Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu cần tây (Trang 25)

Quan sát mẫu ở ánh sáng thường. Mô tả hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi, vị và thể chất của dược liệu[4].

2.3.2. Kiểm nghiệm bằng phương pháp hiển vi

- Soi bột: Sấy khô dược liệu (lá, thân, rễ) trong tủ sấy ở nhiệt độ 1000C sau đó dùng thuyền tán và chày cối sứ nghiền nhỏ. Rây lấy bột mịn, dùng kim mũi mác lấy bột dược liệu cho lên phiến kính đã nhỏ sẵn một giọt nước cất, đặt lamen lên và quan sát dưới kính hiển vi để xác định các đặc điểm bột.

- Đặc điểm vi phẫu: mẫu thân, lá, rễ Cần tây được cắt vi phẫu bằng máy cắt cầm tay, tẩy nước Javen, nhuộm vi phẫu theo phương pháp nhuộm kép, quan sát dưới kính hiển vi xác định đặc điểm vi phẫu [3].

- Mô tả và chụp ảnh đặc điểm bột và vi phẫu bằng máy ảnh Canon.

2.3.3. Kiểm nghiệm bằng phương pháp hoá học

- Định tính flavonoid, coumarin có trong dược liệu cần tây bằng phản ứng hóa học theo phương pháp ghi trong tài liệu [3].

• Định tính flavonoid: phản ứng Cyanidin, phản ứng với kiềm, với FeCl3 5%.

• Định tính coumarin: phản ứng mở, đóng vòng lacton, quan sát hiện tượng huỳnh quang.

- SKLM: Định tính dược liệu Cần tây bằng SKLM theo phụ lục 5.4 Dược điển Việt Nam IV [5].

- Xác định lượng chất chiết được trong dược liệu bằng phương pháp chiết nóng với ethanol tuyệt đối theo phụ lục 12.10 Dược điển Việt Nam IV [5].

2.3.4. Độ ẩm

- Dược liệu thường được quy định một giới hạn độ ẩm nhất định gọi là độ ẩm an toàn, quá độ ẩm đó thì dược liệu dễ bị mốc, hư hỏng. Việc xây dựng chỉ tiêu độ ẩm cho dược liệu là xác định giới hạn tối đa cho phép của một dược liệu để nó có thể giữ được chất lượng trong quá trình bảo quản [4].

- Xác định độ ẩm bằng phương pháp mất khối lượng do làm khô hay phương pháp sấy theo phụ lục 9.6 Dược điển Việt Nam IV [5].

2.3.5. Tro toàn phần

- Tro toàn phần là lượng cắn vô cơ còn lại sau khi nung cháy hoàn toàn một dược liệu. Cắn vô cơ có cấu tạo chủ yếu là các carbonat và oxyd kim loại[4].

- Tiến hành tro hóa hoàn toàn mẫu thử tại một điều kiện nung nhất định trong 1g mẫu thử theo phụ lục 9.8 Dược điển Việt Nam IV [5].

2.3.6. Xử lý số liệu

- Xử lý số liệu thực nghiệm bằng phương pháp thống kê với khoảng tin cậy 95% (α = 0,05).

Chương 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ

Một phần của tài liệu Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu cần tây (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)