Về công tác quản lí

Một phần của tài liệu nâng cao được hiệu quả dạy và học trường THCS trên địa bàn Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An (Trang 39 - 40)

4. Nhiệm vụ và giải pháp đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

4.2.5. Về công tác quản lí

- Khẩn trương giải quết đồng bộ một số vấn đề đòi hỏi phải có sự phối hợp liên ngành về tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương: Tiếp tục xây dựng chính sách ưu đãi giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục đang công tác ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo; biên chế hợp lí để góp phần đổi mới chương trình giáo dục phổ thông có hiệu quả; Vấn đề tuyển công chức đối với ngành giáo dục. Ngoài ra, các vấn đề khác cùng cần được giải quyết

như: Lương giáo viên và các bộ trong ngành giáo dục, thực hiện phân luồng sau THCS và THPT

- Đổi mới quản lí thực hiện triển khai chương trình và SGK các cấp, Bậc học nói riêng và đảm bảo chất lượng nói chung, qua các hoạt động: Chuẩn hoá các hoạt động dạy và học qua việc xây dựng chuẩn kiến thức, qua cá hệ thống quy trình và tiêu chuẩn đánh giá. Tăng cường vận dụng các phương pháp lượng hoá, sử dụng các hình thức trác nghiệm khách quan, đảm bảo đánh giá toàn diện theo các mặt giáo dục.

- Tăng cường thanh tra kiểm tra, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn theo các yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông cho đội ngũ thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra.

- Bồi dưỡng về chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cho đội ngũ hiệu trưởng để việc thực hiện các yêu cầu đổi mới đạt kết quả tốt. - Cải tiến phương pháp hình thức đánh giá nói chung và thi cử nói riêng nhằm mục đích nâng cao độ tin cậy của hoạt động đánh giá và giảm bớt sự căng thẳng không cần thiết cho học sinh, trách được sự lang phí sức lực và tiền bạc của nhà nước, của nhân dân.

Một phần của tài liệu nâng cao được hiệu quả dạy và học trường THCS trên địa bàn Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An (Trang 39 - 40)