Dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Cần tây

Một phần của tài liệu Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu cần tây (Trang 43)

Dựa vào kết quả khảo sát ở mục 3.1, chúng tôi đề nghị dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Cần tây như sau:

CẦN TÂY (Toàn cây)

Herba Apii graveolens

Toàn cây phơi hay sấy khô hoặc cây tươi của cây Cần tây (Apium graveolens

L.), họ Cần (Apiaceae).

Mô tả

Những đoạn thân màu xanh nhạt, khô, dai, có nhiều rãnh dọc, dài 4 – 6cm. Đoạn thân ở ngọn mang lá hay cuống lá, đoạn cuống ở sát gốc có bẹ. Lá màu xanh lục, mỏng, khô quăn, chia 3 thuỳ, mép có răng cưa không đều, dài 1,5 – 3cm. Rễ chùm màu nâu nhạt, có nhiều rễ con, một số rễ con phát triển to hơn. Dược liệu không vị, có mùi thơm đặc trưng.

Vi phẫu

Thân: từ ngoài vào trong thấy biểu bì là một hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn. Mô dày gồm những tế bào có thành dày, xếp sít nhau tạo thành từng đám sát dưới biểu bì. Mô mềm vỏ gồm những tế bào hình trứng có thành mỏng, không đều, xếp lộn xộn. Nằm trong lớp mô mềm, ống tiết tinh dầu là những tế bào có thành tròn đều. 7 bó libe – gỗ hình cung quay mặt lõm vào trong , tạo thành những bó to nhỏ khác nhau xếp đều đặn. Tùy vào giai đoạn phát triển mà có thể có hoặc không mô mềm ruột gồm các tế bào hình trứng to nhỏ không đều.

Phần gân giữa lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn. Mô dày gồm những tế bào có thành dày, xếp sít nhau thành đám ở chỗ lồi của gân chính. Mô mềm gồm những tế bào hình trứng, có thành mỏng, không đều, xếp lộn xộn. 1 bó libe – gỗ có hình cung, quay mặt lõm lên trên. Libe ở dưới dày hơn libe ở trên. Gỗ ở trong, libe ở ngoài. Ống tiết tinh dầu là những tế bào có thành tròn đều nằm rải rác trong phần mô mềm.

Phần phiến lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn.Mô mềm gồm những tế bào hình trứng, có thành mỏng, không đều.Bó libe – gỗ của gân phụ có hình cung, quay mặt lõm lên trên. Gỗ ở trong, libe ở ngoài.

Rễ: Mặt cắt rễ hình gần tròn. Từ ngoài vào trong có lớp bần gồm hai hàng tế bào hình chữ nhật xếp sát nhau tạo thành vòng đồng tâm, dãy xuyên tâm. Mô mềm vỏ gồm những tế bào hình trứng thành mỏng, có vài lớp tế bào nằm sau lớp bần. Libe phát triển mạnh, chiếm phần lớn rễ. Các mạch gỗ lớn nằm sát nhau. Libe ở ngoài, gỗ ở trong tạo thành đám xếp sít nhau. Tia ruột là những tế bào hàng dọc nằm ngăn cách giữa các bó libe – gỗ.

Bột

Bột màu xanh xám, soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần gồm những tế bào hình chữ nhật, có thành dày. Mảnh mô mềm hình trứng, thành mỏng. Sợi dài, thường kết thành từng bó. Các mảnh mạch thường là mạch vạch, mạch xoắn. Lỗ khí hình hạt đậu và ống tiết tinh dầu là những tế bào có thành tròn đều nằm rải rác. Tinh thể calci oxalat hình khối, hình hộp chữ nhật. Hạt tinh bột hình tròn, rốn hạt hình sao rõ, có đường kính 8,2 – 12,3µm, nằm riêng lẻ hay tập trung thành đám trong tế bào mô mềm.

Định tính

Cân khoảng 10g bột dược liệu Cần tây cho vào bình nón dung tích 100 ml. Thêm khoảng 30 ml ethanol 90º, đun sôi cách thủy 10 phút, lọc nóng. Dùng dịch lọc làm các phản ứng định tính sau:

A. Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 1 ml dịch chiết ethanol. Ống 1 thêm 0,5 ml dd NaOH 10%, ống 2 để nguyên. Đun cả 2 ống đến sôi, để nguội, thấy ống 1 xuất hiện tủa vàng, ống 2 trong. Thêm vào cả 2 ống nghiệm mỗi ống 2 ml nước cất. Lắc đều thấy ống 1 trong suốt, ống 2 có tủa đục. Acid hóa ống 1 bằng vài giọt HCl đặc, ống 1 trở lại tủa đục như ống 2.

Phần dịch chiết ethanol còn lại đem cô tới cắn, thêm khoảng 10ml nước nóng rồi lọc nóng thu được dịch chiết nước. Cô dịch chiết nước tới cắn rồi thêm khoảng 10ml ethanol 90othu được dịch chiết ethanol để làm phản ứng sau:

B. Cho 1ml dịch chiết ethanol vào ống nghiệm, thêm một ít bột magnesi kim loại. Nhỏ từng giọt HCl đặc (3-5 giọt). Để yên một vài phút, dd sẽ chuyển từ màu vàng sang màu đỏ cam .

C. Nhỏ 1-2 giọt dịch chiết ethanol lên một mảnh giấy lọc. Hơ khô rồi để lên miệng lọ amoniac đặc được mở nút, thấy màu vàng của vết dịch chiết được tăng lên.

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng: Silicagel F254

Dung môi khai triển: Toluen – Ethyl acetat – Acid fomic (4:4:0,5)

Dung dịch thử: Lấy khoảng 3g bột dược liệu, thêm 15ml ethanol tuyệt đối, đun sôi cách thủy 10 phút, lọc nóng. Bốc hơi dịch lọc còn khoảng 2ml, được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: 0,1mg Apigenin chuẩn được hoà tan trong 1ml methanol thu được dung dịch chuẩn dùng để đối chiếu.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm và 365 nm. Hiện màu bằng hơi amoniac. Quan sát sắc ký đồ dưới ánh sáng tử ngoại và sau khi hiện màu, sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết có cùng giá trị Rf với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 11% (Phụ lục 9.6, 1g, 105o

C)

Tro toàn phần

Xác định các chất chiết được trongethanol

Không nhỏ hơn 7% (Phụ lục 12.10, phương pháp chiết nóng)

Chế biến

Thu hoạch vào vụ đông xuân, nhổ cả cây, rửa sạch, cắt thành những đoạn dài 4-6 cm dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô.

Bảo quản

BÀN LUẬN

Cần tây là một dược liệu có giá trị cao. Từ xa xưa, cây Cần tây được sử dụng làm thực phẩm, gia vị và làm thuốc lợi tiểu. Gần đây, cây Cần tây đã được chứng minh là có tác dụng tốt trong điều trị bệnh gout và các bệnh có liên quan đến hệ tim mạch như cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, xơ vữa động mạch… Vì vậy, dược liệu Cần tây ngày càng được sử dụng rộng rãi. Đề tài đã xây dựng dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Cần tây, là cơ sở đề nghị đưa chuyên luận Cần tây vào Dược điển Việt Nam V, góp phần nâng cao giá trị sử dụng dược liệu Cần tây.

Về thực vật, đề tài đã mô tả các đặc điểm chính của vi phẫu và bột dược liệu giúp cho việc nhận định đúng dược liệu và phân biệt được với các dược liệu tương tự tránh nhầm lẫn dược liệu. Trên cả vi phẫu và bột dược liệu đều xuất hiện ống tiết tinh dầu. Đây là đặc điểm giải phẫu đặc trưng của họ Apiaceae. Khi quan sát vi phẫu ta có thể thấy được sự khác nhau về thân Cần tây tuỳ giai đoạn, thời điểm sinh trưởng. Thân Cần tây có thể đặc hay rỗng bởi lúc đầu tế bào mô mềm ruột là các tế bào sống, sau đó có thể bị chết đi tạo thành một khoang rỗng giữa thân.

Kết quả định tính bằng phản ứng hoá học cho thấy thành phần chính của Cần tây là flavonoid, coumarin. Kết quả này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đây về Cần tây [9], [10], [16]. Các phản ứng dễ thực hiện. sử dụng các dung môi, hoá chất thông dụng, cho kết quả rõ ràng và dễ nhận biết như phản ứng Cyanidin, phản ứng với kiềm, phản ứng mở, đóng vòng lacton được đề nghị đưa vào tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Cần tây.

Trong kiểm nghiệm dược liệu, SKLM là phương pháp được sử dụng nhiều nhất bởi khả năng phân tách tốt, linh động, dễ thực hiện, tính kinh tế và độ tin cậy cao của nó. Dược điển nhiều nước (Anh, Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam…) sử dụng rộng rãi phương pháp SKLM trong kiểm nghiệm dược liệu.Gần đây, SKLM là chỉ tiêu bắt buộc khi xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu trong Dược điển Việt Nam. Đây là phương pháp rất hữu hiệu để xác nhận thành phần hoá học của Cần tây, góp phần phân biệt Cần tây với các dược liệu thường gây nhầm

lẫn, giả mạo. Kết quả định tính dịch chiết EtOH Cần tây bằng SKLM một lần nữa khẳng định trong dược liệu Cần tây có flavonoid và trong Cần tây có Apigenin là một chất được quan tâm bởi nhiều tác dụng quan trọng như giãn mạch [34], chống kết tập tiểu cầu [43]… Điều đó đã phần nào giải thích tác dụng hạ huyết áp của dược liệu Cần tây theo kinh nghiệm dân gian.

Xác định chất chiết được trong ethanol theo phương pháp chiết nóng cho hiệu suất cao hơn so với phương pháp chiết nguội. Hàm lượng chất chiết được trong EtOH tương đối cao (10,19 %). Điều đó chứng tỏ chứng tỏ rằng dịch chiết giàu các chất tan trong EtOH. Đó có thể gồm các nhóm hợp chất như flavonoid, coumarin, tinh dầu, là các nhóm chất có hoạt tính sinh học mạnh, tạo nên các tác dụng của dược liệu Cần tây.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian thực hiện, đề tài đã đạt được mục tiêu đề ra và đã xây dựng được dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Cần tây với những chỉ tiêu sau :

- Mô tả dược liệu - Vi phẫu - Bột - Định tính - Sắc ký lớp mỏng - Độ ẩm - Xác định tro toàn phần

- Xác định các chất chiết được bằng ethanol (Phương pháp chiết nóng)

ĐỀ XUẤT

- Xây dựng thêm chỉ tiêu tro không tan trong acid để biết lượng các tạp chất vô cơ lẫn vào dược liệu.

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

1. Andrew Chevallier Fnimh (2006), Dược thảo toàn thư, Nxb Tổng hợp thành

phố Hồ Chí Minh, tr. 85-86,452-453.

2. Lê Đình Bích, Trần Văn Ơn (2007), Thực vật học, Nxb y học, Hà Nội, tr.

198-294.

3. Bộ môn Dược liệu (2010), Thực tập dược liệu, Trường đại học Dược Hà Nội,

Hà Nội.

4. Bộ môn Dược liệu TP. Hồ Chí Minh (2012), Phương pháp nghiên cứu dược

liệu, tr. 105-118.

5. Bộ y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, NXB Y học, PL 5.4, PL 9.6, PL 9.8,

PL 12.10.

6. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc việt nam, Nxb Y học, tr. 1433-1455.

7. Võ Văn Chi (2003), Từ điển thực vật thông dụng, Nxb Khoa học và kỹ thuật,

tp Hồ Chí Minh, tập 2, tr. 315.

8. Lê Thị Anh Đào, Phạm Thị Lan, Trần Hữu Mười, Đoàn Thanh Tường, Phạm Hữu Điển (2004), “Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Cần tây (Apium graveolens L.) ở Hà nội”, Tạp chí khoa học, 4, Đại học sư phạm Hà nội, tr. 79-82.

9. Lê Thị Anh Đào, Phạm Thị Lan, Trần Hữu Mười, Đoàn Thanh Tường, Phạm Hữu Điển (2005), “Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Cần tây (Apium graveolens L.) ở Hà nội”, Tạp chí khoa học, 1, Đại học sư phạm Hà nội, tr. 85-91.

10.Lê Thị Anh Đào, Trần Thị Hương Giang, Phạm Hữu Điển, Phạm Thị Thu

Hương (2005), Một số thành phần hóa học của hạt Cần tây (Apium

graveolens L.) Hưng Yên, Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ hóa hữu cơ toàn quốc lần thứ III, tr. 286-289.

11.Lê Thị Hiền (2000), Thử một số tác dụng dược lý của cây Cần tây Việt Nam,

12.Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, Nxb Trẻ, tp Hồ Chí Minh, tập II, tr. 482.

13.Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà

Nội, tr. 314-315.

14.Trần Thị Phụng, Lê Thanh Hải, Phạm Ngọc Thạch, Khảo sát tinh dầu Cần tàu (Apium graveolens L. var. graveolens), Kỷ yếu hội nghị khoa học và công nghệ hóa hữu cơ toàn quốc lần thứ III (2005), tr. 409-412.

15.Hoàng Tùng (1997), Sơ bộ nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa

học và một số tác dụng dược lý của cây rau Cần tây Việt Nam, CTTN dược sĩ đại học, Trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

16.Viện dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập 2,

Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 566-568.

Tiếng anh

17.Ahmed B, Alam T, Varshney M, Khan SA (2002), “Hepatoprotective

activity of two plants belonging to the Apiaceae and the Euphorbiaceae

family”, J. Ethnopharmacol, 79(3), pp. 313-316.

18.Albert Y.Leung. Steven Foster (1996), Encyclopedia of common natural

ingredients used in food and comestics, Wiley-Interscience , pp. 141-143.

19.Alexander J. MacLeod, Glesni MacLeod, G. Subramanian (1988), “Volatile aroma constituents of celery”, Phytochemistry, Vol. 27, Issue 2, pp. 373– 375.

20.Al-Howiriny T, Alsheikh A, Alqasoumi S, Al-Yahya M, ElTahir K,

Rafatullah S (2010), “Gastric antiulcer, antisecretory and cytoprotective

properties of celery (Apium graveolens) in rats”, Pharm. Biol., 48(7), 786-

793.

21. Chaudhary SK. et al. (1985), “Increased furocoumarin content of celery during storage”, J. Agric. Food Chem., 33(6), pp. 1153–1157.

22.Cornelia Prisacaru, Anca Irina Burlacu (2009), “Evaluation of the antitoxic

effect of Phthalides from Apium graveolens in Acrylamide Intoxication”,

Not. Bot. Hort. Agrobot. Clu j, 37 (2), pp.129-133.

23.D.Tsi, B. K. H. Tan (1996), “Effects of celery extract and 3-n-butylphthalide

on lipid levels in genetically hypercholesterolaemic (rico) rats”, Clinical and

experimental pharmacology and physiology, vol. 23, issue 3, pp. 214–217.

24.D.Tsi, Das NP, Tan BK. (1995), “Effects of aqueous celery (Apium

graveolens) extract on lipid parameters of rats fed a high fat diet”, Planta

Med., 61(1), pp. 18-21.

25.D.Tsi, B. K. H. Tan (2000), “The mechanism underlying the

hypocholesterolaemic activity of aqueous celery extract, its butanol and

aqueous fractions in genetically hypercholesterolaemic rico rats”, Life

Sciences, Vol. 66, Issue 8 , pp. 755-767.

26.David A. Lewis, Saleh M. Tharib, G. Bryan A. Veitch (1985), “The Anti-

inflammatory Activity of Celery Apium graveolens L. (Fam. Umbelliferae)”,

Pharmaceutical Biology, Vol. 23(1), pp. 27-32.

27.Doha A. Mohamed, Sahar Y. Al-Okbi (2008), “Evaluation of anti-gout

activity of some plant food extract”, Pol. J. Food. Nutr. Sci.,Vol. 58, No.3,

pp. 389-395.

28.Dušan Mišić, Irena Zizovic, Marko Stamenić, Ružica Ašanin, Mihailo

Ristić, Slobodan D. Petrović, and Dejan Skala (2008), “Antimicrobial

activity of celery fruit isolates and SFE process modeling”, Biochemical

Engineering Journal, Vol. 42, Issue 2, pp. 148-152.

29.G.-Q. Zheng , Jilun Zhang , P. M. Kenney, Luke K. T. Lam (1993), “Stimulation of Glutathione S-Transferase and Inhibition of Carcinogenesis in Mice by Celery Seed Oil Constituents”, food phytochemicals for prevention, chapter 18, pp. 230–238.

30.Glesni MacLeod and Jennifer M. Amesa (1989), “Volatile components of celery and celeriac”, Phytochemistry, Volume 28(7), pp 1817-1824.

31.H. M. Asif, M. Akram et al. (2011), “Monograph of Apium graveolens

Linn.”, Journal of Medicinal plants research, Vol. 5(8), pp.1494-1496

32.Hu D, Huang XX, Feng YP (1996), “Effects of NBP on purine metabolites in striatum extracellular fluid in four-vessel occlusion rats”, Yao Xue Xue Bao, 31(1), pp. 13 – 17.

33.Jin-zhong Huang, Ying-zhu Chen, Min Su, Hui-fen Zheng, Ya-ping Yang, Jing Chen, Chun-Feng Liu (2010), “dl-3-n-Butylphthalide prevents oxidative damage and reduces mitochondrial dysfunction in an MPP+- induced cellular model of Parkinson's disease”, Neuroscience Letters,Vol 475, pp. 89-94.

34.Mark C, Houston, M.D., M.S., SCH, ABAAM, FACP, FAHA (2009),

Treatment of hypertension with nutraceuticals, vitamins, antioxidants and minerals, Hypertension Institute, pp. 686.

35.Mencherini T, Cau A, Bianco G, Della Loggia R, Aquino RP, Autore G.

(2007), “An extract of Apium graveolens var. dulce leaves: structure of the

major constituent, apiin, and its anti-inflammatory properties”, J. Pharm.

Pharmacol. , 259(6), pp. 891-897.

36.Momin R. A., Nair M.G. (2002), “Antioxidant, cyclooxygenase and topoisomerase inhibitory compounds from Apium graveolens Linn. Seeds”.

Phytomedicine. 9(4), pp. 312-318.

37.Muhammad Owais, Ahmed Khan, E. Mohiuddin et al. (2011), “Clinical

evaluation of herbal medicines for the treatment of rheumatoid arthritis”,

Pakistan Journal of Nutrition, 10(1), pp. 51-53.

38.Ovodova, Golovchenko et al. (2009), “Chemical composition and anti- inflammatory activity of pectic polysaccharide isolated from celery stalks”, Journal Food Chemistry, Vol. 114, No. 2, pp. 610-615.

39.Popović M, Kaurinović B, Trivić S, Mimica-Dukić N, Bursać M (2006),

parameters of oxidative stress in mice treated with carbon tetrachloride”,

Phytother Res., 20(7), pp. 531-537.

40.Saleh MM, Zwaving J. H., Malingré T. M., Bos R. (1985), “The essential oil

Một phần của tài liệu Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu cần tây (Trang 43)