nâng cao được hiệu quả dạy và học trường THCS trên địa bàn Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : 1.1: Cơ sở lý luận : Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ( Khoá 8) đã ra nghị quyết về định hướng chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá; Dựa vào tinh thần nội dung của Luật Giáo dục đã được Quốc hội thông qua ( Tháng 12/1998) Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo từ năm 2001 đến năm 2010. Quốc hội đã có Quyết định 40/2000 QH 10 ngày 9 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội nưowcs CHXHCN Việt Nam về đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông; Quyết định 41/ 2001 QH 10 về phổ cập giáo dục THCS. Bộ Giáo dục và Đào tạo với nhiều biện pháp tích cực đang chỉ đạo triển khai thực hiện các chủ trương trên, trong đó có thực hiện CT - SGK mới. Giáo dục Việt Nam phát triển theo hướng xã hội hoá, hiện đại hoá, đa dạng hoá, dân chủ hoá. “ Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội” ( Chương 2- điều 3 Luật Giáo dục). Như thế, nguyên lý giáo dục là nguyên tắc chung, phương pháp tổng quát của hoạt động giáo dục. Người quản lý giáo dục của tất cả mọi cấp đều phải vận hành hệ thống giáo dục theo nguyên lý giaó dục. Nước ta có khoảng 60% học sinh ở độ tuổi 11 – 14 kế thừa kết quả giáo dục mầm non, tiểu học và THCS chuẩn bị cho các em bước vào THPT, THCN, công nhân kỹ thuật, một số bước vào lao động sản xuất. Nhiệm vụ đó đối với nhà trường THCS là quan trọng và nặng nề lớn lao. 1 Trong những năm gần đây, Phòng Giáo dục - Đào tạo Cửa Lò, Sở Giáo dục Đào tạo Nghệ An đã có những chỉ đạo và biện pháp cụ thể trong công tác quản lý thực hiện Chương trình - SGK. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng phát triển các cấp học bậc học nói chung, bậc THCS nói riêng ở Nghệ An vẫn đang cần được quan tâm giải quyết. Dựa vào các chức năng quản lý giáo dục và bản chất của quá trình quản lý trường học đối với một trường THCS, theo chúng tôi, công tác quản lý cần dựa vào những định hướng và yêu cầu của việc đổi mới chương trình hiện nay. 1.2. Cơ sở thực tiễn Cửa Lò là một Thị xã du lịch đang phát triển nằm ở phía bắc Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng nhanh chóng. Tuy nhiên trình độ dân trí – nền giáo dục chưa phát triển ngang tầm với yêu cầu phát triển kinh tế xã - hội của Thị xã. Đối với Ngành Giáo dục Thị xã Cửa Lò nói chung và bậc THCS nói riêng, cần có một sự đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt trong nhận thức, trong phương pháp đối với cán bộ quản lý trong việc triển khai thực hiện đổi mới Chương trình - SGK mới. Có đổi mới tư duy và phương pháp quản lý thì các nhà trường THCS trên địa bàn mới thực thành công nội dung chương trình giáo dục theo tinh thần thay sách. Nhằm hình thành cho thế hệ học sinh một mô hình nhân cách mới như mục tiêu đào tạo, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đô thị du lịch biển Cửa Lò giai đoạn 2001 – 2010. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi nghiên cứu đề tài:” Một số giải pháp chủ yếu trong công tác quản lý nhà trường nhằm thực hiện 2 có hiệu quả đối mới Chương trình - SGK THCS trên địa bàn TX Cửa Lò Tỉnh Nghệ An”. 2. Mục đích nghiên cứu. Xây dựng và vận dụng một số giải pháp về công tác quản lý nhà trường nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình - SGK mới cấp THCS trên địa bàn Thị xã Cửa Lò. 3. Giả thiết khoa học. Nếu Xây dựng và vận dụng một số giải pháp về công tác quản lý Trường THCS theo tinh thần đổi mới SGK có tính chất khả thi thì sẽ nâng cao được hiệu quả dạy và học theo mục đích yêu cầu phát triển giáo dục. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý nhà trường THCS trên địa bàn Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An nhằm thực hiện có hiệu quả việc đổi mới Chương trình - SGK trong giai đoạn hiện nay. Đội ngũ cán bộ quản lý trong phạm vi luận văn gồm Hiệu trưởng, Hiệu phó THCS trên địa bàn Thị xã Cửa Lò - Đề xuất những giải pháp để thực hiện có hiệu quả Chương trình -SGK mới cấp THCS trên địa bàn Thị xã Cửa Lò. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý nhà trường THCS và thực hiện Chương trình - SGK mới. - Tìm hiểu thực trạng về giáo dục THCS và thực hiện Chương trình - SGK mới cấp THCS trên địa bàn Thị xã Cửa Lò. 6. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lý luận. 3 - Phương pháp điều tra khảo sát - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp thống kê toán học - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 7. Cấu trúc luận văn. + Mở đầu + Nội dung : ( gồm 3 chương) Chương 1 : Những cơ sở lý luận về quản lý giáo dục và đổi mới Chương trình - SGK cấp THCS. Chương 2: Thực trạng giáo dục và thực hiện Chương trình - SGK mới ở Thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An. Chương 3: Những giải pháp quản lý nhà trường nhằm thực hiện có hiệu quả đổi mới chương trình - sách giáo khoa THCS ở Thị xã Cửa lò, tỉnh Nghệ An. + Phần kết luận và những khuyến nghị + Phụ lục của luận văn + Tài liệu tham khảo. 8. Đóng góp của luận văn. - Phân tích làm rõ thêm cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà trường THCS. - Xây dựng các giải pháp, biện pháp trong công tác quản lý góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu nhiệm vụ thực hiện Chương trình - SGK mới cho các trường THCS. 9. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 4 Khách thể nghiên cứu: Quản lý giáo dục THCS và thực hiên Chương trình -SGK mới trên địa bàn TXCL. Đối tượng nghiên cứu: Những giải pháp quản lý nhà trường nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình - SGK mới cấp THCS. 10. Kế hoạch thực hiện. - Thời gian thu thập tài liệu : Từ 3 - 4 – 2003 đến 30 - 8 - 2003 - Thời gian viết luận văn : Từ 1 - 6 – 2003 đến 15 -11 - 2003 - Thời gian bảo vệ luận văn : Từ 16 -11 – 2003 đến 2 – 2004 5 CHƯƠNG 1 NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH - SGK CẤP THCS 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ 1.1.1. Khái niệm quản lý giáo dục Cuộc sống loài người luôn luôn vận động và phát triển đi lên. Từ lao động riêng rẽ đơn giản đến lao động phối hợp phức tạp, con người đã biết phân công hợp tác với nhau trong quá trình lao động của cộng đồng. Hoạt động quản lý đã bắt nguồn từ đó, nó ra đời như là một tất yếu khách quan. Ngày nay quản lý đã trở thành một nghề, đã trở thành một ngành khoa học, -“ Khoa học về tổ chức con người [ 7,1]. Khái niệm “ Quản lý ’’ có nhiều cách hiểu, tuỳ theo từng cách tiếp cận xin đưa ra một vài định nghĩa: Quản lý :" Gồm hai quá trình tích hợp vào nhau: Quá trình “ Quản” gồm sự coi sóc giữ gìn duy trì ở trạng thái “ ổn định”. Quá trình” Lý” gồm sự sửa sang xắp sếp đổi mới hệ, đưa hệ vào thế” Phát triển"[ 8,3]. Với cách tiếp cận như trên, Nguyễn Đình Chỉnh và Phạm Ngọc Uyển cho rằng: “ Quản lý là lý luận về sự cai quản. Chức trách của quản lý là lãnh đạo, tham mưu và thừa hành” { 9,34} 6 Một định nghĩa khác:” Quản lý là tác động có định hướng có chủ định của chủ thể quản lý( Người quản lý ) đến khách thể quản lý ( Người bị quản lý) trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức và: “ Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động ( Chức năng) Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo ( lãnh đạo) và kiểm tra [ 10,1] Từ những định nghĩa trên ta có những nhận xét sau đây: - Quản lý chỉ nảy sinh khi có tổ chức. Tổ chức là thể nền của quản lý. - Cốt lõi của quản lý là những tác động có ý thức ( Có mục đích, có định hướng, có nguyên tắc) của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý. Điều đó chính xác là được xem người quản lý phải làm gì? Về cơ bản quản lý có bốn chức năng: Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. - Thông tin rất cần cho quản lý. Không có thông tin không thể tiến hành quản lý. Bởi vậy: “ Thông tin là một chức năng đặc biệt, chức năng trung tâm cùng với bốn chức năng quản lý đã nêu trên – nó là một trong những yêu cầu cốt lõi của hoạt động quản lý” [ 16, 12] 7 Kế hoạch Thông tin Tổ chức Kiêm tra Sơ đồ 1: Các chức năng cơ bản của quản lý. 1.1.2. Khái niệm về Quản lý giáo dục Quản lý giaó dục là một loại hình quản lý. Dựa vào khái niệm” Quản lý”, một số tác giả đã đưa ra khái niệm về quản lý giáo dục như sau: “ Quản lý giáo dục ( và nói riêng quản lý trường học) là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng thực hiện được tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà trên điểm hội tụ là quá trình dạy học- giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất". [ 18,35] “ Quản lý giáo dục, quản lý trường học có thể hiểu là một chuỗi tác động hợp lý ( có mục đích tự giác, hệ thống, có kế hoạch ) mang tính chất sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lương trong và ngoài nhà trường làm cho quy trình này vận hành tới việc hoàn thành những mục tiêu dự kiến “ [15] "Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục đạt tới kết quả mong muốn “ [ 19, 1] Dù có diễn đạt khác nhau, song các định nghĩa trên đều toát lên bản chất của hoạt động quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục là hệ thống các tác 8 Chỉ đạo động có mục đích, có định hướng, có ý thức của bộ máy quản lý giáo dục các cấp tới các đối tượng quản lý theo những quy luật khách quan nhằm đưa hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu mong muốn. 1.1.3. Khái niệm về quản lý trường học. Trường học là tổ chức cở sở giáo dục trực tiếp của ngành, là một hệ thống con trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Nói cụ thể hơn, trường học là tế bào của hệ thống giáo dục các cấp từ Trung ương đến địa phương, là thành tố khách thể cơ bản của tất cả các cấp quản lý giáo dục, đồng thời nó cũng là một hệ thống độc lập, tự quản của xã hội. Bởi vậy mọi hành động của quản lý giáo dục cấp trên đều phải hướng về trường học. Có thể nói quản lý giáo dục suy cho đến cùng là quản lý trường học. Là một hệ thống trường học có mối quan hệ bên ngoài và bên trong hệ thống. Quản lý trường học chính là quản lý hai mối quan hệ đó. Gíao sư tiến sĩ Phạm Minh Hạc có viết: “ Quản lý nhà trường là thể hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” {18,34} Có điều nói đến trường học trước tiên là nói đến quản lý quá trình dạy học nói ngắn gọn hơn, về thực chất quản lý trường học là quản lý quá trình dạy học { 18,51} Quá trình giáo dục trong nhà trường là một thể thống nhất toàn vẹn được liên kết bằng các thành tố sau đây: - Mục tiêu đào tạo ( Ký hiệu là M ) - Nội dung đào tạo ( Ký hiệu là N ) 9 - Phương pháp đào tạo ( Ký hiệu là P ) - Lực lương đào tạo ( Thầy) ( Ký hiệu là TH) - Đối tượng đào tạo ( Trò) ( Ký hiệu là Tr) - Điều kiện đào tạo ( Ký hiệu là ĐK) ( Cơ sở, Vật chất, thiết bị dạy học) Quản lý trường học thực chất quản lý sáu nội dung trên. Ta có thể biểu diện bằng sơ đồ sau: M TH TR QqqQ N P ĐK Sơ đồ 2 : Các thành tố của quản lý trường học Người Hiệu trưởng nhà trường phải tác động tối ưu vào sáu thành tố trên của quá trình giáo dục, để vận hành nó nhằm đạt được mục đích quản lý. 1.2. Các chức năng quản lí 1.2.1. Khái niệm về chức năng quản lý. Trong quá trình điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội, các chức năng quản lý đóng vai trò then chốt. Việc phân phối các chức năng quản lý là nhu cầu khách quan xuất phát từ các yếu tố sau: 10 Quản lý [...]... cấp quản lý phải nghiêm chỉnh thực thi vận dụng nó, vì đó là quy định kế tiếp nhau, bổ sung hoàn thiện cho nhau 14 1.3 Hiệu quả trong quản lý “ Hiệu quả trong quản lý là kết quả đích thực” [ 19 ] Hiệu quả quản lý là kết quả đạt được như yêu cầu của việc làm đem lại Hiệu quả quản lý hoạt động dạy học là tất cả những gì tạo nên kết quả của công tác quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường Hiệu quả dạy. .. Hiệu quả dạy và học phụ thuộc vào việc lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học, sự kích thích hứng thú của học sinh và kiểm tra đánh giá Hiệu quả dạy và học phụ thuộc vào việc lựa chọn các phương tiện và hình thức dạy học [ 13 ] 2 Quản lý nhà trường 2.1 .Trường THCS trong hệ thống giáo dục phổ thông 2.1.1 Vị trí của trường THCS Trước năm 1981 THCS là một cấp học độc lập, còn gọi là trường phổ thông... cho học các cấp bậc học phổ thông được học và tham gia hoạt động giáo dục cả ngày ở trường - Ban hành các danh mục, đảm bảo đủ các thiết bị dạy học tối thiểu cho từng cấp học bậc học; trang bị máy tính nối mạng Internet, đặc biịet quan tâm các trường THPTKT và các trường phổ thông khó khăn và đặc biệt khó khăn, tạo thuận lợi cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 4.1.4 Đổi mới công tác quản... thiết bị dạy học, xác đinh nhu cầu cơ sở vật chất, thiết bị trường học các cấp, bậc học - Tổ chức điều tra đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất, tăng cường thiết bị dạy học, xác định nhu cầu cơ sở vật chất, thiết bị trường học của các cấp bậc học - Tập trung đầu tư xây dựng đủ số phòng học và môi trường sư phạm, xây mới trường lớp cho các vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, sửa chữa và nâng cấp các trường. .. phần lớn các trường phổ thông có đủ điều kiện cho học sinh học tập và hoạt động cả ngày ở trường 23 - Đảm bảo các thiết bị dạy học tối thiểu cho các cấp học, đưa công nghệ thông tin vào trường học, phấn đấu đến năm 2005 có khoảng 70% trường THPT được nối mạng Intent 3.2.2.4 - Đổi mới công tác quản lý giáo dục phù hợp với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: - Phân cấp quản lý, nâng cao tính chủ... 3, Điều lệ trường Trung học( Ban hành theo Quyết định số: 23/2000/ QĐ - BGD&ĐT ngày 11/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) chỉ rõ: " Trường Trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1 Tổ chức giẩng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục trung học do Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; 2 Tiếp nhận học sinh, vận động học sinh bỏ học đến trường thực... THCS và Trung học phổ thông [ 3, 10 ] Điều lệ Trường trung học đã ghi: “ Trường trung học là cơ sở giáo dục của bậc trung học, bậc học nối tiếp bậc tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông Trường trung học có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng.” 15 { 6 } Với ví trí đặc biệt như vậy, giáo dục THCS rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nước ta... trình Tiểu học và chương trình THCS phù hợp với yêu cầu củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học tiến tới phổ cập THCS; Chương trình giáo dục THPT có phân ban, trong đó bao gồm cả chương trình THPT kỹ thuật Từ năm học 2002 - 2003 đối với tiểu học và THCS và năm 2004 - 2005 đối với THPT, bắt đầu triển khai trên toàn quốc chương trình, SGK theo 22 phương thức tuần tự từng lớp Và như vậy đến năm học 2006... Tỉ lệ học sinh THCS đi học trong độ tuổi đạt 80%, tỉ lệ học sinh THPT đi học trong độ tuổi đạt 40% vào năm 2005 ” Như vậy sự phân luồng học sinh THCS sẽ phải thực hiện mạnh hơn Vì vậy phải có định hướng tốt cho công việc này trong QLGD 2.1.2 Mục tiêu đào tạo của trường THCS Luật Giáo dục nêu mục tiêu của giáo dục THCS là: “ Nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, ... của tiểu học; có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, THCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động ( Điều 23 Luật lao động) 3.3.2.2.Mục tiêu cụ thể Học hết chương trình THCS, học sinh phải đạt được các yêu cầu giáo dục sau: 26 a, Yêu nước, hiểu biết và có niềm tin vào lí tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội Tự hào về truyền . Hiệu phó THCS trên địa bàn Thị xã Cửa Lò - Đề xuất những giải pháp để thực hiện có hiệu quả Chương trình -SGK mới cấp THCS trên địa bàn Thị xã Cửa Lò. . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý nhà trường THCS trên địa bàn Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An nhằm