [5] 2.3.4 Độ ẩm - Dược liệu thường được quy định một giới hạn độ ẩm nhất định gọi là độ ẩm an toàn, quá độ ẩm đó thì dược liệu dễ bị mốc, hư hỏng Việc xây dựng chỉ tiêu độ ẩm cho dược liệu là xác định giới hạn tối đa cho phép của một dược liệu để nó có thể giữ được chất... sau của dược liệu Cần tây: 1, Mô tả dược liệu 2, Vi phẫu 3, Soi bột 4, Định tính 5, SKLM 6, Xác định độ ẩm 7, Tro toàn phần 8, Xác định các chất chiết được bằng ethanol 17 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Cảm quan Quan sát mẫu ở ánh sáng thường Mô tả hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi, vị và thể chất của dược liệu[ 4] 2.3.2 Kiểm nghiệm bằng phương pháp hiển vi - Soi bột: Sấy khô dược liệu (lá, thân,... Canon 2.3.3 Kiểm nghiệm bằng phương pháp hoá học - Định tính flavonoid, coumarin có trong dược liệu cần tây bằng phản ứng hóa học theo phương pháp ghi trong tài liệu [3] • Định tính flavonoid: phản ứng Cyanidin, phản ứng với kiềm, với FeCl3 5% • Định tính coumarin: phản ứng mở, đóng vòng lacton, quan sát hiện tượng huỳnh quang - SKLM: Định tính dược liệu Cần tây bằng SKLM theo phụ lục 5.4 Dược điển Việt... nghiệm: - Pipet, ống nghiệm, bình cầu, cốc cỏ mỏ, ống đong, phễu - Bộ dụng cụ chiết hồi lưu 2.1.3 Thiết bị và máy móc sử dụng - Cân phân tích Mettler Toledo AB204-S9 (Thụy Sĩ) - Máy đo độ ẩm Sartorius - Tủ sấy Memmert (Đức) - Kính hiển vi Leica (Đức) - Máy cắt vi phẫu cầm tay - Máy ảnh Canon - Lò nung Naberthern 2.2 Nội dung nghiên cứu Đề tài khảo sát và xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm sau của dược. .. graveolens L var rapaceum (Miller) Gaudin (Cần tây cho củ): trồng ở châu Âu Nhìn chung, tất cả các loại rau Cần tây đều ưa khí hậu ẩm mát, nhiệt độ trung bình từ 15 đến 21oC (ở Việt Nam và Đông Nam Á [16] Ở Việt Nam, loài A.graveolens L thường gọi là cây Cần tây Cây mới di nhập vào nước ta và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi để làm rau ăn 1.4 Thu hái, chế biến Cần tây sinh trưởng mạnh vào vụ đông xuân.Trồng... lượng tinh dầu toàn cây Cần tây là 0.1% [16] Trong đó thành phần chính của tinh dầu Cần tây là 3-isobutyliden-3α, 4dihydrophthalid; 3-iso validin-3α, 3-isobutidin phthalid; 3-isovaliden phthalid; cis-3-hexen-1-yl pyruvat; α-limonen; myrcen; anhydrid sedanonic, neral [16] Thành phần hóa học của tinh dầu Cần tây được tổng kết ở bảng 1.1 Bảng 1.1: Thành phần hóa học của tinh dầu Cần tây STT Tên chất 1 d-... chiết nước của thân Cần tây được chứng minh là có tác dụng chống viêm trên tai chuột và ức chế carrageenan tác nhân gây phù nề [26] Dịch chiết cồn/nước (1:1) của lá cây Cần tây có tác dụng chống viêm Trong mô hình invitro dịch chiết Cần tây có tác dụng ức chế hoạt tính của iNOS ở IC50 là 0.095mg/ml, ức chế sự tổng hợp NO ở IC50 là 0.073 mg/ml Trong mô hình in-vivo, dịch chiết Cần tây có tác dụng chống... 1.7.1.5 Tinh dầu - Tinh dầu Cần tây có trong thành phần thuốc bổ, thuốc an thần, thông đường ruột - Tinh dầu còn được dùng trong bệnh phù thũng, đau bàng quang, làm thuốc an dịu thần kinh, chống co thắt và trong trường hợp thấp khớp [18] 1.7.2 Trong kỹ nghệ hương liệu Tinh dầu Cần tây làm hương liệu trong nước hoa, xà phòng, chất tẩy rửa [18] 1.7.3 Trong thực phẩm Cây Cần tây từ lâu đã được sử dụng... dầu quả Cần tây được sử dụng rộng rãi làm hương liệu trong các sản phẩm thực phẩm (món tráng miệng có sữa lạnh, kẹo bánh, thịt đông, đồ gia vị, súp, nước sốt, đồ ăn nhẹ …), đồ uống có cồn và không có cồn …[3], [13], [18] Thân Cần tây được dùng như một loại rau bổ dưỡng và để ép nước uống [1] 15 Chương 2 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nguyên liệu và phương tiện nghiên cứu 2.1.1 Nguyên liệu . Tuy nhiên, dược liệu Cần tây vẫn chưa được tiêu chuẩn hóa. Vì vậy, đề tài Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Cần tây nhằm góp phần nâng cao giá trị sử dụng dược liệu này. Đề. hiện với mục tiêu: Khảo sát xây dựng một số chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu Cần tây (toàn cây). Các chỉ tiêu kiểm nghiệm được khảo sát và xây dựng như sau: 1, Mô tả dược liệu 2, Vi phẫu. hiện: Bộ môn Dược liệu HÀ NỘI – 2013 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THUỲ DƯƠNG XÂY DỰNG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU CẦN TÂY KHÓA LUẬN