Sử dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý.

Một phần của tài liệu nâng cao được hiệu quả dạy và học trường THCS trên địa bàn Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An (Trang 100 - 103)

I. Những nhận định sau khi nghiên cứu về lý luận và khảo sát thực tiễn việc quản lí hoạt động dạy học của Hiệu trưởng qua một năm thực

2. 4.1.Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng.

2.4.2. Sử dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý.

Hiện nay máy tính đã trở thành công cụ mang tính phổ cập trong các cơ quan trường học.

Để sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin , cán bộ quản lý nhà trường phải biết sử dụng máy tính ở một chừng mực nhất định.

Hiệu trưởng phải dùng được máy tính để soạn thảo các văn bản, nhập và lưu dữ các thông tin dữ liệu liên quan đến lĩnh vực quản lý.

Dùng máy tính để lên thời khoá biểu; lên kế hoạch quản lý chỉ đạo cho năm học, học kỳ, tháng, tuần.

Dùng máy tính để kiểm tra chuyên môn theo dõi phong trào thi đua; quản lý thu chi tài chính v.v..

Dùng máy tính để truy cập thông tin, nối mạng Internet, trao đổi, học tập, tham quan các cơ sở giáo dục tiên tiến qua mạng.

- Sử dụng công nghệ thông tin để thỉnh giảng, trao đổi chuyên môn, học tập các mô hình tiên tiến trong nước về giáo dục

2.4.3.Tổ chức hội thảo, tham quan, viết sáng kiến kinh nghiệm.

Hội thảo là một hình thức hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Hội thảo là điều kiện tốt nhất để phát huy tính dân chủ, khuyến khích các ý tưởng mới, các giải pháp hay của đội ngũ cán bộ giáo viên nâng cao hiệu quả thực hiện đổi mới Chương trình - SGK. Tại buổi hội thảo, hội đồng sư phạm có điều kiện sơ kết đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong việc thực hiện chương trình. Người Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng cần phải hướng trọng tâm của chương trình hội thảo vào những " điểm nóng" cần giải quyết như :

* Các hoạt động trên lớp của thầy và trò

- Thực hiện phân nhóm học sinh để thảo luận tại lớp. - Cách sử dụng đồ dùng dạy học cho đạt hiệu quả

- Tình hình thiếu giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật và hướng giải quyết khắc phục.

- Áp dụng kiến thức vào thực tiễn địa phương, vào thực tế cuộc sống, lồng ghép vào một số bài học, môn học.

- Vấn đề bất cập trong quản lý thiết bị, thư viện và hướng giải quyết khắc phục. v.v ...

Tham quan cũng là một hình thức hoạt động chuyên môn.

Năm học 2002 - 2003 Chương trình - SGK mới được thực hiện đồng loạt cho tất cả các trường Tiểu học và THCS bắt đầu từ lớp 1 và lớp 6. Trước đó, Bộ Giáo dục đã tiến hành chọn thử nghiệm ở 11 huyện(quận, thị) của 11 tỉnh thành đại diện cho các trường THCS trong cả nước tham gia thí điểm Chương trình - SGK mới (Quyết định số 2893/ QĐ/BGD - ĐT ngày 10/8/1999 của Bộ Giáo dục & Đào tạo). Cụ thể là: Cầu Giấy (Hà Nội) Hồng Bàng ( Hải Phòng), Thị xã Tuyên Quang), Yên Lạc ( Vĩnh Phúc), Đức Thọ ( Hà Tĩnh), Châu Thành (Bến Tre), Mộ Đức ( Quảng Ngãi) Thị xã Bạc Liêu( Bạc Liêu), Đắc Hà ( Con Tum). Năm 2000 - 2001 có khoảng 2,4 ngàn giáo viên và hơn 3 vạn học sinh lớp 6 tham gia thí điểm.

Tính đến năm học 2002 - 2003, các đơn vị nói trên đã có 3 năm thực hiện Chương trình - SGK mới. Nhờ có sự đúc rút kinh nghiệm qua nhiều năm nên các địa phương đó có thể là điểm tham quan cho các đơn vị thuộc diện áp dụng đại trà. Tuy nhiên nội dung tham quan rất phong phú bởi nhiều lĩnh vực. Ngay trong những đơn vị thuộc diện áp dụng đại trà từ năm 2002 - 2003, cũng có nhiều hoạt động chuyên môn tốt để cho đơn vị bạn về tham

quan học tập về nhiều mặt như: thực hiện CT - SGK mới, về đổi mới phương pháp dạy học, về cơ sở vật chất - thiết bị dạy học v.v..

Trên cơ sở tham quan học tập các đơn vị điển hình tiên tiến, các trường chọn ra hướng đi thích hợp cho đơn vị mình; học tập bạn những mô hình quản lý giỏi, những cách làm hay từ đó đề ra những giải pháp khả thi.

Viết sáng kiến kinh nghiệm cũng là một hoạt động chuyên môn mang nhiều ý tưởng sáng tạo, mang tính lý luận, tính khoa học và tính thực tiễn. Đây là một hoạt động thường xuyên hàng năm của các trường. Mấy năm học gần đây, ngành Giáo dục - Đào tạo Thị xã Cửa Lò đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm đạt bậc 3 và bậc 4 có giá trị được vận dụng có hiệu quả trong hoạt động giáo dục. Phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm có tác dụng rèn luyện và nâng cao khả năng tư duy, lập luận lô gich ; rèn luyện khả năng phân tích phán đoán chính xác, tác phong làm việc có khoa học, từ đó cán bộ giáo viên nâng cao được nghiệp vụ chuyên môn. Việc thực hiện Chương trình - SGK mới đòi hỏi rất nhiều ở sự năng động sáng tạo của Hội đồng khoa học sư phạm. Các nhà trường không thể duy trì tác phong quản lý theo lối bao cấp trước đây; không ngồi trông chờ cơ hội đến với mình; không thụ động thả lỏng buông xuôi. Ngược lại các nhà trường phải có một bước bứt phá táo bạo; vượt lên khó khăn thiếu thốn hiện tại; có sự đầu tư, trăn trở và biết tạo ra cơ hội cho mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.

Một phần của tài liệu nâng cao được hiệu quả dạy và học trường THCS trên địa bàn Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w