ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một đất nước có nền Y học cổ truyền từ lâu đời cùng với nguồn tài nguyên cây thuốc vô cùng phong phú. Trong thời kì hiện đại cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật với rất nhiều thành tựu mới trong các lĩnh vực hóa dược đã có nhiều thuốc tân dược được tổng hợp và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, tận dụng lợi thế về nguồn tài nguyên cây thuốc của mình, Việt Nam luôn chủ trương “Dược liệu là nền tảng của ngành Dược”. Trên thực tế, qua các thời kì, dược liệu vẫn luôn khẳng định được vai trò của nó trong nền Y học nước nhà. Nhưng đi kèm với sự phát triển của thị trường dược liệu lại là tình trạng giả mạo, nhầm lẫn dược liệu. Để đảm bảo lợi ích cho người sử dụng đồng thời hạn chế khó khăn cho các nhà quản lí cần phải xây dựng được tiêu chuẩn kiểm nghiệm cho các dược liệu được sử dụng. Nần nghệ (Dioscorea collettii Hook. f.) là một dược liệu gần đây đang được quan tâm sử dụng rất nhiều bởi công dụng của nó. Tại Việt Nam, Nần nghệ được đánh giá là nguồn nguyên liệu triển vọng để chiết xuất diosgenin 10một nguyên liệu quan trọng để tổng hợp ra các chế phẩm steroid 20. Ngoài ra saponin toàn phần từ dịch chiết Nần nghệ còn có rất nhiều tác dụng khác như làm hạ lipid máu, hạ huyết áp, chống viêm…13, 14. Vài năm trở lại đây trên thị trường đã có nhiều chế phẩm có nguồn gốc từ Nần nghệ như Diosgin, Nần Vàng Tiên Thảo… Tuy nhiên lại chưa có một tiêu chuẩn kiểm nghiệm cho dược liệu này. Các nghiên cứu trước đây về Nần nghệ chủ yếu tập trung vào phương pháp chiết xuất, xác định độc tính, tác dụng dược lí của dược liệu mà chưa xây dựng được một tiêu chuẩn kiểm nghiệm cho dược liệu. Vì vậy, đề tài “XÂY DỰNG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU NẦN NGHỆ” được thực hiện nhằm góp phần tiêu chuẩn hóa và kiểm soát tốt chất lượng của dược liệu này. Đề tài được thực hiện với mục tiêu : Khảo sát xây dựng một số chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu Nần nghệ tiến tới đưa dược liệu này vào trong Dược điển Việt Nam V. Để thực hiện mục tiêu trên đề tài gồm các nội dung như sau : 1. Mô tả dược liệu
BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGÔ THỊ THANH THẢO XÂY DỰNG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU NẦN NGHỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI – 2014 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGÔ THỊ THANH THẢO XÂY DỰNG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU NẦN NGHỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hoàng Tuấn Nơi thực hiện: 1. Bộ môn Dược liệu 2. Khoa Hóa phân tích – Tiêu chuẩn Viện Dược liệu HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Hoàng Tuấn, Bộ môn Dược liệu, trường Đại học Dược Hà Nội là người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới: Các thầy cô và các anh chị kỹ thuật viên trong bộ môn Dược liệu, các cán bộ khoa Hóa phân tích – Tiêu chuẩn, Viện Dược liệu đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ để em có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Các thầy cô trong ban giám hiệu nhà trường, các phòng ban, các bộ môn trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới những người thân trong gia đình, những người bạn đã luôn kịp thời động viên, ủng hộ em trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như trong thời gian thực hiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, 13 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Ngô Thị Thanh Thảo MỤC LỤC Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Tên gọi 3 1.2. Đặc điểm thực vật. 3 1.3. Phân bố 4 1.4. Sinh thái 4 1.5. Thu hái 4 1.6. Thành phần hóa học 5 1.7. Tác dụng sinh học 8 1.7.1. Tác dụng hạ huyết áp: 8 1.7.2. Tác dụng hạ Cholesterol 9 1.7.3. Tác dụng chống viêm 9 1.7.4. Tác dụng gây giãn cơ trơn 10 1.7.5. Ảnh hưởng đến hoạt động của tim tại chỗ 10 1.7.6. Tác dụng chống ung thư 10 1.7.7. Tác dụng kháng nấm 12 1.8. Công dụng: 14 Chƣơng 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 2.1 Nguyên liệu và phương tiện nghiên cứu 15 2.1.1 Nguyên liệu 15 2.1.2 Xác định tên khoa học 15 2.1.3 Hóa chất và dụng cụ 16 2.1.4 Thiết bị và máy móc sử dụng 16 2.2 Nội dung nghiên cứu 17 2.3 Phương pháp nghiên cứu 17 2.3.1 Cảm quan 17 2.3.2 Kiểm nghiệm bằng phương pháp hiển vi 17 2.3.3 Kiểm nghiệm bằng phương pháp hóa học 17 2.3.4 Độ ẩm 18 2.3.5 Tro toàn phần 18 2.3.6 Xử lý số liệu 18 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 19 3.1 Khảo sát xây dựng một số chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu Nần nghệ 19 3.1.1 Mô tả dược liệu 19 3.1.2 Vi phẫu 19 3.1.3 Soi bột 22 3.1.4 Định tính 24 3.1.5 Định lượng 28 3.1.6 Sắc ký lớp mỏng. 31 3.1.7 Độ ẩm 33 3.1.8 Tro toàn phần 33 3.1.9 Xác định các chất chiết được bằng ethanol 34 3.2 Dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Nần nghệ 35 BÀN LUẬN 40 KẾT LUẬN 42 ĐỀ XUẤT 42 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Số thứ tự TLTK Tài liệu tham khảo LDL Lipoprotein tỉ trọng thấp HDL Lipoprotein tỉ trọng cao HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao SKLM Sắc ký lớp mỏng CSB Chỉ số bọt CSPH Chỉ số phá huyết dl dược liệu MeOH Methanol Stb Diện tích pic trung bình TB Trung bình R f Hệ số lưu DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1 Các sapogenin trong thân rễ Nần nghệ 6 1.2 Các hợp chất saponin thu được từ dịch chiết ethanol của Nần nghệ 7 1.3 Hoạt tính sinh học của các hợp chất 1-14 chống lại P. oryzae và tế bào ung thư dòng K562 so sánh với Rhizoxin 13 3.1 Kết quả chỉ số bọt của dược liệu Nần nghệ 25 3.2 Các hỗn hợp để thử sơ bộ, xác định chỉ số phá huyết 26 3.3 Tiến hành xác định chỉ số phá huyết 27 3.4 Kết quả khảo sát điều kiện thủy phân 30 3.5 Kết quả định lượng mẫu Nần nghệ 31 3.6 Kết quả xác định độ ẩm của dược liệu. 33 3.7 Kết quả xác định tro toàn phần của dược liệu 34 3.8 Kết quả xác định lượng chất chiết được bằng ethanol của dược liệu 35 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang 2.1 Cây Nần nghệ 15 2.2 Thân rễ Nần nghệ 15 2.3 Thân rễ Nần nghệ thái lát 15 3.1 Ảnh vi phẫu thân rễ Nần nghệ dưới kính hiển vi 21 3.2 Ảnh vi phẫu thân rễ Nần nghệ (bó libe-gỗ) dưới kính hiển vi 22 3.3 Ảnh chụp một số đặc điểm bột thân rễ Nần nghệ dưới kính hiển vi 23 3.4 Đường chuẩn của Diosgenin 30 3.5 Ảnh chụp sắc ký lớp mỏng dịch chiết toàn phần thân rễ Nần nghệ và Diosgenin đối chiếu. 32 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một đất nước có nền Y học cổ truyền từ lâu đời cùng với nguồn tài nguyên cây thuốc vô cùng phong phú. Trong thời kì hiện đại cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật với rất nhiều thành tựu mới trong các lĩnh vực hóa dược đã có nhiều thuốc tân dược được tổng hợp và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, tận dụng lợi thế về nguồn tài nguyên cây thuốc của mình, Việt Nam luôn chủ trương “Dược liệu là nền tảng của ngành Dược”. Trên thực tế, qua các thời kì, dược liệu vẫn luôn khẳng định được vai trò của nó trong nền Y học nước nhà. Nhưng đi kèm với sự phát triển của thị trường dược liệu lại là tình trạng giả mạo, nhầm lẫn dược liệu. Để đảm bảo lợi ích cho người sử dụng đồng thời hạn chế khó khăn cho các nhà quản lí cần phải xây dựng được tiêu chuẩn kiểm nghiệm cho các dược liệu được sử dụng. Nần nghệ (Dioscorea collettii Hook. f.) là một dược liệu gần đây đang được quan tâm sử dụng rất nhiều bởi công dụng của nó. Tại Việt Nam, Nần nghệ được đánh giá là nguồn nguyên liệu triển vọng để chiết xuất diosgenin [10]-một nguyên liệu quan trọng để tổng hợp ra các chế phẩm steroid [20]. Ngoài ra saponin toàn phần từ dịch chiết Nần nghệ còn có rất nhiều tác dụng khác như làm hạ lipid máu, hạ huyết áp, chống viêm…[13], [14]. Vài năm trở lại đây trên thị trường đã có nhiều chế phẩm có nguồn gốc từ Nần nghệ như Diosgin, Nần Vàng Tiên Thảo… Tuy nhiên lại chưa có một tiêu chuẩn kiểm nghiệm cho dược liệu này. Các nghiên cứu trước đây về Nần nghệ chủ yếu tập trung vào phương pháp chiết xuất, xác định độc tính, tác dụng dược lí của dược liệu mà chưa xây dựng được một tiêu chuẩn kiểm nghiệm cho dược liệu. Vì vậy, đề tài “XÂY DỰNG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU NẦN NGHỆ” được thực hiện nhằm góp phần tiêu chuẩn hóa và kiểm soát tốt chất lượng của dược liệu này. Đề tài được thực hiện với mục tiêu : Khảo sát xây dựng một số chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu Nần nghệ tiến tới đưa dược liệu này vào trong Dược điển Việt Nam V. Để thực hiện mục tiêu trên đề tài gồm các nội dung như sau : 1. Mô tả dược liệu 2 2. Vi phẫu 3. Soi bột 4. Định tính 5. Định lượng 6. Sắc ký lớp mỏng 7. Xác định độ ẩm 8. Tro toàn phần 9. Xác định các chất chiết được bằng ethanol. [...]... một dược liệu Cắn vô cơ có cấu tạo chủ yếu là các carbonat và oxyd kim loại [3] Tiến hành tro hóa hoàn toàn mẫu thử tại một điều kiện nung nhất định trong 2g mẫu thử theo phụ lục 9.8 Dược điển Việt Nam IV [6] 2.3.6 Xử lý số liệu Xử lý số liệu thực nghiệm bằng phương pháp thống kê 19 Chƣơng 3 THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 3.1 Khảo sát xây dựng một số chỉ tiêu kiểm nghiệm dƣợc liệu Nần nghệ 3.1.1 Mô tả dƣợc liệu. .. (Đức) - Dụng cụ cắt vi phẫu cầm tay - Máy ảnh Canon - Lò nung Naberthern - Máy HPLC Shimadzu LC-10ATVP tại khoa Hóa phân tích – Tiêu chuẩn, Viện Dược liệu 17 2.2 Nội dung nghiên cứu Đề tài khảo sát và xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm sau của dược liệu Nần nghệ: 1) Mô tả dược liệu 2) Vi phẫu 3) Soi bột 4) Định tính 5) Định lượng 6) Sắc ký lớp mỏng 7) Xác định độ ẩm 8) Tro toàn phần 9) Xác định các chất... chỉ số phá huyết theo tài liệu [4], [16], [17] 18 Định lượng diosgenin bằng HPLC, chiết sapogenin theo các tài liệu [18], [19] SKLM: Định tính dược liệu Nần nghệ bằng SKLM theo phụ lục 5.4 Dược điển Việt Nam IV [6] Xác định lượng chất chiết được trong dược liệu bằng phương pháp chiết nóng với ethanol tuyệt đối theo phụ lục 12.10 Dược điển Việt Nam IV [6] 2.3.4 Độ ẩm Dược liệu thường được quy định... bảng 3.1: Bảng 3.1 Kết quả chỉ số bọt của dược liệu Nần nghệ Lần 1 2 3 4 5 6 Chỉ số bọt 557 526 564 497 504 486 TB 522 ± 32,40 Nhận xét: các mẫu Nần nghệ có khả năng tạo bọt bền và cao Đề nghị: Chỉ số bọt của dược liệu Nần nghệ không dưới 480 3.1.4.3 Xác định chỉ số phá huyết: Chỉ số phá huyết là số ml dung dịch đệm cần thiết để hòa tan saponin có trong 1g dược liệu để gây ra hiện tượng phá huyết đầu... liệu Mẫu Nần nghệ được thu hái ở (Mộc Châu) Sơn La vào hai thời điểm tháng 6 năm 2013, và tháng 12 năm 2010 Dược liệu được thu hái, rửa sạch, loại bỏ rễ con, sấy khô ở 60⁰C và bảo quản trong túi ni lông kín Hình 2.2 Thân rễ Nần nghệ Hình 2.1 Cây Nần nghệ Hình 2.3 Thân rễ Nần nghệ thái lát 2.1.2 Xác định tên khoa học Sau khi quan sát cây tại thực địa, chúng tôi tiến hành thu hái mẫu cây làm tiêu bản... độ ẩm nhất định gọi là độ ẩm an toàn, quá độ ẩm đó thì dược liệu dễ bị mốc, hư hỏng Việc xây dựng chỉ tiêu độ ẩm cho dược liệu là xác định giới hạn độ ẩm tối đa cho phép của một dược liệu để nó có thể giữ được chất lượng trong quá trình bảo quản [3] Xác định độ ẩm bằng phương pháp mất khối lượng do làm khô hay phương pháp sấy theo phụ lục 9.6 Dược điển Việt Nam IV [6] 2.3.5 Tro toàn phần Tro toàn phần... dịch dược liệu ban đầu o Nếu ống 3 và 4 có hiện tượng phá huyết thì pha loãng dịch chiết dược liệu gấp 2 lần o Nếu ống 2, 3 và 4 có hiện tượng phá huyết thì pha loãng dịch chiết dược liệu gấp 5 lần o Nếu cả 4 ống có hiện tượng phá huyết thì pha loãng dịch chiết dược liệu gấp 10 lần, và làm lại thí nghiệm sơ bộ từ đầu o Nếu cả 4 ống không có hiện tượng phá huyết thì thử sơ bộ lại với dung dịch dược liệu. .. [6] Đặc điểm vi phẫu: mẫu thân rễ Nần nghệ được cắt vi phẫu bằng máy cắt cầm tay, tẩy bằng cloramin B, nhuộm vi phẫu theo phương pháp nhuộm kép, lên tiêu bản và quan sát dưới kính hiển vi để xác định đặc điểm vi phẫu [5], [6] Mô tả và chụp ảnh đặc điểm bột và vi phẫu bằng máy ảnh Canon 2.3.3 Kiểm nghiệm bằng phƣơng pháp hóa học Định tính saponin trong dược liệu Nần nghệ bằng phản ứng tạo bọt, xác định... phá huyết: CSPH= 2: (C x X) Trong đó: C là nồng độ dung dịch dược liệu (%) X là số ml dung dịch dược liệu đã cho vào ống nghiệm mà ở đó có sự phá huyết đầu tiên và hoàn toàn Áp dụng công thức trên ta tính được CSPH là 262 Kết luận : Chỉ số phá huyết của thân rễ Nần nghệ là 262 đối với máu bò 2 % Nhận xét: Chỉ số phá huyết của thân rễ Nần nghệ tương đối cao 3.1.5 Định lƣợng Khảo sát điều kiện thủy phân... quan Quan sát mẫu ở ánh sáng thường Mô tả hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi vị và thể chất của dược liệu [3] 2.3.2 Kiểm nghiệm bằng phƣơng pháp hiển vi Soi bột: Sấy khô dược liệu trong tủ sấy ở nhiệt độ 100⁰C sau đó dùng thuyền tán và chày cối sứ nghiền nhỏ Rây lấy bột mịn, dùng kim mũi mác lấy bột dược liệu cho lên phiến kính đã nhỏ sẵn một giọt nước cất, dùng kim mũi mác dàn đều cho bột thấm dung . tính, tác dụng dược lí của dược liệu mà chưa xây dựng được một tiêu chuẩn kiểm nghiệm cho dược liệu. Vì vậy, đề tài “XÂY DỰNG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU NẦN NGHỆ” được thực hiện. phần tiêu chuẩn hóa và kiểm soát tốt chất lượng của dược liệu này. Đề tài được thực hiện với mục tiêu : Khảo sát xây dựng một số chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu Nần nghệ tiến tới đưa dược liệu. HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGÔ THỊ THANH THẢO XÂY DỰNG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU NẦN NGHỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI – 2014 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC