Về tổ chức và xây dựng chương trình.

Một phần của tài liệu nâng cao được hiệu quả dạy và học trường THCS trên địa bàn Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An (Trang 36 - 38)

4. Nhiệm vụ và giải pháp đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

4.2.2. Về tổ chức và xây dựng chương trình.

Chủ động cac nhà sư phạm, các nhà khoa học, các cán bộ quản lí giáo dục có kinh nghiệm và am hiểu về giáo dục phổ thông và các giáo viên giỏi tham gia biên soạn, thẩm định, thử nghiệm chương trình, SGK mới và hướng dẫn áp dụng cho các địa bàn khác nhau.

- Tổ chức tham khảo ý kiến rộng rãi của mọi tầng lớp trong xã hội, từ những người trực tiếp thực hiện là các thầy cô giáo, các nhà quản lí giáo dục đến các nhà khoa học đặc biệt là phụ huynh học sinh, nghiêm túc rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời trước khi triển khai đại trà. Đảm bảo quy trình biên soạn, thẩm định, lấy ý kiến đóng góp, nghiệm thu và hoàn chỉnh thực sự nghiêm túc khoa học, khách quan và cầu thị.

- Thực hiện nghiêm túc các định hướng đổi mới đã được nêu ra đối với tất cả các bậc học, cấp học, môn học.

Ngoài ra cần quan tâm đến các vấn đề sau: a, Cải tiến việc dạy học ngoại ngữ

- Phải coi ngoại ngữ là môn học bắt buộc trong nhà trường phổ thông, bắt đầu từ bậc trung học. Việc dạy học ngoại ngữ trường phổ thông phải bảo đảm tính thống nhất, tiếp nội từ khi bắt đầu đến khi kết thúc trong việc học tập ngoại ngữ của học sinh qua các bậc học và lớp học; Tăng cường sử dụng tốt các trang thiết bị dạy học, đặc biệt là thiết bị kỹ thuật, gắn việc học tập ngoại ngữ với ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường.

b, Tăng cường dạy học tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong trường phổ thông.

- Căn cứ vào Chỉ thị 58/CT-TW của Bộ chính trị, Quyết định số 81/2001/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, xác định rõ mục tiêu chung

của việc dạy học tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường phổ thông.

- Cung cấp các kiến thức phổ thông và hình thành các kỹ năng cơ bản của tin học và công nghệ thông tin cho học sinh làm cơ sở ban đầu cho việc đào tạo nguồn nhân lực tronh tương lai, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hướng tới kinh tế tri thức, đồng thời ứng dụng được các kiến thức và kỹ năng nói trên vào các hoạt động học tập, vào cuộc sống cá nhân trong bối cảnh một xã họi có những tác động mạnh mẽ của công nghệ thông tin. c, Xây dựng mô hình trường THPTKT trong cấp THPT.

d, Tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa vào cơ quan chỉ đạo, nghiên cứu và các trường sư phạm để đẩy mạnh phong trào đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng đã được nêu trong Nghi quyết 40 của Quốc hội.

e, Xác định rõ chuẩn chương trình cần đạt cùng các biện pháp để đạt được chuẩn nói trên cho những vùng khó khăn, đồng thời chỉ ra các giới hạn cần thiết cho các vùng, các đối tượng có thể vươn lên trên chuẩn, tránh tình trạng gây quá tải cho học sinh.

Một phần của tài liệu nâng cao được hiệu quả dạy và học trường THCS trên địa bàn Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An (Trang 36 - 38)