1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SỬ DỤNG TÀI LIỆU VỀ NHÂN VẬT ĐẾ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (18581918) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

106 740 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 506 KB

Nội dung

Tài liệu nói chung là loại tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu của giáo viên, học sinh và các nhà nghiên cứu. Tài liệu lịch sử là loại tư liệu phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy lịch sử nhưng đã ít nhiều được người nghiên cứu tìm hiểu, phản ánh, khôi phục lại thông qua lăng kính chủ quan. Nhân vật là khái niệm được đề cập trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Nhân vật trong một tác phẩm văn học là người được đề cập chính trong tác phẩm hoặc có một vai trò nhất định trong việc giúp tác giả hoàn thành nội dung tư tưởng theo ý định của mình. Nhân vật trong một vở kịch, một tác phẩm hội họa cũng vậy, thường là con người được chọn làm trung tâm của tác phẩm và có vai trò hoàn thành nội dung nghệ thuật mà tác giả muốn thể hiện. Như vậy, nói đến nhân vật trong bất kì một lĩnh vực nào cũng nói đến con người, con người trung tâm được đề cập tới và có một vai trò nhất định đối với lĩnh vực, công việc mà con người đó tham gia cống hiến. Về vấn đề này, trong các cuốn từ điển cũng cho ta những định nghĩa chuẩn xác về nhân vật. Trong cuốn Từ điển tiếng Việt của trung tâm Từ điển ngôn ngữ định nghĩa nhân vật như sau: 1. Đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật… 2. Người có vai trò nhất định trong xã hội.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới cô giáo

TS Nguyễn Thị Bích – người đã giành cho em sự quan tâm chu đáo, sự hướng dẫn tận tình và những gợi ý quí báu trong quá trình em thực hiện khóa luận

Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy - cô trong tổ bộ môn Phương pháp dạy học lịch sử, các thầy - cô trong khoa Lịch

Sử đã quan tâm và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Xin gửi tới gia đình, người thân, bạn bè - những người luôn bên tôi những tình cảm yêu thương nhất!

Hà nội, Tháng 5 năm 2014 Sinh viên

Vương Thị Ly

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 9

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 10

6 Giả thuyết khoa học 10

7 Đóng góp của đề tài 11

8 Cấu trúc của luận văn 11

Chương 1 SỬ DỤNG TÀI LIỆU VỀ NHÂN VẬT ĐỂ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 12

1.1 Cơ sở lí luận 12

1.1.1 Một số khái niệm 12

1.1.2 Yêu cầu sử dụng tài liệu để tìm hiểu về nhân vật trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông 15

1.1.3 Ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh 17

1.1.4 Những yêu cầu khi sử dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh 22

1.2 Cơ sở thực tiễn 29

1.2.1 Thực trạng việc sử dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay 29

1.2.2 Nguyên nhân của thực trạng 32

Chương 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU VỀ NHÂN VẬT

ĐỂ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH

Trang 4

TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 – 1918) Ở TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN 34

2.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung phần lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) 34

2.1.1 Vị trí: 34

2.1.2 Mục tiêu 34

2.1.3 Nội dung phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) 35

2.2 Các nhân vật và nguồn tài liệu được sử dụng để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1858-1918) 40

2.3 Các biện pháp sử dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) ở trường THPT – Chương trình chuẩn 43

2.3.1 Sử dụng tài liệu về các nhân vật để giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc 43

2.3.2 Sử dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết dân tộc 47

2.3.3 Sử dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục cho học sinh tinh thần quyết tâm bảo vệ đất nước 52

2.3.4 Sử dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục học sinh niềm tự hào, biết ơn tổ tiên, những anh hùng dân tộc 54

2.3.5 Kết hợp sử dụng đa dạng các loại tài liệu về nhân vật lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh 55

2.4 Thực nghiệm sư phạm 60

2.4.1 Mục đích của thực nghiệm 60

2.4.2 Nội dung và phương pháp thực nghiệm 60

2.4.3 Kết quả thực nghiệm 61

KẾT LUẬN 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Nếu sản phẩm của các ngành công nghiệp, nông nghiệp là hàng hóa thìsản phẩm của giáo dục lại là con người - những chủ nhân tương lai của đấtnước Trong bối cảnh đất nước đang bước vào công cuộc công nghiệp hóahiện đại hóa thì nhân tố con người càng được chú trọng Giáo dục phổ thông

là nền tảng vững chắc để đào tạo học sinh trở thành những công dân năngđộng, sáng tạo – công dân toàn cầu nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóatruyền thống dân tộc Để đáp ứng được yêu cầu phát triển đó luật Giáo dụcViệt Nam được Quốc hội thông qua số 38, ngày 14 tháng 6 năm 2005 đã xác

định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện,

có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Là môn học thuộc khoa học xã hội nhân văn, bộ môn lịch sử ở trườngphổ thông có ưu thế rất lớn trong việc giáo dục thái độ, tình cảm, truyền thốngcho học sinh Ngay từ thời cổ đại, Marcus Tullisscicero (106-43 TCN) đã cho

rằng sử học là “người thầy dạy của cuộc đời”, còn nhà sử học Ngô Sĩ Liên ở thế kỷ XV thì cho rằng mục đích của việc chép sử là “treo gương răn cho đời

sau”, chủ nghĩa Mác khẳng định sử học góp phần giúp cho con người nhận

thức thế giới, cải tạo xã hội và giáo dục tư tưởng đạo đức, tình cảm cho conngười Học tập lịch sử giúp học sinh hình thành hệ thống tri thức cơ bản vềlịch sử thế giới và dân tộc và nhờ đó các em có được hành vi ứng xử, thái độ,tình cảm đúng đắn trong cuộc sống

Lịch sử xã hội loài người và dân tộc gắn liền với sự kiện và các nhânvật cụ thể Trong các nhân vật đó có những nhân vật kiệt suất góp phần thúcđẩy sự tiến bộ của xã hội, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo Nhưngcũng có nhân vật phản diện gây cản trở sự phát triển lịch sử, học sinh cần phải

Trang 6

biết và hiểu rõ để có thái độ ứng xử đúng cho bản thân Làm thế nào để họcsinh hiểu rõ về các nhân vật lịch sử? Câu trả lời chính nguồn sử liệu là cơ sởgiúp các em nhận thức đúng về các nhân vật lịch sử Đồng thời, nguồn sử liệucũng bổ sung những tri thức, câu chuyện lí thú, bổ ích về cuộc đời và sựnghiệp của nhân vật làm cho học sinh học tập lịch sử không nhàm chán, khôkhan Tuy nhiên, sử dụng nguồn tài liệu về nhân vật như thế nào cho có hiệuquả trong từng bài học thì vai trò quan trọng lại thuộc về giáo viên Sử liệu làkhông khí của sử học, còn nhân vật lịch sử là người làm nên sự kiện Sử dụngtài liệu về nhân vật vừa giúp học sinh hiểu rõ bản chất sự kiện, nắm vững kiếnthức đồng thời qua đó giáo dục truyền thống cho các em.

Hiện nay với tác động của nền kinh tế thị trường các môn thuộc khoahọc tự nhiên được xã hội, gia đình và nhà trường, bản thân các em chú trọng

vì đây là các môn học để thi vào các ngành dễ xin việc và thu nhập cao.Ngược lại là “số phận” của các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhânvăn, đặc biệt là môn Sử Thực tế dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay chothấy, giáo viên có rất ít thời gian để giúp học sinh hiểu rõ về các nhân vật, chonên việc sử dụng nguồn tư liệu về nhân vật để giáo dục học sinh cũng chưađược chú trọng Rất ít học sinh sau khi học xong bài học lịch sử mà biết vàhiểu rõ về các nhân vật lịch sử tiêu biểu của dân tộc, nhầm lẫn nhân vật nàyvới nhân vật khác là chuyện không hiếm Nguyên nhân thì có nhiều và mộttrong những nguyên nhân cơ bản là do giáo viên chưa chú ý đến việc giúp họcsinh hiểu rõ về các nhân vật lịch sử trong QTDH các sự kiện thông qua các tàiliệu về nhân vật lịch sử Trong dạy học, giáo viên luôn chú ý đến các nhân vậtlịch sử, song bản thân họ thường hay mắc phải sai lầm là thần thánh hoá cácnhân vật hoặc sa đà vào chi tiết li kỳ hoang đường về đời tư các nhân vật đểtạo sự chú ý cho học sinh dẫn đến không đánh giá đúng vai trò của các nhânvật Điều này cho thấy giáo viên chưa thật sự hiểu được tầm quan trọng củaviệc dạy học về các nhân vật, làm cho nhận thức lịch sử của học sinh không

Trang 7

toàn diện, thậm chí còn sai lệch, ảnh hưởng đến thái độ, tình cảm, hành độngcủa các em trong cuộc sống.

Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) là thời kì đất nước bị thực dân Phápxâm lược, bị biến thành nước thuộc địa nửa phong kiến, gắn liền với tên tuổicủa nhiều nhân vật lịch sử tiêu biểu Do thời gian của một tiết học có hạn,giáo viên chưa thể giúp học sinh hiểu rõ về các nhân vật Vì vậy, sử dụngnguồn sử liệu về nhân vật là một việc làm cần thiết giúp học sinh nắm vững,hiểu sâu kiến thức cơ bản của bài học

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Sử

dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục truyền thống yêu nước trong dạy học lịch sử Việt Nam (1858-1918) ở trường Trung học phổ thông - Chương trình chuẩn” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp với mong muốn qua nghiên cứu giúp

cho bản thân cũng như các bạn đồng nghiệp có thể sử dụng tài liệu về nhânvật lịch sử vào dạy học lịch sử có hiệu quả, gây hứng thú, phát huy tính tíchcực chủ động học tập của học sinh

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Liên quan tới vấn đề sử dụng tài liệu nói chung, tài liệu về nhân vật lịch

sử để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy học đã có nhiềucông trình nghiên cứu

2.1 Tài liệu nước ngoài

Nhà giáo dục học nổi tiếng N.C Crúpskela đã đặt cơ sở cho lí luậnMác-xít về việc nghiên cứu sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong DHLS ởtrường THPT

Các nhà giáo dục lịch sử Châu Âu và khu vực Đông Nam Á có những

công trình dạy học về nhân vật lịch sử qua môn lịch sử Trong quyển L’

Histoire et ses function (Une pense’e et des pratiques au pre’sent) năm 2000

của Henei Moniot và Mecief Serwannski đã đề cập đến ý nghĩa của việcnghiên cứu, tìm hiểu các nhân vật lịch sử và phương pháp tiến hành nhằm gópphần vào hình thành cho thế hệ trẻ “nhận thức và ý thức về lịch sử”

Trang 8

Các nhà giáo dục lịch sử của Liên Xô trước đây có nhiều công trìnhnghiên cứu về việc nêu vai trò của cá nhân trong mối quan hệ chặt chẽ vớiquần chúng nhân dân trong DHLS Đồng thời các tác giả Xô viết cũng đưa racác biện pháp, con đường sư phạm để làm cho học sinh nhận thức vai trò củacác nhân vật lịch sử đối với tiến trình phát triển của xã hội Những vấn đề nàyđược trình bày trong các quyển về phương pháp DHLS.

A.A Vaghin trong cuốn Phương pháp DHLS ở trường THPT trình bày

các biện pháp nâng cao chất lượng DHLS trong đó có ý nghĩa của việc sửdụng SGK và tài liệu lịch sử

Trong cuốn giáo trình Phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học

do Vũ Hữu Tây chủ biên, Nxb Giáo dục Bắc Kinh năm 1992, các nhà lí luậnDHLS Trung Quốc cũng đã đề ra cách thức để giảng dạy về nhân vật lịch sử.Chủ yếu là áp dụng hai phương pháp đó là “Lấy việc để nói người (Dĩ sự đốinhân)” và “Lấy người nói việc (dĩ nhân đối sự)”

I.F Khalamop trong cuốn Phát huy tính tích cực học tập của học giảng

dạy lịch sử ở trường phổ thông đã đưa ra một số biện pháp nhằm phát huy

tính tích cực, độc lập của học sinh trong DHLS nói chung Khi giảng dạy vềcác nhân vật lịch sử giáo viên nên đưa hình ảnh của từng nhân vật cụ thể thìhọc sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu về nhân vật trong sự kiện đồngthời hiểu bài học cụ thể và sinh động

Tập san Giáo dục lịch sử của Hội giáo dục lịch sử quốc tế, số 3 năm

2002 có bài về “Nhân vật lịch sử trong nhà trường” (bản tiếng Anh) đã khẳng

định sự cần thiết phải học tập các nhân vật lịch sử nhằm giáo dục cho hế hệtrẻ lòng biết ơn với ông cha

Như vậy, các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã đềcập đến vấn đề về giảng dạy và giáo dục nhân vật lịch sử ở trường phổ thôngnhưng chưa đi sâu vào vấn đề làm sao để sử dụng nguồn tài liệu về nhân vậtlịch sử Phần 2, lớp 11 ở trường phổ thông để giáo dục truyền thống yêu nướccho học sinh được hiệu quả

Trang 9

2.2 Tài liệu trong nước

Các nhà giáo dục họa và giáo dục lịch sử trong nước đã có nhiều côngtrình nghiên cứu về DHLS và dạy học các nhân vật lịch sử nói chung Đặng

Thành Hưng trong tác phẩm Dạy học hiện đại lí luận - biện pháp - kĩ thuật cũng

đã nêu lên cách sử dụng các phương tiện dạy học trong đó có tài liệu học tập

Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn trong cuốn Quá trình dạy và tự học đã cho

thấy vai trò của tài liệu trong quá trình tự học: tài liệu và sách giáo khoa làngoại lực giúp cho học sinh trong quá trình tự học, tự chiếm lĩnh tri thức

Các nhà lí luận DHLS đã có nhiều công trình nghiên cứu về phươngpháp dạy học lịch sử nói chung, đề cập tới việc giảng dạy về cá nhân và quầnchúng nhân dân trong DHLS ở trường THPT Đó là các giáo trình về phương

pháp dạy học lịch sử Sơ thảo về phương pháp DHLS ở cấp II – III của Lê Khắc Nhãn - Hoàng Triều - Hoàng Trọng Hanh, năm 1957 Phương pháp

DHLS do nhà xuất bản Giáo dục 1976, 1980, 1992 do Phan Ngọc Liên và

Trần Văn Trị chủ biên Bộ giáo trình Phương pháp DHLS (2 tập) của Nhà

xuất bản ĐHSP Hà Nội năm 2002 do Phan Ngọc Liên chủ biên, Trịnh ĐìnhTùng, Nguyễn Thị Côi biên soạn; nhiều bài viết, chuyên khảo về nhân vật lịch

sử của nhiều nhà nghiên cứu giáo dục lịch sử, giáo viên lịch sử, đặc biệt vềgiảng dạy nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh Đây là những tài liệu làm cơ sở chochúng tôi giải quyết đề tài của luận văn

Trong cuốn Phương pháp dạy học lịch sử tập I do Phan Ngọc Liên chủ

biên, nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2002, Ở phần viết của tácgiả Trịnh Đình Tùng về biểu tượng lịch sử, đã cho ta những hiểu biết kháiquát về biểu tượng lịch sử, phân loại biểu tượng, các biện pháp sư phạm tạobiểu tượng lịch sử, khái niệm, vai trò của việc tạo biểu tượng trong DHLS vớinhững ví dụ cụ thể và sinh động Tuy nhiên, do đây là một giáo trình học tậpnên tác giả chưa thể có điều kiện đi sâu vào các biện pháp tạo biểu tượng vềnhân vật lịch sử cụ thể

Trang 10

Bài viết của Phan Thế Kim “Hướng dẫn hoạt động nhận thức của học

sinh trong học tập lịch sử” trong cuốn Đổi mới dạy học lịch sử lấy học sinh

làm trung tâm của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1996, đã chorằng nắm vững các kiến thức về nhân vật lịch sử là yêu cầu cấp thiết đối vớiDHLS ở trường phổ thông hiện nay

Cuốn Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử do Phan Ngọc

Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường (đồng chủ biên)viết về các chủ đề cụ thể Trong đó có các bài của Đặng Văn Hồ “tạo biểutượng về nhân vật lich sử để giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh” vàĐặng Thanh Toán “Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh tronggiáo dục lịch sử để giáo dục cho học sinh tinh thần quốc tế chân chính” Haibài viết của tác giả đã nêu lên những cơ sở lí luận quan trọng về việc tạo biểutượng về nhân vật, nguyên tắc của tạo biểu tượng về nhân vật trong dạy họclịch sử, vai trò của nó và lấy ví dụ về việc tạo biểu tượng một nhân vật tiêubiểu đó là Hồ Chí Minh để giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh Tuy vấn

đề hai tác giả khai thác và tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử để giáo dục họcsinh nhưng qua bài viết, với lí luận chặt chẽ và biện pháp cụ thể khi tiến hànhtạo biểu tượng về nhân vật lịch sử đã giúp người viết có cơ sở thuận lợi khitiến hành đề tài này

Trong cuốn Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông

(một số chuyên đề) của Hội giáo dục lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà

Nội do Phan Ngọc Liên (chủ biên), có bài : “Sử dụng tài liệu trong dạy học

lịch sử ở trường phổ thông” đề cập tới vấn đề sử dụng tài liệu trong dạy học

lịch sử

Đặc biệt cuốn Bài học lịch sử trường phổ thông trung học của cô

Nguyễn Thị Côi chủ biên đã hướng dẫn cụ thể bài giảng về cuộc đời, sựnghiệp của một nhân vật lịch sử đó là Nguyễn Ái Quốc có thể tham khảo

Trong một công trình nghiên cứu khác Kênh hình trong dạy học lịch sử ở

trường THPT tập 1 phần lịch sử Việt Nam SGK, tác giả kể ra chi tiết các loại

Trang 11

kênh hình và biện pháp sử dụng từng loại kênh hình Chân dung các nhân vậtlịch sử là một trong những loại kênh hình mà tác giả nói tới trong công trìnhnghiên cứu của mình Đây là một cuốn sách rất cần thiết và quan trọng đối vớigiáo viên trong DHLS Với sự hướng dẫn về nội dung lịch sử sinh động, biệnpháp sư phạm hợp lí giúp cho giáo viên tạo biểu tương lịch sử khi sử dụng hệthống kênh hình một cách dễ dàng Giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1858-1918,

hệ thống các nhân vật cũng được trình bày một cách sinh động về tiểu sử, sựnghiệp cùng với hình ảnh trực quan về chân dung của họ, giúp cho ngườinghiên cứu khai thác được những thông tin cụ thể về các nhân vật cũng nhưcách sử dụng đồ dùng trực quan trong việc tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử

Từ đó, người viết sẽ lựa chọn được những hoạt động chính của nhân vật, néttiêu biểu để khắc họa hình ảnh về nhân vật

Để có cơ sở tìm hiểu, giảng dạy nhân vật trong dạy học trên quan điểmcủa Chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả tham khảo các bài viết của Trần Huy Liệutrong nghiên cứu lịch sử số 96 năm 1967 với nhan đề “Anh hùng tạo thời thếhay thời thế tạo anh hùng”, của Nhất Nguyên trong nghiên cứu lịch sử số 14năm 1960 nhan đề “Chủ nghĩa Mác- Lê-nin bàn về nhân vật lịch sử” CủaNguyễn Bá Tân trong nghiên cứu lịch sử số 25 năm 1961 với bài viết “một sốvấn đề trong việc đánh giá về nhân vật lịch sử”

Một số luận án tiến sĩ về phương pháp DHLS như luận án của NguyễnVăn Phong, Đỗ Hồng Thái… với những công trình nghiên cứu về việc dạyhọc các nhân vật lịch sử trong chương trình lịch sử Việt Nam cận đại và sửdụng tài liệu trong dạy học lịch sử Đặc biệt, Luận án của Nguyễn Văn Phong

với đề tài Dạy học các nhân vật lịch sử trong chương trình lịch sử Việt Nam

1858-1930 ở trường THPT đã đưa ra các phương pháp dạy học các nhân vật

lịch sử thông qua việc sử dụng tài liệu về nhân vật lịch sử Tác giả cũng đãđưa ra những yêu cầu cơ bản trong việc dạy học các nhân vật thời kì này,đồng thời nêu lên các biện pháp sư phạm để giảng dạy các nhân vật lịch sử

Trang 12

trong bài nội khóa và ngoại khóa Đây là nguồn tài liệu quan trọng cho tôi tìmhiểu và nghiên cứu đề tài của mình.

Luận văn thạc sĩ về Phương pháp giảng dạy lịch sử Sử dụng tài liệu

văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử Việt Nam (giai đoạn 1975 đến nay) nhằm giáo dục cho học sinh niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

của học viên Đặng thị Hương Sen, đã chỉ ra một số biện pháp sư phạm sửdụng tài liệu là văn kiện Đảng vào trong dạy học lịch sử Việt Nam

Đặc biệt trong những năm gần đây, các luận văn của sinh viên tốtnghiệp chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn lịch sử đã cónhiều đề tài nghiên cứu về nhân vật và phương pháp giảng dạy các nhân vật.Các luận văn của sinh viên Trần Anh Cơ với đề tài “Sử dụng tài liệu nhân vậtlịch sử của Nam Định để dạy học chương II: Khái quát tiến trình lịch sử ViệtNam từ giữa thế kỷ XIX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất cho học sinh lớp

11 THPT ở địa phương”, hay của sinh viên Lê Thị Luyến với đề tài “Sử dụngtài liệu về tiểu sử một số nhân vật trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn1919-1945 ở lớp 12 THPT”… đã nêu lên được cơ sở lí luận, vai trò của giảngdạy nhân vật trong dạy học lịch sử ở trường THPT và đi sâu tìm hiểu biệnpháp tạo biểu tượng về nhân vật thông qua sử dụng tài liệu tiểu sử của họ.Đây cũng là một biện pháp tương đối hiệu quả trong việc tạo biểu tượng vềnhân vật lịch sử Đặc biệt là luận văn của sinh viên Trần Vân Anh với đề tài

“một số biện pháp giảng dạy về nhân vật trong bộ môn lịch sử ở lớp 10 THPT(phần lịch sử thế giới cận đại)”, trên cơ sở lí luận và thực tiễn giảng dạy nhânvật ở trường THPT, tác giả nêu lên được một hệ thống các phương pháp giảngdạy nhân vật lịch sử và áp dụng vào phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10THPT Đây là cơ sở tốt cho chúng tôi tham khảo, phát triển khi thực hiện đềtài của mình

Thông qua các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước chúngtôi nhận thấy hầu hết đều đề cập đế vấn đề dạy học lịch sử về nhân vật, nhưngvấn đề sử dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục truyền thống yêu nước cho

Trang 13

học sinh lớp 11 phần Lịch sử Việt Nam (1858-1918) lại chưa được đề cập,nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết Song các công trình nghiên cứu của cáctác giả trong nước cũng như các tác giả nước ngoài là nguồn tài liệu quí báu

về cơ sở lí luận để chúng tôi nghiên cứu và giải quyết những vấn đề mà đề tàiđặt ra

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: của đề tài là sử dụng nguồn tài liệu về

nhân vật để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh

3.2 Phạm vi nghiên cứu: do hạn chế về thời gian của một khóa luận

Tốt nghiệp, chúng tôi không có điều kiện để nghiên cứu toàn diện việc sửdụng nguồn tài liệu về nhân vật trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông nóichung mà chỉ đi sâu tìm hiểu việc sử dụng nguồn sử liệu về nhân vật trongdạy học lịch sử Việt Nam (1858- 1918) lớp 11, THPT - Chương trình chuẩn,trong bài nội khóa

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích: Trên cơ sở khẳng định vai trò ý nghĩa của việc sử dụng

tài liệu về nhân vật để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh, đề tài đisâu đề xuất các biện pháp sử dụng tài liệu về nhân vật trong dạy học lịch sửViệt Nam (1858 -1918) ở trường THPT – Chương trình chuẩn nhằm nâng caochất lượng dạy học bộ môn

4.2 Nhiệm vụ

Để đạt mục đích trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc sử dụng tài liệu nói chung, tài liệu vềnhân vật lịch sử nói riêng

- Tìm hiểu chương trình, SGK lớp 11, THPT – Chương trình chuẩn,phần lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)

- Điều tra thực tế việc sử dụng tài liệu về nhân vật trong dạy học lịch sửViệt Nam (1858-1918) ở trường THPT Ngọc Tảo – Phúc Thọ - Hà Nội

Trang 14

- Đề xuất một số biện pháp sử dụng tài liệu về nhân vật lịch trong dạyhọc lịch sử Việt Nam (1858-1918).

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Ngọc Tảo - PhúcThọ - Hà Nội để khẳng định tính khả thi của các biện pháp đề xuất

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5 1 Cơ sở phương pháp luận: của đề tài là quan điểm của chủ nghĩa

Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về giáo dục và giáodục lịch sử

5.2 Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng chủ yếu các phương

pháp nghiên cứu sau:

- Nghiên cứu các tài liệu kinh điển, Giáo dục học, Tâm lý giáo dục,Giáo dục lịch sử, và các tài liệu lịch sử liên quan đến đề tài

- Nghiên cứu chương trình, SGK Lịch sử lớp 11, THPT - Chương trìnhchuẩn phần lịch sử Việt Nam (1858-1918) để xác định những nguồn tài liệu

về nhân vật cần khai thác để đề xuất các biện pháp sử dụng tài liệu trong dạyhọc lịch sử

- Điều tra thực tiễn việc sử dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục truyềnthống yêu nước trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, THPT – Chương trìnhchuẩn thông qua phiếu điều tra, dự giờ thăm lớp, phỏng vấn…

- Soạn bài và tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Ngọc Tảo– Hà Nội để khẳng định tính khả thi của các biện pháp đề xuất

- Sử dụng toán học thống kê để xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm

6 Giả thuyết khoa học

Nếu vận dụng tốt các biện pháp sử dụng tài liệu về nhân vật như khóaluận đề xuất sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về các nhân vật lịch sử, bồi dưỡngtruyền thống yêu nước cho các em góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch

sử ở trường phổ thông

Trang 15

7 Đóng góp của đề tài

- Tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu thamkhảo nói chung, tài liệu về nhân vật lịch sử nói riêng trong dạy học lịch sử ởtrường phổ thông

- Phản ánh đúng thực trạng việc sử dụng tài liệu nhân vật lịch sử trongdạy học lịch sử ở trường phổ thông

- Đề xuất được các biện pháp sử dụng có hiệu quả tài liệu về nhân vật

để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy học lịch sử ởtrường THPT

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục, và tài liệu tham khảo, khóa luận gồmhai chương:

Chương 1 Sử dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông – Lí luận và thực tiễn

Chương 2 Một số biện pháp sử dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục truyền thống yêu nước trong dạy học lịch sử Việt Nam (1858-1918) ở trường Trung học phổ thông – Chương trình chuẩn

Trang 16

Chương 1 SỬ DỤNG TÀI LIỆU VỀ NHÂN VẬT ĐỂ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – LÍ LUẬN VÀ

THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Một số khái niệm

Tài liệu nói chung là loại tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy, học tập,

nghiên cứu của giáo viên, học sinh và các nhà nghiên cứu

Tài liệu lịch sử là loại tư liệu phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và

giảng dạy lịch sử nhưng đã ít nhiều được người nghiên cứu tìm hiểu, phảnánh, khôi phục lại thông qua lăng kính chủ quan

Nhân vật là khái niệm được đề cập trong nhiều ngành khoa học khác

nhau Nhân vật trong một tác phẩm văn học là người được đề cập chính trongtác phẩm hoặc có một vai trò nhất định trong việc giúp tác giả hoàn thành nộidung tư tưởng theo ý định của mình Nhân vật trong một vở kịch, một tácphẩm hội họa cũng vậy, thường là con người được chọn làm trung tâm của tácphẩm và có vai trò hoàn thành nội dung nghệ thuật mà tác giả muốn thể hiện.Như vậy, nói đến nhân vật trong bất kì một lĩnh vực nào cũng nói đến conngười, con người trung tâm được đề cập tới và có một vai trò nhất định đốivới lĩnh vực, công việc mà con người đó tham gia cống hiến Về vấn đề này,trong các cuốn từ điển cũng cho ta những định nghĩa chuẩn xác về nhân vật

Trong cuốn Từ điển tiếng Việt của trung tâm Từ điển ngôn ngữ định nghĩa

nhân vật như sau: 1 Đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiệntrong các tác phẩm văn học, nghệ thuật… 2 Người có vai trò nhất định trong

xã hội [1; tr7]

Trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt” của Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hộicũng định nghĩa tương tự: Nhân vật: 1 người có tiếng tăm, có một địa vịhoặc một vị trí quan trọng 2 Vai trò trong truyện, người trong vở kịch thểhiện trên sân khấu bằng một diễn viên [1; tr8] Theo cách giải thích này, nhân

Trang 17

vật không chỉ là về con người mà là con người trung tâm, có tiếng tăm, địa vịtrong xã hội, có nghĩa là hoạt động của con người đó có đóng góp cho lĩnhvực họ tham gia ở một mức độ nhất định Quan niệm về nhân vật nói chungcho phép chúng ta rút ra kết luận: nói đến nhân vật là nói đến vai trò trungtâm của chủ thể, của con người trong từng lĩnh vực nhất định Từ quan niệm

đó, ta có quan niệm về nhân vật trong lịch sử

Nhân vật lịch sử là những con người có thật, tham gia vào quá trình

sáng tạo ra lịch sử, là những cá nhân có vai trò quan trọng đối với tiến trìnhlịch sử Lịch sử là quá khứ đã qua của con người, là lịch sử của xã hội loàingười Con người là chủ thể hoạt động của lịch sử, làm nên lịch sử, hoạt độngvới tính mục đích và tư tưởng cao tạo nên các cốt lõi vận động và phát triểnđầy mâu thuẫn nhưng hợp quy luật của lịch sử Đây cũng là điểm khác cănbản giữa lịch sử của xã hội loài người với lịch sử của tự nhiên chỉ vận độngtheo quy luật của tự nhiên Do vậy, nói đến lịch sử là nói đến sự tác động củayếu tố con người, không có con người thì sẽ không có lịch sử và ngược lại,nói đến lịch sử thì không thể tách rời yếu tố con người Nhân vật lịch sửchính là con người lịch sử, có nghĩa là con người là một sản phẩm của mộthoàn cảnh lịch sử cụ thể nhất định và hoạt động của họ là tác động lớn đến

hoàn cảnh lịch sử đó Trong cuốn “Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông” do

GS Phan Ngọc Liên chủ biên đã định nghĩa về nhân vật lịch sử như sau:

“Nhân vật lịch sử là người có một vai trò nhất định trong một sự kiện lịch sử, trong một thời kì lịch sử” [14; tr226].

Như vậy, nhân vật lịch sử ở đây được hiểu là người có vai trò nhất

định, tác động nhất định đối với một hoàn cảnh lịch sử cụ thể (sự kiện lịch sử hay thời kỳ lịch sử).

Tài liệu về nhân vật lịch sử là những tư liệu về nhân vật lịch sử như tiểu

sử, thân thế, con người và quá trình hoạt động cách mạng được người ta ghilại thông qua các câu truyện, các bài thơ, bài văn… được phản ánh cụ thể,chính xác về đặc điểm của các nhân vật đó

Trang 18

Truyền thống là những hoạt động có tính chất xã hội, được lặp lại nhiều

lần và có tính chất cố định trong một thời điểm nhất định Truyền thống trởthành giá trị văn hóa, thành chuẩn mực xã hội, ăn sâu vào tư tưởng, tình cảm

và tính cách của mỗi con người trong một thời điểm cụ thể được xác định.Truyền thống là phạm trù lâu bền, chứ không phải là một hành động ngẫunhiên, bất ngờ, phải được kế thừa và phát huy Truyền thống được xã hội bảo

vệ, giữ gìn và phát huy

Với cách định nghĩa trên, khái niệm truyền thống lịch sử được hiểugồm nhiều truyền thống tốt đẹp: truyền thống đấu tranh chống giặc ngoạixâm, truyền thống bảo vệ tổ quốc, truyền thống đoàn kết tương thân tương áiđùm bọc giúp đỡ nhau nhưng bao trùm lên trên hết đó chính là truyền thốngyêu nước - một truyền thống vô cùng quý báu của một dân tộc, như Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó làtruyền thống quí báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thìtinh thần ấy lại sục sôi, nó kết thành một làn sóng vô cũng mạnh mẽ, to lớn;

nó lướt qua mọi sự khó khăn, thử thách; nó nhấn chìm cả lũ bán nước và lũ

cướp nước" Truyền thống yêu nước được kế thừa và phát triển cho tới ngày

+ Anh dũng trong chiến đấu, cần củ, bền bỉ trong lao động

+ Sống giản dị, yêu thương đùm bọc lẫn nhau

Như vậy, truyền thống yêu nước là nét nổi bật trong đời sống văn hoá tinh

thần của người Việt, là di sản quý báu của dân tộc được hình thành từ rất sớm,được củng cố và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam

Trang 19

1.1.2 Yêu cầu sử dụng tài liệu để tìm hiểu về nhân vật trong dạy học lịch

sử ở trường phổ thông

Do đặc trưng riêng biệt của nhận thức lịch sử, việc học tập lịch sử phảidựa trên cơ sở nắm bắt các sự kiện và tạo biểu tượng lịch sử Vì vậy, trongDHLS việc giáo dục học sinh có vai trò rất quan trọng Đặc biệt là khắc họa

về nhân vật, vì sự kiện là cơ sở của tri thức lịch sử mà nhân vật là những conngười làm nên sự kiện đó Tuy nhiên, trong DHLS một bộ phận giáo viênchưa gắn liền sự kiện với nhân vật lịch sử, chưa khắc họa sinh động về chândung nhân vật Vì vậy, thực tế cho thấy hiện tượng học sinh nhầm lẫn hoặckhông hiểu biết về nhân vật trở nên phổ biến

Nhân vật lịch sử có vai trò quan trọng trong DHLS Khắc sâu biểutượng nhân vật lịch sử không những giúp học sinh ghi nhớ đến các anh hùng,danh nhân của dân tộc mà còn giáo dục các em học tập, noi gương những đứctính tốt đẹp của thế hệ cha anh đi trước trong công cuộc xây dựng và gìn giữđất nước Do đó, việc khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử cho học sinh làmột nội dung không thể thiếu trong dạy - học Lịch sử Hiện nay, vốn hiểubiết của người dân nói chung và giới trẻ nói riêng về lịch sử dân tộc rất đáng

lo ngại Học sinh học lịch sử một cách thụ động, đối phó chứ không thực sựmong muốn tìm hiểu lịch sử nước nhà

Lịch sử không đặt ra cho mình những vấn đề không thể giải quyếtđược, có nghĩa là bất kỳ một vấn đề nào của lịch sử cũng xuất hiện con ngườihành động để đáp ứng yêu cầu đó Tác động của họ có thể là thúc đẩy lịch sửtiến lên (nhân vật chính diện) nếu như hành động của họ phù hợp với nguyệnvọng của quần chúng nhân dân như Mác – Angghen trong lịch sử thế giới hayChủ tịch Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tộc, có thể là kìm hãm sự phát triển(nhân vật phản diện) khi hành động của họ trái ngược với yêu cầu, nguyệnvọng của quần chúng nhân dân tiến bộ theo xu hướng đi lên của lịch sử nhưHít – le, Ngô Đình Diệm… Tuy nhiên, ranh giới giữa nhân vật chính diện vànhân vật phản diện không phải bao giờ cũng rõ ràng Có những người mà hoạt

Trang 20

động của họ có tác động khác nhau trong cùng một thời kỳ lịch sử nhất định,giai đoạn đầu có tác động tích cực nhưng giai đoạn sau lại có tác động hạnchế và ngược lại.

Vì vậy, sử dụng tài liệu để tìm hiểu về nhân vật trong DHLS cần phải

có sự chọn lọc và kết hợp các loại tài liệu khác nhau để làm nổi bật lên nhânvật đó Lịch sử là lịch sử của con người với hoạt động phong phú, đa dạng tạonên xã hội loài người, DHLS là giúp học sinh hiểu đúng quá khứ đã qua củacon người với hoạt động của họ, do vậy DHLS không thể bỏ qua yếu tố conngười mà càng phải làm sáng tỏ con người với vai trò của họ đối với hoàncảnh lịch sử nhất định

Con người trong lịch sử hoạt động phong phú đa dạng trên nhiều lĩnhvực khác nhau Vì vậy nhân vật lịch sử cũng được chia thành nhiều nhómhoạt động trên tất cả các lĩnh vực Lĩnh vực nào trong hoạt động của conngười cũng có vị trí nhất định đối với sự phát triển của lịch sử nói chung do

đó đóng góp của nhân vật lịch sử trên bất kỳ lĩnh vực nào cũng có vai tròquan trọng Ví như trong lĩnh vực hội họa có Leona Dvanhxi, Milenlanggio…

là những thiên tài trên lĩnh vực này, hay chúng ta có Napoleong, Xeda… làmthay đổi cả nền chính trị - quân sự của thế thời một thời… Như vậy, conngười trong lịch sử có bao nhiêu lĩnh vực hoạt động thì cũng để lại dấu ấn củamình trên bấy nhiêu lĩnh vực Chẳng hạn trong giai đoạn lịch sử Việt Nam1858-1918 có các nhân vật tiêu biểu hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau đó

là cách mạng - quân sự, chính trị, văn hóa – tư tưởng…

Nhân vật trong DHLS là hết sức phong phú và đa dạng trên mọi mặthoạt động trong cuộc sống của con người Các lĩnh vực có mối quan hệ mậtthiết với nhau, mặt này nhiều lúc là cơ sở, là nền tảng phát triển cho lĩnh vựckhác chính vì vậy mà cũng có những trường hợp con người không chỉ thểhiện vai trò của mình trên một lĩnh vực mà trên cả nhiều lĩnh vực khác nhau

Ví dụ như Phan Bội Châu trong giai đoạn lịch sử này, hoạt động của ông rất

đa dạng Phan Bội Châu vừa là một nhà chí sĩ cách mạng lỗi lạc vừa là “ngôi

Trang 21

sao sáng trên bầu trời” của nước ta lúc bấy giờ, và trong lĩnh vực văn học đã

để lại một khối lượng các tác phẩm văn thơ dồi dào Tính phong phú, đa dạngcủa nhân vật lịch sử giúp cho người giáo viên nhận thức đúng vai trò của họtrên từng lĩnh vực hoạt động cụ thể, từ đó biết phân loại nhân vật và giảng dạy

có hiệu quả, tránh tình trạng còn phân biệt nhân vật lịch sử ở những lĩnh vựckhác nhau có vai trò khác nhau Như thế, việc giảng dạy nhân vật lịch sử trênlĩnh vực nào là do nội dung kiến thức của bài học đó quy định Việc đổi mớichương trình nội dung hiện nay đang theo tinh thần tăng lịch sử kinh tế, vănhóa, do vậy nhận thức đúng vai trò của nhân vật trong DHLS là một yếu tốthành công của giáo viên

Nhận thức, quan niệm đúng về yêu cầu sử dụng tài liệu về nhân vậttrong DHLS sẽ giúp cho giáo viên biết lựa chọn nhân vật hợp lí để tạo biểutượng cho học sinh, không đi sa đà vào dạy chỉ về cá nhân mà bỏ qua quầnchúng nhân dân Không những vậy, còn góp phần định hướng cho giáo viênbiết cách phân loại, chọn lọc các nhân vật Từ đó sẽ giáo dục cho học sinhtruyền thống yêu nước của dân tộc một cách cụ thể, sinh động hơn Tuynhiên, với phạm vi trong một khóa luận, chúng tôi xin phép được đi sâu tậptrung vào việc sử dụng tài liệu về nhân vật lịch sử để giáo dục truyền thốngyêu nước với tư cách là những cá nhân trong lịch sử

1.1.3 Ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh

Việc sử dụng tài liệu về nhân vật lịch sử nói riêng có tầm quan trọng vàảnh hưởng lớn đến hiệu quả của bài học lịch sử ở trường phổ thông Để đemđến được hiệu quả trong mỗi bài học giáo viên cần phải khắc họa được hìnhtượng nhân vật tiêu biểu từ đó nêu gương về truyền thống yêu nước Việc sửdụng tài liệu về nhân vật để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh có ýnghĩa đối với cả giáo viên và học sinh

Đối với giáo viên sử dụng tài liệu về nhân vật, thông qua người thực,việc thực về nhân vật đó để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh

Trang 22

Ngay từ thời cổ đại các nhà sử học đã coi lịch sử là “cô giáo của cuộc sống”.

Quan niệm đúng đắn này vẫn tồn tại cho tới ngày nay Lịch sử nghiên cứu quátrình hình thành, phát sinh và phát triển của xã hội loài người từ thấp đến cao,

từ đơn giản đến phức tạp Đó là một quá trình thống nhất giữa quá khứ, hiệntại và tương lai Trong câu mở đầu của quyển “Lịch sử nước ta” Chủ tịch HồChí Minh đã viết:

“Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Như thế, biết lịch sử để hiểu biết rõ về cội nguồn của truyền thống dântộc Để từ đó có niềm tin và yêu nước hơn Cùng với tất cả các môn học vàcác hoạt động ở trường THPT, việc DHLS góp phần giáo dục thế hệ trẻ theomục tiêu đào tạo đã được xác định Hiệu quả giáo dục của môn lịch sử tùythuộc vào quan niệm, việc khai thác những nội dung khóa trình, những biệnpháp sư phạm thích hợp, hình thức tổ chức, phương tiện, trình độ của giáoviên và sự quan tâm của các cơ quan, xã hội

Trong đời sống xã hội, lịch sử có tác dụng quan trọng không chỉ về mặttrí tuệ mà cả về thái độ, tình cảm, tư tưởng Lịch sử có nhiều ưu thế trong việcgiáo dục tình cảm, tư tưởng, thái độ, thẩm mĩ… Những con người và nhữngviệc thực trong quá khứ có sức thuyết phục, có sự rung cảm mạnh mẽ với cácthế hệ trẻ Giáo viên có thể lấy những tấm gương anh dũng tuyệt vời của cácchiến sĩ đấu tranh, hi sinh vì độc lập, tự do cho tổ quốc giúp học sinh học tập

và noi gương suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với đất nước Tác dụnggiáo dục quan trọng của sử học cũng như bộ môn lịch sử ở trường phổ thông

là giáo dục trí tuệ, tư tưởng chính trị, tình cảm, đạo đức, lối sống… Nhữngyêu cầu giáo dục thế hệ trẻ nêu trên hoàn toàn phù hợp với chức năng củakhoa học lịch sử, với nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát triển của bộ mônLịch sử ở trường THPT Giáo viên có thể lấy ví dụ về Nguyễn Tri Phương -Tổng đốc thành Hà Nội khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất Nguyễn TriPhương đã chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm tới hơi thở cuối cùng Khi bị

Trang 23

giặc bắt, ông đã khước từ mọi sự dụ dỗ của giặc và đã tuyệt thực cho đếnchết Việc làm đó đã khiến cho nhân dân ta vô cùng biết ơn và tôn vinh một vịquan chính trực trong triều đình Sự dũng cảm, hi sinh xả thân vì nước củaông là những biểu hiện rõ nét của truyền thống của dân tộc Qua những việcthật và con người thật của Nguyễn Tri Phương học sinh đã thấy được sự cụthể về biểu hiện của lòng yêu nước, từ đó có những xúc cảm nhất định.

Trong thực tiễn DHLS ở trường THPT chúng ta thường gặp phải nhữngsai lầm, cần khắc phục Một là coi nhẹ việc giáo dục tư tưởng trong bộ môn.Hai là không xuất phát từ sự thực lịch sử mà giải thích dài dòng, công thức,

áp đặt Một số người cho rằng giáo viên chỉ cần trình bày sự kiện khách quan

là đủ hoặc là hướng dẫn học sinh nhận thức theo một phương hướng đã định

mà không khai thác nhiều nội dung khóa trình Làm như vậy là hạ thấp chứcnăng giáo dục của môn học, hạ thấp vai trò giáo dục Phải trên cơ sở nhậnthức đúng hiện thực lịch sử khách quan để đánh giá, rút ra bài học chứ khôngdừng lại ở việc biết lịch sử, hoặc không biết mà suy diễn Việc sử dụng tàiliệu về nhân vật lịch sử trong quá trình giảng dạy không chỉ giúp cho bài họclịch sử thêm sống động cụ thể và chân thực mà còn nâng cao chất lượnggiảng dạy và giáo dục tình cảm, tư tưởng cho học sinh Đối với học sinh việc

sử dụng tài liệu về nhân vật có ý nghĩa đối với học sinh trên cả ba mặt:

Về cung cấp kiến thức: Tài liệu về nhân vật lịch sử nói chung và nhân

vật lịch sử giai đoạn 1858-1918 nói riêng góp phần làm cụ thể hơn, phongphú hơn và sinh động hơn các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử đang học Giúphọc sinh hiểu sâu sắc hơn về nhân vật lịch sử thông qua “người thật, việcthật” Làm cho học sinh được “trực quan sinh động” quá khứ của dân tộc,nâng cao tầm hiểu biết, mức độ chính xác và sinh động về nhân vật, từ đógiáo dục truyền thống yêu nước cho các em

Lịch sử với chức năng và nhiệm vụ của mình đã nghiên cứu toàn bộ xãhội loài người từ thấp đến cao Lịch sử ghi lại đầy đủ, toàn bộ hình ảnh củaquá khứ đúng như nó từng tồn tại DHLS nhằm cung cấp cho các em sự hiểu

Trang 24

biết về quá khứ xã hội loài người để nâng cao sự hiểu biết về hiện tại và địnhhướng cho tương lai Với vốn kiến thức đầy đủ, học sinh sẽ có ý thức về tráchnhiệm của mình trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Từ quákhứ, học sinh sẽ hiểu được những gì ông cha ta đã làm được, hiểu được giá trịcủa quá khứ và giá trị của ngày nay Muốn vậy, học sinh phải được giáo dụctruyền thống dân tộc Việc giáo dục truyền thống dân tộc qua bộ môn lịch sửtrở nên cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng Trên cơ sở sự kiện khoa học, mônlịch sử tạo biểu tượng chân thực, hình ảnh rõ nét về các nhân vật lịch sử Vínhư, khi dạy bài 19: “Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược

từ 1858-1873” lớp 11 chương trình chuẩn, giáo viên cung cấp cho học sinhnhững thông tin cơ bản về các nhân vật chính trong bài này như Nguyễn TriPhương, Nguyễn Trung Trực, Trương Định… kết hợp với việc sử dụng hìnhảnh và kênh chữ trong sách giáo khoa khắc họa biểu tượng về các nhân vậtthông qua những việc làm của họ Với sự hiểu biết cơ bản về các nhân vật,học sinh sẽ hiểu được vai trò của các nhân vật trong công cuộc kháng chiếnchống Pháp xâm lược ngay từ những buổi đầu Với những việc làm cao cả, ýchí quyết tâm chống Pháp của các nhân vật tiêu biểu trên cho học sinh nhậnthấy đó là những biểu hiện rõ nét nhất về truyền thống yêu nước của dân tộc

ta trong thời kì này Qua đây, các em sẽ có được khả năng đánh giá, phê pháncác nhân vật lịch sử

Về rèn kĩ năng: Ngoài ý nghĩa giáo dưỡng thì việc sử dụng tài liệu về

nhân vật lịch sử còn có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện các năng lựcnhận thức của học sinh Trong đó quan trọng nhất là phát triển tư duy độc lập

và các kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá, nhận xét Sử dụng tài liệu vềnhân vật lịch sử trong DHLS còn là một biện pháp cần thiết để thực hiệnnguyên lí “học đi đôi với hành” như chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy Khi dạybài 20 lớp 11 chương trình chuẩn: “Chiến sự lan rộng ra cả nước Cuộc khángchiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884 Nhà Nguyễn đầu hàng”giáo viên trình bày những nét cơ bản về cuộc kháng chiến chống Pháp xâm

Trang 25

lược do Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu… lãnh đạo, giáo viên gợi mở chohọc sinh liên hệ với kiến thức bài trước có sự so sánh, đối chiếu giữa các nhânvật lịch sử với những vai trò khác nhau Thông qua các nhân vật lịch sử cụ thể

và chính xác, giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về tinh thần yêu nướcchống Pháp của các nhân vật tiêu biểu đại diện cho quần chúng nhân dân ta.Hình thành kĩ năng phân tích, đánh giá nhân vật lịch sử nói chung và vấn đềlịch sử nói riêng

Về giáo dục: Giáo dục thế hệ trẻ bao giờ cũng là mối quan tâm đặc biệt

to lớn của mỗi dân tộc, mỗi giai cấp Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch HồChí Minh đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đờisau Nhà trường phổ thông chịu trách nhiệm quan trọng cùng với xã hội hoànthành tốt nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ trong điều kiện hiện nay Môn lịch sửvới chức năng và nhiệm vụ của mình góp phần tích cực vào công việc này

Trong đời sống xã hội, lịch sử có tác dụng quan trọng không chỉ về mặttrí tuệ mà cả về thái độ, tình cảm, tư tưởng Lịch sử có nhiều ưu thế trong việcgiáo dục tình cảm, tư tưởng, thái độ, thẩm mĩ… Những con người và nhữngviệc thực trong quá khứ có sức thuyết phục, có sự rung cảm mạnh mẽ với cácthế hệ trẻ Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông không chỉ có khả năng cungcấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng mà còn có khả năng giáo dục học sinh truyềnthống tốt đẹp về lòng yêu nước, thương yêu đồng bào, trọng nhân nghĩa, quýlao động, anh hùng, dũng cảm… và có nhiều kinh nghiệm quý báu về giáodục cho thế hệ trẻ truyền thống dân tộc, tinh hoa của nhân loại Khai thác nộidung khóa trình lịch sử ở trường THPT, chúng ta có thể giáo dục cho học sinhnhiều truyền thống dân tộc, nổi bật là giáo dục truyền thống yêu nước Đây là

sở trường, ưu thế của bộ môn lịch sử trong việc giáo dục thế hệ trẻ

Lòng yêu nước là vốn quý của mọi dân tộc, mỗi dân tộc lại có nhữngnét đặc sắc riêng về lòng yêu nước Lòng yêu nước của nhân dân Việt Namđược hình thành trong lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ đất nước,giải phóng dân tộc Nó đã trở thành đạo lí của người Việt Nam, là tiêu chí cao

Trang 26

nhất để đánh giá mọi người trong nước từ trước tới nay Chủ nghĩa yêu nướcViệt Nam - một động lực phát triển của dân tộc – có sức mạnh như một lànsóng vô cùng mạnh mẽ và to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nónhấm chìm cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

Giáo dục về tư tưởng chính trị, giáo dục ý thức lao động, đạo đức, thẩm

mĩ đặc biệt giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh thông qua việc sửdụng nguồn tài liệu về nhân vật là rất lớn Ví dụ như khi dạy bài 21 lớp 11chương trình chuẩn: “Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ViệtNam trong những năm cuối thế kỉ XIX” có những nhân vật tiêu biểu trongphong trào Cần Vương như Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn ThiệnThuật, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám… Giáo viên khắc họa biểu tượngchân thực về các nhân vật này thông qua những việc làm của họ Đặc biệt làvua Hàm Nghi, tuy còn nhỏ tuổi nhưng đã có tinh thần đấu tranh chống Pháptriệt để, ông là một vị vua, song ông đã khước từ mọi sự dụ dỗ của Pháp đểđứng lên phát động nhân dân kháng chiến chống Pháp Những việc làm ấy thểhiện tinh thần yêu nước thương dân của một ông vua thời Nguyễn lúc bấy giờ.Ông đại diện cho tầng lớp thống trị, đứng về phía nhân dân, sẵn sàng chốnglại Pháp với tinh thần quyết tâm mạnh mẽ khiến cho Pháp tức tối đày ôngsang An-giê-ri Tấm gương của vị vua trẻ tuổi yêu nước này là động lực giúpcho học sinh có được những xúc cảm lịch sử nhất định về nhân vật lịch sử

1.1.4 Những yêu cầu khi sử dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh

* Tài liệu về nhân vật được sử dụng phải đảm bảo tính khoa học, cơ

bản, cụ thể

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin việc tìmkiếm tài liệu về một nhân vật lịch sử bất kỳ là điều vô cùng dễ dàng Bởi vậy,giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trước hết phải đảm bảo được sựchính xác về tài liệu mà giáo viên sử dụng

Trang 27

Tính khoa học trong việc sử dụng tài liệu về nhân vật lịch sử thể hiệntrong việc giáo viên sử dụng tài liệu đó cung cấp cho học sinh sự hiểu biếtnhất định về một nhân vật lịch sử Tài liệu phải được khoa học xác định rõràng, chính xác, phải được thừa nhận và qua quá trình nghiên cứu Khôngđược sử dụng tài liệu khoa học chưa thừa nhận để phục vụ cho công tác giảngdạy của giáo viên Tài liệu lịch sử rất phong phú và đa dạng, song chúng tacần phân biệt các loại tài liệu khác nhau để có cách sử dụng hợp lí trong mỗitrường hợp cụ thể.

Tính khoa học của việc sử dụng tài liệu về nhân vật còn được biểu hiệntrong nội dung kiến thức giáo viên giảng dạy Người giáo viên phải thườngxuyên cập nhật thông tin khoa học mới về nhân vật, có những nhận thức mới,

vì khoa học luôn luôn phát triển để tiến gần đến chân lí khách quan của hiệnthực lịch sử Nếu không cập nhật thông tin khoa học mới, giáo viên sẽ bị lạchậu dẫn đến việc giáo viên không thể đảm bảo yêu cầu đặt ra là phải nâng caohiệu quả bài học Đảm bảo tính khoa học trong việc sử dụng tài liệu về nhânvật lịch sử nhằm giáo dục truyền thống yêu nước được biểu hiện ở hai mặt :tài liệu chính xác và tạo biểu tượng về nhân vật sinh động, từ đó rút ra bài học

về nhân vật Hai mặt này có mối quan hệ chặt chẽ và biện chứng với

nhau:“Sự chân thực về những kết luận rút ra ở tư duy phụ thuộc: thứ nhất là

tính chân thực của dữ liệu mà từ đó chúng ta rút ra kết luận lôgic Và thứ hai

là tính chân thực của bản thân kết luận Cho dù kết luận của chúng ta là đúng đắn về mặt logic nhưng nếu như những dữ liệu mà ta tri giác được từ thế giới bên ngoài sai lầm thì chính ngay kết luận cũng sai lầm” [7; tr48].

Việc phân loại tài liệu và chọn những tài liệu quan trọng nhất, nổi bậtnhất về nhân vật sử dụng trong việc khắc sâu biểu tượng nhân vật sẽ giúp giáoviên không rơi vào sai lầm như chỉ gây hứng thú cho học sinh bằng các giaithoại giật sử, các câu truyện về đời tư của nhân vật, mà quên đi điều học sinhcần nắm là vai trò của nhân vật đối với lịch sử ra sao, dẫn đến việc giáo dục

tư tưởng, tình cảm cho học sinh sẽ không hiệu quả Thực tế cho thấy, nếu

Trang 28

không có nguồn tài liệu phong phú và đa dạng giáo viên khó có thể giúp họcsinh khắc họa được hình tượng nhân vật một cách chính xác.

Lịch sử là mang tính cụ thể, không có lịch sử trừu tượng, chung chung.Nhân vật lịch sử cũng như sự kiện lịch sử đều mang tính cụ thể vì mỗi nhânvật là sản phẩm của một hoàn cảnh lịch sử nhất định Nói đến Phan ĐìnhPhùng chỉ có trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê, nói đến Hoàng Hoa Thám làgắn liền với phong trào nông dân Yên Thế… Tính lịch sử cụ thể với tính khoahọc có quan hệ mật thiết với nhau Chỉ khi đặt trong hoàn cảnh cụ thể chúng

ta mới đánh giá đúng vai trò của nhân vật đối với lịch sử mà họ hoạt động,nếu không sẽ có sự đánh giá phiến diện và sai lầm Ví dụ như chỉ căn cứ vàothành bại của nhân vật mà luận anh hùng, tách rời hoàn cảnh lịch sử cụ thể thìchúng ta không thể đánh giá đúng vai trò của Phan Bội Châu và Phan ChuTrinh vì cả hai ông đều thất bại trong đường lối của mình, khi căn cứ vàohoàn cảnh lịch sử lúc đó ta mới thấy khâm phục hai nhà chí sĩ yêu nước vớinhững tư tưởng tiến bộ đại diện cho lớp sĩ phu yêu nước phong kiến lúc bấygiờ Con đường cứu nước của hai ông tuy chưa đi tới thắng lợi nhưng có lẽnhững việc mà hai ông đã làm không bằng việc giáo dục cho thế hệ sau tinhthần yêu nước trong việc làm cách mạng sau này Lê - nin cũng đã từng nói:

“Chúng ta không thể căn cứ vào chỗ họ cống hiến được gì so với thời đại chúng ta mà căn cứ ở chỗ họ đã cống hiến được gì so với bậc tiền bối của họ” Vì vậy, khi sử dụng tài liệu về nhân vật lịch sử phải đảm bảo được tính

lịch sử cụ thể, muốn vậy, người giáo viên phải biết chọn lọc tài liệu để tạobiểu tượng cụ thể về không gian, thời gian mà nhân vật hoạt động, làm sinhđộng trong mắt học sinh bối cảnh lịch sử mà nhân vật tác động vào

Tài liệu lịch sử bao gồm có nhiều loại, đó là tài liệu cơ bản và không cơbản Tài liệu cơ bản là tài liệu cần thiết nhất, quan trọng nhất khi nói tới nhânvật Giáo viên cũng cần phải phân loại tài liệu cho rõ ràng mới đảm bảo đượcyêu cầu đặt ra với môn học Với một khoảng thời gian có hạn, giáo viênkhông thể cung cấp hết tất cả các tài liệu về nhân vật để tạo biểu tượng Vì

Trang 29

vậy, việc chọn lọc tài liệu vô cùng quan trọng và cần thiết bởi học sinh chỉnhận thức đúng đắn, có thái độ tình cảm tốt về nhân vật hay không hoàn toàn

do quá trình sử dụng tài liệu của giáo viên Nếu trong bài học, nhân vật lịch sửcũng là một nội dung cơ bản của bài phải làm cho học sinh hiểu rõ về nhân vậtmột cách toàn diện, giáo viên cần phải sử dụng đến nhiều loại tài liệu khácnhau

Hiện nay các PHDH lịch sử đang được dùng như: Sử dụng đồ dùngtrực quan, miêu tả, tường thuật, giải thích… đang gặp khó khăn, bởi học sinhtrong thời đại toàn cầu hóa, thông tin hóa đã tự tin và năng động hơn rấtnhiều Việc lắng nghe thụ động đặc biệt là nghe những điều đã biết không

còn làm các em hứng thú Ví dụ việc giáo viên mải mê “miêu tả” Kim tự

tháp Ai cập trong khi học sinh đã biết hoặc chỉ cần một vài cú nhấp chuột làtìm thấy thông tin ngay Do vậy đòi hỏi giáo viên phải liên tục tìm tòi, sángtạo trong giảng dạy để đem lại những điều thú vị, hấp dẫn cho học sinh quatừng tiết thì chất lượng bộ môn mới được nâng cao Một trong những biệnpháp hiệu quả đó là: Khắc họa biểu tượng nhân vật Lịch sử trong giờhọc Theo tôi được phân ra nhiều biện pháp khắc hoạ sau:

Trước hết giáo viên cần phải khắc sâu hình dáng nhân vật lịch sử: Mỗinhân vật lịch sử đều có một hình dáng riêng biệt Nếu giáo viên chỉ giới thiệuqua loa cho học sinh nắm được hình dáng nhân vật qua hình ảnh giơ lên trongSGK thì hiểu biết của các em chỉ ở mức sơ lược Kinh nghiệm cho thấy khi sửdụng tài liệu nhân vật lịch sử, giáo viên phải giới thiệu vài đặc điểm hìnhdáng nhân vật lịch sử, khắc sâu hình dáng riêng, đặc điểm riêng để các em dểlàm quen, dể hiểu biết và nhớ lâu về nhân vật Có khi vì khuôn khổ tài liệu,giáo viên không thể đặt tả tỉ mỉ chi tiết từng nhân vật lịch sử, nhưng cũngkhông vì vậy mà bỏ đi hoặc lướt qua Do đó giáo viên có thể lược tả chungchung nhưng vẫn nêu được đặc điểm đáng ghi nhớ và vẫn phải đạt được yêucầu là qua đặc tả phong thái và một vài nét chung đó có thể làm cho học sinhthấy được phẩm chất của nhân vật lịch sử đó

Trang 30

Một nhân vật lịch sử bao giờ cũng có một sự nghiệp nhất định, có khibao gồm nhiều mặt Trong một thời gian ngắn ngủi (45phút) trên lớp, giáoviên không thể nào kể lại toàn bộ sự nghiệp của nhân vật, mà chỉ có thể chọnlọc một trong hai hoạt động tiêu biểu nhất trong cuộc sống hoặc những hoạtđộng điển hình nhất, cần phải chọn lọc tinh giảng cao độ nhưng phải đầy đủchính xác, làm sao khi giảng mà không nông cạn, không mơ hồ Đây là việclàm rất khó.

Sau khi đã sử dụng tài liệu để khắc sâu đặc điểm, hình dáng hay cáchoạt động điển hình của nhân vật, giáo viên còn có sử dụng tài liệu để khắchoạ sâu sắc nhân vật lịch sử về thân thế, sự nghiệp, trình độ học vấn… giúphọc sinh hiểu sâu hơn, rộng hơn về nhân vật lịch sử, đồng thời giúp học sinh

nhớ lâu về nhân vật Để đạt được mục đích trên, giáo viên phải mất nhiều

công sức như sưu tầm tài liệu, tranh ảnh của từng nhân vật lịch sử mà trongtiết dạy yêu cầu, biết chọn lọc, kết hợp đưa những kiến thức ngoài SGK vàobài giảng đúng PPDH theo kiểu sơ đồ Đai - Ri Tất cả việc làm trên mặc dùtốn nhiều thời gian và công sức nhưng khi đạt được mục đích yêu cầu đề rahọc sinh sẽ mãi ghi nhớ những bài giảng công phu đó của giáo viên Ví như,khi dạy bài 22 lớp 11 chương trình chuẩn: “Sự chuyển biến của xã hội ViệtNam đầu thế kỷ XX - Sự ra đời của trào lưu dân tộc chủ nghĩa” khi giảng dạy

về nhân vật Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh giáo viên cần sử dụng và kết hợpnhiều loại tài liệu khác nhau để khắc họa hình tượng các nhân vật Cả hai ôngkhông chỉ có hoạt động về chính trị mà hoạt động cả về văn học với nhiều tácphẩm văn thơ phục vụ mục đích chính trị khác nhau từ gia đình, quê hương,thân thế và quá trình hoạt động cách mạng… Giáo viên có thời gian để sửdụng tài liệu lịch sử, vì thế, giáo viên cần tổng hợp nhiều tài liệu khác nhau đểgiúp cho học sinh có những biểu tượng chân thực, chính xác về hai ông, qua

đó giáo dục học sinh biểu hiện về truyền thống yêu nước Đối với bài họcnhân vật lịch sử có nội dung ít hơn nội dung chính của bài giáo viên cần sửdụng tài liệu cơ bản nhất về nhân vật, và chọn nhân vật tiêu biểu nhất để khắc

Trang 31

họa một cách nhanh chóng, chính xác, tránh sự sa đà Biết chọn tài liệu cơbản, nhân vật cơ bản để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh sẽ giúpcho giáo viên chủ động về mặt kiến thức, kĩ năng và thời gian mà vẫn đảmbảo được hiệu quả của bài học.

* Các tài liệu về nhân vật được sử dụng phải đảm bảo tính giáo dục

Giáo dục tư tưởng tình cảm của học sinh là ưu thế của bộ Lịch sử ởtrường THPT Sử dụng tài liệu nhân vật để giáo dục truyền thống yêu nước lạirất có ưu thế Mỗi một nhân vật hoạt động theo một mục đích nhất định, nếuhoạt động đó phù hợp với yêu cầu của lịch sử, với nguyện vọng của quầnchúng nhân dân thì học sinh có thái độ kính mến, khâm phục về nhân vật vàngược lại Việc học sinh có thái độ như thế nào đối với nhân vật lại phụ thuộcvào việc sử dụng các loại tài liệu lịch sử của giáo viên trong quá trình lên lớp

Có thể nói việc khắc họa hình tượng nhân vật thông qua việc sử dụng tài liệu

về nhân vật để giáo dục truyền thống yêu nước là thực hiện tốt biện pháp

“nêu gương” cho học sinh Nếu giáo viên biết sử dụng hợp lí nguồn tài liệu

về nhân vật để tạo biểu tượng cụ thể, hấp dẫn về nhân vật thì tự các em sẽ cónhững xúc cảm lịch sử và việc giáo dục truyền thống yêu nước với học sinh

sẽ có hiệu quả một cách tự nhiên

Giáo viên cần phải chú ý tới hiệu quả giáo dục khi lựa chọn các nhânvật để giảng dạy, chú ý khơi sâu những chi tiết có tính giáo dục cao Cũng cónhững trường hợp mà tài liệu lịch sử không có ý nghĩa về mặt nội dung, kiếnthức nhưng có hiệu quả về mặt giáo dục giáo viên nên đưa vào giảng dạy.Không chỉ thông qua việc cung cấp tài liệu về nhân vật lịch sử giúp học sinhhiểu biết về tiểu sử, sự nghiệp của nhân vật mà còn “ở trong sự tìm tòi mộtcâu trả lời quan trọng và sinh động cho những câu hỏi: Tại sao các anh hùnglại trưởng thành như vậy? Đâu là nguồn gốc dẫn tới những việc làm của họ,những thành công của họ? Thế hệ thanh niên cần làm gì để trở thành anh

hùng? ” Biết chọn lựa những tài liệu nhân vật gợi lên xúc cảm lịch sử của

học sinh, qua nhiều tài liệu khác nhau, nhiều nhân vật khác nhau học sinh sẽ

Trang 32

học được nhiều đức tính tốt, bồi dưỡng tình cảm phong phú cho các em trong

đó có truyền thống yêu nước

Việc đảm bảo giáo dục truyền thống yêu nước đối với học sinh thôngqua việc sử dụng nguồn tài liệu về nhân vật lịch sử với nhiều lĩnh vực khácnhau góp phần làm phong phú tư tưởng, tình cảm của học sinh Qua đó, các

em học được từ những người thật, việc thật, biết yêu cái đẹp, cái chính nghĩa,ghét cái xấu, cái ác, biết tôn trọng, khâm phục những gương hi sinh anh dũng,biết xem thường và khinh ghét những người hèn hạ… dần dần hoàn thànhgiáo dục học sinh qua dạy học bộ môn Lịch sử

* Các tài liệu về nhân vật được sử dụng phải đảm bảo mục đích phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh

Mục tiêu giáo dục của chúng ta hiện nay là đào tạo ra những con ngườiphát triển toàn diện, năng động, sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển đất nướctrong thời kỳ đổi mới Giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh qua bộ mônlịch sử là mục tiêu quan trọng và cần thiết của bộ môn, hoàn thành nhiệm vụcủa bộ môn là góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục

Học sinh nhận thức độc lập có nghĩa là các em hoàn toàn chủ động tiếpcận với nguồn tài liệu sẵn có dưới sự hướng dẫn của thầy cô Khi nói về cácnhân vật lịch sử, giáo viên cần cung cấp cho các em một khối lượng nguồn tàiliệu phong phú bằng nhiều phương pháp khác nhau để phát huy tính tích cựcchủ động của học sinh trong học tập, tạo cho các em thói quen giải quyết cácvấn đề trước mọi tình huống đặt ra

Để đạt được mục tiêu giáo dục truyền thống yêu nước trong dạy họclịch sử Việt Nam giai đoạn 1858-1918 thông qua việc sử dụng tài liệu vềnhân vật một cách hiệu quả bằng nhiều phương pháp khác nhau, giáo viên nêntạo ra tình huống có vấn đề cho học sinh Khi đó, học sinh sẽ có những thắcmắc và có những tò mò nhất định Tức là khi ấy, các em đang ở trong tìnhhuống có vấn đề, và với tâm lí học sinh THPT rất tò mò và ham khám phá,các em sẽ chủ động tiếp thu và lĩnh hội kiến thức trong bài

Trang 33

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng việc sử dụng tài liệu về nhân vật để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.

Xuất phát từ thực trạng việc học tập lịch sử hiện nay, đa phần các em coiLịch sử là môn phụ, học chống đối, không thích học lịch sử, sợ sử, chán sử…chúng ta cần có nhận thức mới về bộ môn, về bài học lịch sử Mỗi một bài họccần đem đến cho học sinh niềm say mê học tập, có mong muốn, nhu cầu họctập Nói cách khác, nền giáo dục lịch sử không đặt nặng trọng tâm vào kiếnthức, mà phải đặt trọng tâm vào khơi dậy đam mê của học sinh, kích thích tò

mò, hứng thú, sáng tạo để các em có thể tự tìm kiếm những gì không chỉ trongphạm vi kiến thức trong nhà trường, mà cả kiến thức ngoài xã hội, để các em tựthấy rằng, mỗi ngày đến trường, mỗi một bài học lịch sử đều có ích Hơn nữa,còn giúp người học nhận ra những năng lực, trí tuệ của mình Chiến lược pháttriển giáo dục đào tạo ngày càng được đẩy mạnh cùng với sự phát triển kinh tế

- xã hội đất nước Vai trò của giáo dục đào tạo ngày càng tăng cường, vị trí củamôn học trong nhà trường phổ thông được nâng cao trong đó có bộ môn lịch

sử Với việc tích cực đổi mới về nội dung và PPDH, trong nhiều năm qua, chấtlượng dạy học môn lịch sử ngày càng được nâng cao

Đội ngũ giáo viên hiện nay đa số nhận thức được vai trò, vị trí của mônhọc cũng như tầm quan trọng của giảng dạy nhân vật lịch sử, chính vì vậy mà

họ đã có sự đầu tư, chuẩn bị bài dạy chu đáo, tìm tòi những cách thức, PPDHmới và trên thực tế đạt được hiệu quả cao Qua các hội thi, số lượng giáo viêndạy giỏi các cấp xuất hiện ngày càng nhiều, với những kinh nghiệm giảng dạyrất phong phú, có nhiều điểm mới

Để làm rõ hơn vấn đề về sử dụng tài liệu nhân vật trong DHLS ViệtNam từ 1858-1918 tôi đã tiến hành điều tra thực tế tại cơ sở thực tập Tôi đã

sử dụng hệ thống câu hỏi liên quan đến vấn đề về sử dụng tài liệu trong

Trang 34

DHLS đối với giáo viên và học sinh (phiếu điều tra ở phần phụ lục) và tiếnhành xử lí các số liệu đưa ra những kết quả dưới đây.

Khi tiến hành điều tra thực tế giáo viên ở phổ thông để khẳng định vaitrò của việc giáo dục truyền thống yêu nước đối với học sinh thông qua việc

sử dụng tài liệu về nhân vật được các giáo viên nhận thức như thế nào? Với

câu hỏi: “Theo Thầy (cô) việc sử dụng tài liệu về nhân vật lịch sử để giáo dục

truyền thống yêu nước cho các em học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1858-1918 có vai trò: Rất quan trọng, Quan trọng, Bình thường Vì sao?”

Chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

là việc sử dụng nguồn tài liệu nhân vật sẽ giúp cho học sinh có cái nhìn đadạng, sinh động về nhân vật lịch sử, hình thành biểu tượng về nhân vật qua đógiáo dục truyền thống yêu nước, mục đích giáo dục tư tưởng, tình cảm đượcđảm bảo Một số giáo viên cũng đưa ra ý kiến khi sử dụng tài liệu về nhân vậtcần rõ ràng, cụ thể, chi tiết, khắc họa biểu tượng nhân vật một cách chính xác,đảm bảo thời gian của một tiết học Bên cạnh đó, thông qua những nguồn tàiliệu sẵn có giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh trực tiếp làm việc với tàiliệu rồi cho học sinh nhận xét, đánh giá và đưa ra ý kiến riêng của các em vềnhân vật Chỉ khi nào học sinh hiểu biết sâu sắc về nhân vật các em mới cóthể coi đó là tấm gương học hỏi và noi theo

Trong giảng dạy nhân vật lịch sử có nhiều cách thức nói về nhân vật,song học sinh có thực sự hứng thú với các nhân vật hay không hoàn toàn docách mà giáo viên cung cấp thông tin về nhân vật đó Những hiểu biết của học

Trang 35

sinh về các nhân vật cũng sẽ đúng đắn và phong phú hơn, cuộc đời và sựnghiệp của các nhân vật lớn luôn thu hút sự quan tâm của học sinh Nhữngdấu hiệu tích cực trên được minh chứng qua kết quả hiểu biết nhân vật lịch sửthông qua việc điều tra thực tế Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực tế toànkhối 11 (500 hoc sinh) để kiểm tra sự yêu thích của học sinh về nhân vật nàotrong số các nhân vật xuất hiện các bài học cụ thể của quá trình học tập phầnLịch sử Việt Nam từ 1858-1918 Vì sao? Và kết quả thống kê các học sinhyêu thích các nhân vật sau:

yêu thích Tỉ lệ (%)

có tinh thần chống Pháp cùng nhân dân…Bên cạnh đó, trong quá trình thựcnghiệm sư phạm ở trường phổ thông chúng tôi còn điều tra thực tế việc giáodục truyền thống yêu nước của bộ môn lịch sử về nhân vật có hiệu quả haykhông, chúng tôi đã nhận được ý kiến phản hồi từ phía học sinh như sau: (sốlượng 200 học sinh)

Ý kiến Tỉ lệ lựa chọn của học sinh Tỉ lệ %

Trang 36

nhiều yếu tố, trong đó điều quan trọng nhất là từ phía người giáo viên Nếungười giáo viên có sự đầu tư về nguồn tài liệu, kiến thức chắc chắn mới cóniềm đam mê nghề nghiệp, chủ động tìm ra những phương pháp giảng dạy tối

ưu, đề ra yêu cầu học tập bộ môn đối với học sinh và thường xuyên kiểm trahiểu biết của các em trong đó có việc giáo dục truyền thống yêu nước Muốngiáo dục truyền thống yêu nước đem lại hiệu quả với học sinh khi sử dụng tàiliệu về nhân vật lịch sử đòi hỏi người giáo viên phải kết hợp nhuần nhuyễncác phương pháp sử dụng tài liệu cũng như các phương pháp giáo dục đạođức, tư tưởng tình cảm đối với học sinh Tuy nhiên, trong quá trình thực tập

sư phạm với câu hỏi điều tra học sinh về việc thích học môn Lịch sử và cácnhân vật lịch sử hay không thì chúng tôi đã thu được kết quả rất thấp, đa sốcác em đều không thích học lịch sử Khi đã không thích môn học rồi thì dùnội dung có phong phú và hấp dẫn tới đâu học sinh cũng sẽ không chú ý đến.Điều này cũng dễ hiểu, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đóquan trọng hơn cả đó là về mặt phương pháp

1.2.2 Nguyên nhân của thực trạng

Hiện nay, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, hầu như họcsinh không còn ham thích học tập bộ môn lịch sử ở nhà trường phổ thông.Điều này có rất nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản làm cho các emnhàm chán vì giáo viên yêu cầu học sinh nhớ quá nhiều sự kiện lịch sử, nhânvật lịch sử một cách máy móc khô khan Việc học sinh chán học môn lịch sửnói trên không phải do bản thân bộ môn lịch sử gây ra mà chính là do PPDHcủa chúng ta chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu của người học hay nói kháchơn là người thầy giáo chưa gây hứng thú học tập cho các em trong giờ họclịch sử Bên cạnh đó, cũng còn một số thầy cô vẫn còn lúng túng trong việctruyền thụ kiến thức cơ bản, cho học sinh ghi bài quá nhiều, làm cho học sinhphải tiếp nhận một khối lượng thông tin quá lớn, học sinh không nhớ đượccác sự kiến dẫn đến chán học Trong phương pháp dạy và học lịch sử, giáoviên ít chú ý đến kênh hình, khi giới thiệu nhân vật lịch sử giáo viên thường

Trang 37

giới thiệu qua loa, chỉ cho học sinh thấy chân dung nhân vật mà không giớithiệu về đặc điểm, tính cách, hình dáng, quan điểm của nhân vật lịch sử, từ đókhông những không khắc sâu kiến thức cho học sinh, mà không gây được xúccảm đối với nhân vật lịch sử Hơn nữa, việc kiểm tra đánh giá học sinh củagiáo viên cũng ít chú ý đến nội dung kiểm tra về các nhân vật lịch sử mặc dù

có một số tiết học vai trò các nhân vật lịch sử đó rất quan trọng Một lý dokhác không nhỏ dẫn đến học sinh không ham thích học tập bộ môn lịch sử là

do một số trường hiện nay còn thiếu nhiều phương tiện dạy học như đènchiếu, băng đĩa, bản đồ, tranh ảnh về nhân vật lịch sử

Với thực trạng trên, là giáo viên dạy lịch sử bản thân tôi mong muốnhọc sinh mình học tốt, nắm kiến thức sâu, vì vậy tôi đã tổ chức dạy học bằngnhiều phương pháp như: tổ chức hoạt động nhóm, đàm thoại, kể chuyện, vấnđáp… và trong đó có phương pháp khắc họa nhân vật lịch sử

Trang 38

Chương 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU VỀ NHÂN VẬT

ĐỂ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 – 1918) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

2.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung phần lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)

2.1.1 Vị trí:

Xét về tiến trình lịch sử dân tộc, nội dung chương này đánh dấu sự kếtthúc vai trò của chế độ phong kiến Giai cấp phong kiến Việt Nam trong mộtthời gian dài suy thoái, bị đế quốc lợi dụng và làm tay sai trở thành đối tượngcủa cách mạng giải phóng dân tộc Đây cũng là giai đoạn đã xuất hiện nhữngyếu tố lịch sử đầu tiên và sự chuyển biến từ xã hội phong kiến sang xã hội thựcdân nửa phong kiến Lịch sử bước sang một thời kỳ mới, lịch sử thế giới cậnđại Đây là chương đề cập đến giai đoạn cuộc đấu tranh chống đế quốc của dântộc dưới dạng đấu tranh xen kẽ giữa chiến tranh tự vệ với khởi nghĩa vũ tranggiải phóng dân tộc sau này Chương học này có vị trí đặc biệt trong việc pháttriển khả năng nhận thức, phân tích những vấn đề của lịch sử cận đại nhưphong trào giải phóng dân tộc, sự hình thành những tầng lớp mới, ý thức mới,mối quan hệ quốc tế chuẩn bị cho học sinh học tốt ở những giai đoạn sau đó

- Giáo dục lòng biết ơn, sự kính trọng đối với các bậc tiền bối có côngvới tổ quốc, những nhân vật lịch sử đi cùng với thời đại này

Trang 39

2.1.3 Nội dung phần Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)

* Sự khủng hoảng của triều đình phong kiến nhà Nguyễn và cuộc xâm lược Việt Nam của tư bản Pháp

Nửa sau thế kỷ XVIII chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào tình trạngkhủng hoảng trầm trọng Sang thế kỷ XIX nhà Nguyễn được thiết lập Cácvua nhà Nguyễn bằng nhiều biện pháp đã cố gắng khôi phục lại mô hình nhànước quân chủ chuyên chế đến lúc này đã trở nên lỗi thời và kìm hãm sự pháttriển Tuy nhiên, mặc dù đã đạt được một số thành tựu nhưng nhìn chung triềuNguyễn không cứu vãn được còn làm cho xã hội Việt Nam thêm khủnghoảng, sâu sắc

Trong lúc các nước tư bản Phương Tây sau những cuộc cách mạngchính trị và cách mạng công nghiệp đang trên đà phát triển thế lực về mọimặt, đẩy mạnh cuộc xâm lược để tìm kiếm nguyên liệu và thị trường thì nhiềunước Châu Á đã bị xâm lược Việt Nam trở thành miếng mồi béo bở cho đếquốc Pháp

Những thách thức đó đặt ra cho con đường cách mạng Việt Nam hailựa chọn Một là tiến hành công cuộc cải cách để thoát khỏi sự khủng hoảngđất nước, mở rộng quan hệ ngoại giao để khôn khéo bảo toàn chủ quyền dântộc, hai là vẫn đắm chìm trong chính sách thủ cựu và tự cô lập cố gắng bằngmọi cách duy trì chế độ quân chủ chuyên chế lạc hậu và phản động Dựa vào

tư tưởng Nho giáo và một bộ phận quan lại phong kiến nên triều Nguyễn đãthi hành đường lối bảo thủ, lạc hậu Hậu quả dẫn đến là tiềm lực đất nướcngày càng suy yếu kiệt quệ, mối nguy cơ bên ngoài ngày càng gia tăng tạođiều kiện thuận lợi cho thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta Đã từ lâuthực dân Pháp có ý định dòm ngó nước ta, nhưng phải đến năm 1858, sau khi

đã chuẩn bị những điều kiện cần thiết, Pháp mới tiến hành công cuộc xâmlược Việt Nam Tháng 8 năm 1858, Pháp đánh chiếm Đà Nẵng sau đó đánhxuống 6 tỉnh Nam Kỳ, Hà Nội, Huế Sau gần 30 năm với chủ trương lấn dần

Trang 40

tường bước, kết hợp với dùng vũ lực và thủ đoạn chính trị thực dân Pháp đã

cơ bản hoàn thành công cuộc chinh phục Việt Nam

Với sự cấu kết chặt chẽ giữa thực dân cướp nước với phong kiến tay sai

đã tạo nên tính chất của xã hội Việt Nam là thực dân nửa phong kiến - một xãhội với cơ cấu phức tạp khác với xã hội phong kiến Thực dân và phong kiến

có quan hệ gắn bó và tác động qua lại để duy trì sự tồn tại của hai phươngthức sản xuất, hai hình thái kinh tế - xã hội mà nếu như theo đúng quy luậtphát triển thì chúng sẽ đấu tranh nhau để giành phần thắng của một phươngthức sản xuất mới và chỉ một trong hai tồn tại được mà thôi Như vậy, thựcdân phương tây là tư bản Pháp đã thực hiện được ý đồ của mình khi tiến hànhxâm lược Việt Nam, việc hoàn thành công cuộc xâm lược có vai trò to lớn củatay sai phong kiến

* Chính sách thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam và những tác động hai mặt của nó

Ngay trong quá trình xâm lược, Pháp đã thực hiện bước đầu chính sáchthống trị trên đất nước Việt Nam thể hiện trên tất cả mọi mặt Khi chúng hoànthành xâm lược và bình định về quân sự, tình hình ổn định hơn, chúng thựchiên chính sách thống trị một cách quy mô và hoàn chỉnh hơn

- Về chính trị: Chính sách cổ điển của chủ nghĩa thực dân đối với thuộc

địa là chính sách “chia để trị”, thực dân Pháp cũng triệt để thực hiện chínhsách này ở Việt Nam Chúng chia Việt Nam thành ba kỳ với ba chế độ khácnhau: Bắc Kỳ là xứ nửa bảo hộ, Nam Kỳ là xứ thuộc địa, Trung Kỳ là xứ bảo

hộ Tính chất trực trị hay mức độ quyền lực của Pháp ở 3 kỳ khác nhau, hệthống đơn vị hành chính cũng được phân chia khác nhau và khác về vai tròcủa người đứng đầu Như vậy, từ một nước thống nhất nay bị thực dân chiacắt tạo nên lòng căm thù sâu sắc Chia cắt để dễ bề cai trị nhằm chia rẽ dântộc, ngăn cản sức mạnh đoàn kết của nhân dân ta

Bên cạnh chính sách trên thì Pháp còn thực hiện chính sách “dùngngười Việt trị người Việt” được thực dân Pháp rất chú trọng Đây là một

Ngày đăng: 24/07/2015, 14:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w